Chương VI Luật Giao thông đường bộ 2008: Vận tải đường bộ
Số hiệu: | 23/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 12/03/2009 | Số công báo: | Từ số 145 đến số 146 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.
3. Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:
a) Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
b) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;
c) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;
d) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
đ) Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
b) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
c) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
d) Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.
3. Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
c) Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.
3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;
b) Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
c) Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
d) Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;
e) Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.
1. Người kinh doanh vận tải hành khách có các quyền sau đây:
a) Thu cước, phí vận tải;
b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
b) Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;
c) Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách;
d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vé và chứng từ thu cước, phí vận tải hành khách.
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.
2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải;
b) Được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe;
c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định;
b) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
c) Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.
1. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;
b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;
b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
1. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó;
b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Từ chối vận chuyển nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.
2. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;
c) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.
3. Chính phủ quy định giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa.
1. Người thuê vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:
a) Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người thuê vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng;
b) Thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hóa;
c) Cử người áp tải hàng hóa trong quá trình vận tải đối với loại hàng hóa bắt buộc phải có người áp tải.
1. Người nhận hàng có các quyền sau đây:
a) Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ tương đương khác;
b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng chậm;
c) Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải để yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa;
d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.
2. Người nhận hàng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận; xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa;
b) Thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm.
1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.
2. Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
1. Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải.
2. Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.
3. Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.
1. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.
3. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
1. Xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng, đỗ đúng nơi quy định.
2. Người lái xe taxi khách, xe taxi tải đón, trả hành khách, hàng hóa theo thỏa thuận giữa hành khách, chủ hàng và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông.
3. Xe chở hàng phải hoạt động theo đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe.
4. Xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời phải được che phủ kín không để rơi, vãi trên đường phố; trường hợp để rơi, vãi thì người vận tải phải chịu trách nhiệm thu dọn ngay.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật.
1. Việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa phải theo đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thực hiện khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện tại địa phương.
1. Vận tải đa phương thức quy định trong Luật này là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó có phương thức vận tải bằng đường bộ trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Chính phủ quy định cụ thể về vận tải đa phương thức.
1. Hoạt động của bến xe ô tô khách, bến xe ô tô hàng, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải bảo đảm trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác bến xe ô tô khách có quyền, nghĩa vụ sắp xếp nơi bán vé hoặc tổ chức bán vé cho hành khách theo hợp đồng với người kinh doanh vận tải; sắp xếp xe ô tô có đủ điều kiện kinh doanh vận tải vào bến đón, trả khách đúng tuyến.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác bến xe ô tô hàng có quyền, nghĩa vụ sắp xếp xe ô tô vào bến xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ kho bãi, ký gửi, đóng gói, bảo quản hàng hóa.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác bãi đỗ xe có quyền, nghĩa vụ tổ chức dịch vụ trông giữ phương tiện.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác trạm dừng nghỉ có quyền, nghĩa vụ tổ chức dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; thực hiện công việc theo hợp đồng ủy thác với người vận tải.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào loại bến xe ô tô để quy định giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô.
ROAD TRANSPORTATION
Section 1. ROAD TRANSPORTATION ACTIVITIES.
Article 64. Road transportation activities
1. Road transportation activities include non-commercial road transportation and commercial road transportation. Commercial road transportation is a conditional business as presented by law.
2. Commercial road transportation includes commercial passenger transportation and commercial cargo transportation.
3. Road transportation activities must be in line with the road transportation planning and transportation route network.
Article 65. Working time of automobile drivers
1. In a day, an automobile driver must work for 10 hours at most and must not be on the wheel for more than 4 hours in a row.
2. Carriers and automobile drivers shall comply with Clause 1 of this Article.
Article 66. Commercial transportation by car
1. Commercial passenger transportation by car includes:
a/ Commercial passenger transportation along fixed routes with identified departure and destination stops according to given schedules and itineraries;
b/ Commercial passenger transportation by bus along fixed routes with specified stops for passenger embarkation and disembarkation, and buses traveling according to given itineraries with a specified distance and scope of operation;
c/ Commercial passenger transportation by taxi according to schedules and itineraries requested by passengers, and charges calculated according to taxi meters;
d/ Commercial passenger transportation under transportation contracts, without fixed routes;
e/ Tourist transportation according to tourist routes, programs and destinations.
2. Commercial cargo transportation by car includes:
a/ Ordinary commercial cargo transportation;
b/ Commercial cargo transportation by taxi truck;
c/ Commercial transportation of extra-long and extra-heavy cargoes;
d/ Commercial transportation of dangerous cargoes.
3. The Government shall issue specific regulations on commercial transportation by car.
Article 67. Conditions for commercial transportation by car
1. Enterprises, cooperatives and households conducting commercial transportation by car must fully meet the following conditions:
a/ Making registration for commercial transportation by car under law;
b/ Ensuring the quantity, quality and use life of vehicles suitable to the business form; fitting travel monitoring devices on their vehicles according to the Government’s regulations;
c/ Ensuring the number of drivers and attendants suitable to the business plan and signing written labor contracts with them; attendants working on vehicles must be trained in transportation business skills and traffic safety; it is forbidden to employ drivers who are banned from driving under law;
d/ Persons who directly manage transportation activities of enterprises and cooperatives must possess transportation qualifications;
e/ Owning a parking lot suitable to the size of enterprise, cooperative or household, ensuring requirements of order, safely, fire and explosion prevention and fight, and environmental sanitation.
2. Only enterprises and cooperatives may conduct commercial passenger transportation along fixed routes, commercial passenger transportation by bus or by taxi, and must fully meet the following conditions:
a/ The conditions specified in Clause 1 of this Article;
b/ Having a section in charge of traffic safety conditions;
c/ Registering passenger transportation service quality standards with a competent agency and publicizing them.
3. Only enterprises and cooperatives may conduct commercial cargo transportation by container and must fully meet the conditions specified in Clause 1 and Point b, Clause 2, of this Article.
4. The Government shall issue specific regulations on conditions on and licensing of commercial transportation by car.
Article 68. Passenger transportation by car
1. Carriers and passenger car drivers shall comply with the following provisions:
a/ To embark and disembark passengers at prescribed places;
b/ Not to carry passengers on the car roofs or luggage compartments or let passengers cling to cars from the outside;
c/ Not to carry dangerous goods, fetid goods, animals or other goods adversely affecting passenger health;
d/ Not to carry passengers, luggage and cargo in excess of the prescribed mass or passenger number;
e/ Not to load cargo in passenger cabins; to take measures to keep the cars clean.
2. The Minister of Transport shall prescribe the organization and management of passenger transportation by car.
Article 69. Rights and obligations of passenger transportation dealers
1. The passenger transportation dealer has the following rights:
a/ To collect transportation fares and freights;
b/ To refuse to transport before the vehicles leave the car terminal or embarking positions or to disembark under transport contracts persons who possess tickets or are named in the contracts but commit acts of disturbing public order, obstructing the transport dealer’s work, affecting the health and property of others or cheating in tickets, or passengers suffering a dangerous disease.
2. The passenger transportation dealer has the following obligations:
a/ To fully realize the commitments on transport quality or fully perform transport contracts;
b/ To buy insurance for passengers, with insurance premiums included in passenger tickets;
c/ To hand tickets and freight receipts to passengers;
d/ To pay compensation for damage caused by their employees or representatives when performing jobs assigned by them;
e/ To take responsibility for consequences caused by their employees or representatives in complying with their requests in contravention of this Law.
3. The Minister of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Transport in, prescribing passenger tickets and freight receipts.
Article 70. Responsibilities of drivers and attendants working on passenger cars
1. To check their cars’ safety conditions before setting off.
2. To show civilized and polite behaviors and guide passengers to their right seats.
3. To check the arrangement and tie up luggage and cargo to ensure safety.
4. To take measures to protect passengers’ lives, health and property, and maintain order and sanitation in their cars;
5. To close the doors before and during the time the cars move.
Article 71. Rights and obligations of passengers
1. Passengers have the following rights:
a/ To be transported according to the transport contracts and transport dealer’s transport quality commitments;
b/ To pay no freight for luggage not exceeding 20 kg and of a size suitable to the car’s design;
c/ To refuse transport before the car sets off and be refunded ticket money according to regulations of the Minister of Transport.
