Chương III Luật Giao thông đường bộ 2008: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Số hiệu: | 23/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 12/03/2009 | Số công báo: | Từ số 145 đến số 146 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
b) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
d) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
đ) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
1. Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu như sau:
a) Tên đường được đặt tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết; trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ;
b) Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực, đường bộ quốc tế.
2. Việc đặt tên, số hiệu đường bộ do cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ quyết định; riêng đường đô thị, đường tỉnh, việc đặt tên do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc đặt tên, số hiệu đường bộ.
1. Đường bộ được chia theo cấp kỹ thuật gồm đường cao tốc và các cấp kỹ thuật khác.
2. Đường bộ xây dựng mới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của từng cấp đường; các tuyến đường bộ đang khai thác chưa vào cấp phải được cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường phù hợp; đối với đường chuyên dùng còn phải áp dụng cả tiêu chuẩn riêng theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của các bộ quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải xây dựng, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật các cấp đường;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp đường.
4. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ của nước ngoài thì phải được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16% đến 26%. Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ quỹ đất phù hợp với loại đô thị.
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
3. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
4. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
1. Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.
2. Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.
3. Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ.
4. Việc đấu nối được quy định như sau:
a) Trường hợp có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh;
b) Trường hợp đường nhánh, đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đấu nối phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế;
c) Việc đấu nối các đường từ khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác vào đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5. Bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh.
1. Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm:
a) Đèn tín hiệu giao thông;
c) Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
d) Vạch kẻ đường;
đ) Cột cây số;
e) Công trình báo hiệu khác.
2. Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.
3. Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ.
1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm cấp kỹ thuật đường bộ, cảnh quan, bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sau khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, quyết định đưa vào khai thác theo quy định.
1. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được tiến hành khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện theo đúng nội dung của giấy phép và quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
3. Thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các quy định sau đây:
a) Chỉ được đào đường để sửa chữa công trình hoặc xây dựng mới hầm kỹ thuật dọc theo đường hoặc ngang qua đường nhưng phải có kế hoạch hàng năm thống nhất trước với cơ quan quản lý đường bộ, trừ trường hợp có sự cố đột xuất;
b) Phải có phương án thi công và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông;
c) Khi thi công xong phải hoàn trả phần đường theo nguyên trạng; đối với công trình ngầm phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường bộ.
4. Đơn vị thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
2. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì đường bộ.
1. Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương được bảo đảm từ quỹ bảo trì đường bộ.
Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chịu trách nhiệm.
2. Quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm;
b) Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ ở trung ương và địa phương.
Việc xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; có thiết kế bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Trong đô thị, khi xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại - dịch vụ, văn hóa và khu dân cư phải xây dựng đủ nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của công trình.
2. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải xây dựng theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Trạm thu phí là nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hoạt động của trạm thu phí phải bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
4. Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quy hoạch do Bộ Giao thông vận tải lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trường hợp cần thiết, để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập trạm kiểm tra tải trọng xe tạm thời.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy chuẩn kỹ thuật bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe; quy định về tổ chức, hoạt động của trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe.
1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.
4. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
c) Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
d) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
đ) Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
ROAD INFRASTRUCTURE FACILITIES
Article 39. Road classification
1. The road network consists of six systems, including national highways, provincial roads, district roads, communal roads, urban roads and special-use roads, which are prescribed as follows:
a/ National highways are roads connecting Hanoi capital with provincial-level administrative centers; roads connecting provincial-level administrative centers of three or more localities; road connecting an international seaport or airport to international border gates or major border gates; roads especially important to local or regional socio-economic development;
b/ Provincial roads are roads connecting provincial-level administrative centers with administrative centers of districts or adjacent provinces; roads important to provincial socio-economic development;
c/ District roads are roads connecting administrative centers of districts with administrative centers of communes, commune clusters or adjacent districts; roads important to district socio-economic development;
d/ Commune roads are roads connecting administrative centers of communes with villages and hamlets or equivalent units or connecting adjacent communes; roads important to commune socio-economic development;
e/ Urban roads are roads within the administrative boundaries of inner cities;
f/ Special-use roads are roads exclusively used for the transportation and travel of one or more than one agency, organization or individual.
