Nghị định 26/2011/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất
Số hiệu: | 26/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/04/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2011 |
Ngày công báo: | 24/04/2011 | Số công báo: | Từ số 219 đến số 220 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/11/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2011/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2011 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2008/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 10 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung tên Điều, khoản 1, điểm b, bổ sung điểm d Điều 4
“Điều 4. Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Danh mục hóa chất cấm và Danh mục hóa chất độc
1. Ban hành kèm theo Nghị định này các danh mục hóa chất theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 19 và Điều 23 của Luật Hóa chất, bao gồm:
b) Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được sửa đổi, bổ sung (Phụ lục II);
d) Danh mục hóa chất độc phải xây dựng Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc (Phụ lục VI).”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5
“Điều 5. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Biện pháp; Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn.
1. Ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Danh mục hóa chất nguy hiểm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Điều 38 của Luật Hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn được sửa đổi, bổ sung (Phụ lục IV);
b) Danh mục hóa chất nguy hiểm mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (Phụ lục VII).
2. Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này.”
3. Bổ sung khoản 1 Điều 6
“Điều 6. Danh mục hóa chất phải khai báo
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hóa chất phải khai báo được sửa đổi, bổ sung (Phụ lục V).”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7
“Điều 7. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp
1. Điều kiện sản xuất hóa chất
a) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
b) Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
c) Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
d) Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;
đ) Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng và các thành phần hóa chất;
e) Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
g) Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Điều kiện kinh doanh hóa chất
a) Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
b) Người trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
c) Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;
d) Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.”
5. Bổ sung Điều 7a sau Điều 7
“Điều 7a. Đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải có trách nhiệm trong việc cử lãnh đạo, người quản lý, người lao động trong cơ sở tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất.
2. Đối tượng được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất gồm: lãnh đạo, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất.
3. Nội dung đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất trong hoạt động hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác và chủng loại hóa chất, gồm:
a) Đối với lãnh đạo, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất được đào tạo, huấn luyện kiến thức pháp luật về quản lý hoạt động hóa chất; kiến thức pháp luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; quy định về khoảng cách an toàn; thực hiện Biện pháp, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất được đào tạo, huấn luyện các nội dung về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
c) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất trong hoạt động hóa chất cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Sau khi được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất, người đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận.
5. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn và ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất theo đúng nội dung, chương trình quy định tại khoản 3 Điều này và cấp Giấy chứng nhận đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất cho tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý.
6. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, cơ quan cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 5 Điều này có trách nhiệm báo cáo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực gửi Bộ Công thương tình hình hoạt động đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất thuộc phạm vi quản lý.
7. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện kiểm tra hoạt động đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất của cơ quan cấp Giấy chứng nhận thuộc phạm vi quản lý.”
6. Bổ sung Điều 7b sau Điều 7
“Điều 7b. Hồ sơ, thủ tục, cơ quan xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Luật Hóa chất.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, bao gồm:
a) Đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm;
b) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
c) Các tài liệu kèm theo (nếu có).
3. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất có trách nhiệm kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm trước khi cấp giấy chứng nhận. Thời hạn xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
5. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức việc xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc quản lý và thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thuộc phạm vi quản lý;
c) Quy định cụ thể các yêu cầu về nội dung, về tổ chức cấp Giấy xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.”
7. Bổ sung Điều 7c sau Điều 7
“Điều 7c. Đăng ký sử dụng hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất theo quy định tại Chương V và Điều 63, Điều 64 Luật Hóa chất phải thực hiện việc đăng ký sử dụng hóa chất.
2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể việc đăng ký sử dụng hóa chất trong phạm vi quản lý của mình; thực hiện kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức, đăng ký sử dụng hóa chất.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 8
“Điều 8. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành y tế
1. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực dược
Cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất sử dụng trong lĩnh vực dược phải có người quản lý chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo quy định của Luật Dược và Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
2. Điều kiện sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
Cơ sở sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải có đủ các điều kiện sau:
a) Người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
b) Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;
c) Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng hàng hóa;
d) Có biện pháp quản lý về phòng, chống cháy nổ, sự cố hóa chất, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
Cơ sở kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải có đủ các điều kiện sau:
a) Người phụ trách về an toàn hóa chất có trình độ trung học trở lên về chuyên ngành hóa chất, trừ trường hợp kinh doanh các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn thông dụng bao gồm: hương xua muỗi, bình xịt diệt côn trùng, kem xua côn trùng, tấm hóa chất xua muỗi dùng điện, dung dịch xua muỗi dùng điện, màn tẩm hóa chất diệt muỗi và bả diệt gián, ruồi;
b) Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;
c) Có biện pháp quản lý về phòng chống cháy nổ, sự cố hóa chất, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Điều kiện sản xuất hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế
Cơ sở sản xuất hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Điều kiện kinh doanh hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế
Cơ sở kinh doanh hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.”
9. Bổ sung tên Điều 12
“Điều 12. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13
“Điều 13. Trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn
1. Các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này khi đầu tư mới phải thiết lập khoảng cách an toàn từ khu vực sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm tới các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo tồn biển, nguồn nước sinh hoat theo quy định tại Nghị định này và phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng khu vực cần duy trì khoảng cách an toàn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm đang tồn tại có các điều kiện về khoảng cách an toàn chưa đảm bảo theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm đang tồn tại, nếu chưa thiết lập khoảng cách an toàn thì phải có lộ trình xác định khoảng cách an toàn và báo cáo việc thực hiện lộ trình với Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc thiết lập khoảng cách an toàn phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 12 năm 2012.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 18
“Điều 18. Thủ tục khai báo hóa chất
1. Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất
a) Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo trên địa bàn quản lý;
b) Tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất lập 01 (một) bộ hồ sơ gồm các tài liệu: Bản khai báo hóa chất; Phiếu an toàn hóa chất tiếng Việt theo mẫu do Bộ Công Thương quy định đối với hóa chất là hóa chất nguy hiểm.
Trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó tại Sở Công thương thì tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất khi thành phần hóa chất không thay đổi;
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo hóa chất sản xuất trong một năm bằng văn bản đến Sở Công thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm;
d) Thời hạn xác nhận khai báo hóa chất của Sở Công thương là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất
a) Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ khai báo của các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo;
b) Tổ chức, cá nhân khai báo lập 01 (một) bộ hồ sơ gồm các tài liệu: Bản khai báo hóa chất; Hóa đơn mua bán hóa chất; các giấy tờ khác (nếu có). Đối với hóa chất là hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này, hồ sơ khai báo phải kèm theo Phiếu an toàn hóa chất tiếng Việt theo mẫu do Bộ Công thương quy định và bản tiếng Anh trong trường hợp cần đối chiếu, so sánh.
Trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó tại Bộ Công thương thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất khi thành phần hóa chất không thay đổi. Quy định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất nhập khẩu qua mạng điện tử;
c) Trước khi thông quan hóa chất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm thực hiện việc khai báo hóa chất với Bộ Công thương;
d) Thời hạn xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu của Bộ Công thương là 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
3. Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu Bản khai báo hóa chất, mẫu Giấy xác nhận khai báo hóa chất và quy định khai báo hóa chất nhập khẩu, báo cáo hóa chất qua mạng điện tử.
4. Các trường hợp miễn trừ khai báo
Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu một lần phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
5. Lệ phí khai báo hóa chất
Tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất sản xuất, khai báo hóa chất nhập khẩu phải nộp lệ phí khai báo theo quy định của pháp luật.”
12. Bổ sung Điều 18a sau Điều 18
“Điều 18a. Xác nhận Phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất xuất khẩu
Tổ chức, cá nhân trước khi xuất khẩu hóa chất phải ghi đầy đủ thông tin của hóa chất theo yêu cầu trong Phiếu an toàn hóa chất và phải được Bộ Công thương đánh giá, xác nhận vào Phiếu an toàn hóa chất.”
13. Sửa đổi khoản 2 Điều 20
“2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, Danh mục hóa chất quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.”
14. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
“2. Nghị định này thay thế Nghị định 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 26/2011/ND-CP |
Hanoi, April 08, 2011 |
DECREE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 108/2008/ ND-CP OF OCTOBER 7, 2008, DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE CHEMICAL LAW
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 21, 2007 Chemical Law;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade and the Minister of Health,
DECREES:
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No.108/2008/ND-CP of October 7, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Chemical Law, as follows:
1. To amend and supplement the title and Point b, Clause 1 of Article 4 and add Point d to Clause 1 Article 4 as follows
"Article 4. Lists of chemicals subject to conditional production or trading, chemicals restricted from production or trading, banned chemicals and toxic chemicals
1. To promulgate together with this Decree lists of chemicals specified in Articles 14, 15, 19 and 23 of the Chemical Law, including:
b/ The amended list of chemicals restricted from production or trading (Appendix II);
d/ The list of toxic chemicals for which sale and purchase control slips are required (Appendix VI)."
2. To amend and supplement Article 5 as follows
"Article 5. Lists of hazardous chemicals for which chemical-related incident prevention and response measures or plans and safety distances are required
1. To promulgate together with this Decree:
a/ The amended list of hazardous chemicals for which organizations and individuals engaged in the production, trading, storage, preservation and use of chemicals are required to elaborate chemical-related incident prevention and response plans under Article 38 of the Chemical Law and to establish safety distances (Appendix IV);
b/ The list of hazardous chemicals for which organizations and individuals engaged in the production, trading, storage, preservation and use of chemicals are required to elaborate chemical-related incident prevention and response measures (Appendix VII).
2. To meet management requirements in each period, the Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries in, studying and proposing amendments to the lists of chemicals specified in Clause 1 of this Article to the Government for decision."
3. To supplement Clause 1, Article 6 as follows
"Article 6. List of chemicals subject to compulsory declaration
1. To promulgate together with this Decree an amended list of chemicals subject to compulsory declaration (Appendix V).
4. To amend and supplement Article 7 as follows
"Article 7. Conditions for production or trading of chemicals subject to conditional production or trading in the industrial sector
1. Conditions for chemical production
a/ The director or technical deputy director or technical officer in charge of chemical production of an establishment producing chemicals subject to conditional production or trading in the industrial sector must hold a university or higher degree in a chemical discipline;
b/ The officer in charge of chemical safety control must be trained or re-trained in chemical safety techniques;
c/ Laborers in direct exposure to chemicals must be trained or re-trained in chemical safety techniques;
d/ The establishment's physical and technical foundations must satisfy the requirements specified in Article 12 of the Chemical Law;
e/ The establishment must have appropriate equipment and devices or enter into a contract with a capable unit accredited by a competent agency to test the concentration and components of chemicals;
f/ The establishment's chemical-related incident prevention and response measures or plans must be certified or approved by competent agencies;
g/ The establishment must have fire and explosion prevention and control devices and equipment according to the Law on Fire Prevention and Fighting; have devices and equipment for hazardous waste control, collection and treatment, or enter into contracts on hazardous waste transportation, disposal and destruction according to the Law on Environmental Protection.
2. Conditions for chemical trading
a/ The person in charge of chemical safety of a chemical trading establishment must hold an intermediate or higher degree in a chemical discipline;
b/ Persons in direct exposure to chemicals must be trained or re-trained in chemical safety techniques;
c/ The establishment's physical and technical foundations must satisfy the requirements specified in Article 12 of the Chemical Law;
d/ The establishment's chemical-related incident prevention and response measures or plans must be certified or approved by competent agencies;
e/ The establishment must have fire and explosion prevention and control devices and equipment according to the Law on Fire Prevention and Fighting; have devices and equipment for hazardous waste control, collection and treatment, or enter into contracts on hazardous waste transportation, disposal or destruction according to the Law on Environmental Protection."
5. To add the following Article 7a below Article 7
"Article 7a. Training in chemical safety techniques
1. Organizations and individuals engaged in chemical-related activities shall send their leaders, managers and laborers to training courses in chemical safety techniques.
2. To be trained in chemical safety techniques are: leaders and managers of sections directly engaged in chemical-related activities; persons directly engaged in the production, trading, transportation, storage, preservation and use of chemicals.
3. Contents of training in chemical safety techniques in chemical-related activities must be suitable to working positions of trainees and kinds of chemicals. Specifically:
a/ Leaders and managers of sections directly engaged in chemical-related activities shall be trained in legal knowledge about management of chemical-related activities and fire prevention and fighting, regulations on safety distances and implementation of chemical-related incident prevention and response measures and plans;
b/ Persons directly engaged in the production, trading, transportation, storage, preservation and use of chemicals shall be trained and re-trained in current standards, regulations and legal documents concerning safety in the production, trading, use, preservation and transportation of chemicals;
c/ Line ministries shall specify programs and contents of training in chemical safety techniques in chemical-related activities for the trainees specified in Clause 2 of this Article
4. Qualified trainees shall be granted certificates after completing training courses on technical safety techniques.
5. Line ministries shall guide and authorize specialized agencies under provincial-level People's Committees to organize training courses on chemical safety techniques according to the contents and programs specified in Clause 3 of this Article and to grant certificates of training in chemical safety techniques to organizations and individuals engaged in chemical-related activities in their localities.