2. Passengers have the following obligations:
a/ To buy tickets and pay freights for carried luggage in excess of the prescribed limit;
b/ To be present at the places of departure on time as agreed upon; to observe transport regulations; to comply with the instructions of the driver and attendants to ensure traffic order and safety;
c/ Not to carry luggage and goods banned by law from circulation.
Article 72. Cargo transportation by car
1. The transportation of goods by car must comply with the following provisions:
a/ Cargoes transported on cars must be tidily arranged and securely tied up;
b/ When transporting unpackaged cargo, to cover them and not to let them drop on the road.
2. The following acts are prohibited:
a/ Transporting cargoes beyond the designed mass or beyond the size limits permitted for the car;
b/ Carrying people in a car’s body, except for the case specified in Clause 1, Article 21 of this Law.
3. The Minister of Transport shall prescribe the organization and management of cargo transport by car.
Article 73. Rights and obligations of cargo transportation dealers
1. The cargo transportation dealer has the following rights:
a/ To request the transportation charterer to supply necessary information on the cargo for writing in transportation papers and examine the accuracy of such information;
b/ To request the transportation charterer to fully pay freights and arising expenses; to request the transportation charterer to pay compensations for damage caused by breaches of contract;
c/ To refuse transportation if the transportation charterer fails to deliver cargoes as agreed upon in their contract;
d/ To request cargo survey when necessary.
2. The cargo transportation dealer has the following obligations:
a/ To provide vehicles of proper type, at the time and place and deliver cargo to consignees as agreed upon in contracts;
b/ To guide the loading and unloading of cargo on vehicles;
c/ To pay compensation to the transportation charterer for cargo losses or damage in the course of transportation from the receipt to delivery of cargo, except for cases of exemption as prescribed by law;
d/ To pay compensation for damage caused by his/her employees or representatives when performing jobs assigned by him/her;
e/ To take responsibility for consequences caused by his/her employees or representatives in complying with his/her requests in contravention of this Law.
3. The Government shall prescribe liability limits of cargo transportation dealers.
Article 74. Rights and obligations of cargo transportation charterers
1. The cargo transportation charterer has the following rights:
a/ To refuse to load cargo on a vehicle which is not of a type as agreed upon in the contract;
b/ To request the transportation dealer to deliver cargo at the time and place as agreed upon in the contract;
c/ To request the transportation dealer to pay compensation for damage according to law.
2. The cargo transportation charterer has the following obligations:
a/ To prepare adequate lawful papers on the cargo before delivering it to the transportation dealer; to package the cargo according to specifications with sufficient and clear signals and codes; to deliver cargo to the transportation dealer at the time and place according to other instructions stated in the cargo delivery document;
b/ To fully pay freights and arising expenses for the cargo transportation dealer;
c/ To appoint persons to escort the cargo in the course of transportation, for cargo requiring escorts.
Article 75. Rights and obligations of cargo consignees
1. The cargo consignee has the following rights:
a/ To receive and check the received cargo against the transport paper or equivalent document;
b/ To request the transportation dealer to pay expenses for late delivery;
c/ To request or notify the transportation charterer to request the transportation dealer to pay compensations for cargo damage or loss;
d/ To request cargo survey when necessary.
2. The cargo consignee has the following obligations:
a/ To receive the cargo at the time and place as agreed upon; to produce the transport paper and personal identity paper to the transport dealer before receiving the cargo;
b/ To pay expenses for late cargo receipt.
Article 76. Transportation of extra-long and extra-heavy cargo
1. Extra-long or extra-heavy cargo means goods of a size or weight exceeding the prescribed limits but impossible to disassemble.
2. Extra-long or extra-heavy cargo must be transported on trucks suitable to such type of cargo and require a road use permit granted by a competent state agency.
3. Extra-long or extra-heavy cargo-transporting trucks must travel at a speed prescribed in their permits and have signals on the size of the cargo; when necessary, persons conducting traffic must be deployed to ensure traffic safety.
4. The Minister of Transport shall issue specific regulations on the transportation of extra-long and extra-heavy cargo.
Article 77. Transportation of live animals
1. Depending on species of live animals, the transportation dealer may request the transportation charterer to arrange an escort to take care of these animals in the course of transportation
2. The transportation charterer is responsible for loading and unloading live animals under the guidance of the transportation dealer; if unable to do so; the transportation charterer shall pay freights and loading and unloading charges to the transportation dealer.
3. The transportation of live animals on roads must observe the laws on hygiene, epidemic prevention and environmental protection.
Article 78. Transmutation of dangerous cargo
1. Cars carrying dangerous cargo must acquire permits granted by competent state agencies.
2. Cars carrying dangerous cargo may not stand and park at crowded places or danger-prone places.
3. The Government shall prescribe a list of dangerous cargo, the transportation of dangerous cargo and the competence to grant permits for transportation of dangerous cargo.
Article 79. Road transportation in urban areas
1. Buses must operate along prescribed routes, according to prescribed schedules and stand and park at prescribed places.
2. Drivers of passenger taxis or cargo taxis may embark and disembark passengers or load and unload cargo as agreed upon with passengers or cargo owners but shall comply with regulations on traffic safety.
3. Cargo trucks must operate along prescribed routes, within areas and according to schedules prescribed for each type of truck.
4. Rubbish vans and trucks carrying scraps or loose materials must be covered in order to prevent them from dropping on streets; if letting them drop, the carrier shall promptly clean up the streets.
5. Provincial-level People’s Committees shall issue specific regulations on road transportation in urban areas and the proportion of mass transit vehicles to meet the travel need of disabled persons.
Article 80. Passenger and cargo transportation by rudimentary vehicles, mopeds, motorcycles, three-wheeled motor vehicles and the like
1. The use of rudimentary vehicles, mopeds, motorcycles, three-wheeled motor vehicles and the like for carrying passengers and cargo must comply with regulations on traffic order and safety.
2. The Minister of Transport shall prescribe the implementation of Clause 1 of this Article.
3. Basing themselves on regulations of the Minister of Transport, provincial-level People’s Committees shall detail the implementation thereof in localities.
Article 81. Multi-modal transportation
1. Multi-modal transportation referred to in this Law means transportation of cargo from the place of receipt to the place of delivery of cargoes to a consignee by at least two modes, including the mode of road transportation, on the basis of a multi-modal transportation contract.
2. The Government shall issue specific regulations on multi-modal transportation.
Section 2. ROAD TRANSPORTATION SUPPORT SERVICES
Article 82. Road transportation support services
1. Road transportation support services include services at car terminals; parking lots and roadside service stations, and transportation agency, ticket sale agency, cargo collection, transshipment, warehousing and road transportation rescue services.
2. The Minister of Transport shall issue specific regulations on road transportation support services.
Article 83. Organization of operation of car terminals, parking lots and roadside service stations
1. The operation of passenger car terminals, cargo truck terminals, parking lots and roadside service stations must ensure order, safety, environmental sanitation, and fire and explosion prevention and fighting and submit to the management of local state management agencies.
2. Enterprises and cooperatives operating passenger car terminals have the right and obligation to arrange ticket sale offices or organize the sale of tickets to passengers under contracts with transport dealers; arrange cars fully meeting transportation business conditions to enter the terminals to take and discharge passengers according to proper routes.
3. Enterprises and cooperatives operating cargo truck terminals have the right and obligation to arrange trucks to enter the terminals to load and unload cargoes and cargo warehousing, consignment, packaging and preservation services.
4. Enterprises and cooperatives operating parking lots have the right and obligation to organize vehicle watch services.
5. Enterprises and cooperatives operating roadside service stations have the right and obligation to organize services for road users and vehicles in road traffic; and to perform jobs under service contracts with carriers.
6. Provincial-level People’s Committees shall prescribe car terminal service charges based on the types of car terminals.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ
Điều 46. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Điều 51. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ
Điều 61. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
Điều 6. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ
Điều 40. Đặt tên, số hiệu đường bộ
Điều 41. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ
Điều 42. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ
Điều 44. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