2. The competence to classify and adjust road systems is prescribed below:
a/ The Minister of Transport shall decide on the national highway system;
b/ Provincial-level People’s Committee presidents shall decide on systems of provincial roads and urban roads after reaching agreement with the Ministry of Transport (for provincial roads) or the Ministry of Transport and the Ministry of Construction (for urban roads);
c/ District-level People’s Committee presidents shall decide on systems of district roads and commune roads after obtaining the approval of provincial-level People’s Committee presidents;
d/ Agencies, organizations and individuals with special-use roads shall decide on systems of special-use roads after obtaining written consent of the Minister of Transport, for special-use roads linking with national highways; written consent of provincial-level People’s Committee presidents, for special-use roads linking with provincial roads, urban roads or district roads; or written consent of district-level People’s Committee presidents, for special-use roads linking with commune roads.
Article 40. Naming and numbering of roads
1. Roads shall be named or numbered as follows:
a/ Roads may be named after well-known persons, persons with merits to the country or historical or cultural relics or events and place names or by naming practice; roads may be numbered using natural numbers added with a letter, when necessary; if the name of an urban road is identical to that of a national highway, both the name of the urban road and the name and number of the national way can be used;
b/ The names and numbers of roads forming part of a regional or international road network shall be given according to agreements between Vietnam and concerned countries. For roads connected with a regional or international road network, both of their domestic and regional or international names and numbers can he used.
2. The naming and numbering of roads shall be decided by agencies with road-classifying competence; particularly for urban and provincial roads, their naming shall be decided by provincial-level People’s Councils at the proposal of the People’s Committees of the same level.
3. The Government shall issue specific regulations on the naming and numbering of roads.
Article 41. Road technical standards
1. Roads are technically graded into expressways and roads of other technical grades.
2. Newly built roads must satisfy technical standards of their relevant grade; roads currently in use but not yet graded shall be renovated and upgraded to reach technical standards of relevant grades; special-use roads must also have their own standards prescribed by law.
3. Responsibilities of ministries are defined as follows:
a/ The Ministry of Transport shall formulate, and guide the implementation of, technical standards of roads of all grades;
b/ The Ministry of Science and Technology shall promulgate national technical standards for roads of all grades.
4. The application of foreign technical standards to roads is subject to approval of competent state management agencies.
Article 42. Land funds reserved for road infrastructure facilities
1. Land funds for road infrastructure facilities shall be determined in road infrastructure plannings. Provincial-level People’s Committees shall determine and manage land funds reserved for road infrastructure construction projects according to the approved planning.
2. The proportion of land for urban traffic to urban construction land must be between 16% and 26%. The Government shall prescribe specific land proportions suitable to each type of urban centers.
Article 43. Land areas reserved for roads
1. A land area reserved for a road includes the land for such road and the road safety corridor.
2. Within a land area reserved for a road, it is strictly forbidden to build other works, except for a number of essential projects which cannot be built outside such area, provided that permission of competent agencies is obtained, including defense and security works, road administration and exploitation works, telecommunications and electricity works, water supply and drainage, petrol, oil and gas pipelines.
3. Within a road safety corridor, in addition to complying with Clause 2 of this Article, the road safety corridor land may be temporarily used for agricultural and advertisement purposes without affecting road work and traffic safety. The erection of advertisement billboards within the road safety corridor is subject to written approval of road administration agencies.
4. Current users of law-recognized land areas within the road safety corridor may continue using these land areas for already identified purposes without impeding the safe protection of road works.
If such land use affects the safe protection of road works, land users and work owners shall take measures to redress the problem; otherwise the State will recover the land areas and pay compensations under law.
5. The Government shall issue specific regulations on land areas reserved for roads, the use and exploitation of road safety corridor land, and the construction of essential works within land areas reserved for roads.
Article 44. Assurance of technical requirements and traffic safety of road works
1. Newly built, upgraded or renovated road works must ensure technical standards and conditions on traffic safety for road users and vehicles in traffic, including pedestrians and disabled people. Urban roads must have pavements, road sections, flyovers and tunnels and traffic organized for pedestrians and disabled people to travel safely and conveniently.
2. Road works must be appraised in terms of traffic safety from the time of project elaboration, designing and construction and throughout the use process. Investment deciders and investors shall take into account traffic safety appraisal results for additional approval of projects.
3. Urban centers, industrial parks, economic zones, residential areas, commercial and service quarters and other works must have collector road systems built outside the road safety corridor; and ensure a distance from national highways as stipulated by the Government.
4. Road connection is provided as follows:
a/ Collector roads must be connected to branch roads, if branch roads are available;
b/ If branch roads or collector roads are to be directly connected to the main road, their connection points must be permitted by a competent road state administration agency right at the stage of project formulation and designing;
c/ The connection of paths from urban centers, industrial parks, economic zones, residential areas, commercial and service quarters and other works to roads must comply with regulations of the Minister of Transport.
5. Along with highway sections running through residential areas, there must be collector roads to serve people’s daily-life activities.
1. Road sign works include:
a/ Traffic light signals:
b/ Signs;
c/ Marker posts, barriers or protection fences;
d/ Road markings;
e/ Milestones;
f/ Other sign works.
2. Before being put into use, roads must be fully equipped with road sign works according to the approved designs.
3. It is prohibited to affix to road sign works any objects not related to the meanings and purposes of road sign works.
Article 46. Investment in construction and exploitation of road infrastructure facilities
1. Investment in the construction of road infrastructure facilities is investment in the construction, upgrading and renovation of road infrastructure facilities.
2. Investment in the construction of road infrastructure facilities must be in line with the road transportation planning already approved by competent authorities; comply with the process of investment and construction management and other legal provisions; and ensure technical standards of different grades of roads, landscape and environmental protection.
3. Vietnamese and foreign organizations and individuals may invest in the construction and commercial operation of road infrastructure facilities in accordance with law.
4. Competent People’s Committees shall assume the prime responsibility for ground clearance according to land recovery decisions of competent state agencies and create favorable conditions for organizations and individuals to invest in the construction and commercial operation of road infrastructure facilities.
5. Road infrastructure facilities, once constructed, upgraded or renovated, must be checked by competent agencies before it can be put into use.
Article 47. Construction of works on road currently in use
1. The construction of works on roads currently in use may be carried out only after permits of competent state agencies are obtained and must be in line with such permits and the law on construction.
2. In the course of construction, construction units shall put up signs and temporary fences at construction sites and take measures to ensure uninterrupted and safe traffic.
3. The construction or works on urban roads must comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article and the following provisions:
a/ Road digging may only be permitted for repairing works or building new technical tunnels along or across roads but according to annual plans which have been consented by the road administration agency, except for unexpected cases;
b/ There must be construction plans and schedules suitable to the characteristics of each street to ensure no traffic congestion;
c/ Upon the completion of construction, the road must be restored to its original conditions; for underground works, a dossier on construction completion must be compiled and handed over to the road administration agency.
4. Construction units shall take responsibility before law for failure to take measures to ensure uninterrupted and safe traffic according to regulations, for the occurrence of traffic accidents, traffic jams or serious environmental pollution.
Article 48. Road administration and maintenance
1. Road maintenance means activities of maintaining and repairing roads in order to preserve technical standards of roads currently in use.
2. Roads, after being put into use, must be administered and maintained as follows:
a/ Monitoring of the conditions of road works; organization of traffic; examination and inspection of the protection of road infrastructure facilities;
b/ Regular maintenance and regular and irregular repair.
3. Road administration and maintenance responsibilities are defined as follows:
a/ The Ministry of Transport is responsible for the national highway system;
b/ Provincial-level People’s Committees are responsible for the systems of provincial roads and urban roads. The administration and maintenance of systems of district and commune roads shall be prescribed by provincial-level People’s Committees;
c/ Special-use roads and roads not under state management and exploitation and roads built with non-state budget funding sources shall be administered and maintained by investors according to regulations.
4. The Minister of Transport shall issue regulations on road administration and maintenance.
Article 49. Financial sources for road administration and maintenance
1. Fundings for the administration and maintenance of national highways and local roads come from road maintenance funds.
Fundings for the administration and maintenance of special-use roads and roads not under state management and exploitation and roads built with non-state budget funding sources are covered by their administration and exploitation organizations and individuals.
2. Road maintenance funds shall be formed from the following sources:
a/ Annual state budget allocations;
b/ Revenue sources related to road use and other revenue sources as prescribed by law.
3. The Government shall issue specific regulations on the setting up, management and use of road maintenance funds at central and local levels.
Article 50. Building of level crossings between roads and railroad tracks
The construction of level crossings between roads and railroad tracks is subject to permission of competent state agencies, and must have designs which ensure technical standards and traffic safety conditions and have been approved by competent state agencies according to regulations of the Minister of Transport.
Article 51. Car terminals, parking lots, roadside service stations, vehicle mass inspection stations and road toll stations
1. In urban centers, the construction of working offices, schools, hospitals, trade and service centers, cultural centers and residential quarters must include the construction of parking lots suitable to the works’ sizes.
2. Car terminals, parking lots and roadside service stations must be built according to plannings already approved by competent state agencies, and must ensure technical standards.
3. Toll stations, where tolls for vehicles operating on the roads are collected, shall be built according to plannings or investment projects approved by competent sate agencies. Toll stations’ operations must ensure uninterrupted and safe traffic.
4. Vehicle mass inspection stations, where road administration agencies collect information on, analyze and assess the impacts of vehicle mass and size limits on road safety; inspect and handle violations of vehicles with sizes and mass in excess of the permitted size limits of roads, and caterpillars traveling on roads, shall be built according to a master plan elaborated by the Ministry of Transport and approved by the Prime Minister.
In case of necessity to protect road infrastructure facilities, the Minister of Transport shall decide on setting up temporary vehicle mass inspection stations.
5. The Minister of Transport shall issue regulations on technical specifications of car terminals, parking lots, roadside service stations, toll stations and vehicle mass inspection stations; and on the organization and operation of toll stations and vehicle mass inspection stations.
Article 52. Protection of road infrastructure facilities
1. Protection of road traffic infrastructure facilities covers ensuring safety and use life of road works and taking measures to prevent, stop and handle acts of illegally infringing upon road infrastructure facilities.
The protected area of road infrastructure facilities covers land areas of roads, road safety corridors, the space over and the subterranean and underwater spaces related to road work and traffic safety.
2. Organizations and individuals licensed to construct, renovate, expand and maintain works and carry out other activities within the protected area of road infrastructure facilities shall carry out these activities in accordance with law.
3. Road work administration units shall ensure works’ technical safety and take joint responsibility for traffic accidents occurring due to the quality of works under their administration; if detecting that road works are damaged or at risk of endangering traffic, they shall promptly repair them, and take measures to prevent, combat and promptly remedy consequences caused to road works by natural disasters.
4. Road infrastructure facility protection responsibilities are defined as follows:
a/ The Ministry of Transport shall organize and guide the road infrastructure facility protection; examine and inspect the implementation of the law on road infrastructure facility administration and protection;
b/ The Ministry of Public Security shall direct and guide the police in examining and handling violations of the law on road infrastructure facility protection according to its competence;
c/ The People’s Committees at all levels shall organize the protection of road infrastructure facilities in their localities; and protect road safety corridors in accordance with law;
d/ Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, join in protecting road infrastructure facilities;
e/ The Government shall stipulate the coordination among ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees in protecting road infrastructure facilities.
5. Those who detect that road works are damaged or infringed upon or road safety corridors are illegally occupied shall promptly report such to the nearest People’s Committees, road administration agencies or police offices for handling; in case of necessity, they shall take measures to notify road users thereof. Upon receiving reports, responsible agencies shall quickly take remedial measures to ensure uninterrupted and safe traffic.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ
Điều 46. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Điều 51. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ
Điều 61. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
Điều 6. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ
Điều 40. Đặt tên, số hiệu đường bộ
Điều 41. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ
Điều 42. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ
Điều 44. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