6. Before December 31 every year, certificate-granting agencies specified in Clause 5 of this Article shall report on the training in chemical safety techniques to line ministries for reporting on training activities under their respective management to the Ministry of Industry and Trade no later than January 15 of the subsequent year.
7. Line ministries shall examine the training in chemical safety techniques by certificate-granting agencies under their management"
6. To add the following Article 7b below Article 7
"Article 7b. Dossiers and procedures for and agencies in charge of certifying chemical-related incident prevention and response measures
1. Organizations and individuals engaged in the production, trading, storage, preservation and use of hazardous chemicals shall work out chemical-related incident prevention and response measures under Clauses 2 and 3, Article 36 of the Chemical Law.
2. A dossier of request for certification of chemical-related incident prevention and response measures comprises:
a/ A written request of the organization or individual engaged in the production, trading, storage, preservation and use of hazardous chemicals;
b/ Chemical-related incident prevention and response measures;
c/ Enclosed documents (if any).
3. Agencies competent to certify chemical -related incident prevention and response measures shall conduct physical inspection at establishments engaged in the production, trading, storage, preservation and use of hazardous chemicals before granting certificates. The time limit for certifying chemical-related incident prevention and response measures is 20 working days after receiving a complete and valid dossier mentioned in Clause 2 of this Article.
4. Organizations and individuals requesting certification of chemical-related incident prevention and response measures shall pay a fee according to law.
5. Line ministries shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with state management agencies in charge of fire prevention and fighting and relevant state management agencies in, certifying chemical-related incident prevention and response measures;
b/ Conduct regular or irregular examination of the management and implementation of measures for prevention of and response to chemical-related incidents under their management;
c/ Specify requirements on the contents and grant of certificates of chemical-related incident prevention and response measures."
7. To add the following Article 7c below Article 7
"Article 7c. Registration of chemical use
1. Organizations and individuals using chemicals under Chapter V and Articles 63 and 64 of the Chemical Law shall register the use of chemicals.
2. Line ministries shall specify the registration of the use of chemicals under their management; and conduct regular or irregular examination of the registration of the use of chemicals."
8. To amend and supplement Article 8 as follows
"Article 8. Conditions for production or trading of chemicals subject to conditional production or trading in the healthcare sector
1. Conditions on production and trading of chemicals in the pharmacy sector
Establishments producing or trading in chemicals used in the pharmacy sector must satisfy the conditions on managers in charge of professional affairs, physical and technical foundations and personnel prescribed in the Pharmacy Law and the Government's Decree No. 79/2006/ND-CP of August 9, 2006, detailing a number of articles of the Pharmacy Law.
2. Conditions for production of insecticidal and germicidal chemicals and preparations for family and medical use
An establishment producing insecticidal and germicidal chemicals and preparations for family and medical use must satisfy the following conditions:
a/ The person directly regulating production activities possesses a university or higher degree in a chemical discipline;
b/ The establishment's physical and technical foundations satisfy the requirements specified in Article 12 of the Chemical Law;
c/ The establishment has adequate quality control equipment and devices or enter into a contract with a capable unit to inspect the quality of goods;
d/ The establishment has worked out measures for fire and explosion and chemical-related incident prevention and response, waste treatment and environmental protection according to law.
3. Conditions for trading in insecticidal and germicidal chemicals and preparations for family and medical use
An establishment trading in insecticidal and germicidal chemicals and preparations for family and medical use must satisfy the following conditions;
a/ The person in charge of chemical safety possesses an intermediate or higher degree in a chemical discipline, except cases of trading in ordinary insecticidal and germicidal preparations, including mosquito-repellent incenses, insect-repellent sprays and creams, electric-operated mosquito-repellent chemical plates and solutions, mosquito-repellent nets and cockroach and fly baits;
b/ The establishment's physical and technical foundations satisfy the requirements specified in Article 12 of the Chemical Law;
c/ The establishment has worked out measures for fire and explosion and chemical-related incident prevention and response, waste treatment and environmental protection according to law.
4. Conditions for production of chemicals for use in medical equipment and devices
Establishments producing chemicals for use in medical equipment and devices must satisfy the conditions stated in Clause 2 of this Article.
5. Conditions for trading in chemicals for use in medical equipment and devices
Establishments trading in chemicals for use in medical equipment and devices must satisfy law-prescribed conditions on trading in medical equipment and devices."
9. To supplement the title of Article 12 as follows
"Article 12. Conditions on production and trading of chemicals on the list of chemicals restricted from production and trading"
10. To amend and supplement Article 13 as follows
"Article 13. Responsibility to establish safety distances
1. Investment projects on the production, trading, storage, preservation and use of hazardous chemicals on the list provided in Appendix IV to this Decree shall establish safety distances between chemical-producing, -trading, -storing, -preserving and –using facilities and residential areas, public works, historical or cultural relics, scenic places, beauty spots, nature reserves, national parks, biosphere reserves, species-habitat conservation areas, marine conservation areas and daily-life water sources according to this Decree and observe technical regulations on safety distances.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and provincial -level People's Committees in, examining and evaluating safety distances of operating establishments producing, trading, storing, preserving or using hazardous chemicals which fail to satisfy the conditions on safety distances prescribed in this Decree.
Operating establishments which have not yet established safety distances shall work out a roadmap for establishment of safety distances and report implementation results to line management ministries and provincial-level People's Committees. The establishment of safety distances must be completed before December 30, 2012."
11. To amend and supplement Article 18 as follows
"Article 18. Procedures for chemical declaration
1. For chemical producers
a/ Provincial-level Industry and Trade Departments shall receive declaration dossiers of organizations and individuals producing Chemicals on the list of chemicals subject to compulsory declaration in their respective localities;
b/ A declarant shall make 1 dossier set comprising a written declaration of the chemical and a chemical safety data sheet in Vietnamese, for hazardous chemicals.
In case there is no change in the ingredients of a hazardous chemical which has been declared to the provincial-level Industry and Trade Department, the producer is not required to re-submit the chemical safety data sheet;
c/ Producers of chemicals on the list of chemicals subject to compulsory declaration shall send a written declaration of chemicals produced in a year to provincial-level Industry and Trade Departments before January 31 of the subsequent year.
2. For chemical importers
a/ The Ministry of Industry and Trade shall receive declaration dossiers of importers of chemicals on the list of chemicals subject to compulsory declaration;
b/ A declarant shall make 1 dossier set comprising a written declaration of the chemical; chemical sale and purchase invoices and other papers (if any). For hazardous chemicals on the list of chemicals subject to compulsory declaration provided in Appendix V to this Decree, the declaration dossier must be enclosed with a chemical safety data sheet in Vietnamese, made according to a form provided by the Ministry of Industry and Trade, and its English version for comparison when necessary.
In case there is no change in the ingredients of a hazardous chemical which has been previously declared to the Ministry of Industry and Trade, the importer is not required to re-submit the chemical safety data sheet. This provision does not apply to organizations and individuals declaring imported chemicals electronically;
c/ Importers of chemicals shall declare chemicals to the Ministry of Industry and Trade before enjoying customs clearance for these chemicals;
d/ The time limit for the Ministry of Industry and Trade to certify the declaration of imported chemicals is 7 working days after the receipt of a complete and valid dossier specified at Point b, Clause 2 of this Article.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide for forms of chemical declaration and chemical declaration certificate and specify the electronic declaration of imported chemicals and reporting of chemicals.
4. Cases exempt from declaration
Chemicals produced or imported only once for security, defense or response to natural disasters or emergency circumstances of diseases or epidemics.
5. Chemical declaration fee Declarants of produced or imported chemicals shall pay a declaration fee according to law."
12. To add the following Article 18a below Article 18
"Article 18a. Certification of chemical safety data sheets for exported chemicals Before exporting chemicals, exporters shall fully fill in the chemical safety data sheets as required and have these sheets evaluated and certified by the Ministry of Industry and Trade."
13. To amend Clause 2, Article 20 as follows
"2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and localities in, elaborating a scheme on building the national chemical database and making a national list of chemicals for submission to the Prime Minister for consideration and approval."
14. To amend Clause 2, Article 22 as follows
"2. This Decree replaces the Government's Decree No. 68/2005/ND-CP of May 20, 2005, on chemical safety."
Article 2. Effect
This Decree takes effect on June 1, 2011.
Article 3. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |