Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức
Số hiệu: | 87/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2009 |
Ngày công báo: | 29/10/2009 | Số công báo: | Từ số 493 đến số 494 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu tại Phụ lục IV);
b) Bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (hai bộ).
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Bộ Giao thông vận tải xác nhận “Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức đã được đăng ký” tại bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức.
1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Xuất trình;
b) Theo lệnh;
c) Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức đích danh người nhận hàng.
3. Các dạng chứng từ trong vận tải đa phương thức nội địa do các bên thỏa thuận.
Việc chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:
1. Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu.
2. Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu.
3. Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.
1. Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hóa; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả cách khác;
Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;
b) Tình trạng bên ngoài của hàng hóa;
c) Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
d) Tên của người gửi hàng;
đ) Tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên;
e) Địa điểm và ngày người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa;
g) Địa điểm giao trả hàng;
h) Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận;
i) Nêu rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được.
k) Chữ ký của người đại diện cho người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền;
l) Cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận, hoặc cước phí vận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
m) Tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;
n) Các chi tiết khác mà các bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với quy định của pháp luật.
2. Việc thiếu một hoặc một số chi tiết đã được đề cập tại khoản 1 của Điều này sẽ không ảnh hưởng đến tính pháp lý của chứng từ vận tải đa phương thức.
1. Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng ban đầu về việc người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hóa để vận tải như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, trừ trường hợp chứng minh ngược lại.
2. Trong trường hợp chứng từ vận tải đa phương thức được phát hành dưới dạng chuyển nhượng và đã được chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc từ người nhận hàng cho bên thứ ba, nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào sự mô tả hàng hóa và thực hiện đúng theo sự mô tả đó thì sự chứng minh ngược lại sẽ không được chấp nhận.
1. Nếu chứng từ vận tải đa phương thức có ghi những chi tiết về tính chất chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng kiện hoặc chiếc, trọng lượng hoặc số lượng hàng hóa mà người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền biết hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ là mô tả không chính xác hàng hóa thực sự nhận được hoặc nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền không có thiết bị hợp lý để kiểm tra những chi tiết đó, họ sẽ ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phương thức nói rõ sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếu phương tiện hợp lý để kiểm tra.
2. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền không ghi bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạng bên ngoài của hàng hóa thì được coi là hàng hóa ở tình trạng bên ngoài tốt.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi giao trả hàng cho người nhận hàng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công hoặc đại lý của mình, khi họ đã hành động trong phạm vi được thuê, hoặc mọi hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Trong trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển đơn thức với người vận chuyển thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thức đó.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận hàng.
2. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tùy theo hình thức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:
a) Chứng từ ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó;
b) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;
c) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc” thì hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc. Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ.
4. Khi hợp đồng vận tải đa phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hóa được giao trả cho một người theo chỉ định của người gửi hàng hoặc của người nhận hàng theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên, nếu sự việc đó xảy ra trong thời hạn và phạm vi trách nhiệm quy định tại Nghị định này, trừ khi người kinh doanh vận tải đa phương thức chứng minh được mình, người làm công, đại lý hoặc bất cứ người nào khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đã thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng cho phép của mình nhằm tránh hậu quả xấu xảy ra.
2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cả khi người nhận hàng yêu cầu giám định, nếu không chứng minh được rằng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Trong các trường hợp khác người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.
3. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên và được coi là đã giao trả hàng hóa đủ và đúng như ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức ho người nhận hàng, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các mất mát, hư hỏng hàng hóa chậm nhất là một ngày tính từ ngày nhận hàng. Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên ngoài, thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 06 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), sau ngày hàng hóa đã được giao trả cho người nhận hàng. Trường hợp hàng hóa đã được giám định theo yêu cầu của người nhận hàng hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức trước khi giao trả hàng, thì không cần thông báo bằng văn bản.
4. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm, khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và văn bản đó đã được người kinh doanh vận tải đa phương thức chấp nhận.
1. Việc giao trả hàng bị coi là chậm khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa không được giao trả trong thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức;
b) Trường hợp không có sự thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức mà hàng hóa không được giao trả trong thời gian hợp lý đòi hỏi trong khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã làm hết khả năng của mình để có thể giao trả hàng, có xét đến hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể.
2. Hàng hóa bị coi là mất nếu chưa được giao trả trong vòng 90 ngày (kể cả ngày kể và ngày nghỉ) tiếp sau ngày giao trả hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thời gian hợp lý như nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức có bằng chứng chứng minh ngược lại.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm nếu chứng minh được việc gây nên mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm trong quá trình vận chuyển thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên nhân bất khả kháng;
2. Hành vi hoặc sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc đại lý của họ.
3. Đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu, đánh số hàng hóa không đúng quy cách hoặc không phù hợp.
4. Giao nhận, xếp dỡ, chất xếp hàng hóa dưới hầm tàu do người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc người đại lý thực hiện.
5. Ẩn tỳ hoặc tính chất tự nhiên vốn có của hàng hóa.
6. Đình công, bế xưởng, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công.
7. Trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, hoặc đường thủy nội địa, khi mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra trong quá trình vận chuyển do:
a) Hành vi, sự chểnh mảng hoặc lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công cho người vận chuyển trong điều hành hoặc quản trị tàu;
b) Cháy, trừ khi gây ra bởi hành vi cố ý thực hiện hoặc thông đồng thực hiện của người vận chuyển.
Trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển nói tại khoản này do tàu không có đủ khả năng đi biển thì người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng khi bắt đầu hành trình tàu có đủ khả năng đi biển.
