Chương 3 Luật hóa chất 2007 : Sản xuất, kinh doanh hóa chất
Số hiệu: | 06/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 14/01/2008 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải thực hiện các quy định về quản lý và an toàn hóa chất theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm an toàn cho người lao động, sức khoẻ cộng đồng và môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành hệ thống an toàn và xử lý chất thải.
3. Cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất, bao gồm:
a) Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;
b) Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;
c) Trang thiết bị bảo hộ lao động;
d) Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;
đ) Phương tiện vận chuyển;
e) Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.
2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc phạm vi quản lý.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có người chuyên trách về an toàn hóa chất có trình độ chuyên môn phù hợp với quy mô và loại hình sản xuất, kinh doanh hóa chất, nắm vững công nghệ, phương án và các biện pháp bảo đảm an toàn hóa chất.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
3. Người trực tiếp điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất.
1. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện là hóa chất nguy hiểm có yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
2. Yêu cầu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện được quy định như sau:
a) Thực hiện quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này;
b) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện;
c) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận.
3. Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan phối hợp xây dựng điều kiện sản xuất, kinh doanh và Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trình Chính phủ ban hành.
4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định quy chuẩn kỹ thuật và tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất quy định tại Điều này.
1. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh là hóa chất nguy hiểm được kiểm soát đặc biệt về kỹ thuật an toàn, phạm vi, loại hình, quy mô, thời hạn sản xuất, kinh doanh để bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, sức khỏe con người, tài sản, môi trường.
2. Yêu cầu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:
a) Thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 14 của Luật này;
b) Có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là Giấy phép).
3. Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan phối hợp xây dựng điều kiện sản xuất, kinh doanh và Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trình Chính phủ ban hành.
4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và tổ chức cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý của mình.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép lập hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ chứng minh đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 14 hoặc điểm a khoản 2 Điều 15 của Luật này.
3. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép cho tổ chức, cá nhân; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Giấy chứng nhận, Giấy phép gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất;
b) Địa điểm sản xuất, kinh doanh hóa chất;
c) Loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh;
d) Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép;
đ) Đối với Giấy phép còn phải có quy định về thời hạn của Giấy phép.
2. Thời hạn của Giấy phép do bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định phù hợp với loại hình, quy mô và đặc thù của hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
1. Trường hợp mở rộng sản xuất, kinh doanh hóa chất vượt quá điều kiện của Giấy chứng nhận, quy định của Giấy phép đã được cấp thì trước khi thực hiện, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục bổ sung Giấy chứng nhận, Giấy phép cho phù hợp với quy mô mới. Thủ tục bổ sung Giấy chứng nhận, Giấy phép được thực hiện như thủ tục đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận, Giấy phép.
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp phép;
b) Không còn đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp phép;
c) Vi phạm quy định trong Giấy chứng nhận, Giấy phép mà không khắc phục trong thời hạn quy định của cơ quan có thẩm quyền;
d) Cho thuê, mượn Giấy phép; tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận, Giấy phép;
đ) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này;
e) Chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất.
3. Tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung Giấy chứng nhận, Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Hóa chất cấm là hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định.
2. Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Tổ chức, cá nhân được phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải quản lý nghiêm ngặt số lượng; bảo đảm không để xảy ra thất thoát, sự cố; báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
5. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành lập Danh mục hóa chất cấm trình Chính phủ ban hành.
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không, hàng hải và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân và cơ quan có liên quan nơi gần nhất.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Điều kiện về khoảng cách an toàn, yêu cầu kỹ thuật an toàn trong cất giữ, bảo quản hoá chất;
2. Có các cảnh báo cần thiết tại nơi cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 12 của Luật này;
3. Có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố phù hợp với các đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
4. Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Chương VI của Luật này.
1. Địa điểm sản xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn nước sinh hoạt.
2. Tổ chức, cá nhân không được xây dựng nhà ở và công trình khác trong phạm vi khoảng cách an toàn, trừ công trình chuyên dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Chính phủ quy định cụ thể về khoảng cách an toàn quy định tại Điều này.
1. Việc mua, bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, có xác nhận của bên mua, bên bán để làm cơ sở cho việc kiểm soát hóa chất độc lưu thông trên thị trường.
2. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc bao gồm các thông tin về tên hóa chất, số lượng hóa chất, mục đích sử dụng; tên, chữ ký của người mua, người bán; địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân của người đại diện bên mua và bên bán; ngày giao hàng.
3. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua ít nhất năm năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
4. Bộ Công thương quy định mẫu phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất phải tuân thủ các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quy định việc xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Quảng cáo hóa chất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa có chứa hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm phải kèm theo cảnh báo về đặc tính nguy hiểm, độc hại của hóa chất và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của sản phẩm, hàng hóa đó.
CHEMICAL PRODUCTION AND TRADING
Article 11. Responsibilities for assuring safety in chemical production and trading
1. Organizations and individuals engaged in chemical production and trading shall abide by the chemical management and safety provisions of this Law and other relevant laws so as to ensure safety for laborers, community health and the environment.
2. Organizations and individuals engaged in chemical production and trading shall regularly inspect, maintain and operate waste treatment systems safely.
3. State management agencies shall, within the scope of their tasks and powers, regularly guide, inspect and examine the assurance of safety in chemical production and trading.
Article 12. Requirements on material-technical foundations in chemical production and trading
1. Organizations and individuals engaged in chemical production or trading must have the following material-technical foundations suitable to their operation scope and properties of chemicals:
a/ Workshops, storehouses and technological equipment;
b/ Safety equipment and devices, equipment and devices for prevention and fighting of fire, explosion, lightning, chemical leakage or dispersal and other chemical incidents;
c/ Labor protection equipment and devices;
d/ Environmental protection equipment and devices, waste treatment systems;
dd/ Vehicles of transportation;
e/ Rules on chemical safety; signaling system suitable to the hazard degree of chemicals in the places of hazardous chemical production and trading. In case chemicals have different hazardous properties, warning signs must fully show these hazardous properties.
2. Line ministries shall specify conditions on material-technical foundations to ensure safety in chemical production and trading activities under their management.
Article 13. Professional requirements on chemical production and trading
1. Organizations and individuals engaged in chemical production and trading shall arrange person in charge of chemical safety who possess professional qualifications relevant to the scope and type of chemical production and trading and thorough knowledge about technologies and chemical safety plans and measures.
2. Laborers directly engaged in chemical production and trading must possess professional qualifications relevant to their assigned tasks.
3. Persons directly administering production activities of hazardous chemical-producing facilities must have a university or higher degree in chemistry.
Article 14. Production of and trading in chemicals on the list of those subject to conditional production and trading
1. Chemicals on the list of those subject to conditional production or trading are hazardous chemicals with strict requirements on technical safety in production and trading.
2. Requirements on production of and trading in chemicals on the list of those subject to conditional production or trading are stipulated as follows:
a/ Complying with the provisions of Articles 11, 12 and 13 of this Law;
b/ Having material-technical foundations and professional capacity satisfying the technical regulations applicable to the production of and trading in chemicals on the list of those subject to conditional production and trading;
c/ Having a certificate of qualification for production of and trading in chemicals on the list of those subject to conditional production and trading (referred to as certificate), if such a certificate, is required by law.
3. The Ministry of Industry and Trade and concerned ministries and branches shall coordinate with one another in providing for production and trading conditions and formulating a list of chemicals subject to conditional production and trading before submitting it to the Government for promulgation.
4. Line ministries shall, within the scope of their tasks and powers, issue technical regulations and grant certificates of qualification for chemical production and trading specified in this Article.
Article 15. Production of and trading in chemicals on the list of those restricted from production and trading
1. Chemicals on the list of those restricted from production and trading are hazardous chemicals which are subject to special control of safety techniques as well as production and trading scope, type, scale and duration in order to ensure that no harms are caused to national defense, security, human health, property and the environment.
2. Requirements on production of and trading in chemicals on the list of those restricted from production and trading are stipulated as follows:
a/ Complying with the provisions at Points a and b, Clause 2, Article 14, of this Law;
b/ Having a permit for production of and trading in chemicals on the list of those restricted from production and trading (referred to as permit).
3. The Ministry of Industry and Trade and concerned ministries and branches shall coordinate with one another in providing for production and trading conditions and elaborating a list of chemicals restricted from production and trading before submitting it to the Government for promulgation.
4. Line ministries are competent to grant permits and shall organize the grant of permits for production of and trading in chemicals on the list of those restricted from production and trading falling under their management scope.
Article 16. Order of and procedures for grant of certificates and permits
1. Organizations and individuals applying for certificates or permits shall compile and send dossiers to state agencies competent to grant certificates or permits.
2. A dossier of application for a certificate or permit comprises:
a/ An application for a certificate or permit, made according to a set form;
b/ A copy of the business registration certificate;
c/ Papers evidencing the satisfaction of requirements specified at Points a and b, Clause 2, Article 14, or Point a, Clause 2, Article 15, of this Law.
3. Within 20 days after receiving a valid and complete dossier as prescribed in Clause 2 of this Article, the competent state agency shall grant a certificate or permit to the applicant. In case of refusal, it shall issue a written reply stating the reason.
4. Organizations and individuals applying for certificates or permits shall pay charges as prescribed by law.
Article 17. Contents of certificates or permits
1. A certificate or permit has the following principal contents:
a/ Name and address of the chemical facility;
b/ Place of chemical production or trading;
c/ Form and scope of chemical production or trading and categories of chemicals to be produced or traded in;
d/ Obligations of the facility which is granted a certificate or permit;
dd/ Validity duration, for permits.
2. The validity of permits shall be prescribed by line ministries suitable to the category and characteristics of chemicals on the list of those restricted from production and business.
Article 18. Supplementation or withdrawal of certificates and permits
1. In case of expanding the scope of chemical production or trading beyond the conditions prescribed in the granted certificate or the provisions of the granted permit, before conducting the expansion, the concerned organization or individual shall carry out procedures for supplementation of the certificate or permit so as to suit the new scope of production or trading. The procedures for the supplementation of certificates and permits are similar to those for the grant of new certificates or permits.
2. An organization or individual may have its/his/her certificate or permit withdrawn in the following cases:
a/ Having forged the dossier of application for a permit;
b/ No longer satisfying the conditions for grant of a permit;
c/ Violating the provisions of the certificate or permit but failing to remedy consequences within the time limit prescribed by a competent agency;
d/ Leasing or borrowing the permit or modifying the contents of the certificate or permit;
dd/ Seriously violating the provisions of this Law;
e/ Terminating activities of chemical production or trading.
3. Organizations and individuals applying for supplementation of certificates or permits shall pay a fee as prescribed by law.
Article 19. Chemicals on the list of banned chemicals
1. Banned chemicals are extremely hazardous chemicals on the list of banned chemicals promulgated by the Government.
2. Organizations and individuals may not produce, trade in, transport, store and use chemicals on the list of banned chemicals, except for cases prescribed in Clause 3 of this Article.
3. In special cases for the purposes of scientific research, defense and security assurance or epidemic prevention and control, the production, import and use of chemicals on the list of banned chemicals must be permitted by the Prime Minister.
4. Organizations and individuals permitted to produce, import or use chemicals on the list of banned chemicals shall strictly manage these chemicals in terms of quantity, not let any loss or incident occur and make periodical reports as prescribed in Article 52 of this Law.
5. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and branches in, elaborating a list of banned chemicals for submission to the Government for promulgation.
Article 20. Transportation of hazardous chemicals
1. Organizations and individuals that transport hazardous chemicals shall abide by the provisions on the transportation of dangerous cargoes in the laws on road, inland waterway, railway, air and sea transport and other relevant laws.
2. If an incident occurs en route, vehicle operators, goods owners and vehicle owners shall take necessary measures to minimize and remedy consequences and, at the same time, notify the incident to the nearest Peoples Committee and concerned agencies.
Article 21. Storage and preservation of hazardous chemicals in chemical production or trading
Production or business organizations and individuals that store or preserve hazardous chemicals must satisfy the following requirements:
1. Satisfying the conditions on safety distance and safety techniques in chemical storage and preservation;
2. Displaying necessary warnings at places of storage and preservation of hazardous chemicals as prescribed at Point f, Clause 1, Article 12, of this Law;
3. Having equipment and vehicles in response to incidents, which are suitable to hazardous properties of chemicals;
4. Adopting chemical incident prevention and response measures or plans as prescribed in Chapter VI of this Law.
Article 22. Safety distances of hazardous chemical production and trading facilities
1. Production places and warehouses of facilities producing or trading in chemicals on the list prescribed in Clause 1, Article 38, of this Law must ensure safety distances from residential quarters, public works, historical and cultural relics, beauty spots, bio-diversity conservation zones and daily-life water sources.
2. Organizations and individuals may not build dwelling houses and other works in the safety distances, except special-use works permitted by competent state agencies.
3. The Government shall specify safety distances prescribed in this Article.
Article 23. Control of the sale and purchase of toxic chemicals
1. The sale and purchase of toxic chemicals require control cards certified by the seller and the purchaser as a basis for the control of toxic chemicals circulated in the market.
2. A toxic chemical sale and purchase control card contains information on the name, quantity and use purpose of the chemical; names and signatures of the seller and the purchaser; addresses and identity card serial numbers of representatives of the seller and the purchaser; and the date of delivery.
3. Toxic chemical sale and purchase control cards must be preserved by the seller and the purchaser for at least five years and produced at the request of competent state agencies.
4. The Ministry of Industry and Trade shall set the form of toxic chemical sale and purchase control card.
Article 24. Import, export, temporary import for re-export and transit of chemicals
The import, export, temporary import for re-export and transit of chemicals must comply with the provisions of this Law, other relevant laws and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 25. Disposal and discard of residual chemicals and chemical wastes and containers
1. Organizations and individuals producing or trading in chemicals shall dispose of and discard residual chemicals and chemical wastes and containers in accordance with the law on environmental protection.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, providing for the disposal and discard of residual chemicals and chemical wastes and containers in accordance with the law on environmental protection.
Article 26. Advertisements on chemicals
1. Advertisements on chemicals must comply with the law on advertisement.
2. Advertisements on products and goods containing toxic or hazardous chemicals must be accompanied with warnings on hazardous or toxic properties of chemicals and instructions on prevention of harms caused by these products and goods.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Chính sách của Nhà nước về hoạt động hóa chất
Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch công nghiệp hóa chất
Điều 9. Trách nhiệm xây dựng quy hoạch công nghiệp hóa chất
Điều 10. Yêu cầu đối với dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất
Điều 49. Nghĩa vụ cung cấp thông tin
Điều 63. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Bộ Công thương
Điều 14. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
Điều 15. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
Điều 27. Phân loại, ghi nhãn hóa chất
Điều 29. Phiếu an toàn hóa chất
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác
Điều 12. Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
Điều 14. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
Điều 15. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
Điều 19. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
Điều 22. Khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm
Điều 27. Phân loại, ghi nhãn hóa chất
Điều 29. Phiếu an toàn hóa chất
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác
Điều 36. Phòng ngừa sự cố hóa chất
Điều 55. Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia
Điều 55. Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra
Điều 14. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
Điều 15. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
Điều 22. Khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm
Điều 23. Kiểm soát mua, bán hóa chất độc
Điều 24. Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác
Điều 36. Phòng ngừa sự cố hóa chất
Điều 38. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Điều 63. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Bộ Công thương
Điều 64. Trách nhiệm quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất
Điều 63. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
Điều 14. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
Điều 15. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
Điều 19. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
Điều 22. Khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm
Điều 29. Phiếu an toàn hóa chất
Điều 38. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Điều 55. Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia
Điều 23. Kiểm soát mua, bán hóa chất độc
Điều 27. Phân loại, ghi nhãn hóa chất
Điều 29. Phiếu an toàn hóa chất
Điều 39. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Điều 46. Quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới
Điều 63. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Bộ Công thương
Điều 11. Trách nhiệm bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
Điều 12. Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
Điều 14. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
Điều 15. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
Điều 16. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
Điều 18. Bổ sung, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
Điều 19. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
Điều 23. Kiểm soát mua, bán hóa chất độc
Điều 29. Phiếu an toàn hóa chất
Điều 36. Phòng ngừa sự cố hóa chất
Điều 39. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Điều 40. Hồ sơ, trình tự thủ tục phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Điều 41. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Điều 46. Quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới
Điều 52. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm