Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 28/2010/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Nam Hải |
Ngày ban hành: | 28/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 16/08/2010 |
Ngày công báo: | 18/07/2010 | Số công báo: | Từ số 402 đến số 403 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/12/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2010/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2010 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CỤ THỂ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2008/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 10 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất như sau:
1. Thông tư này quy định về:
a. Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành công nghiệp;
b. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp;
c. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp;
d. Lập, thẩm định hồ sơ cho phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm trong ngành công nghiệp;
đ. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong ngành công nghiệp;
e. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; xây dựng Phiếu an toàn hóa chất; hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới; bảo mật thông tin hóa chất.
2. Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với tiền chất thuốc nổ, xăng, dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trong ngành công nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
3. Danh mục hóa chất cấm là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục III Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.
4. Kinh doanh hóa chất là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
5. Bản sao hợp lệ là bản sao được công chứng hoặc chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. Mã số CAS của một hóa chất là dãy các chữ số duy nhất ấn định cho mỗi hóa chất theo quy tắc của Chemical Abstracts Service (một Ban thuộc Hội hóa học Mỹ, viết tắt là CAS).
7. Số UN (United nations) là số có bốn chữ số, được quy định bởi Tổ chức Liên hợp quốc, dùng để xác định các hóa chất nguy hiểm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất trong ngành công nghiệp thực hiện các điều kiện về nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn theo quy định tại Luật Hóa chất; Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển và các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.
1. Địa điểm
a. Nhà xưởng, kho tàng phải được bố trí tại địa điểm phù hợp với các điều kiện về quy hoạch;
b. Vị trí đặt nhà xưởng sản xuất hóa chất phải đảm bảo các yêu cầu thuận lợi về cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm và giao thông;
c. Không đặt nhà xưởng, kho chứa hóa chất sát khu dân cư. Đối với kho lưu trữ hóa chất trong nhà xưởng để phục vụ sản xuất phải chọn vị trí kho đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo quản hóa chất. Kho lưu trữ hóa chất phải đặt ở vị trí bên ngoài nhà xưởng sản xuất;
d. Vị trí kho phải đảm bảo khoảng cách cho xe vận chuyển và xe chữa cháy ra vào dễ dàng;
2. Bố trí mặt bằng nhà xưởng, kho tàng
Quy hoạch mặt bằng nhà xưởng phải được đạt tiêu chuẩn thiết kế trên cơ sở Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành về điều kiện khí hậu, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, phân vùng động đất, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, an toàn lao động:
a. Mặt bằng nhà xưởng phải bố trí các hạng mục công trình hợp lý và có công năng rõ ràng;
b. Diện tích của nhà xưởng phải đáp ứng các quy định hiện hành để bố trí thiết bị sản xuất;
c. Nhà xưởng sản xuất được thiết kế đảm bảo các điều kiện môi trường làm việc trong nhà đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió;
d. Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn cho vận chuyển trong nhà xưởng và chữa cháy. Nhà xưởng phải có tường bao ngăn cách cơ sở với bên ngoài;
đ. Đối với các kho chứa hóa chất, việc thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc an toàn về nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải bảo đảm tách riêng các chất có khả năng gây ra phản ứng hóa học với nhau;
e. Nhà kho được thiết kế tùy thuộc vào loại hóa chất cần được bảo quản, phân loại theo nguy cơ nổ, cháy nổ và cháy được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995. Thiết kế cần tuân theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và các Tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan. Ngoài những quy định chung về kết cấu công trình, thiết kế các kho hóa chất phải thực hiện các tiêu chuẩn phòng, chống cháy nổ, cụ thể như: tính chịu lửa; ngăn cách cháy; thoát hiểm; hệ thống báo cháy; hệ thống chữa cháy; phòng trực chống cháy.
3. Kết cấu và bố trí kiến trúc công trình
a. Các khu vực kín và rộng phải có lối thoát hiểm theo hai hướng. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu, sơ đồ …) và được thiết kế thuận lợi trong trường hợp khẩn cấp. Cửa thoát hiểm phải dễ mở trong bóng tối hoặc trong lớp khói dày đặc;
b. Kho chứa phải được thông gió hở trên mái, trên tường bên dưới mái hoặc gần sàn nhà;
c. Sàn kho không thấm chất lỏng, bằng phẳng không trơn trượt và không có khe nứt để chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn hay nước chữa cháy đã bị nhiễm bẩn hoặc tạo các gờ hay lề bao quanh;
d. Vật liệu xây dựng kho và vật liệu cách nhiệt phải là vật liệu không dễ bắt lửa và khung nhà phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông hoặc thép.
1. Thiết bị sản xuất
a. Thiết bị sản xuất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành;
b. Phải có lịch bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ thiết bị sản xuất;
c. Phải kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị sản xuất và có hệ thống bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
2. Các thiết bị, phương tiện an toàn
a. Lắp đặt các phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác tại vị trí cần thiết, không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện phải được nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ quá tải;
b. Phải sử dụng thiết bị chịu lửa đối với nơi lưu trữ dung môi có nhiệt độ bắt cháy thấp hoặc bụi hóa chất mịn;
c. Trang bị đầy đủ các thiết bị dụng cụ ứng cứu sự cố tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Hệ thống báo cháy, dập cháy phải được lắp tại vị trí thích hợp và kiểm tra thường xuyên để bảo đảm ở trạng thái sẵn sàng sử dụng tốt.
3. Hệ thống xử lý khí thải và chất thải
a. Nhà xưởng, kho hóa chất không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn, các yếu tố có hại khác, không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trường. Khí thải của nhà xưởng, kho hóa chất phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 21:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học;
b. Nhà xưởng, kho hóa chất phải có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lắp chất thải rắn;
c. Chất thải rắn của nhà xưởng, kho hóa chất phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nhà xưởng, kho hóa chất phải có dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực sản xuất sau mỗi ca sản xuất; nơi chứa chất thải phải kín, cách biệt với khu sản xuất.
1. Phương tiện vận chuyển hóa chất phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển và đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán hóa chất vào môi trường. Khi vận chuyển, không để lẫn các hóa chất có khả năng phản ứng hóa học với nhau gây nguy hiểm;
b. Các hóa chất phải được chứa trong bao bì phù hợp và vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng;
c. Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa trên phương tiện vận chuyển. Nếu trên một phương tiện vận chuyển có nhiều loại hóa chất khác nhau thì phía ngoài phương tiện vận chuyển phải dán đầy đủ biểu trưng của từng loại hóa chất ở hai bên và phía sau phương tiện.
2. Vận hành an toàn tại kho hóa chất
a. Cơ sở sản xuất hóa chất, kho chứa hóa chất phải xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b. Cơ sở sản xuất hóa chất phải xây dựng bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó;
c. Việc vận hành tại kho hóa chất phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm ngặt, tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ…;
d. Nhân viên phụ trách kho phải áp dụng các chỉ dẫn về Phiếu an toàn hóa chất của tất cả các hóa chất được lưu trữ và vận chuyển; các hướng dẫn về công tác an toàn, công tác vệ sinh; các hướng dẫn khi có sự cố;
đ. Bố trí hóa chất trong kho phải tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên; có khoảng trống giữa tường với các kiện hóa chất lưu trữ gần tường nhất và phải có lối đi lại bên trong thoáng gió, không cản trở thiết bị ứng cứu khi thực hiện việc kiểm tra và chữa cháy.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Công Thương) có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
1. Tài liệu pháp lý
a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;
d. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền.
2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật
a. Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;
b. Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
c. Bản công bố hợp quy và kế hoạch giám sát định kỳ chất lượng hóa chất trên cơ sở trang thiết bị kiểm tra hóa chất hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra hóa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận;
d. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.
3. Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất
a. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
b. Bản sao hợp lệ bằng đại học các ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất hóa chất;
c. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp cho các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
1. Tài liệu pháp lý
a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền;
d. Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật
a. Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ sở kinh doanh hóa chất nguy hiểm;
b. Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
c. Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao hợp lệ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
d. Bản kê khai địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại điều này và được cấp chung một Giấy chứng nhận;
đ. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.
3. Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh
a. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
b. Bản sao hợp lệ bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở kinh doanh hóa chất;
c. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp cho các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.
2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
5. Bản sao hợp lệ bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất.
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp cho các đối tượng quy định tại khoản 4 điều này.
7. Các tài liệu quy định tại điểm c, d, đ khoản 1; điểm a, b, c khoản 2 Điều 9 và điểm c, d khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
1. Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đã được cấp, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận.
2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận, gồm:
a. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;
b. Bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp;
c. Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
1. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ gồm:
a. Văn bản đề nghị cấp lại;
b. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận (nếu có).
2. Trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực thi hành, trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy chứng nhận 30 (ba mươi) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị cấp lại. Hồ sơ gồm:
a. Văn bản đề nghị cấp lại;
b. Giấy chứng nhận hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đã được cấp lần trước;
c. Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy chứng nhận đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Công Thương.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Đối với các cơ sở đang sản xuất, kinh doanh hóa chất do yêu cầu chuyển đổi tên doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, kinh doanh thì phải gửi cho Sở Công Thương bản sao hợp lệ quyết định được phép đổi tên doanh nghiệp và văn bản xin đổi lại Giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận có thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày cấp. Đối với tổ chức, cá nhân có nhiều điểm kinh doanh hàng hóa thì tại Giấy chứng nhận phải ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện.
Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là Giấy phép).
1. Tài liệu pháp lý
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;
b. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;
d. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền.
2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật
a. Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;
b. Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
c. Bản công bố hợp quy và kế hoạch giám sát định kỳ chất lượng hóa chất trên cơ sở trang thiết bị kiểm tra hóa chất hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra hóa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận;
d. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.
3. Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất.
a. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
b. Bản sao hợp lệ bằng đại học các ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất hóa chất;
c. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp cho các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
1. Tài liệu pháp lý
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;
b. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền;
d. Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật
a. Bản giải trình nhu cầu kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;
b. Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ bản kinh doanh hóa chất nguy hiểm;
c. Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động, an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
d. Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao hợp lệ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
đ. Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại điều này và được cấp chung một Giấy phép;
e. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.
3. Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh
a. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
b. Bản sao hợp lệ bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở kinh doanh hóa chất;
c. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp cho các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
5. Bản sao hợp lệ bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất.
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp cho các đối tượng quy định tại khoản 4 điều này.
7. Các tài liệu quy định tại điểm c, d, đ khoản 1; điểm a, b, c khoản 2 Điều 17 và điểm a, d, đ khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
1. Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy phép đã được cấp, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép, gồm:
a. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;
b. Bản gốc Giấy phép đã được cấp;
c. Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
1. Trường hợp Giấy phép bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị cấp lại Giấy phép. Hồ sơ gồm:
a. Văn bản đề nghị cấp lại;
b. Bản sao hợp lệ Giấy phép (nếu có).
2. Trường hợp Giấy phép hết hiệu lực thi hành, trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép 30 (ba mươi) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) đề nghị cấp lại. Hồ sơ gồm:
a. Văn bản đề nghị cấp lại;
b. Giấy phép hoặc bản sao hợp lệ Giấy phép đã được cấp lần trước;
c. Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy phép đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất đang sản xuất, kinh doanh trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được cấp Giấy phép nếu có nhu cầu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép theo quy định tại điều này.
6. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh nếu dừng sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển địa điểm sản xuất, kinh doanh phải có văn bản báo cáo Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Giấy phép có thời hạn 03 (ba) năm, kể từ ngày cấp. Đối với tổ chức, cá nhân có nhiều điểm kinh doanh hàng hóa thì tại Giấy phép phải ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này cho các mục đích đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng, chống dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm) phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất cấm gửi 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, 01 (một) bộ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). Hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại Điều 17 Thông tư này và các tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị cho phép sản xuất hóa chất cấm gửi Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này.
2. Bản cam kết thực hiện sản xuất hóa chất cấm.
3. Bản giải trình nhu cầu sản xuất hóa chất cấm.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất cấm gửi 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, 01 (một) bộ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị cho phép nhập khẩu hóa chất cấm, nêu rõ nhu cầu và thời gian nhập khẩu gửi Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu tại Phụ lục 9 kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
3. Báo cáo số lượng hóa chất đã nhập khẩu trong năm kế hoạch.
4. Bản sao hợp lệ Hợp đồng mua bán hóa chất với doanh nghiệp nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cấm gửi 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, 01 (một) bộ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị cho phép sử dụng hóa chất cấm, nêu rõ mục đích, phạm vi, địa điểm sử dụng hóa chất cấm gửi Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và văn bản thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy do cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền cấp.
5. Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng có sử dụng hóa chất cấm.
6. Bản kê khai về trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và lực lượng ứng phó sự cố hóa chất.
7. Bản kê khai trang bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
8. Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sử dụng hóa chất cấm.
9. Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao hợp lệ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
10. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sử dụng hóa chất.
1. Thẩm định các điều kiện về sản xuất, kinh doanh hóa chất quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Luật Hóa chất và các tài liệu trong hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.
2. Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Thông tư này, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tiến hành kiểm tra, thẩm định. Văn bản thẩm định của Bộ Công Thương được đính kèm trong hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi hoạt động tại cơ sở hiện có phải gửi văn bản báo cáo và giải trình chi tiết về việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi để Bộ Công Thương xem xét, thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cho phép.
1. Khi được yêu cầu, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm phải thực hiện đúng các quy định về kiểm chứng số liệu sản xuất, nhập khẩu và sử dụng do Bộ Công Thương phối hợp cùng các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thuộc Danh mục hóa chất cấm có trách nhiệm gửi báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
Nội dung báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Hóa chất.
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với Sở Công Thương nơi đặt cơ sở hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư này.
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất quy định tại Phụ lục IV Nghị định 108/2008/NĐ-CP với khối lượng vượt ngưỡng tương ứng phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư này.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có thể tự xây dựng hoặc thuê các đơn vị tư vấn xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
3. Hướng dẫn trình bày Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này.
1. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Hóa chất.
2. Các yêu cầu về nội dung cụ thể của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo quy định tại Phụ lục 12 kèm theo Thông tư này.
1. Đơn đề nghị của chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.
2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 10 (mười) bản. Trường hợp cần nhiều hơn do yêu cầu của công tác thẩm định, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải cung cấp thêm số lượng theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.
3. Các tài liệu kèm theo (nếu có).
1. Cơ quan thẩm định, phê duyệt
a. Cục Hóa chất là cơ quan tiếp nhận, thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm A, B và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt;
b. Sở Công Thương là cơ quan tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm C;
c. Phân loại dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm được phân loại theo quy mô và tính chất của dự án quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a. Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Hóa chất, thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm về tình trạng hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ cũng như yêu cầu khắc phục, bổ sung và thời hạn để hoàn thành hồ sơ;
c. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được kết luận, đánh giá của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất khi nội dung Kế hoạch đã phù hợp;
- Thông báo cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không chấp thuận phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và nêu rõ lý do không chấp thuận phê duyệt;
- Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo những yêu cầu cần hoàn chỉnh, thời hạn hoàn thành để chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thực hiện. Trình tự, thủ tục thẩm định thực hiện như trình tự ban đầu.
Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.
3. Sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm gửi Kế hoạch đến cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
1. Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch, thư ký Hội đồng và các thành viên khác là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương và các chuyên gia chuyên ngành. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định ít nhất là 09 (chín) người. Hội đồng thẩm định Kế hoạch có trách nhiệm tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và lập bản kết luận.
Kết luận của Hội đồng thẩm định thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 15 kèm theo Thông tư này.
2. Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được phê duyệt.
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thẩm định. Cuộc họp thẩm định chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên.
2. Trường hợp thành viên Hội đồng thẩm định không thể tham gia cuộc họp thẩm định thì phải gửi Chủ tịch Hội đồng thẩm định ý kiến của mình bằng văn bản.
3. Tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gửi đến các thành viên Hội đồng thẩm định chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
4. Thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận về nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và những vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch. Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đạt hoặc chưa đạt yêu cầu trên cơ sở ý kiến của 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng có mặt đồng ý.
5. Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thẩm định ký.
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải nộp phí thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Phí thẩm định được nộp một lần và nộp đồng thời với thời điểm nộp hồ sơ Kế hoạch.
2. Mức phí thẩm định, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm, chủ đầu tư dự án phải bảo đảm đúng các yêu cầu trong Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.
2. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng làm thay đổi yêu cầu an toàn đã được phê duyệt, xác nhận, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất xem xét, quyết định.
3. Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải được lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm, là căn cứ để xây dựng kế hoạch quản lý an toàn hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất.
4. Hàng năm chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
1. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 23 Luật Hóa chất việc mua, bán hóa chất độc phải có Phiếu kiểm soát và phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua, phải xuất trình khi được yêu cầu.
2. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo mẫu tại Phụ lục 16 kèm theo Thông tư này.
1. Các hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hóa chất và Điều 16, Điều 17 Nghị định 108/2008/NĐ-CP phải lập Phiếu an toàn hóa chất.
2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Hóa chất, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất. Phiếu an toàn hóa chất được chuyển giao miễn phí cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận hóa chất nguy hiểm ngay tại thời điểm giao nhận hóa chất lần đầu và khi có sự sửa đổi, bổ sung nội dung về Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 3 điều này.
3. Trường hợp những bằng chứng khoa học cho thấy có sự thay đổi về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất nguy hiểm phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Phiếu an toàn hóa chất trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có thông tin mới. Phiếu an toàn hóa chất sửa đổi, bổ sung phải được tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 điều này cung cấp ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến hóa chất đó. Ngày tháng sửa đổi, bổ sung và những nội dung sửa đổi, bổ sung phải thể hiện bằng dấu hiệu rõ ràng lưu ý người sử dụng Phiếu an toàn hóa chất.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm hiện có trong cơ sở của mình và xuất trình khi có yêu cầu, đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm có thể nắm được các thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.
5. Hình thức và nội dung Phiếu an toàn hóa chất
a. Phiếu an toàn hóa chất phải thể hiện bằng tiếng Việt và bản nguyên gốc hoặc tiếng Anh của nhà sản xuất ở dạng bản in;
b. Trường hợp Phiếu an toàn hóa chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hóa chất và đóng dấu giáp lai của nhà sản xuất, nhập khẩu;
c. Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Hóa chất;
d. Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 17 kèm theo Thông tư này.
1. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới
a. Hóa chất mới chỉ được đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường sau khi có kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá hóa chất mới;
b. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Hóa chất. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải lập 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký hóa chất mới gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);
c. Trường hợp hóa chất mới đã được liệt kê ít nhất trong hai danh mục hóa chất nước ngoài, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới gửi hồ sơ đăng ký gồm:
- Đơn đăng ký hóa chất mới;
- Báo cáo tóm tắt đánh giá hóa chất kèm theo mã số CAS hoặc số UN của hóa chất mới ở hai danh mục hóa chất nước ngoài;
d. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải nộp hồ sơ, tài liệu quy định tại điểm b, c khoản này đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trong thời gian ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc.
2. Tổ chức đánh giá hóa chất mới
a. Việc đánh giá hóa chất mới được thực hiện tại tổ chức khoa học về hóa học, y học và độc học môi trường có đủ năng lực chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định;
b. Kết quả của quá trình đánh giá là thông tin đầy đủ về các đặc tính của hóa chất, thông tin để xây dựng Phiếu an toàn hóa chất đối với các hóa chất mới có đặc tính nguy hiểm.
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới theo quy định tại Điều 46 Luật Hóa chất phải báo cáo bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Báo cáo hóa chất mới theo mẫu tại Phụ lục 18 kèm theo Thông tư này.
2. Sau 05 (năm) năm, kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, nếu hóa chất mới không phát sinh các ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng có mức nguy hiểm khác với kết luận đánh giá hóa chất mới ban đầu, hóa chất mới sẽ được bổ sung vào Danh mục hóa chất quốc gia.
3. Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện hoạt động hóa chất mới; xử lý theo pháp luật hoặc tổ chức đánh giá bổ sung khi có bằng chứng cho thấy hóa chất mới có ảnh hưởng nghiêm trọng khác với kết luận đánh giá; thông báo cho cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan về kết quả đánh giá sau khi kết thúc đánh giá hóa chất mới.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thực hiện các quy định về bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 19 Nghị định 108/2008/NĐ-CP.
2. Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất có trách nhiệm giữ bí mật thông tin bảo mật theo yêu cầu của bên khai báo, đăng ký, báo cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hóa chất.
3. Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất không được gửi thông tin bảo mật qua mạng thông tin diện rộng.
4. Cán bộ, công chức được cử làm công tác bảo mật thông tin phải làm bản cam kết bảo vệ thông tin mật để lưu hồ sơ nhân sự. Bản cam kết phải nêu rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức được cử làm công tác bảo mật thông tin khi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
5. Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất khi gửi thông tin bảo mật của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có yêu cầu bảo mật thông tin phải thực hiện các quy định sau:
a. Lập sổ theo dõi thông tin bảo mật đi. Sổ theo dõi thông tin bảo mật đi phải ghi đầy đủ các cột, mục sau: số thứ tự, ngày, tháng, năm, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người nhận ký và ghi rõ họ tên. Thông tin bảo mật gửi đi phải cho vào bì dán kín;
b. Thông tin bảo mật gửi đi không được bỏ chung với tài liệu thường, ngoài bì phải đóng dấu ký hiệu các độ mật.
6. Khi nhận được thông tin bảo mật, bên nhận phải thông báo lại cho bên gửi.
7. Thông tin bảo mật gửi đến phải vào sổ thông tin bảo mật đến để theo dõi và chuyển cho người có trách nhiệm giải quyết.
8. Thông tin bảo mật phải được cất giữ, bảo quản nghiêm ngặt tại nơi bảo đảm an toàn tuyệt đối do thủ trưởng đơn vị quy định. Không được tự ý đưa thông tin bảo mật ra ngoài cơ quan. Ngoài giờ làm việc phải để Thông tin bảo mật vào tủ, bàn, két khóa chắc chắn.
9. Mọi trường hợp tiêu hủy thông tin bảo mật phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Định kỳ kiểm tra các điều kiện về sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đã được quy định tại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm trong ngành công nghiệp.
1. Phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đã được quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất quy định tại Chương III Thông tư này phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất theo quy định tại Điều 12 Luật Hóa chất và Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm khi có đủ điều kiện và có Giấy chứng nhận, Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư này.
3. Có trách nhiệm đảm bảo duy trì đúng các điều kiện sản xuất, kinh doanh như đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất.
4. Thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.
5. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định.
6. Chấp hành các quy định về kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm
a. Báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm gửi về Sở Công Thương trước ngày 10 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm:
- Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện;
- Tình hình thực hiện an toàn hóa chất nơi đặt cơ sở hoạt động;
- Tình hình và kết quả thực hiện Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhóm C;
b. Báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trước ngày 01 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 01 tháng 12 đối với báo cáo năm:
- Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;
- Tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhóm A, B.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 điều này trước ngày 15 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 15 tháng 12 đối với báo cáo năm.
3. Báo cáo tình hình an toàn hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 19 kèm theo Thông tư này.
1. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất không đảm bảo các điều kiện đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép đều bị coi là hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép.
2. Trường hợp vi phạm điều kiện sản xuất, kinh doanh đã được quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định 108/2008/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này mà tổ chức, cá nhân không kịp thời khắc phục, cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép sẽ thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hóa chất. Trường hợp vi phạm các quy định về hoạt động hóa chất, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép nếu có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 8 năm 2010.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất.
3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức, cá nhân không có hoặc không đáp ứng đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Thông tư này sẽ phải ngừng sản xuất, kinh doanh hóa chất cho đến khi thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 28/2010/TT-BCT |
Hanoi, June 28, 2010 |
CIRCULAR
SPECIFYING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON CHEMICALS AND THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 108/2008/ND-CP OF OCTOBER 7, 2008, DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON CHEMICALS
THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the Government's Decree No. 189/2007/ND-CP of December 27. 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the November 21, 2007 Law on Chemicals;
Pursuant to the Government's Decree No. 108/2008/ND-CP of October 7, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Law on Chemicals;
The Ministry of Industry and Trade specifies a number of articles of the Law on Chemicals and the Government s Decree No. 108/2008/ND-CP of October 7, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Law on Chemicals, as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
1. This Circular provides for:
a/ Conditions on physical-technical foundations to assure safety in the production and trading of industrial chemicals:
b/ Dossiers and procedures for the grant of certificates of eligibility for production and trading of industrial chemicals subject to conditional production and trading;
c/ Dossiers and procedures for the grant of licenses for production and trading of industrial chemicals restricted from production and trading;
d/ Compilation and appraisal of dossiers of request for permission for production, import or use of banned industrial chemicals;
e/ Measures to prevent and respond to industrial chemical-related incidents and formulation of plans to prevent and respond to these incidents;
f/ Control cards of trading in toxic chemicals; making of chemical safety cards; registration dossiers and assessment of new chemicals; and confidentiality of chemical information.
2. Certificates of eligibility for production and trading of industrial chemicals subject to conditional production and trading or licenses for production and trading of industrial chemicals restricted from production and trading specified in this Circular will not be granted for explosive pre-substances. petrol, oil and liquefied petroleum gas.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to producers, traders and users of industrial chemicals and organizations and individuals involved in chemical activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 3. Interpretation and terms and acronyms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. List of industrial chemicals subject to conditional production and trading means the list of chemicals in Appendix 1 to this Circular.
2. List of industrial chemicals restricted from production and trading means the list of chemicals in Appendix II to the Government's Decree No. 108/2008/ND-CP of October 7.2008. detailing and guiding a number of articles of the Law on Chemicals.
3. List of banned chemicals means the list of chemicals in Appendix III to Decree No. 108/2008/ND-CP
4. Chemical trading means the performance of one, several or all of stages of the investment process, from production to sale or provision of chemicals services on the market for earning profits.
5. Valid copy means a copy notarized or certified by a competent agency or organization.
6. Chemical Abstracts Service (CAS) code of a chemical means the sole sequence of numerals assigned for each chemical under the rules of the CAS of the US Chemistry Association).
7. United Nations (UN) number means a number consisting of 4 numerals specified by the United Nations and used for the identification of hazardous chemicals.
Chapter. II
CONDITIONS ON PHYSICAL-TECHNICAL FOUNDATIONS TO ASSURE SAFETY IN THE PRODUCTION AND TRADING OF INDUSTRIAL CHEMICALS
Article 4. Safety assurance in chemical production and trading
Industrial chemical producers and traders must satisfy the conditions on workshops, warehouses, equipment, vehicles and safe operation under the Law on Chemicals; Articles 5, 6 and 7 of this Circular; Vietnam standard TCVN 5507:2002 Hazardous chemicals - Safety rules in production, trading, use, preservation and transportation; and current relevant laws, standards and technical regulations.
Article 5. Conditions on workshops and warehouses
1. Locations
a/ Workshops and warehouses must be located in places suitable to planning conditions:
b/ Locations of chemical production workshops must be convenient for electricity and water supply, water drainage, pollution treatment and transport;
c/ Chemical workshops and warehouses may not be located close to residential areas. For chemical warehouses located within workshops to serve production, their locations must satisfy chemical preservation technology requirements. Chemical warehouses must be placed outside production workshops:
d/ Warehouses must ensure easy access for vehicles and fire engines.
2. Arrangement of workshop and warehouse ground areas
The ground planning for workshops and warehouses must ensure designing standards based on current Vietnamese construction regulations and standards regarding climate, hydrogeology, hydrometeorology, earthquake zoning, fire and explosion prevention and fighting, environmental protection and labor safety:
a/ On workshop ground areas, rational work items with clear functions must be arranged;
b/ Workshop area must satisfy current requirements on arrangement of production equipment;
c/ Production workshop designs must ensure that the indoor working environment reaches the Health Ministry's standards on temperature humidity and wind speed;
d/ In-workshop passages must be arranged rationally for safe transportation within workshops and for fire fighting. Workshops must have walls separating them from the outside;
e/ The designing of chemical warehouses must observe safety rules, reducing to the utmost fire or spill risks and ensuring separation of substances that may cause chemical reactions;
f/ Warehouses shall be designed depending on types of chemicals to be preserved and classified by explosion, tire-explosion and fire risks as specified in Vietnam standard TCVN 2022:1995. Such designing must comply with Vietnamese construction regulations and relevant standards. hi addition to general provisions on work structure, chemical warehouses shall be designed according to fire and explosion prevention and fighting standards regarding tire resistance, fire separation, emergency exit, fire alarm and fighting systems, and fire prevention watch.
3. Structure and arrangement of works
a/ Closed and wide areas must have two-direction emergency exits, which are clearly instructed (in signboards or plans, etc.) and designed to ensure convenient use in emergency cases. Exit doors must be easy to open in the dark or thick smoke;
b/ Warehouses must have open ventilation systems on their roofs, on walls below the roofs or near the floors:
c/ Warehouse floors must be impermeable, even, non-slip and have no cracks for storing leaked water, spilt liquids or contaminated firefighting water or forming surrounding edges;
d/ Warehouse construction and heat-proof materials must be refractory and warehouse frames must be firmly reinforced with concrete or steel.
Article 6. Conditions on equipment
1. Production equipment
a/ Production equipment must satisfy general safety requirements according to current Vietnam standards;
b/ Production equipment must be regularly maintained and cleaned;
c/ Their technical parameters must be inspected and there must be safety systems for their users.
2. Safety equipment and facilities
a/ Lighting facilities and other electric equipment must be installed at necessary places. Temporary installation is disallowed. All electric equipment and facilities must be earthed and have a circuit breaker to operate upon electricity leakage and prevent overload:
b/ Refractory materials must be used for solvent storage places with low ignition temperature or line chemical dust;
c/ Sufficient equipment and instruments must be furnished at chemical production and trading establishments to respond to incidents. Fire warning and fighting systems must be installed at appropriate places and regularly inspected to ensure their readiness for use.
3. Emission and waste treatment systems
a/ Chemical workshops and warehouses must not emit into the air hazardous substances, cause noise or other harmful elements in excess of the current prescribed levels regarding environmental sanitation. Chemical workshops' and warehouses' emissions must satisfy QCVN 19:2009/BTNMT - National technical regulation on industrial emissions for dust and inorganic substances: QCVN 20;2009/BTNMT - National technical regulation on industrial emissions for some organic substances; and QCVN 21:2009/BTNMT -National technical regulation on industrial emissions from production of chemical fertilizers;
b/Chemical workshops and warehouses must have wastewater treatment systems. Treated wastewater must satisfy QCVN 07:2009/ BTNMT - National technical regulation on hazardous waste limits; QCVN 24:2009/ BTNMT - National technical regulation on industrial wastewater; and QCVN 25:2009/ BTNMT National technical regulation on wastewater of solid waste landfills:
c/ Chemical workshops' and warehouses' solid wastes must comply with the Government's Decree No. 59/2007/ND-CP of April 9. 2007. on management of solid wastes. Chemical workshops and warehouses must have tools for collecting and transporting solid wastes out of production zones after each production shift. Waste storage places must be closed and isolated from production zones.
Article 7. Conditions on vehicles and safe operation
1. Chemical vehicles must satisfy current technical standards on hazardous goods to be transported and the following requirements:
a/ Vehicles are designed to prevent leakage or dispersion of chemicals into the environment.
During transportation, chemicals which can cause reactions may not be stored together to avoid danger:
b/ Chemicals must be stored in appropriate packings and transported by special-use vehicles:
c/ Vehicles must bear warning and caution signs. When a vehicle transports different chemicals, the symbols of all chemicals must be stuck on both sides and the rear of the vehicle.
2. Safe operation at chemical warehouses
a/ Chemical production establishments and chemical warehouses must have measures or plans to prevent: and respond to chemical incidents:
b/Chemical production establishments must have internal rules on chemical safety and caution systems suitable to the level of danger of chemicals. For a chemical containing different hazardous properties, the caution sign must sufficiently express such properties;
c/ Operation at chemical warehouses must comply with strict safety and sanitation requirements to avoid such possible risks as fire or leakage:
d/ Warehouse keepers must apply instructions on chemical safety cards of all chemicals stored and transported: instructions on safety and sanitation; and instructions upon occurrence of incidents;
e/ In a warehouse, hazardous substances must be placed separately from areas where people regularly enter and exit: there must be spaces between walls and chemical bales nearest to the walls, and internal passages which are airy and accessible to inspection and fire fighting equipment.
Chapter III
DOSSIERS AND PROCEDURES FOR GRANT OF CERTIFICATES OF OR LICENSES FOR INDUSTRIAL CHEMICAL PRODUCTION AND TRADING
Section I. DOSSIERS AND PROCEDURES FOR GRANT OF CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR PRODUCTION AND TRADING OF INDUSTRIAL CHEMICALS SUBJECT TO CONDITIONAL PRODUCTION AND TRADING
Article 8. Organizations granting certificates of eligibility for chemical production and trading
Industry and Trade Departments of provinces or centrally run cities (below referred to as Industry and Trade Departments) shall grant certificates of eligibility for production and trading of industrial chemicals subject to conditional production and trading (below referred to as certificates).
Article 9. Dossiers of application I or new certificates applicable to producers of chemicals subject to conditional production and trading
1. Legal documents
a/ An application for a certificate, made according to the form provided in Appendix 2 to this Circular:
b/ A valid copy of the business registration certificate;
c/ A valid copy of the decision approving an investment project to build production works under the law on investment and construction management;
d/ A valid copy of the decision approving an environmental impact assessment report or the written certification of environmental protection commitment registration enclosed with a scheme. granted by a competent agency;
e/ A valid copy of the certificate of satisfaction of fire prevention and lighting conditions or the record of inspection of the assurance of fire prevention and fighting safety, granted by a competent police office.
2. Technical documents
a/ A list of workshops and warehouses of the producer of hazardous chemicals;
b/ A list of labor safety equipment, made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular:
c/ A written announcement of regulation conformity and a plan on regular supervision of chemical quality based on chemical inspection equipment or a contract on cooperation with a capable chemical inspection body accredited by a competent state agency:
d/ Chemical safety cards of all hazardous chemicals of the producer.
3. Documents on conditions on producers
a/ A list of staff members, made according lo the form provided in Appendix 4 to this Circular, including leading and managerial staff, technicians and employees directly engaged in the production, preservation and transportation of hazardous chemicals;
b/ Valid copies of university degrees in chemical disciplines of the director or deputy director in charge of technical matters; certificates of chemical-related skill training of technicians, employees and laborers of the producer:
c/ Health certificates issued by district- or higher-level health establishments to the persons detuned at Point a of this Clause.
Article 10. Dossiers of application for new certificates applicable to traders of chemicals subject to conditional production and trading
1. Legal documents
a/ An application for a certificate, made according to the form provided in Appendix 2 to this Circular:
b/ A valid copy of the business registration certificate:
c/ A valid copy of the certificate of satisfaction of fire prevention and fighting conditions or the record of inspection of the assurance of fire prevention and fighting safety, issued by a competent police office;
d/ A written certification of environmental protection commitment registration, issued by a competent agency.
2. Technical documents
a/ A list of workshops and warehouses of each trader of hazardous chemicals;
b/ A list of labor safety equipment, made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular:
c/ A list of special-use vehicles and a valid copy of the license for transportation of hazardous goods;
d/ A list of business places. If the trader has many business places for the same chemical, a separate dossier shall be made for each business place under this Article and a certificate shall be issued for all business places;
e/ Chemical safety cards of all hazardous chemicals of the trader.
3. Documents on conditions on traders a/ A list of staff members, made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular, including leading and managerial staff. technicians and employees directly engaged in the trading, preservation and transportation of hazardous chemicals;
b/ Valid copies of university degrees in chemical or econo-technical disciplines of the director or deputy director in charge of technical matters; certificates of chemical-related skill training of technicians, employees and laborers of the trader:
c/ Health certificates issued by district- or higher-level health establishments to the persons defined at Point a of this Clause.
Article 11. Certificate application dossiers of producers-cum-traders of chemicals subject to conditional production and trading
For producers-cum-traders of chemicals subject to conditional production and trading, a certificate application dossier comprises:
1. An application for a certificate.
2. A valid copy of the business registration certificate.
3. Chemical safety cards of all hazardous chemicals of the producer-trader.
4. A list of staff members, made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular including leading and managerial staff, technicians and employees directly engaged in the production, trading, preservation and transportation of hazardous chemicals.
5. Valid copies of university degrees in chemical or econo-technical disciplines of the director or deputy director in charge of technical matters; certificates of chemical related skill training of technicians, employees and laborers of the producer-trader.
6. Health certificates issued by district- or higher-level health establishments to the persons defined in Clause 1 of this Article.
Documents specified at Points c. d and e. Clause 1; Points a. b and c. Clause 2. Article 9; and Points c and d. Clause 2. Article 10. of this Circular.
Article 12. Grant of modified and supplemented certificates
1. In case of any change in the contents of a granted certificate, an organization or individual shall send a dossier of application for a modified and supplemented certificate to the Industry and Trade Department.
2. Such a dossier comprises:
a/ A written request for the certificate modification and supplementation:
b/ The granted original certificate;
c/ Documents evidencing such request.
Article 13. Re-grant of certificates
1. When a certificate is lost, burnt or otherwise destroyed, an organization or individual shall send a dossier of request for certificate re-grant to the Industry and Trade Department, comprising:
a/ A written request for certificate re-grant:
b/ A valid copy of the certificate (if any),
2. Thirty working days before a certificate expires, an organization or individual shall send a dossier of request for certificate re-grant to the Industry and Trade Department, comprising:
a/ A written request for certificate re-grant;
b/ The granted certificate or its valid copy;
c/ A report on chemical production and trading during the validity term of the certificate, indicating names of chemicals, their use purposes, volumes of produced, imported and used chemicals: volumes of chemicals warehoused, ex-warehoused and left in stock and places of storage of chemicals; application of safety measures: and other information (if any).
Article 14. Certificate grant procedures
1. A certificate applicant shall send one dossier set to the Industry and Trade Department.
2. Within 20 (twenty) days after receiving a complete and valid dossier specified in Article 9. 10. 11, 12 or 13 of this Circular, the Industry and Trade Department shall examine it and grant a certificate according to the form provided in Appendix 5 to this Circular to the applicant.
In case of refusal to grant a certificate, the Industry and Trade Department shall give a written reply clearly stating the reason.
3. Within 5 (five) days after receiving a dossier which is incomplete or invalid, the Industry and Trade Department shall request in writing the applicant to supplement the dossier.
4. Organizations and individuals that are granted certificates shall pay a fee prescribed by the Ministry of Finance.
5. A chemical producing or trading establishment that renames itself but does not change its production and trading conditions shall send to the Industry and Trade Department a valid copy of the enterprise-renaming decision and a written request for certificate renewal.
Article 15. Validity term of a certificate
A certificate is valid for 5 (five) years from the date of its grant, For an organization or individual that has many business places, a certificate must indicate all of these business places which are identified as satisfying prescribed conditions.
Section 2. DOSSIERS AND PROCEDURES FOR GRANT OF LICENSES FOR PRODUCTION AND TRADING OF INDUSTRIAL CHEMICALS RESTRICTED FROM PRODUCTION AND TRADING
Article 16. Organization granting licenses for production and trading of chemicals restricted from production and trading
The Ministry of Industry and Trade may grant licenses for production and trading of industrial chemicals restricted from production and trading (below referred to as licenses).
Article 17. Dossiers of application for new licenses applicable to producers of chemicals restricted from production and trading
1. Legal documents
a/ An application for a license, made according to the form provided in Appendix 6 to this Circular;
b/ A valid copy of the business registration certificate;
c/ A valid copy of the decision approving an investment project to build production works under the law on investment and construction management;
d/ A valid copy of the decision approving an environmental impact assessment report or the written certification of environmental protection commitment registration enclosed with a scheme, issued by a competent agency;
e/ A valid copy of the certificate of satisfaction of fire prevention and fighting conditions or the record of inspection of the assurance of fire prevention and fighting safety, issued by a competent police office.
2. Technical documents
a/ A list of workshops and warehouses of the producer of hazardous chemicals;
b/ A list of labor safety equipment, made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular;
c/ A written announcement of regulation conformity and a plan on regular supervision of chemical quality based on chemical inspection equipment or a contract on cooperation with a capable chemical inspection body accredited by a competent state agency;
d/ Chemical safety cards of all hazardous chemicals of the producer.
3. Documents on conditions on producers
a/A list of staff members, made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular, including leading and managerial staff, technicians and employees directly engaged in the production, preservation and transportation of hazardous chemicals;
b/ Valid copies of university degrees in chemical disciplines of the director or deputy director in charge of technical matters; certificates of chemical-related skill training of technicians, employees and laborers of the producer:
c/ Health certificates issued by district- or higher-level health establishments to the persons defined at Point a of this Clause.
Article 18. Dossiers of application for new licenses applicable to traders of chemicals restricted from production and trading
1. Legal documents
a/ An application for a license, made according to the form provided in Appendix 6 to this Circular;
b/ A valid copy of the business registration certificate;
c/ A valid copy of the certificate of satisfaction of fire prevention and fighting conditions or the record of inspection of the assurance of fire prevention and fighting safety, issued by a competent police office;
d/ A written certification of environmental protection commitment registration, issued by a competent agency.
2. Technical documents
a/ An explanatory document on the needs for chemical trading;
b/ A list of workshops and warehouses of each trader of hazardous chemicals;
c/ A list of labor safety equipment, made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular;
d/ A list of special-use vehicles and a valid copy of the license for transportation of hazardous goods:
e/ A list of business places. If a trader has many business places for the same chemical, a separate dossier shall be made for each business place under this Article and a license shall be granted for all business places;
f/ Chemical safety cards of all hazardous chemicals of the trader.
3. Documents on conditions on traders
a/ A list of staff members, made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular, including leading and managerial staff, technicians and employees directly engaged in the trading, preservation and transportation of hazardous chemicals;
b/ Valid copies of university degrees in chemical or econo-technical disciplines of the director or deputy director in charge of technical matters: certificates of chemical-related skill training of technicians, employees and laborers of the trader;
c/ Health certificates issued by district- or higher-level health establishments to the persons defined at Point a of this Clause.
Article 19. Dossiers of application for licenses applicable to producers-cum-traders of chemicals restricted from production and trading
For producers-cum-traders of chemicals restricted from production and trading, a license application dossier comprises:
1. An application for a license.
2. A valid copy of the business registration certificate.
3. Chemical safety cards of all hazardous chemicals of the producer trader.
4. A list of staff members, made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular, including leading and managerial staff, technicians and employees directly engaged in the production, trading, preservation and transportation of hazardous chemicals.
5. Valid copies of university degrees in chemical or econo-technical disciplines of the director or deputy director in charge of technical matters; certificates of chemical-related skill training of technicians, employees and laborers of the producer-trader,
6. Health certificates issued by district- or higher-level health establishments to the persons defined in Clause 4 of this Article.
7. Documents specified at Points c. d and e. Clause 1, and Points a. b and c. Clause 2. Article 17; and Points a. d and e. Clause 2. Article 18, of this Circular.
Article 20. Grant of modified or supplemented licenses
1. In case of any change in the contents of a granted license, an organization or individual shall send a dossier of request for license modification or supplementation to the Ministry of Industry and Trade.
2. Such a dossier comprises:
a/ A written request for license modification or supplementation;
b/ The granted original license;
c/ Documents evidencing such request.
Article 21. Re-grant of licenses
1. When a license is lost, burnt or otherwise destroyed, an organization or individual shall send a dossier of request for license re-grant to the Ministry of Industry and Trade, comprising:
a/ A written request for license re-grant;
b/ A valid copy of the license (if any).
2. Thirty working days before a license expires, an organization or individual shall send a dossier of request for license re-grant to the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department), comprising:
a/ A written request for license re-grant;
b/ The granted license or its valid copy;
c/ A report on chemical production and trading during the validity term of the granted license, indicating names of chemicals, their use purposes, volumes of produced, imported and used chemicals: volumes of chemicals warehoused, ex-warehoused and left in stock and places of storage of chemicals; application of safety measures: and other information (if any).
Article 22. Licensing procedures
1. A license applicant shall send one dossier set to the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department).
2. Within 20 (twenty) days after receiving a complete and valid dossier specified in Article 17.18.19.21) or 21 of this Circular, the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department) shall examine it and grant a license according to the form provided in Appendix 7 to this Circular to the applicant.
When refusing to grant a license, the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department) shall give a written reply clearly stating the reason.
3. Within 5 (five) days after receiving an incomplete or invalid dossier, the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department) shall request in writing the applicant to supplement the dossier.
4. Organizations or individuals that are granted licenses shall pay a fee under the Finance Ministry's regulations.
5. Chemical producers and traders conducting production and trading activities before the effective date of this Circular without a license-shall, if wishing to continue these activities, carry out license application procedures under this Article.
6. Producers and traders of chemicals restricted from production and trading that cease production and trading activities or relocate their production and trading places shall report thereon in writing to the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department).
Article 23. Validity of a license
A license is valid for 3 (three) years from the date of its grant. For an organization or individual with many business places, a license must indicate all of these business places which are identified as satisfying the prescribed conditions.
Chapter IV
COMPILATION AND APPRAISAL OF DOSSIERS OF REQUEST FOR PERMISSION TO PRODUCE. IMPORT OR USE BANNED INDUSTRIAL CHEMICALS
Article 24. List of banned chemicals
To produce, import or use banned chemicals on the list specified in Clause 3. Article 3 of this Circular for security, defense, epidemic prevention and control and in other special cases in the industrial sector (below referred to as banned chemicals), organizations and individuals shall seek the Prime Minister's permission.
Article 25. Dossiers of request for permission to produce banned chemicals
To produce banned chemicals, an organization or individual shall send 2 (two) dossier sets to the Prime Minister and the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department). Such a dossier comprises documents specified in Article 17 of this Circular and the following:
1. A written request for permission to produce banned chemicals, made according to the form provided in Appendix 8 to this Circular.
2. A written commitment to producing banned chemicals.
3. An explanatory document on the needs for banned chemicals.
Article 26. Dossiers of request for permission to import banned chemicals
To import banned chemicals, an organization or individual shall send 2 (two) dossier sets to the Prime Minister and the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department). Such a dossier comprises:
1. A written request for permission to import banned chemicals, indicating the needs for and time of import, made according to the form provided in Appendix 9 to this Circular.
2. A valid copy of the license for production and trading of chemicals restricted from production and trading.
3. A report on the volume of chemicals to be imported in the plan year.
4. A valid copy of the chemical trading contract with a foreign enterprise.
Article 27. Dossiers of request for permission to use banned chemicals
To use banned chemicals, an organization or individual shall send 2 (two) dossier sets to the Prime Minister and the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department). Such a dossier comprises:
1. A written request for permission to use banned chemicals, indicating use purposes, scope and places, made according to the form provided in Appendix 10 to this Circular.
2. A valid copy of the business registration certificate.
3. A valid copy of the decision approving an environmental impact assessment report or the written certification of environmental protection commitment registration, issued by a competent authority.
4. A valid copy of the written certification of satisfaction of security and order conditions and the written approval of fire prevention and fighting or the record of inspection of the assurance of fire prevention and fighting safety, issued by a competent fire-fighting police office.
5. Construction designs of work items using banned chemicals.
6. A list of equipment for preventing and responding to chemical incidents and forces responding to chemical incidents.
7. A list of labor protection equipment, made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular.
8. A list of workshops and warehouses of the user of banned chemicals.
9. A list of special-use vehicles and a valid copy of the license for transportation of hazardous goods.
10. Chemical safety cards of all hazardous chemicals of the user.
Article 28. Examination of dossiers of request for permission to produce, import or use banned chemicals
1. Appraisal of chemical production and trading conditions specified in Articles 11, 12 and 13 of the Law on Chemicals and examination of documents in application dossiers specified in Articles 25. 26 and 27 of this Circular.
2. Within 20 (twenty) working days after receiving a complete and valid dossier specified in Article 25. 26 or 27 of this Circular, the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department) shall examine the dossier. The Ministry of Industry and Trade's examination document shall be enclosed with the dossier to be submitted to the Prime Minister.
3. An organization or individual that wishes to supplement or change activities of his/her/its current establishment shall send a report and a detailed explanation document on such supplementation or change to the Ministry of Industry and Trade for examination before submitting it to the Prime Minister for approval.
Article 29. Management of production, import and use of banned chemicals
1. Upon request, producers, importers and users of banned chemicals shall comply with regulations on production, import and use data checking conducted by the Ministry of Industry and Trade in coordination with concerned agencies.
2. Producers, importers and users of banned chemicals shall send reports on the production, import and use of banned chemicals to the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department) before January 31 even' year.
The contents of such a report comply with Clause 2, Article 52 of the Law on Chemicals.
Chapter V
CHEMICAL ENC1DENT PREVENTION AND RESPONSE MEASURES AND PLANS
Article 30. Chemical incident prevention and response measures
1. Investors of projects on production, trading, use. storage and preservation of hazardous chemicals not on the list specified in Clause 1. Article 38 of the Law on Chemicals shall work out chemical incident prevention and response measures suitable to production scale and conditions and properties of chemicals.
2. Investors of projects on production, trading, use, storage and preservation of hazardous chemicals shall report on the application of measures to prevent and respond to chemical incidents to Industry and Trade Departments of localities where they locate their establishments under Clause I. Article 48 of this Circular.
Article 31. Making of chemical incident prevention and response plans
1. Investors of projects on production, trading. use. storage and preservation of hazardous chemicals on the list of chemicals specified in Appendix IV to Decree No. 108/2008/ND-CP with a volume exceeding the corresponding limit shall work out chemical incident prevention and response plans and submit them to competent authorities for approval under Clause 1, Article 34 of this Circular.
2. Investors of projects on production, trading. use, storage and preservation of hazardous chemicals may themselves make or hire consultants to make chemical incident prevention and response plans.
3. A chemical incident prevention and response plan shall be presented under the guidance in the form provided in Appendix 11 to this Circular.
Article 32. Contents of a chemical incident prevention and response plan
1. The contents of a chemical incident prevention and response plan comply with Article 39 of the Law on Chemicals.
2. Requirements on the specific contents of a plan to prevent and respond to chemical incidents are provided in Appendix 12 to this Circular.
Article 33. Dossier of request for approval of a plan to prevent and respond to chemical incidents
1. A written request of the investor of a project on production, trading, use, storage or preservation of hazardous chemicals, made according to the form provided in Appendix 13 to this Circular.
2. Ten (10) copies of the plan. If more copies are required to meet appraisal requirements, the investor shall additionally supply them at the request of the appraising agency.
3. Attached documents (if any).
Article 34. Appraisal or approval of plans to prevent and respond to chemical incidents
1. Appraising or approving agencies
a/ The Chemical Department shall receive and appraise plans to prevent and respond to chemical incidents for group-A and group-B investment projects on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals and submit these plans to the Minister of Industry and Trade for approval;
b/ Industry and Trade Departments shall receive, appraise and approve plans to prevent and respond to chemical incidents under group-C investment projects on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals;
c/ Projects on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals shall be classified by their size and characteristics under the Government's Decree No. 12/2009/ND-CP of February 12. 2009. on management of work construction investment projects.
2. Appraisal of plans to prevent and respond
to chemical incidents
a/ Pursuant to Clause 3. Article 40 of the Law on Chemicals, the time limit for appraising and approving a plan to prevent and respond to chemical incidents is 30 (thirty) days after the receiving agency receives a complete and valid dossier:
b/ Within 7 (seven) days after receiving a dossier, the receiving agency shall notify in writing the investor of the project on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals of the incompleteness or invalidity of the dossier and request supplementation thereof within a prescribed time limit:
c/ Within 15 (fifteen) days after obtaining the Appraisal Council's conclusions and assessments, the dossier-receiving agency shall:
- Submit the chemical incident prevention and response plan if it is satisfactory to a competent authority for approval; or.
- Notify the investor of the project on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals of the disapproval of his/ her plan and clearly state the reason: or.
- Notify the investor of the plan's details to be completed and time limit for completion, in case such plan is required to be rewritten. The appraisal order and procedures are the same as those for plans submitted for the first lime.
A decision approving a plan to prevent and respond to chemical incidents shall be made according to the form provided in Appendix 13 to this Circular.
3. After a plan to prevent and respond to chemical incidents is approved, the investor of the project on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals shall send it to the state management agency in charge of fire prevention and fighting, the local administration, the branch- or sector-managing agency and the management board of the industrial park, export-processing zone or economic zone in which the establishment is located.
Article 35. Operation of an Appraisal Council
1. A Council for appraising a chemical incident prevention and response plan shall be set up under a decision of the head of the agency with plan- approving competence. This Council shall be composed at least () (nine) members, including the Chairman, secretary and other members being representatives of concerned stale management agencies, such as agency in charge of fire prevention and fighting and local administration, and experts. The Council shall assess and appraise the plan and make written conclusions.
An Appraisal Council's conclusions shall be made according to the form provided in Appendix 15 to this Circular.
2. An Appraisal Council shall operate on the principle of collective discussion. It shall terminate operation and automatically dissolve after the appraised chemical incident prevention and response plan is approved.
Article 36. Meetings of an Appraisal Council
1. The Council Chairman shall convene an appraisal meeting only when it is attended by at least 2/3 (two-thirds) of the Council's total members.
2. When a Council member cannot attend an appraisal meeting, he/she shall send his/her written opinions to the Council Chairman.
3. An agency competent to appraise and approve a chemical incident prevention and response plan shall send documents of a Council's meeting to the Council members at least 5 (five) working days before the meeting is convened.
4. The Council members shall discuss the contents of a chemical incident prevention and response plan and other relevant matters. The Council Chairman shall, based on the consent of 2/3 (two-thirds) of members present at the meeting, conclude on the plan's satisfaction or non-satisfaction of set requirements.
5. The Council secretary shall make a minutes of the meeting, which must be signed by him/her and the Council Chairman.
Article 37. Appraisal charge
1. Investors of projects on production, trading. use, storage or preservation of hazardous chemicals shall pay once a charge for appraisal of plans to prevent and respond to chemical incidents simultaneously with the time of submission of plan dossiers.
2. Rates, collection, remittance and use management of the appraisal charge comply with the Finance Ministry's guidance.
Article 38. Management of measures or plans to prevent and respond to chemical incidents
1. In implementing an investment project on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals, the investor shall comply with the requirements in approved chemical incident prevention and response measures or plans.
2. In case changes in the course of investment or construction result in changes in the approved or certified safety requirements, the investor shall report such changes to the agency competent to approve chemical incident prevention and response plans for consideration and decision.
3. Chemical incident prevention and response measures or plans shall be kept at establishments producing, trading, using, storing or preserving hazardous chemicals. These measures or plans serve as a basis for making plans to manage chemical safely in chemical production, trading, use. storage or preservation.
4. Annually, investors of projects on production, trading, use, storage or preservation of hazardous chemicals shall plan and organize chemical incident prevention and response drills according to chemical incident prevention and response measures or plans.
Chapter VI
TOXIC CHEMICAL TRADING CONTROL CARDS; MAKING OF CHEMICAL SAFETY CARDS; REGISTRATION DOSSIERS AND ASSESSMENT OF NEW CHEMICALS: INFORMATION CONFIDENTIALITY
Article 39. Toxic chemical trading control cards
1. Pursuant to Clauses 1 and 3. Article 23 of the Law on Chemicals, control cards must be made for toxic chemical trading, which shall be kept by sellers and purchasers and must be produced upon request.
2. A toxic chemical trading control card shall be made according to the form provided in Appendix 16 to this Circular.
Article 40. Making of chemical safety cards
1. Chemical safety cards must be made for chemicals classified as hazardous chemicals under Clause 1, Article 29 of the Law on Chemicals and Articles 16 and 17 of Decree No. 108/2008/ND-CP.
2. Pursuant to Clause 2, Article 29 of the Law on Chemicals, before putting hazardous chemicals into use or for sale ill the market, producers and importers shall make chemical safety cards. These cards shall be handed free to recipients of hazardous chemicals right at the first-time delivery of the chemicals and upon changes in their contents as specified in Clause 3 of this Article.
3. When scientific proof shows changes in hazardous properties of a chemical, organizations or individuals carrying out activities related to this chemical shall modify chemical safety cards within 15 {fifteen) working days after obtaining new information. Producers and importers defined in Clause 2 of this Article shall immediately supply modified cards to organizations and individuals related to this chemical. The date and contents of modification must be indicated with clear marks to users of chemical safety cards.
4. Producers and importers of hazardous chemicals shall preserve chemical safety cards of all hazardous chemicals currently in their establishments and produce these cards upon request, ensuring that information on such chemicals in (heir safety cards is readily available to all entities related to hazardous chemicals.
5. Form and contents of a chemical safety card
a/ A chemical safety card must be printed in Vietnamese enclosed with the original or English version of the producer:
b/ For a chemical safety card consisting of many pages, such pages must be numbered consecutively from the first to the last. The number on each page consists of the ordinal number of the page and the number showing the total pages of the card. The card's every two adjoining pages shall be appended with the producer's or importer's stamp on their inner edges;
c/ A chemical safety card contains the contents specified in Clause 3, Article 29 of the Law on Chemicals;
d/ A chemical safety card shall be made according to the form provided in Appendix 17 to this Circular.
Article 41. Registration dossiers of and organizations assessing new chemicals
1. Registration dossier of new chemicals
a/ A new chemical may be put into use or sale in the market only after the result of its assessment by an assessing organization is obtained;
b/ A registration dossier of a new chemical shall be compiled under Clause 2. Article 44 of the Law on Chemicals. To produce or import a new chemical, an organization or individual shall send 2 (two) dossier sets of registration of new chemical to the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department);
c/ To produce or import anew chemical which has been included on at least two foreign lists of chemicals, an organization or individual shall send a registration dossier comprising;
- A written registration of a new chemical;
- A summary report on the chemical's assessment, enclosed with the CAS or UN code of the new chemical in such two lists;
d/ To produce or import a new chemical, an organization or individual shall submit dossiers and documents specified at Points b and c of this Clause to the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department) within 30 (thirty) working days.
2. Organizations assessing new chemicals
a/ New chemicals shall be assessed by professionally capable chemical, medical and environmental toxicology organizations designated by the Minister of Industry and Trade;
b/ Assessment results include information on properties of chemicals and information serving the making of chemical safety cards for new chemicals with hazardous properties.
Article 42. Management of activities related to new chemicals
1. Organizations and individuals engaged in activities related to new chemicals specified in Article 46 of the Law on Chemicals shall report these activities to line ministries and the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department).
A report on a new chemical shall be made according to the form provided in Appendix 18 to this Circular.
2. Five (5) years after a new chemical is registered, if it has no serious effects or effects with a danger level different from the initial conclusions on its assessment, it will be added to the national list of chemicals.
3. The Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department) shall inspect and supervise the compliance with conditions on new chemicals; handle violations under law or conduct additional assessment of new chemicals when there is proof that such chemicals have serious effects different from assessment conclusions; and notify customs offices and concerned agencies of assessment results upon concluding the assessment.
Article 43. Information confidentiality
1. Organizations and individuals engaged in chemical activities shall comply with regulations on information confidentiality under Article 19 of Decree No. 108/2(X)S/ND-CP.
2. Agencies and persons receiving chemical declarations, registrations or reports shall keep secret confidential information at the request of declaring, registering and reporting parties, except the case specified in Clause 1, Article 51 of the Law on Chemicals.
3. Agencies and persons receiving chemical declarations, registrations or reports may not send confidential information via the wide-area information network.
4. Cadres and civil servants assigned to perform information confidentiality duties shall make a written commitments to protecting information confidentiality, which shall be filed in their personnel dossiers. Such a written commitment must clearly indicate responsibilities of the cadre or civil servant concerned, who shall be handled under current regulations for any violations.
5. When sending confidential information of organizations and individuals engaged in chemical activities that request information confidentiality, agencies and persons receiving chemical declarations, registrations or reports:
a/ Shall keep books for monitoring outgoing confidential information. In such a book, all the following items must be fully filled in: ordinal number, date and place of receipt of information, main content, level of confidentiality, level of urgency and signature and full name of the recipient. Outgoing confidential information documents must be put in sealed envelopes:
b/ May not put outgoing confidential information documents together with ordinary documents. Their envelopes must be appended with a mark showing the level of confidentiality.
6. Upon receiving confidential information, recipients shall give feedback to senders.
7. Incoming confidential information documents must be recorded in a book for monitoring incoming confidential information and transferred to responsible persons for handling.
8. Confidential information documents must be strictly preserved in safe places designated by heads of concerned units. Confidential information documents may not be brought out of the unit's premises without permission. They must be stored in document chests, desks or safes with secure locks.
9. Destruction of confidential information is subject to approval of a competent authority.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 44. Responsibilities of the Chemical Department
To disseminate, guide, monitor and inspect the implementation of this Circular. To periodically inspect production and trading conditions of hazardous chemical producers and traders as specified in licenses for prod act ion and trading of industrial chemicals restricted from production and trading.
Article 45. Responsibilities of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency
To guide and inspect the observance of safety techniques in production, trading, use. storage and preservation of hazardous industrial chemicals.
Article 46. Responsibilities of Industry and Trade Departments
1. To disseminate tins Circular to and guide chemical producers, traders and users in localities in implementing this Circular.
2. To inspect and examine conditions on production and trading of hazardous chemicals specified in certificates of eligibility for production and trading of industrial chemicals subject to conditional production and trading, and handle under regulations organizations and individuals engaged in chemical activities in localities under their management that commit administrative violations in chemical activities.
Article 47. Responsibilities of organizations and individuals engaged in chemical activities
1. Chemical producers and traders defined in Chapter III of this Circular must satisfy conditions on physical-technical foundations suitable to their operation scale and properties of chemicals under Article 12 of the Law on Chemicals and this Circular.
2. Organizations and individuals engaged in chemical activities may produce and trade in hazardous chemicals only when they are fully qualified and possess certificates or licenses granted by competent state agencies under this Circular.
3. Organizations and individuals engaged in chemical activities shall maintain production and trading conditions indicated in the granted certificates or licenses during chemical production and trading.
4. Organizations and individuals engaged in chemical activities shah properly and fully comply with approved regulations on prevention and response to chemical incidents.
5. Organizations and individuals engaged in chemical activities shall create favorable conditions for competent agencies to inspect chemical production and trading conditions under regulations.
6. Organizations and individuals engaged in chemical activities shall observe competent agencies' regulations on examination and inspection.
Article 48. Regular reporting
1. Organizations and individuals engaged in chemical activities shall:
a/ Send before June 10 and December 10, respectively, biannual and annual reports to Industry and Trade Departments, on:
Production of and trading in chemicals subject to conditional production and trading:
- Chemical safety at their establishments:
- Situation and results of implementation of measures or plans to prevent and respond to incidents of group-C chemicals:
b/ Send before June 1 and December I. respectively, biannual and annual reports to the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department), on:
- Production and trading of chemicals restricted from production and trading;
- Situation and results of implementation of plans to prevent and respond to incidents of chemicals of groups A and B.
2. Industry and Trade Departments shall summarize and report to the Ministry of Industry and Trade (the Chemical Department) on chemical activities in localities under their management, based on the contents specified at Point a. Clause 1 of this Article, before June 15. for biannual reports, or December 15, for annual reports.
3. A chemical safety report shall be made according to the form provided in Appendix 19 to this Circular.
Article 49. Handling of violations
1. Production and trading activities of organizations and individuals engaged in chemical activities that possess certificates or licenses while failing to satisfy prescribed conditions will be regarded as illegal activities.
2. If organizations or individuals that breach production and trading conditions specified in the Law on Chemicals. Decree No. 108/2008/ND-CP and this Circular fail to promptly redress such breaches, agencies that have granted certificates or licenses to them shall revoke these certificates or licenses under Clause 2. Article 18 of the Law on Chemicals. Violators of regulations on chemical activities shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled under regulations. If causing damage, they shall pay compensation under law.
3. Agencies or individuals responsible for granting certificates or licenses that commit violations shall, depending on the severity of their violations, be administratively sanctioned under the Government's Decree No. 90/2009/ND-CP of October 20, 2009. on sanctioning of administrative violations in chemical activities, or examined for penal liability.
Article 50. Effect
1. This Circular takes effect on August 16. 2010.
2. This Circular supersedes Circular No. 12/ 2006/TT-BCK of December 22: 2006. of the Ministry of Industry (now the Ministry of Industry and Trade), guiding the implementation of the Government's Decree No. 68/2005/ND-CP of May 20. 2005. on chemical safety.
3. From January 1, 2011, producers and traders of hazardous chemicals shall carry out procedures to apply for certificates or licenses under this Circular. Organizations or individuals that fail to satisfy all the conditions on production and trading of chemicals subject to conditional production and trading or chemicals restricted from production and trading specified in the Law on Chemicals. Decree No. 108/200S/ND-CP and this Circular, shall cease producing and trading chemicals until they fully satisfy the prescribed conditions.
4. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Industry and Trade for appropriate amendment or supplementation.
|
FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE |
* Note: All the appendices mentioned in this Circular are not printed herein.-