1. Việc tính tiền bồi thường do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được thực hiện trên cơ sở tham khảo giá trị của hàng hóa đó tại địa điểm và thời gian hàng hóa được giao trả cho người nhận hàng hoặc tại địa điểm và thời gian đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Giá trị hàng hóa được xác định theo giá trao đổi hàng hóa hiện hành, nếu không có giá đó thì theo giá thị trường hiện hành; nếu không có giá trao đổi hoặc giá thị trường thì tham khảo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại và cùng chất lượng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một kiện hoặc một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hóa đã được người gửi hàng kê khai trước khi hàng hóa được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Trường hợp trong một công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác được xếp nhiều kiện, nhiều đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vị đó được liệt kê trong chứng từ vận tải đa phương thức thì sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị. Trong những trường hợp khác, công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị.
3. Trong hợp đồng vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng.
4. Trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa xảy ra trong một công đoạn cụ thể của vận tải đa phương thức, mà ở công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn đó thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc của pháp luật quốc gia đó.
5. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm hoặc tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất mát hoặc hư hỏng đối với chính hàng hóa đó, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.
6. Toàn bộ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.
7. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường, nếu người có quyền lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng hóa chậm là do người kinh doanh vận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động với chủ ý gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách liều lĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn sẽ xảy ra.
1. Người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng ủy quyền phải bảo đảm cung cấp chính xác thông tin sau đây về hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đa phương thức:
a) Các chi tiết liên quan đến hàng hóa để ghi vào chứng từ vận tải đa phương thức:
- Đặc tính tự nhiên chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng, trọng lượng, khối lượng và chất lượng của hàng hóa;
- Tình trạng bên ngoài của hàng hóa.
b) Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán.
2. Khi người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng ủy quyền chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển, thì ngoài trách nhiệm nói tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Cung cấp cho người kinh doanh vận tải đa phương thức các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết về tính chất nguy hiểm của hàng hóa và nếu cần cả những biện pháp đề phòng;
b) Ghi ký hiệu, mã hiệu hoặc dán nhãn hiệu đối với hàng nguy hiểm theo quy định của các điều ước quốc tế hoặc theo quy định hiện hành của pháp luật quốc gia;
c) Cử người áp tải, trong trường hợp hàng nguy hiểm bắt buộc phải có áp tải.
1. Người gửi hàng do cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa do khai báo hàng hóa không đầy đủ hoặc cung cấp thông tin về hàng hóa không chính xác, không đầy đủ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
2. Khi người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng ủy quyền không thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này và người kinh doanh vận tải đa phương thức không có cách nào để biết các đặc tính của hàng hóa và tính chất nguy hiểm của hàng hóa đó thì người gửi hàng phải chịu trách nhiệm với người kinh doanh vận tải đa phương thức về mọi thiệt hại do việc vận chuyển hàng hóa đó gây ra, kể cả việc người kinh doanh vận tải đa phương thức phải dỡ hàng hóa xuống, tiêu hủy hoặc làm cho vô hại, tùy từng trường hợp cụ thể, nếu hàng hóa nguy hiểm trở thành mối đe dọa thực sự đến người và tài sản.
3. Trong trường hợp hàng hóa bị dỡ xuống, tiêu hủy hoặc làm cho vô hại khi chúng trở thành mối đe dọa thực sự đến người và tài sản, thì người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải thanh toán tiền bồi thường, trừ khi có nghĩa vụ đóng góp vào tổn thất chung hoặc khi người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
4. Người gửi hàng phải bồi thường cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các tổn thất gây ra bởi sự thiếu chính xác hoặc không đầy đủ về các thông tin đã được quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
5. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này ngay cả khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được người gửi hàng chuyển giao.
6. Người kinh doanh vận tải đa phương thức được quyền nhận bồi thường theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng vận tải đa phương thức đối với bất kỳ người nào khác ngoài người gửi hàng.
1. Người nhận hàng phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện để nhận hàng khi nhận được thông báo của người vận chuyển về việc hàng đã đến đích.
2. Nếu người nhận hàng không đến nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc dỡ hàng quá thời hạn quy định của hợp đồng hoặc quy định của pháp luật, thì người kinh doanh vận tải đa phương thức có quyền dỡ hàng, ký gửi vào nơi an toàn, xử lý và thông báo cho người gửi hàng biết. Đối với hàng hóa mau hỏng, người kinh doanh vận tải đa phương thức có quyền xử lý ngay. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm.
3. Sau 90 ngày tính từ ngày phải nhận hàng theo hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có người đến nhận hàng ký gửi quy định tại khoản 2 Điều này thì người kinh doanh kho bãi có quyền bán đấu giá hàng hóa. Tiền bán đấu giá hàng hóa sau khi trừ chi phí hợp lý của các bên liên quan, số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Người nhận hàng phải thanh toán đầy đủ cước và các chi phí khác liên quan đến vận tải đa phương thức cho người kinh doanh vận tải đa phương thức theo chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức không được thanh toán các khoản tiền theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì có quyền lưu giữ hàng hóa và thông báo bằng văn bản cho người nhận hàng. Sau 60 ngày kể từ ngày thông báo mà người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không được thanh toán đầy đủ các khoản tiền nói trên thì có quyền ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa đang lưu giữ. Tiền bán đấu giá hàng hóa đó được xử lý theo quy định hiện hành.
Thời hạn mà hàng hóa thuộc quyền sở hữu của người kinh doanh vận tải đa phương thức do thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa nói trên không được gộp lại để tính thời gian trao trả hàng chậm theo các quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này.
