Chương 5 Thông tư 28/2010/TT-BCT: Biện pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong ngành công nghiệp
Số hiệu: | 28/2010/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Nam Hải |
Ngày ban hành: | 28/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 16/08/2010 |
Ngày công báo: | 18/07/2010 | Số công báo: | Từ số 402 đến số 403 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/12/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với Sở Công Thương nơi đặt cơ sở hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư này.
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất quy định tại Phụ lục IV Nghị định 108/2008/NĐ-CP với khối lượng vượt ngưỡng tương ứng phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư này.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có thể tự xây dựng hoặc thuê các đơn vị tư vấn xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
3. Hướng dẫn trình bày Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này.
1. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Hóa chất.
2. Các yêu cầu về nội dung cụ thể của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo quy định tại Phụ lục 12 kèm theo Thông tư này.
1. Đơn đề nghị của chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.
2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 10 (mười) bản. Trường hợp cần nhiều hơn do yêu cầu của công tác thẩm định, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải cung cấp thêm số lượng theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.
3. Các tài liệu kèm theo (nếu có).
1. Cơ quan thẩm định, phê duyệt
a. Cục Hóa chất là cơ quan tiếp nhận, thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm A, B và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt;
b. Sở Công Thương là cơ quan tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm C;
c. Phân loại dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm được phân loại theo quy mô và tính chất của dự án quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a. Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Hóa chất, thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm về tình trạng hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ cũng như yêu cầu khắc phục, bổ sung và thời hạn để hoàn thành hồ sơ;
c. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được kết luận, đánh giá của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất khi nội dung Kế hoạch đã phù hợp;
- Thông báo cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không chấp thuận phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và nêu rõ lý do không chấp thuận phê duyệt;
- Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo những yêu cầu cần hoàn chỉnh, thời hạn hoàn thành để chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thực hiện. Trình tự, thủ tục thẩm định thực hiện như trình tự ban đầu.
Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.
3. Sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm gửi Kế hoạch đến cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
1. Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch, thư ký Hội đồng và các thành viên khác là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương và các chuyên gia chuyên ngành. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định ít nhất là 09 (chín) người. Hội đồng thẩm định Kế hoạch có trách nhiệm tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và lập bản kết luận.
Kết luận của Hội đồng thẩm định thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 15 kèm theo Thông tư này.
2. Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được phê duyệt.
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thẩm định. Cuộc họp thẩm định chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên.
2. Trường hợp thành viên Hội đồng thẩm định không thể tham gia cuộc họp thẩm định thì phải gửi Chủ tịch Hội đồng thẩm định ý kiến của mình bằng văn bản.
3. Tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gửi đến các thành viên Hội đồng thẩm định chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
4. Thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận về nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và những vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch. Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đạt hoặc chưa đạt yêu cầu trên cơ sở ý kiến của 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng có mặt đồng ý.
5. Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thẩm định ký.
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải nộp phí thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Phí thẩm định được nộp một lần và nộp đồng thời với thời điểm nộp hồ sơ Kế hoạch.
2. Mức phí thẩm định, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm, chủ đầu tư dự án phải bảo đảm đúng các yêu cầu trong Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.
2. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng làm thay đổi yêu cầu an toàn đã được phê duyệt, xác nhận, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất xem xét, quyết định.
3. Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải được lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm, là căn cứ để xây dựng kế hoạch quản lý an toàn hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất.
4. Hàng năm chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Chapter V
CHEMICAL ENC1DENT PREVENTION AND RESPONSE MEASURES AND PLANS
Article 30. Chemical incident prevention and response measures
1. Investors of projects on production, trading, use. storage and preservation of hazardous chemicals not on the list specified in Clause 1. Article 38 of the Law on Chemicals shall work out chemical incident prevention and response measures suitable to production scale and conditions and properties of chemicals.
2. Investors of projects on production, trading, use, storage and preservation of hazardous chemicals shall report on the application of measures to prevent and respond to chemical incidents to Industry and Trade Departments of localities where they locate their establishments under Clause I. Article 48 of this Circular.
Article 31. Making of chemical incident prevention and response plans
1. Investors of projects on production, trading. use. storage and preservation of hazardous chemicals on the list of chemicals specified in Appendix IV to Decree No. 108/2008/ND-CP with a volume exceeding the corresponding limit shall work out chemical incident prevention and response plans and submit them to competent authorities for approval under Clause 1, Article 34 of this Circular.
2. Investors of projects on production, trading. use, storage and preservation of hazardous chemicals may themselves make or hire consultants to make chemical incident prevention and response plans.
3. A chemical incident prevention and response plan shall be presented under the guidance in the form provided in Appendix 11 to this Circular.
Article 32. Contents of a chemical incident prevention and response plan
1. The contents of a chemical incident prevention and response plan comply with Article 39 of the Law on Chemicals.
2. Requirements on the specific contents of a plan to prevent and respond to chemical incidents are provided in Appendix 12 to this Circular.
Article 33. Dossier of request for approval of a plan to prevent and respond to chemical incidents
1. A written request of the investor of a project on production, trading, use, storage or preservation of hazardous chemicals, made according to the form provided in Appendix 13 to this Circular.
2. Ten (10) copies of the plan. If more copies are required to meet appraisal requirements, the investor shall additionally supply them at the request of the appraising agency.
3. Attached documents (if any).
Article 34. Appraisal or approval of plans to prevent and respond to chemical incidents
1. Appraising or approving agencies
a/ The Chemical Department shall receive and appraise plans to prevent and respond to chemical incidents for group-A and group-B investment projects on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals and submit these plans to the Minister of Industry and Trade for approval;
b/ Industry and Trade Departments shall receive, appraise and approve plans to prevent and respond to chemical incidents under group-C investment projects on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals;
c/ Projects on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals shall be classified by their size and characteristics under the Government's Decree No. 12/2009/ND-CP of February 12. 2009. on management of work construction investment projects.
2. Appraisal of plans to prevent and respond
to chemical incidents
a/ Pursuant to Clause 3. Article 40 of the Law on Chemicals, the time limit for appraising and approving a plan to prevent and respond to chemical incidents is 30 (thirty) days after the receiving agency receives a complete and valid dossier:
b/ Within 7 (seven) days after receiving a dossier, the receiving agency shall notify in writing the investor of the project on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals of the incompleteness or invalidity of the dossier and request supplementation thereof within a prescribed time limit:
c/ Within 15 (fifteen) days after obtaining the Appraisal Council's conclusions and assessments, the dossier-receiving agency shall:
- Submit the chemical incident prevention and response plan if it is satisfactory to a competent authority for approval; or.
- Notify the investor of the project on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals of the disapproval of his/ her plan and clearly state the reason: or.
- Notify the investor of the plan's details to be completed and time limit for completion, in case such plan is required to be rewritten. The appraisal order and procedures are the same as those for plans submitted for the first lime.
A decision approving a plan to prevent and respond to chemical incidents shall be made according to the form provided in Appendix 13 to this Circular.
3. After a plan to prevent and respond to chemical incidents is approved, the investor of the project on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals shall send it to the state management agency in charge of fire prevention and fighting, the local administration, the branch- or sector-managing agency and the management board of the industrial park, export-processing zone or economic zone in which the establishment is located.
Article 35. Operation of an Appraisal Council
1. A Council for appraising a chemical incident prevention and response plan shall be set up under a decision of the head of the agency with plan- approving competence. This Council shall be composed at least () (nine) members, including the Chairman, secretary and other members being representatives of concerned stale management agencies, such as agency in charge of fire prevention and fighting and local administration, and experts. The Council shall assess and appraise the plan and make written conclusions.
An Appraisal Council's conclusions shall be made according to the form provided in Appendix 15 to this Circular.
2. An Appraisal Council shall operate on the principle of collective discussion. It shall terminate operation and automatically dissolve after the appraised chemical incident prevention and response plan is approved.
Article 36. Meetings of an Appraisal Council
1. The Council Chairman shall convene an appraisal meeting only when it is attended by at least 2/3 (two-thirds) of the Council's total members.
2. When a Council member cannot attend an appraisal meeting, he/she shall send his/her written opinions to the Council Chairman.
3. An agency competent to appraise and approve a chemical incident prevention and response plan shall send documents of a Council's meeting to the Council members at least 5 (five) working days before the meeting is convened.
4. The Council members shall discuss the contents of a chemical incident prevention and response plan and other relevant matters. The Council Chairman shall, based on the consent of 2/3 (two-thirds) of members present at the meeting, conclude on the plan's satisfaction or non-satisfaction of set requirements.
5. The Council secretary shall make a minutes of the meeting, which must be signed by him/her and the Council Chairman.
Article 37. Appraisal charge
1. Investors of projects on production, trading. use, storage or preservation of hazardous chemicals shall pay once a charge for appraisal of plans to prevent and respond to chemical incidents simultaneously with the time of submission of plan dossiers.
2. Rates, collection, remittance and use management of the appraisal charge comply with the Finance Ministry's guidance.
Article 38. Management of measures or plans to prevent and respond to chemical incidents
1. In implementing an investment project on production, trading, use. storage or preservation of hazardous chemicals, the investor shall comply with the requirements in approved chemical incident prevention and response measures or plans.
2. In case changes in the course of investment or construction result in changes in the approved or certified safety requirements, the investor shall report such changes to the agency competent to approve chemical incident prevention and response plans for consideration and decision.
3. Chemical incident prevention and response measures or plans shall be kept at establishments producing, trading, using, storing or preserving hazardous chemicals. These measures or plans serve as a basis for making plans to manage chemical safely in chemical production, trading, use. storage or preservation.
4. Annually, investors of projects on production, trading, use, storage or preservation of hazardous chemicals shall plan and organize chemical incident prevention and response drills according to chemical incident prevention and response measures or plans.