Thông tư 32/2017/TT-BCT về hướng dẫn Luật hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Số hiệu: | 32/2017/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Đỗ Thắng Hải |
Ngày ban hành: | 28/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 28/12/2017 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
19 biểu mẫu mới dùng trong lĩnh vực hóa chất
Ngày 28/12/2017, Bộ Công thương ban hành Thông tư 32/2017/TT-BCT hướng dẫn Luật hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017.
Theo đó, 19 biểu mẫu sử dụng trong hoạt động lĩnh vực hóa chất đã được ban hành; cụ thể:
- 07 biểu mẫu đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh GCN đủ điều kiện SX-KD hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép SX-KD hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
- 04 biểu mẫu đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
- 05 biểu mẫu sử dụng trong quá trình lập hồ sơ đề nghị và thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
- Mẫu Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc.
- 02 biểu mẫu Báo cáo trong hoạt động hóa chất.
Thông tư 32/2017/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản tiếng việt
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2017/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 113/2017/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT
Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thi hành và quy định cụ thể:
a) Trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về quản lý hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Các loại biểu mẫu để các tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng trong quá trình: lập hồ sơ đề nghị và thẩm định, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; lập hồ sơ đề nghị và thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp; mẫu Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; các biểu mẫu báo cáo trong hoạt động hóa chất;
c) Xây dựng Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
d) Phân loại và ghi nhãn hóa chất;
đ) Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất;
e) Khai báo hóa chất nhập khẩu;
g) Chế độ báo cáo về quản lý hóa chất trong ngành Công Thương.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Nhãn hóa chất là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh, được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hóa chất, bao bì thương phẩm của hóa chất hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hóa chất, bao bì thương phẩm của hóa chất.
2. Ghi nhãn hóa chất là việc thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hóa chất lên nhãn hóa chất để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh thông tin, quảng bá cho hóa chất của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
3. Nhãn gốc của hóa chất là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất gắn trên hóa chất, bao bì thương phẩm của hóa chất.
4. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hóa chất bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hóa chất còn thiếu.
5. Bao bì thương phẩm của hóa chất là bao bì chứa đựng hóa chất, lưu thông cùng với hóa chất và gồm hai loại:
a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hóa chất, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hóa chất;
b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hóa chất có bao bì trực tiếp.
6. Ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hóa chất hoặc lô hóa chất đó.
7. Hạn sử dụng của hóa chất là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hóa chất hoặc một lô hóa chất mà sau thời gian này hóa chất không còn giữ được đầy đủ các đặc tính, chất lượng vốn có của nó. Hạn sử dụng của hóa chất được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn sử dụng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn sử dụng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
9. Lưu thông hoá chất là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hoá chất trong quá trình mua bán hoá chất, trừ trường hợp vận chuyển hóa chất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
Điều 3. Thực hiện thủ tục hành chính về quản lý hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
1. Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
a) Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt cơ sở sản xuất là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở kinh doanh là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất có kho chứa hóa chất tại địa bàn khác, Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương tại địa phương có kho chứa hóa chất. Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt kho chứa có trách nhiệm thẩm định điều kiện của kho chứa và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện kho chứa theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP, gửi Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở kinh doanh làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận. Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có trách nhiệm gửi Giấy chứng nhận đã cấp cho Sở Công Thương địa bàn có kho chứa để phối hợp trong kiểm tra, giám sát;
c) Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất, đồng thời sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp tại địa phương nơi đặt trụ sở kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp gồm các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP gửi Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở kinh doanh;
2. Cục Hóa chất tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
3. Cục Hóa chất tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp của tổ chức, cá nhân; tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền Cục trưởng Cục Hóa chất cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
4. Cục Hóa chất tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp của tổ chức, cá nhân, trình lãnh đạo Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
5. Cục Hóa chất tiếp nhận thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua cổng thông tin một cửa quốc gia, xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
1. Ban hành tại Phụ lục 1 các biểu mẫu hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp:
a) Mẫu 01a: Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Mẫu 01b: Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
c) Mẫu 01c: Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
d) Mẫu 01d: Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
đ) Mẫu 01đ: Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
e) Mẫu 01e: Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
g) Mẫu 01g: Mẫu bản kê khai thiết bị, kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất.
2. Ban hành tại Phụ lục 2 các biểu mẫu hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp:
a) Mẫu 02a: Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp;
b) Mẫu 02b: Mẫu văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp;
c) Mẫu 02c: Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp;
d) Mẫu 02d: Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
3. Ban hành tại Phụ lục 3 các biểu mẫu sử dụng trong quá trình lập hồ sơ đề nghị và thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp:
a) Mẫu 03a: Mẫu văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Mẫu 03b: Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định;
c) Mẫu 03c: Mẫu Biên bản họp Hội đồng thẩm định;
d) Mẫu 03d: Mẫu Phiếu nhận xét, đánh giá;
đ) Mẫu 03đ: Mẫu Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
4. Ban hành tại Phụ lục 4 mẫu Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc.
5. Ban hành tại Phụ lục 5 các biểu mẫu Báo cáo trong hoạt động hóa chất:
a) Mẫu 05a: Mẫu Báo cáo hoạt động hóa chất (dành cho tổ chức, cá nhân);
b) Mẫu 05b: Mẫu Báo cáo tình hình quản lý và hoạt động hóa chất (dành cho Sở Công Thương).
Điều 5. Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
1. Thể thức trình bày, bố cục, nội dung Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.
2. Đối với đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp, chủ đầu tư gửi 01 bản Quyết định và 01 quyển Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý.
3. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo về Cục Hóa chất để được hướng dẫn.
Điều 6. Phân loại và ghi nhãn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại và ghi nhãn hóa chất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa chất.
2. Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS từ Phiên bản 2 năm 2007 trở đi. Hướng dẫn chung và tiêu chí phân loại hóa chất theo GHS được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
3. Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này. Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau:
a) Tên hóa chất;
b) Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
c) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
d) Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
đ) Định lượng;
e) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
g) Ngày sản xuất;
h) Hạn sử dụng (nếu có);
i) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;
k) Xuất xứ hóa chất;
l) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
4. Vị trí nhãn hóa chất thực hiện theo Điều 4; nhãn phụ hóa chất thực hiện theo khoản 3 Điều 7 và khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trường hợp do kích thước của nhãn hóa chất không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung được quy định tại các điểm a, i và k khoản 3 Điều này trên nhãn hóa chất, những nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm theo hóa chất và trên nhãn hóa chất phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
5. Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Phiếu an toàn hóa chất.
2. Tổ chức, cá nhân phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở và đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm được cung cấp Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.
Điều 8. Hướng dẫn khai báo hóa chất nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Ngay sau khi tờ khai hải quan ở trạng thái được thông quan, Hải quan phản hồi đến hệ thống của Bộ Công Thương các thông tin bao gồm mã số khai báo và các thông tin khác nêu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.
3. Không áp dụng khai báo hóa chất nhập khẩu đối với các tổ chức, cá nhân mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam.
4. Khi có thông báo sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin khai báo hóa chất qua hệ thống dự phòng như khi thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
Điều 9. Chế độ báo cáo
1. Chế độ báo cáo của tổ chức, cá nhân
a) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước theo Mẫu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này gửi Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiến hành hoạt động hóa chất để tổng hợp, quản lý, đồng thời gửi Cục Hóa chất;
b) Sau khi hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia được hoàn thiện, chế độ báo cáo định kỳ quy định tại điểm a khoản này sẽ được thực hiện thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;
c) Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất và tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 05b quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này gửi Cục Hóa chất.
3. Khi được yêu cầu, các cơ quan, đơn vị được phân công trách nhiệm tại Điều 10 của Thông tư này có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất theo chức năng, nhiệm vụ, gửi Cục Hóa chất tổng hợp.
Điều 10. Trách nhiệm của các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường
1. Cục Hóa chất là cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương thực hiện quản lý hoạt động hóa chất.
Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung quản lý thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Công Thương:
a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất; các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển ngành hóa chất; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hóa chất;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về quản lý hóa chất;
c) Thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 của Thông tư này;
d) Xây dựng Danh mục hóa chất quốc gia, Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, hệ thống phòng thí nghiệm đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam;
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong hoạt động hóa chất.
2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật an toàn trong hoạt động hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp.
3. Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với Tổng Cục hải quan để duy trì hoạt động hệ thống điện tử của Bộ Công Thương qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Tổng cục Quản lý thị trường hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động hóa chất theo quy định.
5. Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Quản lý, giám sát hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý;
b) Thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật về quản lý hóa chất trên địa bàn quản lý;
d) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý theo quy định;
đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và huấn luyện an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý;
e) Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất được phân công, phân cấp.
Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc kiểm tra xác nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được thực hiện.
2. Hóa chất sản xuất, nhập khẩu đã thực hiện phân loại hoặc ghi nhãn để đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục lưu thông đến khi hết lô hàng.
3. Điều khoản chuyển tiếp đối với Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
a) Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép trước khi Nghị định số 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục thực hiện cho đến khi Giấy phép, Giấy chứng nhận hết thời hạn;
b) Nếu Giấy chứng nhận, Giấy phép đã được cấp trước khi Nghị định số 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực cần điều chỉnh, bổ sung khi chưa hết thời hạn hoặc khi Giấy chứng nhận, Giấy phép hết thời hạn mà tổ chức, cá nhân tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, thì thực hiện như cấp mới Giấy chứng nhận, Giấy phép theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP;
c) Đối với hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP mà không thuộc Danh mục hóa chất quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP mà không thuộc Danh mục hóa chất quy định tại Phụ lục 2 của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân phải bổ sung đủ điều kiện, lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép trong vòng 06 (sáu) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Khi các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.
3. Thông tư này thay thế, bãi bỏ:
a) Thông tư số 01/2006/TT-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất độc và sản phẩm có hóa chất độc hại, tiền chất ma túy, hóa chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc dạng quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp;
b) Quyết định số 40/2006/QĐ-BCN ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ sung Danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp về việc công bố Danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
c) Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
d) Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất;
đ) Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về khai báo hóa chất;
e) Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất;
g) Thông tư số 07/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp;
h) Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
i) Điều 6, Điều 7, khoản 1 và khoản 2 Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14, Điều 18 của Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp;
k) Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất;
l) Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa;
m) Điều 2, Điều 3 của Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực;
n) Khoản 1 Điều 4, Điều 5 của Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 32/2017/TT-BCT |
Hanoi, December 28, 2017 |
CIRCULAR
SPECIFYING AND PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF CERTAIN ARTICLES OF THE LAW ON CHEMICALS AND THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 113/2017/ND-CP DATED OCTOBER 09, 2017 SPECIFYING AND PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF CERTAIN ARTICLES OF THE LAW ON CHEMICALS
Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;
Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 on functions, tasks, power and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 09, 2017 specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals;
Pursuant to the Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP dated April 14, 2017 on goods labels;
At the request of the Director of Vietnam Chemicals Agency;
The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals and the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 09, 2017 specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides guidelines for implementation and specifies:
a) Responsibility for following administrative procedures for managing industrial chemicals;
b) Specimens provided for relevant entities to use in the course of making an application for inspection, issuance, reissue or revision of a certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade; license for industrial precursor export/import; license for restricted industrial chemical production/trade; making an application for inspection or approval for plans for prevention of and response to industrial chemical emergencies; specimen of a toxic chemical sale record; specimens of reports on chemical-related activities;
c) Development of plans and measures for prevention of and response to industrial chemical emergencies;
d) Classification and labeling of chemicals;
dd) Making of safety data sheets;
e) Declaration of imported chemicals;
g) Reporting on chemical management in industry and trade.
2. This Circular applies to entities having chemical-related activities; and entities involving in chemical-related activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2. Definitions
1. “chemical label” means any writing, printed copy, drawing, photocopy of words, pictures or images that is stuck, printed, attached to, molded or carved directly on chemical commercial packaging or on another material attached to chemical commercial packaging.
2. “chemical labeling” means an act of providing essential information about chemicals on chemical labels in order to enable consumers to identify it as the basis for selection, consumption and use; enable producers and traders to advertise their chemicals and facilitate inspections and supervision carried out by competent authorities.
3. “primary label” is an original label attached to chemical commercial packaging by a chemical producer.
4. “secondary label” is a label providing compulsory information that must be translated from a foreign language into Vietnamese for the primary label and adding compulsory information in Vietnamese to the primary label (if any) in accordance with regulations of Vietnam law.
5. “chemical commercial packaging” is a type of packaging used for containing the chemical and for sale together with the chemical, including:
a) Chemical container means the layer of packaging containing or in direct contact with the chemical, forming the shape of the chemical or tightly covering by its shape;
b) Chemical package means the layer of packaging used for covering one or some chemical substances in the chemical container.
6. “production date” is the date on which the final stage of the chemical or chemical batch is completed.
7. “expiry date” is a previously determined date after which the chemical or chemical batch fails to maintain all of its characteristics or quality. The expiry date shall be shown as the period of time from the production date to the expiry date or as month, day and year of expiry. If the expiry date is shown as month and year, it shall end on the last date of the expiry month.
8. “circulation of chemicals” includes acts of displaying, promoting, transporting and storing chemicals in the course of selling and purchasing chemicals, except for transporting chemicals of an importer to a warehouse from a checkpoint.
Article 3. Administrative procedures for managing industrial chemicals
1. Issuance, reissue, revision or revocation of certificates of eligibility for conditional industrial chemical production/trade
a) Each Department of Industry and Trade of each province/central-affiliated city (hereinafter referred to as “Department of Industry and Trade of province”) shall receive applications from, issue, reissue, revise or revoke certificates of eligibility for conditional industrial chemical production/trade to chemical producers whose factories are located in the province;
b) Department of Industry and Trade of province shall receive applications from, issue, reissue, revise or revoke certificates of eligibility for conditional industrial chemical production/trade to chemical traders whose stores are located in the province.
If a chemical trader has a chemical warehouse in another province, the Department of Industry and Trade of province shall send a copy of his/her application for the certificate and an enquiry form to receive comments from the Department of Industry and Trade of the province where his/her warehouse is located. The Department of Industry and Trade of the province where the chemical trader’s warehouse is located shall inspect conditions of the warehouse and complete the enquiry form on satisfaction of requirements for chemical warehouses mentioned in the Decree No. 113/2017/ND-CP and send it to the Department of Industry and Trade of the province where the chemical trader’s store is located. The Department of Industry and Trade of province responsible for granting the certificate shall send the certificate to the Department of Industry and Trade of the province where the chemical warehouse is located;
c) An entity both producing and trading in conditional industrial chemicals shall make and submit an application for the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade including the documents stated in Clause 1 and Clause 2 Article 10 of the Decree No. 113/2017/ND-CP to the Department of Industry and Trade of the province where the entity’s factory/store is located;
2. The Vietnam Chemicals Agency shall receive applications for and issue, reissue, revise, renew or revoke licenses for industrial precursor export/import.
3. The Vietnam Chemicals Agency shall receive applications for licenses for restricted industrial chemical production/trade; carry out inspections of applications and organize inspection visits to chemical factories/stores. The Minister of Industry and Trade shall authorize the Director of the Vietnam Chemicals Agency to issue, reissue, revise or revoke licenses for restricted industrial chemical production/trade.
4. The Vietnam Chemicals Agency shall receive applications for inspection or approval for plans for prevention of and response to industrial chemical emergencies, request the Minister of Industry and Trade to set up inspection councils and consider approving such plans.
5. The Vietnam Chemicals Agency shall receive declaration on imported chemicals made by chemical importers through the national single-window website, develop and implement plans for periodic or ad hoc inspection if necessary.
Article 4. Promulgation of specimens
1. Specimens of applications for issuance, reissue and revision of the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade; license for restricted industrial chemical production/trade are provided in Appendix No. 1 attached hereto, including:
a) Specimen No. 1a: Application form for the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade;
b) Specimen No. 1b: Application form for reissue of the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade;
c) Specimen No. 1c: Application form for revision of the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade;
d) Specimen No. 1d: Application form for the license for restricted industrial chemical production/trade;
dd) Specimen No. 1dd: Application form for reissue of the license for restricted industrial chemical production/trade;
e) Specimen No. 1e: Application form for revision of the license for restricted industrial chemical production/trade;
g) Specimen No. 1g: List of technical equipment and personal protective equipment of the chemical factory/store.
2. Specimens of applications for issuance, renewal, reissue and revision of the license for industrial precursor export/import are provided in Appendix No. 2 attached hereto, including:
a) Specimen No. 2a: Application form for the license for industrial precursor export/import;
b) Specimen No. 2b: Application form for renewal of the license for industrial precursor export/import;
c) Specimen No. 2c: Application form for reissue of the license for industrial precursor export/import;
d) Specimen No. 2d: Application form for revision of the license for industrial precursor export/import.
3. Specimens used in the course of making applications for and inspecting or approving plans for prevention of and response to industrial chemical emergencies are provided in Appendix No. 3 attached hereto, including:
a) Specimen No. 3a: Application form for plans for prevention of and response to industrial chemical emergencies;
b) Specimen No. 3b: Decision on establishment of the inspection council;
c) Specimen No. 3c: Inspection council meeting minutes;
d) Specimen No. 3d: Rating report;
dd) Specimen No. 3dd: Report on explanation and comments on inspection results.
4. The specimen of the toxic chemical sale record is provided in Appendix No. 4 attached hereto.
5. Specimens of reports on chemical-related activities are provided in Appendix No. 5 attached hereto, including:
a) Specimen No. 5a: Report on chemical-related activities (for organizations and individuals);
b) Specimen No. 5b: Report on chemical-related activities and chemical management (for Departments of Industry and Trade of provinces).
Article 5. Plans and measures for prevention of and response to industrial chemical emergencies
1. Layout and contents of plans and measures for prevention of and response to industrial chemical emergencies are provided in Appendix No. 6 attached hereto.
2. Within 10 (ten) working days from the day on which the decision on issuance of measures for prevention of and response to chemical emergencies is given, the investor shall send a copy of the decision and a book of measures to the Department of Industry and Trade of the province where the project is developed.
3. Any change arising in the course of investment and operation related to the contents stated in adopted plans shall be reported to the Vietnam Chemicals Agency.
Article 6. Classification and labeling of chemicals
1. Chemical producers/importers shall classify and label chemicals, take responsibility for results of chemical classification and information shown on chemical labels.
2. Chemicals shall be classified according to rules and technical guidance of Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals (GHS) from Rev. 2 (2007) onwards. General guidance and criteria for chemical classification of GHS are provided in Appendix No. 7 attached hereto.
3. Chemicals shall be labeled according to the guidance provided in Appendix No. 8 attached hereto. Chemical labels shall provide the following information:
a) Names of chemicals;
b) Identification numbers of chemicals (if any);
c) Hazard pictograms, signal words or hazard statements (if any);
d) Preventive measures (if any);
dd) Quantity;
e) Composition or composition and contents;
g) Production date;
h) Expiry date (if any);
i) Names and addresses of entities responsible for chemicals;
k) Origins of chemicals;
l) Instruction on how to use and store chemicals.
4. Chemical labels shall be attached in accordance with Article 4; secondary labels shall be attached in compliance with Clause 3 Article 7 and Clauses 3 and 4 Article 8 of the Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP on goods labels. In the cases where the size of a label is too small to contain every compulsory information, the information mentioned in Points a, i and k Clause 3 this Article shall be stated on the label and the remaining information shall be specified in the package insert and shall be mentioned on the label.
5. Hazard pictograms in transporting hazardous chemicals are provided in Appendix No. 7 attached hereto.
Article 7. Making of safety data sheets
1. Hazardous chemical producers and importers mentioned in Clause 1 Article 24 of the Decree No. 113/2017/ND-CP shall make safety data sheets including information provided in Appendix No. 9 attached hereto before using or selling chemicals on and take responsibility for contents of safety data sheets.
2. Hazardous chemical producers and importers shall retain safety data sheets of every hazardous chemical in their factories/stores and make sure that all entities relevant to hazardous chemicals are provided with safety data sheets of such hazardous chemicals.
Article 8. Instruction on making declaration of imported chemicals
1. Chemical importers shall declare imported chemicals through national single-window website before customs clearance is granted.
2. After customs clearance is granted, the customs shall send information about declared identification numbers and other information stated in Appendix No. 10 attached hereto to the system of the Ministry of Industry and Trade.
3. Entities purchasing chemicals in the territory of Vietnam shall not make declaration of imported chemicals.
4. In case the main system is not functional, the importer may declare imported chemicals through a backup system. Chemical importers shall take responsibility for information that they have declared through the backup system as if it is declared through the national single-window website mentioned in Clause 6 Article 27 of the Decree No. 113/2017/ND-CP.
Article 9. Reporting
1. Reporting made by entities having chemical-related activities
a) Before January 15 every year, entities having industrial chemical-related activities shall make reports on their chemical-related activities in the previous year according to the specimen No. 5a provided in Appendix No. 5 attached hereto and send them to the Department of Industry and Trade of the province where such activities are carried out and to the Vietnam Chemicals Agency;
b) The periodic reporting mentioned in Point a this Clause shall be made through the national database on chemicals after it is complete;
c) Entities having industrial chemical-related activities shall make reports on their chemical-related activities on an ad hoc basis and send them to the Department of Industry and Trade of the province where they are carrying out such activities when there is any chemical emergency arising or such activities are ceased or at the request of a competent authority.
2. Before January 20 every year, Departments of Industry and Trade of provinces shall report chemical management and consolidate chemical-related activities carried out by entities in their provinces according to the specimen No. 5b provided in Appendix No. 5 attached hereto to the Vietnam Chemicals Agency.
3. Authorities mentioned in Article 10 herein shall report chemical management to the Vietnam Chemicals Agency within their competence if required.
Article 10. Responsibilities of Departments, Agencies affiliated to the Ministry of Industry and Trade, Departments of Industry and Trade of provinces and market surveillance authorities
1. The Vietnam Chemicals Agency shall act as the focal point to manage chemical-related activities on behalf of the Ministry of Industry and Trade.
The Vietnam Chemicals Agency shall take charge and cooperate with relevant authorities in performing the following tasks under management of the Ministry of Industry and Trade:
a) Preparing legislative documents and requesting competent authorities to promulgate such documents; strategies, programs, projects, plans, mechanisms or policies on chemical industry development; technical standards and regulations on chemicals;
b) Disseminating and providing guidance on regulations of law on chemical management;
c) Following administrative procedures mentioned in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 3 herein;
d) Developing the national list of chemicals, national database on chemicals and systems of laboratories for assessing new chemicals in Vietnam;
dd) Carrying out inspections, settling complaints and taking actions against violations of chemical-related activities within their power.
2. The Industrial Safety Techniques and Environment Agency shall provide guidelines and inspect compliance with safety of hazardous industrial chemical activities.
3. The E-commerce and Digital Economy Agency shall take charge and cooperate with the General Department of Vietnam Customs in maintaining operation of the electronic system of the Ministry of Industry and Trade through the national single-window website.
4. The General Department of Market Surveillance shall provide guidance and direct market surveillance authorities in conducting inspections and taking actions against violations of chemical-related activities.
5. Departments of Industry and Trade of provinces shall:
a) Manage and supervise chemical-related activities in their provinces;
b) Follow administrative procedures mentioned in Clause 1 Article 3 herein;
c) Take charge and cooperate with relevant authorities in disseminating and providing guidance on implementation of law on chemical management;
d) Carrying out inspections, settling complaints and taking actions against violations of chemical-related activities;
dd) Supervise compliance with regulations on chemical production/trade requirements, plans and measures for prevention of and response to chemical emergencies and training courses in chemical safety provided by entities having chemical-related activities;
e) Fulfill the tasks stated in the Law on Chemicals, the Decree No. 113/2017/ND-CP and other tasks related to chemical activities that they are assigned.
Article 11. Transitional provisions
1. Plans and measures for prevention of and response to chemical emergencies that have been appraised or verified before the effective date of this Circular shall continue to be implemented.
2. Domestically produced and imported chemicals that have been classified or labeled for internal use or sale before the effective date of this Circular may be used or sold until they are sold out.
3. Regarding certificates of eligibility for conditional chemical production/trade and licenses for restricted chemical production/trade:
a) Certificates and licenses granted by competent authorities before the effective date of the Decree No. 113/2017/ND-CP shall remain effective until they expire;
b) If a certificate/license that is granted before the effective date of the Decree No. 113/2017/ND-CP needs to be revised before it expires or a certificate/license expires its holder wishes to sustain the business, a new certificate/license will be issued in accordance with provisions of such Decree;
c) Producers and sellers of conditional industrial chemicals mentioned in the Decree No. 113/2017/ND-CP that are not on the list of chemicals stated in Appendix No. 1 of the Circular No. 28/2010/TT-BCT dated June 28, 2010 by the Minister of Industry and Trade and restricted industrial chemicals mentioned in the Decree No. 113/2017/ND-CP that are not on the list of chemicals stated in Appendix No. 2 of the Decree No. 26/2011/ND-CP dated April 08, 2011 by the Government shall fulfill all conditions and apply for a new certificate/license within 6 months from the effective date of this Circular..
Article 12. Effect
1. This Circular comes into force from the signing date.
2. If any legislative document or reference in this Circular is amended or replaced, its latest version shall prevail.
3. This Circular shall supersede:
a) The Circular No. 01/2006/TT-BCN dated April 11, 2006 by the Minister of Industry on guidelines for management of toxic chemical export/import and products containing toxic chemicals, drug precursors and chemicals in accordance with technical standards under management of the Ministry of Industry;
b) The Decision No. 40/2006/QD-BCN dated December 01, 2006 by the Minister of Industry on supplement of the list of chemicals banned to be exported/imported promulgated together with the Decision No. 05/2006/QD-BCN dated April 07, 2006 by the Ministry of Industry on publishing the list thereof;
c) The Circular No. 28/2010/TT-BCT dated June 28, 2010 by the Minister of Industry and Trade specifying certain articles of the Law on Chemicals and the Government's Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals;
The Circular No. 18/2011/TT-BCT dated April 21, 2011 by the Minister of Industry and Trade on supplementing and annulling administrative procedures stated in the Circular No. 28/2010/TT-BCT specifying certain articles of the Law on Chemicals and the Decree No. 108/2008/ND-CP specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals;
dd) The Circular No. 40/2011/TT-BCT dated November 14, 2011 by the Minister of Industry and Trade on declaration of chemicals;
e) The Circular No. 04/2012/TT-BCT dated February 13, 2012 by the Minister of Industry and Trade on classification and labeling of chemicals;
g) The Circular No. 07/2013/TT-BCT dated April 22, 2013 by the Minister of Industry and Trade on registration of using hazardous chemicals for production of industrial goods;
h) The Circular No. 20/2013/TT-BCT dated August 05, 2013 by the Minister of Industry and Trade on plans and measures for prevention of industrial chemical emergencies;
i) Article 6, Article 7, Clauses 1 and 2 Article 9, Article 10, Article 11, Article 12, Article 14 and Article 18 of the Circular No. 42/2013/TT-BCT dated December 31, 2013 by the Minister of Industry and Trade on management and control of industrial precursors;
k) The Circular No. 36/2014/TT-BCT dated October 22, 2014 by the Minister of Industry and Trade on training in chemical safety and issuance of certificate of training in chemical safety;
l) Article 1, Article 2, Article 3 and Article 4 of the Circular No. 06/2015/TT-BCT dated April 23, 2015 by the Minister of Industry and Trade on amendments to certain circulars promulgated by the Ministry of Industry and Trade on administrative procedures in the fields of chemicals, electricity and trade in commodities via commodity exchanges;
m) Article 2 and Article 3 of the Circular No. 04/2016/TT-BCT dated June 06, 2016 by the Minister of Industry and Trade on amendments to certain circulars promulgated by the Minister of Industry and Trade on administrative procedures in the fields of e-commerce, chemicals, alcohol production and trade, franchise, trade in commodities via commodity exchanges, energy, food safety and electricity;
n) Clause 1 Article 4 and Article 5 of the Circular No. 27/2016/TT-BCT dated December 05, 2016 by the Minister of Industry and Trade on amendments to and annulment of certain legislative documents on requirements for investment in certain fields under state management of the Ministry of Industry and Trade.
4. Any issues arising in the course of implementation shall be reported to the Ministry of Industry and Trade.
|
PP. MINISTER |