1. Mọi khiếu nại, khởi kiện liên quan tới việc thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức nói trong Nghị định này bao gồm cả tranh chấp trong hợp đồng và ngoài hợp đồng đều phải giải quyết theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Mọi khiếu nại, khởi kiện đối với người kinh doanh vận tải đa phương thức liên quan tới việc thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức được tiến hành đối với cả người làm công, người đại lý hoặc người khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức đã sử dụng dịch vụ của họ nhằm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức bất kể những khiếu nại, khởi kiện đó trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Trách nhiệm toàn bộ của người kinh doanh vận tải đa phương thức và những người làm công, đại lý hoặc những người khác sẽ không vượt quá các giới hạn quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
1. Các nội dung trong chứng từ vận tải đa phương thức sẽ không có giá trị và không có hiệu lực pháp lý nếu những nội dung đó trực tiếp hoặc gián tiếp không phù hợp với quy định của Nghị định này, đặc biệt nếu các nội dung đó gây phương hại đến người gửi hàng và người nhận hàng. Quy định này sẽ không ảnh hưởng đến những nội dung khác trong chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Mặc dù có các quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được sự đồng ý của người gửi hàng thì người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể tăng thêm trách nhiệm của mình theo các quy định tại Nghị định này.
3. Quy định trong Nghị định này không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy tắc về giải quyết tổn thất chung theo quy định có liên quan của pháp luật quốc gia.
1. Thời hạn khiếu nại do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại là 90 ngày, kể từ khi hàng hóa được giao trả xong cho người nhận hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này hoặc sau ngày đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc sau ngày theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Nghị định này.
2. Thời hiệu khởi kiện là 09 tháng, kể từ khi hàng hóa được giao trả xong cho người nhận hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này hoặc sau ngày đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc sau ngày theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Nghị định này.
Việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới ký kết và thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên hoặc tại trọng tải hoặc tại tòa án theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2009 và bãi bỏ Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế. Các tổ chức đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức còn thời hạn theo Nghị định số 125/2003/NĐ-CP phải làm thủ tục xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức sau khi hết hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức.
2. Ban hành kèm theo Nghị định này 4 phụ lục.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
1. Nghị định này quy định về hoạt động vận tải đa phương thức bao gồm vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã của Việt Nam; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức.Bổ sung
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. “Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
3. “Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
4. “Người kinh doanh vận tải đa phương thức” là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. “Hợp đồng vận tải đa phương thức” là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.
6. “Chứng từ vận tải đa phương thức” là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
7. “Người vận chuyển” là tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển dù người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức hay không phải là người kinh doanh vận tải đa phương thức.
8. “Người gửi hàng” là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
9. “Người nhận hàng” là tổ chức, cá nhân được quyền nhận hàng hóa từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.
10. “Tiếp nhận hàng” là việc hàng hóa đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng ủy quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.
11. “Giao trả hàng” là một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc giao trả hàng hóa cho người nhận hàng;
b) Hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại nơi giao trả hàng;
c) Việc giao hàng hóa cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hóa phải được giao như vậy.
12. “Hàng hóa” là bất cứ tài sản nào (trừ bất động sản) kể cả công-te-nơ, cao bản hoặc các công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người kinh doanh vận tải đa phương thức cung cấp.
13. “Văn bản” là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ hình thức nào khác được in ấn, ghi lại.
14. “Ký hậu” là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hóa nêu trong chứng từ đó cho người được xác định.
15. “Quyền rút vốn đặc biệt” (SDR) là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên cơ sở tỷ giá hối đoái mà Quỹ tiền tệ quốc tế tính toán và công bố hàng ngày.
16. “Ẩn tỳ” là những khuyết tật của hàng hóa, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hóa một cách thông thường thì không thể phát hiện được.
17. “Trường hợp bất khả kháng” là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
18. “Hợp đồng vận chuyển đơn thức” là hợp đồng vận chuyển riêng biệt được giao kết giữa người kinh doanh vận tải đa phương thức và người vận chuyển cho một chặng cụ thể và chỉ sử dụng một phương thức vận tải để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người kinh doanh vận tại đa phương thức.
Hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan, trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức
2. Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức, là đầu mối giúp Chính phủ điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức.
1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
b) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
2. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
b) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
3. Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó;
b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
1. Doanh nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế (theo mẫu tại Phụ lục I);
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực (hoặc công chứng) hoặc bản sao Giấy phép đầu tư có chứng thực hoặc công chứng trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
c) Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương.
2. Doanh nghiệp quy định khoản 3 Điều 5 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế do Cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục III).
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.
4. Nếu có thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trong thời hạn có hiệu lực, người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải làm thủ tục theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này để xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tếBổ sung
1. Doanh nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế (theo mẫu tại Phụ lục II).
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực hoặc công chứng (nếu có thay đổi);
c) Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương (nếu có thay đổi).
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cho doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế này có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.
Bộ Giao thông vận tải thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm một trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức;
b) Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.
2. Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC I
MẪU ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)
(Tên doanh nghiệp) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày ….tháng ….năm ….. |
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Kính gửi: BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Tên doanh nghiệp) có trụ sở tại .............................................................................................
Điện thoại: .................................. , Fax: ...................................... , E-mail:.............................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ...................................... do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày ………tháng …….năm
Đại diện pháp lý tại Việt Nam (nếu có): Tên đại diện, trụ sở chính, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ................... cấp ngày……tháng……năm................ )
Kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho (Tên doanh nghiệp).
(Tên doanh nghiệp) cam kết việc kinh doanh vận tải đa phương thức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
|
Chức danh người đại diện |
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)
(Tên doanh nghiệp) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày ….tháng ….năm ….. |
ĐƠN XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Kính gửi: BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Tên doanh nghiệp) có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức số …/GP-GTVT ngày ….. tháng …..năm ……..có hiệu lực đến ngày …….tháng ……năm ……
Trụ sở hiện tại ......................................................................................................................
Điện thoại: .................................. , Fax: ...................................... , E-mail:.............................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ...................................... do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày ………tháng …….năm
Đại diện pháp lý tại Việt Nam là: (Tên đại diện, trụ sở chính, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ................ cấp ngày……tháng……năm ............)
Kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét và cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho (Tên doanh nghiệp) vì: ……………. (nêu lý do).
Những thay đổi về:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư |
có |
Không |
Tài sản tối thiểu của doanh nghiệp |
có |
Không |
(Tên doanh nghiệp) cam kết tiếp tục kinh doanh vận tải đa phương thức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
|
Chức danh người đại diện |
PHỤ LỤC III
MẪU GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY PHÉP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số ……………. của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế; Xét hồ sơ của (tên doanh nghiệp), QUYẾT ĐỊNH: (Tên doanh nghiệp) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ….. ngày ….. tháng …..năm …….do Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) cấp. Có trụ sở tại: Được phép kinh doanh vận tải đa phương thức. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Giấy phép này có hiệu lực đến ngày ………tháng …….năm............
Số /GP-BGTVT |
PHỤ LỤC IV
MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN MẪU CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)
(Tên doanh nghiệp) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày ….tháng ….năm ….. |
Kính gửi: BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Tên doanh nghiệp) có trụ sở tại .............................................................................................
Điện thoại: .................................. , Fax: ...................................... , E-mail:.............................
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế số .............. cấp ngày ……… tháng ……. năm …….
Đại diện pháp lý tại Việt Nam (nếu có): (Tên đại diện, trụ sở chính, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số cấp ngày……tháng……năm................ )
Đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho đăng ký mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu kèm theo).
|
Chức danh người đại diện |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 87/2009/ND-CP |
Hanoi, October 19, 2009 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Maritime Code of Vietnam;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on Road Traffic;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Vietnam Civil Aviation;
Pursuant to the June 15, 2004 Law on Inland Waterway Navigation ;
Pursuant to the June 14, 2005 Law on Railways;
Pursuant to the November 29, 2005 Enterprise Law;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Cooperatives;
Pursuant to the November 29, 2005 Investment Law;
Pursuant to the June 29, 2001 Customs Law and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;
At the proposal of the Minister of Transport,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree provides for multimodal transport, including international multimodal transport and domestic multimodal transport.
2. This Decree applies to registered multimodal transport businesses, including enterprises established under the enterprise and investment laws and cooperatives established under the law on cooperatives of Vietnam: and to organizations and individuals involved in multimodal transport business.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Multimodal transport means the carriage of goods by at least two different modes of transport on the basis of a multimodal transport contract.
2. International multimodal transport means multimodal transport from a place in Vietnam where the goods are taken in charge by the multimodal transport operator to a place designated for goods delivery in another country and vice versa.
3. Domestic multimodal transport means multimodal transport conducted within the Vietnamese territory.
4. Multimodal transport operator means an enterprise or a cooperative entering into, and taking accountability for the performance of. a multimodal transport contract.
5. Multimodal transport contract means a contract entered into by the consignor and the multimodal transport operator, under which the multimodal transport operator undertakes to provide the goods transport service and collect freight for the whole process of transport, from the place where the goods are taken in charge to the place where they are delivered to the consignee.
6. Multimodal transport document means a document issued by the multimodal transport operator to evidence a multimodal transport contract, certifying that the operator has taken in charge of the goods and undertaken to deliver the goods according to the terms of that contract.
7. Carrier means an organization or individual that performs or undertakes to perform the carriage or part thereof, whether that organization or individual is the multimodal transport operator or not.
8. Consignor means an organization or individual that enters into a multimodal transport contract with the multimodal transport operator.
9. Consignee means an organization or individual entitled to take in charge of the goods from the multimodal transport operator.
10. Taking in charge of goods means that the goods has been actually handed over to and accepted for carriage by the multimodal transport operator from the consignor or a person authorized by the consignor.
11. Delivery of goods means either of the following cases:
a/ The handing over of the goods to the consignee;
b/ The .placing of the goods at the disposal of the consignee in accordance with the terms of the multimodal transport contract commercial law or applicable at the place of delivery;
c/ The handing over of the goods to an authority or other third party when so prescribed by the law applicable at the place of delivery.
12. Goods means any property (except real estate), including containers, pallets, or other similar articles of transport and packaging not supplied by the multimodal transport operator.
13. In writing means any of the following forms: telegraph, telex, fax or any other means which can be printed or recorded.
14. Endorsement means certification of the consignee or the person entitled to make certification after giving instructions on a multimodal transport document in a negotiable form for the delivery of the goods mentioned in such document to an identified person.
15. Special Drawing Right (SDR) means the unit of account defined by the International Monetary Fund. The exchange rate between SDR and Vietnam dong shall be announced by the State Bank of Vietnam on the basis of the exchange rate calculated and announced on a daily basis by the International Monetaiy Fund.
16. Latent defect means the defect of goods which cannot be detected merely through ordinary inspection of the apparent condition of the goods.
17. Force majeure cases mean objective, unforeseeable and irremediable events that occur although all necessary and possible measures have been taken.
18. Unimodal transport contract means a separate transport contract entered into by the multimodal transport operator and the carrier for a specific route under which only one mode of transport is used for the carriage of goods at the request of the multimodal transport operator.
Goods in international multimodal transport are exempt from physical inspection by customs authorities, unless there are signs of transporting drugs, weapons and other banned commodities. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Transport in specifying customs procedures for goods in multimodal transport.
Article 4. State management of multimodal transport
1. The Government shall perform the unified state management of multimodal transport.
2. The Ministry of Transport shall perform the state management of multimodal transport and act as the focal point in assisting the Government in coordinating inter-branch activities and guiding the implementation of regulations on multimodal transport.
CONDITIONS AND GRANT OF LICENSES FOR INTERNATIONAL MULTIMODAL TRANSPORT BUSINESS
Article 5. Conditions for international multimodal transport business
1. A Vietnamese enterprise or cooperative may conduct international multimodal transport business only when satisfying all the following conditions:
a/ Possessing a business registration certificate which covers the international multimodal transport business line;
b/ Maintaining minimum assets equivalent to SDR 80,000 or providing an equivalent guarantee:
c/ Having professional liability insurance for multimodal transport or providing an equivalent guarantee:
d/ Possessing a license for international multimodal transport business.
2. A foreign investor in Vietnam may conduct international multimodal transport business only when satisfying all the following conditions:
a/ Possessing an investment certificate which covers the international multimodal transport business line;
b/ Maintaining minimum assets equivalent to SDR 80.000 or providing an equivalent guarantee;
c/ Having professional liability insurance for multimodal transport or providing an equivalent guarantee;
d/ Possessing a license for international multimodal transport business.
3. An enterprise of a country being a contracting party to the ASEAN Framework Agreement on Multimodal Transport or an enterprise of a country which has signed a treaty on multimodal transport with Vietnam may conduct international multimodal transport business only when satisfying all the following
conditions:
a/ Possessing a license for international multimodal transport business or an international multimodal transport business registration paper granted by a competent agency of that country:
b/ Having professional liability insurance for multimodal transport or having an equivalent guarantee;
c/ Possessing a license for international multimodal transport business granted by Vietnam.
4. The Minister of Transport shall manage and grant licenses for international multimodal transport business.
Article 6. Procedures and dossiers of application for international multimodal transport business licenses
1. Enterprises defined in Clauses 1 and 2, Article 5 of this Decree shall send dossiers of application for international multimodal transport business licenses to the Ministry of Transport. Such a dossier comprises:
a/ An application for a license (made according to a form provided in Appendix I, not printed herein);
b/ A certified (or notarized) copy of the business registration certificate or the investment license which covers the international multimodal transport business line:
c/ The finance agency's certification of the enterprise's asset value, or an equivalent guarantee.
2. Enterprises defined in Clause 3, Article 5 of this Decree shall send dossiers of application for international multimodal transport business licenses to the Ministry of Transport. Such a dossier comprises:
a/ An application for a license;
b/ A copy of the international multimodal transport business registration certificate, issued by a competent agency of that country and legalized by a consulate;
c/ A contract on professional liability insurance for international multimodal transport, or an equivalent guarantee.
3. Within 10 working days after receiving a complete and valid dossier, the Ministry of Transport shall grant a multimodal transport business license to the applicant (made according to a form provided in Appendix III. not printed herein).
An international multimodal transport business license is valid for 5 years from the date of its grant.
4. In case of any change in the contents of its valid international multimodal transport business license, the international multimodal transport operator shall carry out procedures specified in Article 7 of this Decree to apply for re-grant of such license.
Article 7. Procedures for re-grant of international multimodal transport business licenses
1. Enterprises defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 5 of this Decree shall send dossiers of application for re-grant of multimodal transport business licenses to the Ministry of Transport. Such a dossier comprises:
a/ An application for re-grant of the license (made according to a form provided in Appendix II. not printed herein);
b/ A certified (or notarized) copy of the business registration certificate (in case of any change);
c/ The finance agency's certification of the enterprise's asset value or equivalent guarantee (in case of any change).
2. Within 10 working days after receiving a complete and valid dossier, the Ministry of Transport shall re-grant an international multimodal transport business license to the applicant. Such a license is valid for 5 years from the date of its grant.
The Ministry of Transport shall revoke an international multimodal transport business license if the multimodal transport operator:
1. Violates international multimodal transport business conditions specified in Article 5 of this Decree: or,
2. Commits other violations as provided for by law.
DOMESTIC MULTIMODAL TRANSPORT BUSINESS
Article 9. Provisions on domestic multimodal transport business
1. Only Vietnamese enterprises and cooperatives and foreign enterprises investing in Vietnam may conduct domestic multimodal transport business and must satisfy the following conditions:
a/ Having a business registration certificate which covers the multimodal transport business line;
b/ Having a contract on professional liability insurance for multimodal transport.
2. Operators of different modes of transport participating in domestic multimodal transport must satisfy business conditions provided for by law for each mode of transport.
MULTIMODAL TRANSPORT DOCUMENTS
Article 10. Issuance of international multimodal transport documents
1. When the international multimodal transport operator has taken in charge of the goods, he/she shall issue a multimodal transport document in a negotiable or non-negotiable form as selected by the consignor, unless otherwise provided for by the multimodal transport contract.
2. Multimodal transport documents shall be signed by multimodal transport operators or their representatives.
3. Signatures on multimodal transport documents may be hand-written, fax-printed, perforated, stamped, symbols or made in any other mechanical or electronic forms under current law.
4. Forms of multimodal transport document must be registered with the Ministry of Transport. A dossier of registration of a multimodal transport document form comprises:
a/ A written request for registration of the form (made according to a form provided in Appendix IV, not printed herein);
b/ Two sets of multimodal transport document forms.
Within 3 working days, the Ministry of Transport shall give the certification "The multimodal transport document form has been registered" in the set of multimodal transport document forms.
Article 11. Issuance of domestic multimodal transport documents
1. When the domestic multimodal transport operator has taken in charge of the goods, he/ she shall issue a multimodal transport document.
2. Multimodal transport documents shall be signed by multimodal transport operators or their representatives.
3. Signatures on multimodal transport documents may be hand-written, fax-printed, holed, perforated, symbols or made in any other mechanical or electronic forms undercurrent law.
Article 12. Forms of multimodal transport document
1. Multimodal transport documents in a negotiable form may be issued in any of the following forms:
a) To bearer;
b) To order:
c) To order to the person named in the original document.
2. Multimodal transport documents in a non-negotiable form shall be issued in the form to the person named as the consignee.
3. Forms of domestic multimodal transport documents shall be agreed by the parties.
Article 13. Transfer of multimodal transport documents
The transfer of multimodal transport documents is specified as follows:
1. For the form "To bearer": Endorsement is not required:
2. For the form "To order": Endorsement is required;
3. For the form "To order to the person named in the original document": Endorsement by the person named in the original document is required.
Article 14. Details of a multimodal transport document
1. A multimodal transport document contains the following details:
a/ The general nature of the goods; marks and signs necessary for the identification of the goods: danger or perishability of the goods number of packages or units: gross weight of the goods or their quantity otherwise described;
All the above-said details shall be supplied by the consignor.
b/ The apparent condition of the goods:
c/ The name and head office of the multimodal transport operator;
d/ The name of the consignor;
e/ The name of the consignee, if named by the consignor:
f/ The place and date of taking in charge of the goods by the multimodal transport operator;
g/ The place of delivery of the goods:
h/ The date or period of delivery of the goods at the place of delivery, if already agreed by the involved parties;
i/ A statement indicating whether the multimodal transport document is negotiable or non-negotiable:
j/ The signature of the representative of or a person authorized by the multimodal transport operator;
k/ The freight for each mode of transportation if already agreed by the involved parties, or the freight and its currency payable by the consignee, or other indications that the freight is payable by the consignee;
I) The planned itinerary, mode of transport in each route and places of transshipment, if already known at the time of issuance of the multimodal transport document:
m) Other details which the involved parties agree to include in the multimodal transport document, if not contrary to law.
2. The omission of one or more of the details mentioned in Clause 1 of this Article does not affect the legality of a multimodal transport document.
Article 15. Evidencing effect of multimodal transport documents
1. A multimodal transport document is prima facie evidence of the taking in charge of the goods for carriage by the multimodal transport operator as described in the document unless a contrary indication.
2. In case a multimodal transport document is issued in a negotiable form and has been duly transferred to the consignee or from the consignee to a third party, if the consignee or the third party has relied on the description of the goods and acted thereon, the proof to the contrary shall not be accepted.
Article 16. Reservation in multimodal transport documents
1. If a multimodal transport document contains the particulars on the general nature, marks, number of packages or units, weight or quantity of the goods, and the multimodal transport operator or his/her representative knows or has reasonable grounds to doubt that the descriptions are untrue to the goods actually taken in charge, or it the multimodal transport operator or his/her representative has no proper equipment for examining such details, they shall write their reservations in the multimodal transport document, clearly stating the inaccurate description, the grounds for doubts or the lack of proper equipment for examination.
2. If the multimodal transport operator or his/ her representative fails to write the reservations in the multimodal transport document on the apparent condition of the goods, such goods will be regarded as being in good apparent condition.
LIABILITY AND POWERS OF THE MULTIMODAL TRANSPORT OPERATOR
Article 17. Liability duration
The multimodal transport operator is liable for the goods from the time he/she has taken in charge of the goods to the time he/she delivers the goods to the consignee.
Article 18. Liability towards servants, agents or carriers
The multimodal transport operator is liable for all acts and omissions of his/her servants or agents when they have acted within the scope of their employment, or all acts and omissions of any other persons whose services the multimodal transport operator has used to perform the multimodal transport contract.
In case the multimodal transport operator signs a unimodal transport contract with the carrier, the specialized law on such unimodal transport shall be applied.
Article 19. Liability to deliver the goods
1. The multimodal transport operator shall undertake to perform or to procure the performance of all acts necessary to ensure delivery of the goods to the consignee.
2. When a multimodal transport document has been issued in a negotiable form, depending on the form of document, the delivery of the goods is specified as follows:
a/ If the document is in the form "To bearer", the goods shall be delivered to the person surrendering one original of the document:
b/ If the document is in the form "To order", the goods shall be delivered to the person surrendering one original of the document duly endorsed:
c/ If the document is in the form "To order to a person named in the original document", the goods shall be delivered to the person who can prove that he/she is named in the document and surrenders one original of the document. If such document has been converted into a document in the form "To order", the goods shall be delivered under Point b of this Clause.
3. When a multimodal transport document has been issued in a non-negotiable form, the goods shall be delivered to the person named as consignee in the document, if this person can prove that he/she is the consignee named in the document.
4. When a multimodal transport contract provides that no document shall be issued, the goods shall be delivered to a person designated by the consignor or consignee according to the terms of the contract.
5. After the multimodal transport operator has delivered the goods to the person who surrendered one original of the multimodal transport document, all other originals of the document will be no longer valid for the taking in charge of the goods.
Article 20. Liability for loss, damage or delay in delivery
1. The multimodal transport operator is liable for loss resulting from loss of or damage to the goods or loss resulting from delay in delivery if the event which caused the loss, damage or delay in delivery took place while the goods were in his/her charge as defined in this Decree, unless the multimodal transport operator proves that he/ she. his/her servants, agents or any other person referred to in Article 18 of this Decree have, within their permitted ability, taken all reasonable measures to avoid bad consequences.
2. The multimodal transport operator shall pay assessment costs, even when the assessment is requested by the consignee, if he/she fails to prove that loss of or damage to the goods falls beyond the scope of his/her liability. In other cases, the assessment requester shall pay assessment costs.
3. The multimodal transport operator is not liable for loss resulting from loss of or damage to the goods or loss resulting from delay in delivery and will be regarded as having fully delivered the goods, as indicated in the multimodal transport document, to the consignee if the latter fails to notify in writing the former of such loss or damage within one day from the date the goods are taken in charge. In case the loss of or damage to the goods cannot be detected based on their apparent condition, the consignee shall notify such in writing to the multimodal transport operator within 6 days (including public holidays and weekends) from the date the goods are delivered to the consignee. In case the goods have been assessed at the request of the consignee or the multimodal transport operator before the handing over of the goods, written notification is not required.
4. The multimodal transport operator is liable for consequential losses resulting from delay in delivery unless the consignor has made a declaration of interest in timely delivery which has been accepted by the multimodal transport operator.
Article 21. Delay in delivery or the goods treated as lost
1. Delay in delivery occurs in either of the following cases:
a/ The goods have not been delivered within the time expressly agreed upon in the multimodal transport contract:
b/ No agreement is reached in the multimodal transport contract while the goods have not been delivered within the required reasonable time and the multimodal transport operator has tried his/ her best to deliver the goods, having regard to the circumstances of the case.
2. The goods will be treated as lost if they have not been delivered within 90 days (including public holidays and weekends) following the date of delivery agreed in the contract or the reasonable lime mentioned at Point b, Clause 1 of this Article, in the absence of evidence to the contrary.
Article 22. Liability exemption
The multimodal transport operator is not liable for loss, damage or delay in delivery with respect to goods carried if he/she proves that the event which caused such loss, damage or delay occurred during that carriage is one or more of the following circumstances:
1. Force majeure.
2. Act or neglect of the consignor, the consignee or his/her representative or agent:
3. Insufficient or defective packaging, marking, or numbering of the goods:
4. Handling, loading, unloading, stowage of the goods effected by the consignor, the or his/ her representative or agent:
5. Inherent or latent defect in the goods:
6. Strike or lockouts or stoppage or restraint of labor, whether partial or general:
7. With respect to the goods carried by sea or inland waterways, when such loss, damage or delay during such carriage has been caused by:
a/ Act, neglect or default of the master, mariner, pilot or the servant of the carrier in navigation or in the management of ship:
b/ Fire unless caused by the actual fault or privity of the carrier.
In case loss or damage has resulted from unseaworthiness of the ship, the multimodal transport operator is not liable for such loss or damage if he/she can prove that due diligence has been exercised to make the ship seaworthy at the commencement of the voyage.
Article 23. Methods of compensation assessment
1. Assessment of compensation for loss of or damage to the goods shall be made by reference lo the value of such the goods at the place and lime they are delivered to the consignee or at the place and time when, in accordance with the multimodal transport contract, they should have been so delivered.
2. The value of the goods shall be determined according to the current commodity exchange price or. if there is no such price, according to the current market price, or if there is no commodity exchange price or current market price, by reference to the normal value of goods of the same kind and quality.
Article 24. Limitation of liability of the multimodal transport operator
1. The multimodal transport operator shall in no event be or become liable for any loss of or damage to the goods in an amount exceeding the equivalent of SDR 666.67 per package or unit or SDR 2 per kilogram of gross weight of the goods lost or damaged, whichever is higher, unless the nature and value of the goods have been declared by the consignor before the goods have been taken in charge by the multimodal transport operator and inserted in the multimodal transport document.
2. In case in a container, pallet or similar article of transport is loaded with more than one package or unit, the packages or other shipping units enumerated in the multimodal transport document as packed in such article of transport shall be deemed packages or shipping units. In other cases, such container, pallet or article of transport or packaging shall be considered the package or unit.
3. If a multimodal transport contract does not include carriage by sea or inland waterways, the liability of the multimodal transport operator shall be limited to an amount not exceeding SDR 8.33 per kilogram of gross weight of the goods lost or damaged.
4. When the loss of or damage to the goods occurred during one particular stage of the multimodal transport, in respect of which an applicable treaty or national law would have provided another limit of liability if a separate contract had been made for that particular stage of transport, then the limit of the multimodal transport operator's liability for such loss or damage shall be determined by reference to such treaty or national law.
5. If the multimodal transport operator is liable in respect of loss following delay in delivery or consequential loss or damage other than loss of or damage to the goods, his/her liability shall be limited to an amount not exceeding the equivalent of the freight under the multimodal transport contract.
6. The aggregate liability of the multimodal transport operator shall not exceed the limits of liability for total loss of the goods.
7. The multimodal transport operator is not entitled to the benefit of limitation of liability if it is proved by the person with related interests that the loss, damage or delay in delivery resulted from a personal actor omission of the multimodal transport operator done with the intent to cause such loss, damage or delay or recklessly and with knowledge that such loss, damage or delay would probably result.
LIABILITY AND POWERS OF THE CONSIGNOR
Article 25. Liability to provide information on the goods
1. The consignor or his/her representative shall accurately provide the multimodal transport operator with the following information on the goods:
a/ Particulars relating to the goods for insertion in the multimodal transport document:
- The general nature, marks, number, weight, volume and quality of the goods;
- The apparent condition of the goods.
b/ Papers related to the goods as provided for by law or agreed in the trading contract.
2. In addition to the liabilities mentioned in Clause 1 of this Article, the consignor or his/her representative that hands over dangerous goods to the multimodal transport operator for carriage shall:
a/ Supply the multimodal transport operator with necessary documents and instructions on the danger of the goods and, if necessary, the precautions to be taken;
b/ Mark or label dangerous goods in accordance with treaties or current national law:
c/ Appoint escorts, if it is so required for dangerous goods.
Article 26. Liability for the loss of the goods
1. The consignor is liable for any loss resulting from any inaccuracies in or inadequacies of information referred to in Article 25 of this Decree.
2. When the consignor or his/her representative fails to comply with the provisions of Clause 2, Article 25 of this Decree and the multimodal transport operator has no way to know the particulars and danger of such goods, the consignor shall indemnify the multimodal transport operator against any loss resulting from the carriage of such goods, even they may be unloaded, destroyed or rendered innocuous by the multimodal transport operator, as the circumstances may require, if dangerous goods become an actual danger to life or property.
3. In case the goods are unloaded, destroyed or rendered innocuous when they become an actual danger to life or property, the multimodal transport operator is not required to pay compensation, unless there is an obligation to contribute in general average, or when the multimodal transport operator is liable in accordance with Article 20 of this Decree.
4. The consignor shall indemnify the multimodal transport operator against any loss resulting from any inaccuracies in or inadequacies of information specified in Article 25 of this Decree.
5. The consignor shall remain liable for all the losses mentioned in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article even if the multimodal transport document has been transferred by him/her.
6. The multimodal transport operator is entitled to compensation provided for in Clauses 2 and 4 of this Article but shall remain liable under the multimodal transport contract to any person other than the consignor.
LIABILITY AND POWERS OF THE CONSIGNEE
Article 27. Taking in charge of goods
1. The consignee must prepare ail conditions for taking in charge of the goods upon obtaining the carrier's notice on the arrival of the goods.
2. If the consignee does not come to receive the goods or refuses to receive the goods or delays the unloading of the goods beyond the time limit indicated in the contract or prescribed by law. the multimodal transport operator may unload the goods, deposit it at a safe place, handle it and notify the consignor thereof. For perishable goods, the multimodal transport operator may immediately handle it. All costs and losses incurred shall be borne by the consignee.
3. Within 90 days from the date the goods must be taken in charge of under the multimodal transport contract, if nobody comes to take in charge of the deposited goods mentioned in Clause 2 of this Article, the warehouse and storing yard operator may auction such goods. After subtracting reasonable expenses of the involved parties, the remainder of the proceeds from such auction shall be remitted into the state budget.
Article 28. Payment of freight and other expenses
1. The consignee shall fully pay freight and other expenses relating to multimodal transport to the multimodal transport operator as mentioned in the multimodal transport document.
2. If the multimodal transport operator is not paid the amounts indicated in the multimodal transport contract, he/she may retain the goods and notify such in writing to the consignee. Within 60 days from the date of notification, if the multimodal transport operator is still not yet fully paid the above amounts, he/she may sign a contract for authorized auction of the retained goods. The proceeds from such auction shall be handled under current regulations.
The above duration in which the goods is placed under the ownership of the multimodal transport operator as a result of exercising his' her right to retain the goods shall not be aggregated for calculating the time of delay in delivery under Articles 20 and 21 of this Decree.
Article 29. Scope of complaints and lawsuits
1. All complaints and lawsuits relating to the performance of multimodal transport contracts mentioned in this Decree, covering disputes founded in contract or in tort, shall be settled in accordance with this Decree and other relevant laws.
2. All complaints and lawsuits against the multimodal transport operator relating to the performance of a multimodal transport contract shall be made against any servant, agent or other person whose services the multimodal transport operator has used to perform such contract, whether such complaints and lawsuits are founded in contract or in tort. The aggregate liability of the multimodal transport operator and his/her servants, agents or other persons will not exceed the limits prescribed in Article 24 of this Decree.
Article 30. Provisions relating to multimodal transport documents
1. The particulars in a multimodal transport document will be null and void and produce no effect if they are either directly or indirectly depart from the provisions of this Decree, specifically if stipulations are made that are prejudicial to the consignor and the consignee, riiis stipulation will not affect other particulars in the multimodal transport document.
2. Notwithstanding the provisions of Clause 1 of this Article, the multimodal transport operator may. with the consent of the consignor, increase his/her liability in accordance with this Decree.
3. The provisions of this Decree will not prevent the application of the rules pertaining to general average adjustment contained in the relevant national law.
Article 31. Time limit for complaints and statute of limitations for lawsuits
1. The time limit for complaints shall be agreed by the two parties in the multimodal transport contract. If no agreement is reached, the time limit for complaints is 90 days from the date the goods is completely delivered to the consignee under Clause 3, Article 20 of this Decree, or after the date on which the goods should have been delivered under the multimodal transport contract, or after the date specified at Point b. Clause 1, Article 21 of this Decree.
2. The statute of limitations for lawsuits is 9 months from the time the goods is completely delivered to the consignee under Clause 3, Article 20 of this Decree, or after the date on which the goods should have been delivered under the multimodal transport contract, or alter the dale specified at Point b. Clause I. Article 21 of this Decree.
Article 32. Settlement of disputes
Disputes relating to the conclusion and performance of multimodal transport contracts shall be settled through negotiation between the involved parties, by arbitration or at court in accordance with law.
1. This Decree takes effect on December 15, 2009, and supersedes the Government's Decree No. 125/2003/ND-CP of October 29, 2003. on international multimodal transport. Organizations possessing multimodal transport business licenses which remain effective under Decree No. 125/2003/ND-CP shall carry out procedures for application for re-grant of these licenses after they expire.
2. To promulgate together with this Decree 4 appendices (not printed herein).
Article 34. Organization of implementation
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |