Nghị định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế
Số hiệu: | 125/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/10/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2003 |
Ngày công báo: | 03/11/2003 | Số công báo: | Số 177 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hoạt động vận tải đa phương thức quốc tế của tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế theo pháp luật Việt Nam.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Vận tải đa phương thức quốc tế" (sau đây gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác.
2. "Người kinh doanh vận tải đa phương thức" là doanh nghiệp ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức, tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó mà không phải là đại lý hoặc đại diện của người gửi hàng hoặc thay mặt người vận chuyển tham gia các hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức.
3. "Hợp đồng vận tải đa phương thức" là văn bản theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức việc thực hiện vận tải đa phương thức và được thanh toán tiền cước vận chuyển.
4. "Chứng từ vận tải đa phương thức" là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
5. "Người vận chuyển" là người thực hiện hoặc cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển, dù người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức hay không phải là người kinh doanh vận tải đa phương thức.
6. "Người gửi hàng" là người ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
7. "Người nhận hàng" là người được quyền nhận hàng hoá từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.
8. "Tiếp nhận hàng" là việc hàng hoá đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng uỷ quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.
9. "Giao trả hàng" là một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc giao trả hàng hoá cho người nhận hàng;
b) Hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại nơi giao trả hàng;
c) Việc giao hàng hoá cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hoá phải được giao như vậy.
10." Hàng hoá" là bất cứ tài sản nào, kể cả công-te-nơ, cao bản hoặc các công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người kinh doanh vận tải đa phương thức cung cấp.
11. "Bằng văn bản" là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ phương tiện nào khác được in ấn, ghi lại, nhắc lại hoặc truyền các văn bản bằng cơ học, điện tử hoặc bằng bất kỳ loại thiết bị nào được dùng cho những mục đích đó.
12. "Ký hậu" là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hoá nêu trong chứng từ đó cho người được xác định.
13. "Quyền rút vốn đặc biệt" (SDR) là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với Đồng Việt Nam do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố.
14. "Ẩn tỳ" là những khuyết tật của hàng hoá, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hoá một cách thông thường thì không thể phát hiện được.
15. "Trường hợp bất khả kháng" là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Hàng hoá vận tải đa phương thức được miễn kiểm tra hải quan. Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức.
2. Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức, là đầu mối giúp Chính phủ điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức.
Doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức sau khi được Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức (sau đây gọi chung là Giấy phép).
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức:
a) Là doanh nghiệp Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức;
b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh của ngân hàng cho người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với tổn thất về mất mát, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm và những rủi ro khác;
c) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây sẽ được cấp Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức:
a) Có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh của ngân hàng cho người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với tổn thất về mất mát, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm và những rủi ro khác;
c) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương.
3. Doanh nghiệp nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, có đủ các điều kiện sau đây sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức:
a) Là doanh nghiệp của nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của nước đã ký hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam về vận tải đa phương thức;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do Cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp và đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
c) Có đại diện pháp lý tại Việt Nam là doanh nghiệp vận tải hoặc đại lý vận tải của Việt Nam, trong trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vốn góp của phía Việt Nam không dưới 51%.
1. Doanh nghiệp Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản kê khai tài sản của doanh nghiệp hoặc giấy tờ bảo lãnh tương đương;
d) Bản sao hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bản sao Giấy bảo lãnh của ngân hàng.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
a) Các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
b) Bản kê khai tài sản của doanh nghiệp hoặc giấy tờ bảo lãnh tương đương;
c) Bản sao hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bản sao Giấy bảo lãnh của ngân hàng.
3. Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do Cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp và đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
c) Hợp đồng đại lý với doanh nghiệp Việt Nam quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 6 của Nghị định này.
4. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 6 của Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời rõ lý do bằng văn bản trong thời hạn nêu trên.
Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết thủ tục thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức.
5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp không cấp phải trả lời rõ lý do bằng văn bản trong thời hạn nêu trên.
Quy trình thủ tục thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài.
6. Cơ quan cấp Giấy phép được thu lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Cơ quan cấp Giấy phép có quyền thu hồi Giấy phép nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm điều kiện hoặc thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép không thực hiện được tối thiểu 01 hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Giấy phép bị thu hồi tạm thời trong thời hạn 06 tháng, nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này và bị thu hồi, nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm lần thứ hai.
1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hoá thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, tuỳ người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc do người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền ký.
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải.
1. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Xuất trình;
b) Theo lệnh;
c) Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức: đích danh người nhận hàng.
Việc chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:
1. Đối với hình thức "Xuất trình": không cần ký hậu;
2. Đối với hình thức "Theo lệnh": phải có ký hậu;
3. Đối với hình thức "Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc" : phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.
1. Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đặc tính tự nhiên chung của hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hoá; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hoá; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hoá hoặc số lượng của hàng hoá được diễn tả cách khác.
Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;
b) Tình trạng bên ngoài của hàng hoá;
c) Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
d) Tên của người gửi hàng;
đ) Tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên;
e) Địa điểm và ngày người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá;
g) Địa điểm giao trả hàng;
h) Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thoả thuận;
i) Nêu rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được;
k) Chữ ký của người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền ;
l) Cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thoả thuận, hoặc cước phí vận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
m) Tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;
n) Các chi tiết khác mà các bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với quy định của pháp luật.
2. Việc thiếu một hoặc một số chi tiết đã được đề cập tại khoản 1 của Điều này sẽ không ảnh hưởng đến tính pháp lý của chứng từ vận tải đa phương thức.
1. Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng ban đầu về việc người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hoá để vận tải như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, trừ trường hợp chứng minh ngược lại.
2. Trong trường hợp chứng từ vận tải đa phương thức được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được và đã được chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc từ người nhận hàng cho bên thứ ba, nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào sự mô tả hàng hoá và thực hiện đúng theo sự mô tả đó, thì sự chứng minh ngược lại sẽ không được chấp nhận.
1. Nếu chứng từ vận tải đa phương thức có ghi những chi tiết về tính chất chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng kiện hoặc chiếc, trọng lượng hoặc số lượng hàng hoá mà người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền biết hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ là mô tả không chính xác hàng hoá thực sự nhận được hoặc nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền không có thiết bị hợp lý để kiểm tra những chi tiết đó, họ sẽ ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phương thức nói rõ sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếu phương tiện hợp lý để kiểm tra.
2. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền không ghi bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạng bên ngoài của hàng hoá, thì được coi là hàng hoá ở tình trạng bên ngoài tốt.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hoá kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi giao trả hàng cho người nhận hàng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công hoặc đại lý của mình, khi họ đã hành động trong phạm vi được thuê, hoặc mọi hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Trong trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển đơn thức với người vận chuyển thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thức đó.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người có quyền nhận hàng.
2. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tuỳ theo hình thức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:
a) Chứng từ ở hình thức "Xuất trình" thì hàng hoá được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó;
b) Chứng từ ở hình thức "Theo lệnh" thì hàng hoá được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;
c) Chứng từ ở hình thức "Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc" thì hàng hoá được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc. Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức "Theo lệnh" thì hàng hoá được giao trả theo quy định tại điểm b, Khoản này.
3. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hoá được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó chứng minh được mình là người có tên người nhận hàng trong chứng từ.
4. Khi hợp đồng vận tải đa phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hoá được giao trả cho một người theo chỉ định của người gửi hàng hoặc theo chỉ định của người có quyền của người gửi hàng hoặc của người có quyền của người nhận hàng theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên, nếu sự việc đó xảy ra trong thời hạn và phạm vi trách nhiệm quy định tại Nghị định này, trừ khi người kinh doanh vận tải đa phương thức chứng minh được mình, người làm công, đại lý hoặc bất cứ người nào khác quy định tại Điều 16 Nghị định này, đã thực hiện các biện pháp hợp lý nhằm tránh hậu quả xấu xảy ra.
2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cả khi người nhận hàng yêu cầu giám định, nếu không chứng minh được rằng hàng hoá bị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Trong các trường hợp khác người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.
3. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không chịu trách nhiệm và được coi là đã giao trả hàng hoá đủ và đúng như ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức cho người nhận hàng, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các mất mát, hư hỏng hàng hoá chậm nhất là một ngày tính từ ngày nhận hàng. Trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên ngoài, thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 06 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), sau ngày hàng hoá đã được giao trả cho người nhận hàng. Trường hợp hàng hoá đã được giám định theo yêu cầu của người nhận hàng hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức trước khi giao trả hàng, thì không cần thông báo bằng văn bản.
4. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm, khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và văn bản đó đã được người kinh doanh vận tải đa phương thức chấp nhận.
1.Việc giao trả hàng bị coi là chậm khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá không được giao trả trong thời hạn đã được thoả thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức.
b) Trường hợp không có sự thoả thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức mà hàng hoá không được giao trả trong thời gian hợp lý đòi hỏi trong khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã làm hết khả năng của mình để có thể giao trả hàng, có xét đến hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể.
2. Hàng hoá bị coi là mất nếu chưa được giao trả trong vòng 90 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ) tiếp sau ngày giao trả hàng đã được thoả thuận trong hợp đồng hoặc thời gian hợp lý như nêu tại điểm b, khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức có bằng chứng chứng minh ngược lại.
Mặc dù có quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 và khoản 4 Điều 18 Nghị định này, người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm đối với hàng hoá được vận chuyển nếu chứng minh được việc gây nên mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm trong quá trình vận chuyển là do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
1. Bất khả kháng;
2. Hành vi hoặc sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, người được uỷ quyền hoặc đại lý của họ;
3. Đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu hoặc đánh số hàng hoá không đầy đủ hoặc khiếm khuyết;
4. Giao nhận, xếp dỡ, chất xếp hàng hoá dưới hầm tầu do người gửi hàng, người nhận hàng, người được uỷ quyền hoặc người đại lý thực hiện;
5. Ẩn tỳ hoặc tính chất tự nhiên vốn có của hàng hoá;
6. Đình công, bế xưởng, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công;
7. Trường hợp hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển, hoặc đường thuỷ nội địa, khi mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra trong quá trình vận chuyển do:
a) Hành vi, sự chểnh mảng hoặc lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công cho người vận chuyển trong điều hành hoặc quản trị tầu;
b) Cháy, trừ khi gây ra bởi hành vi cố ý thực hiện hoặc thông đồng thực hiện của người vận chuyển.
Trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hoá xảy ra trong quá trình vận chuyển nói tại khoản này do tầu không có đủ khả năng đi biển thì người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng khi bắt đầu hành trình tầu có đủ khả năng đi biển.
1. Việc tính tiền bồi thường do mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được thực hiện trên cơ sở tham khảo giá trị của hàng hoá đó tại địa điểm và thời gian hàng hoá được giao trả cho người nhận hàng hoặc tại địa điểm và thời gian đáng lẽ hàng hoá được giao trả theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Giá trị hàng hoá được xác định theo giá cả trao đổi hàng hoá hiện hành, nếu không có giá cả đó thì theo giá thị trường hiện hành; nếu không có giá cả trao đổi hoặc giá cả thị trường thì tham khảo giá trị trung bình của hàng hoá cùng loại và cùng chất lượng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một kiện hoặc cho một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hoá bị mất mát, hư hỏng, tuỳ theo cách tính nào cao hơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hoá đã được người gửi hàng kê khai trước khi hàng hoá được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Trường hợp trong một công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác được xếp nhiều kiện, nhiều đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vị đó được liệt kê trong chứng từ vận tải đa phương thức thì sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị. Trong những trường hợp khác, container, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị .
3. Mặc dù có quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu trong hợp đồng vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một kilogram trọng lượng cả bì của hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng.
4. Trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá xảy ra trong một công đoạn cụ thể của vận tải đa phương thức, mà ở công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn đó, thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc của pháp luật quốc gia đó.
5. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm, hoặc tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất mát hoặc hư hỏng đối với chính hàng hoá đó, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.
6. Toàn bộ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.
7. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường, nếu người có quyền lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do người kinh doanh vận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động với chủ ý gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách liều lĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn sẽ xảy ra.
1. Người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng uỷ quyền phải bảo đảm cung cấp chính xác thông tin về hàng hoá sau đây cho người kinh doanh vận tải đa phương thức:
a) Các chi tiết liên quan đến hàng hoá để ghi vào chứng từ vận tải đa phương thức:
- Đặc tính tự nhiên chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng, trọng lượng, khối lượng và chất lượng của hàng hoá;
- Tình trạng bên ngoài của hàng hoá .
b) Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của hợp đồng mua bán.
2. Khi người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng uỷ quyền chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển, thì ngoài trách nhiệm nói tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Cung cấp cho người kinh doanh vận tải đa phương thức các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết về tính chất nguy hiểm của hàng hoá và nếu cần cả những biện pháp đề phòng;
b) Ghi ký hiệu, mã hiệu hoặc dán nhãn hiệu đối với hàng nguy hiểm theo quy định của các điều ước quốc tế hoặc theo quy định hiện hành của pháp luật quốc gia;
c) Cử người áp tải, trong trường hợp hàng nguy hiểm bắt buộc phải có người áp tải .
1. Người gửi hàng do cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá do khai báo hàng hoá không đầy đủ hoặc cung cấp thông tin về hàng hoá không chính xác, không đầy đủ theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
2. Khi người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng uỷ quyền không thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này và người kinh doanh vận tải đa phương thức không có cách nào để biết các đặc tính của hàng hoá và tính chất nguy hiểm của hàng hoá đó thì người gửi hàng phải chịu trách nhiệm với người kinh doanh vận tải đa phương thức về mọi thiệt hại do việc vận chuyển hàng hoá đó gây ra, kể cả việc người kinh doanh vận tải đa phương thức phải dỡ hàng hoá xuống, tiêu huỷ hoặc làm cho vô hại, tuỳ từng trường hợp cụ thể, nếu hàng hoá nguy hiểm trở thành mối đe dọa thực sự đến người và tài sản.
3. Trong trường hợp hàng hoá bị dỡ xuống, tiêu huỷ hoặc làm cho vô hại khi chúng trở thành mối đe dọa thực sự đến người và tài sản, thì người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải thanh toán tiền bồi thường, trừ khi có nghĩa vụ đóng góp vào tổn thất chung hoặc khi người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
4. Người gửi hàng phải bồi thường cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các tổn thất gây ra bởi sự thiếu chính xác hoặc không đầy đủ về các thông tin đã được quy định tại Điều 23 Nghị định này.
5. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4, Điều này ngay cả khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được người gửi hàng chuyển giao.
6. Người kinh doanh vận tải đa phương thức được quyền nhận bồi thường theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng vận tải đa phương thức đối với bất kỳ người nào khác ngoài người gửi hàng.
1. Người nhận hàng phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện để nhận hàng khi nhận được thông báo của người vận chuyển về việc hàng đã đến đích.
2. Nếu người nhận hàng không đến nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc dỡ hàng quá thời hạn quy định của hợp đồng hoặc quy định của pháp luật, thì người kinh doanh vận tải đa phương thức có quyền dỡ hàng, ký gửi vào nơi an toàn, xử lý và thông báo cho người gửi hàng biết. Đối với hàng hoá mau hỏng, người kinh doanh vận tải đa phương thức có quyền xử lý ngay. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm.
3. Sau 90 ngày tính từ ngày phải nhận hàng theo hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có người đến nhận hàng ký gửi quy định tại khoản 2 Điều này, thì người kinh doanh kho bãi có quyền bán đấu giá hàng hoá. Tiền bán đấu giá hàng hoá sau khi trừ chi phí hợp lý của các bên liên quan, số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Người nhận hàng phải thanh toán đầy đủ cước và các chi phí khác liên quan đến vận tải đa phương thức cho người kinh doanh vận tải đa phương thức theo chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức không được thanh toán các khoản tiền theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì có quyền lưu giữ hàng hoá và thông báo bằng văn bản cho người nhận hàng. Sau 60 ngày kể từ ngày thông báo mà người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không được thanh toán đầy đủ các khoản tiền nói trên thì có quyền ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá hàng hoá đang lưu giữ. Tiền bán đấu giá hàng hoá đó được xử lý theo quy định hiện hành.
Thời hạn mà hàng hoá thuộc quyền sở hữu của người kinh doanh vận tải đa phương thức do thực hiện quyền lưu giữ hàng hoá nói trên không được gộp lại để tính thời gian giao trả hàng chậm theo các quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định này.
1. Mọi khiếu nại, khởi kiện liên quan tới việc thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức nói trong Nghị định này bao gồm cả tranh chấp trong hợp đồng và ngoài hợp đồng đều phải giải quyết theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Mọi khiếu nại, khởi kiện đối với người kinh doanh vận tải đa phương thức liên quan tới việc thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức được tiến hành đối với cả người làm công, người đại lý hoặc người khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức đã sử dụng dịch vụ của họ nhằm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức bất kể những khiếu nại, khởi kiện đó trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Trách nhiệm toàn bộ của người kinh doanh vận tải đa phương thức và những người làm công, đại lý hoặc những người khác sẽ không vượt quá các giới hạn quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không được hưởng giới hạn trách nhiệm, nếu người có quyền lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng, giao trả hàng chậm là do người làm công, người đại lý hoặc người khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động với chủ định gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó; hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách liều lĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn sẽ xảy ra.
1. Các nội dung trong chứng từ vận tải đa phương thức sẽ không có giá trị và không có hiệu lực pháp lý nếu những nội dung đó trực tiếp hoặc gián tiếp không phù hợp với quy định của Nghị định này, đặc biệt nếu các nội dung đó gây phương hại đến người gửi hàng và người nhận hàng. Quy định này sẽ không ảnh hưởng đến những nội dung khác trong chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Mặc dù có các quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được sự đồng ý của người gửi hàng thì người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể tăng thêm trách nhiệm của mình theo các quy định tại Nghị định này.
3. Quy định trong Nghị định này không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy tắc về giải quyết tổn thất chung theo quy định có liên quan của pháp luật quốc gia.
1. Thời hạn khiếu nại do hai bên thoả thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại là 90 ngày kể từ khi hàng hoá được giao trả xong cho người nhận hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này, hoặc sau ngày đáng lẽ hàng hoá được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc sau ngày theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
2. Thời hiệu khởi kiện là 9 tháng, kể từ khi hàng hoá được giao trả xong cho người nhận hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này hoặc sau ngày đáng lẽ hàng hoá được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc sau ngày theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
Việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới ký kết và thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên hoặc tại trọng tài hoặc tại toà án theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
2. Các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh vận tải đa phương thức phải làm thủ tục để cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 90 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 125/2003/ND-CP |
Hanoi, October 29, 2003 |
ON INTERNATIONAL MULTI-MODAL TRANSPORTATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 30, 1990 Maritime Code of Vietnam;
Pursuant to the December 26, 1991 Law on Vietnam Civil Aviation and the April 30, 1995 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Vietnam Civil Aviation;
Pursuant to the April 20, 1995 Law on State Enterprises;
Pursuant to the March 20, 1996 Law on Cooperatives;
Pursuant to the May 20, 1998 Law on Domestic Investment Promotion;
Pursuant to the June 12, 1999 Law on Enterprises;
Pursuant to the November 12, 1996 Law on Foreign Investment in Vietnam and the June 9, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
Pursuant to the June 29, 2001 Law on Customs;
Pursuant to the June 29, 2001 Law on Land Road Traffic;
At the proposal of the Minister of Communications and Transport,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree prescribes international multi-modal transport activities of Vietnamese organiza-tions and individuals; foreign organizations and individuals investing in Vietnam and foreign enterprises registering international multi-modal transport business according to Vietnamese law.
2. In cases where the international treaties which Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such international treaties shall be complied with.
Article 2.- Interpretation of terms and phrases
In this Decree, the terms and phrases below shall be construed as follows:
1. International multi-modal transportation (hereinafter referred to as multi-modal transportation for short) means the transportation of cargoes by at least two different transportation modes on the basis of a contract for multi-modal transportation from the place where the persons dealing in multi-modal transportation receive cargoes in one country to a place designated for cargo delivery in another country.
2. Multi-modal transportation dealers mean the enterprises which sign multi-modal transportation contracts, take self-responsibility for the performance of such contracts, but are neither agents nor representatives of cargo consignors or represent the carriers to participate in multi-modal transportation activities.
3. Multi-modal transportation contracts mean documents under which the multi-modal transportation dealers commit to implement, or organize the implementation of, multi-modal transportation and shall be paid with freightage.
4. Multi-modal transportation vouchers mean documents issued by multi-modal transportation dealers and evidences of multi-modal transportation contracts, certifying that the multi-modal transportation dealers have already received cargoes for transportation and committed to deliver those cargoes strictly according to terms of the signed contracts.
5. Carriers means the persons who conduct or commit to conduct part or whole of the transportation, regardless of whether they are multi-modal transportation dealers or not.
6. Cargo consignors mean the persons who sign multi-modal transportation contracts with multi-modal transportation dealers.
7. Cargo consignees mean the persons entitled to receive cargoes from multi-modal transportation dealers.
8. Cargo reception means that the cargoes are actually assigned to the multi-modal transportation dealers from the cargo consignors or their authorized persons and received by the multi-modal transportation dealers for transportation.
9. Cargo delivery means one of the following cases:
a) The delivery of cargoes to the cargo consignees;
b) Cargoes are put at the cargo consignees' disposal in accordance with the provisions of the multi-modal transportation contracts, or law provisions or commercial practices applicable at the places where goods are delivered;
c) If the delivery of cargoes to an authority or another third party, according to law provisions, is applied at the cargo delivery places, the cargoes must be so delivered.
10. Cargo means any assets, including containers, or other similar transport and packing instruments, which are not supplied by multi-modal transportation dealers.
11. In writing means one of the following forms: telegraph, telex, fax or any other means, which can print, record, repeat or transmit documents by mechanical, electronic or any other equipment used for such purposes.
12. Endorsement means the certification of the cargo consignees or the persons competent to certify after giving instructions on multi-modal transportation vouchers in negotiable forms for the delivery of cargoes stated in such vouchers to the identified persons.
13. Special Drawing Right (SDR) means the calculation unit prescribed by the International Monetary Fund. The exchange rate between SDR and Vietnam dong shall be announced by the State Bank of Vietnam.
14. Latent defects mean the defects of cargoes, which cannot be detected if the cargoes are ordinarily inspected only at their outside appearance.
15. Force majeure cases mean objective, unforeseeable and insurmountable occurrences though all necessary and possible measures have already been applied.
Article 3.- Customs procedures
Cargoes in multi-modal transportation are exempt from customs inspection. The Finance Ministry shall prescribe the customs procedures for cargoes in multi-modal transportation.
Article 4.- State management over multi-modal transportation
1. The Government shall perform the unified State management over multi-modal transportation.
2. The Ministry of Communications and Transport shall perform the function of State management over multi-modal transportation, act as the principal agency to assist the Government in coordinating inter-branch activities and guiding the implementation of regulations related to multi-modal transportation.
CONDITIONS FOR MULTI-MODAL TRANSPORTATION BUSINESS
Article 5.- Conditions for multi-modal transportation business
Vietnamese enterprises, foreign-invested enterprises in Vietnam or foreign enterprises may do business in multi-modal transportation only after they are granted by competent agencies the licenses for multi-modal transportation business or licenses for investment in the field of multi-modal transportation (hereinafter referred collectively to as licenses).
Article 6.- Licensing conditions
1. Vietnamese organizations and individuals fully satisfying the following conditions shall be granted licenses for multi-modal transportation business:
a) Being Vietnamese enterprises which have certificates of registration for multi-modal transportation business;
b) Having professional liability insurance for multi-modal transportation or bank guarantee being provided for multi-modal transportation dealers for cargo losses, damage, late delivery or other risks;
c) Having assets at least being equal to 80,000 SDR or with equivalent guarantee.
2. Foreign organizations and individuals investing in Vietnam that fully satisfy the following conditions shall be granted licenses for investment in the field of multi-modal transportation business:
a) Meeting the conditions prescribed by the legislation on foreign investment in Vietnam.
b) Having professional liability insurance for multi-modal transportation or bank guarantee being provided to multi-modal transportation dealers for cargo losses or damage, late delivery or other risks;
c) Having assets at least being equal to 80,000 SDR or with equivalent guarantee.
3. Foreign enterprises other than the subjects prescribed in Clause 2 of this Article, which fully satisfy the following conditions, shall be granted licenses for multi-modal transportation business:
a) Being enterprises of ASEAN member countries which have signed ASEAN framework agreement on multi-modal transportation or being enterprises of the countries which have signed bilateral or multilateral agreements with Vietnam on multi-modal transportation;
b) Having certificates of registration for multi-modal transportation business granted by competent agencies of their countries and already legalized consularly;
c) Having legal representatives in Vietnam, which are Vietnamese transport enterprises or agents, in cases where they are foreign-invested enterprises, the Vietnamese party's contributed capital shall not be lower than 51%.
Article 7.- Licensing procedures
1. The Vietnamese enterprises prescribed in Clause 1, Article 6 of this Decree shall file their dossiers of application for granting of business licenses for multi-modal transportation to the Ministry of Communications and Transport. Such a dossier shall include:
a) The application for granting of business license for multi-modal transportation, made according a form set by the Ministry of Communications and Transport;
b) A valid copy of the business registration certificate;
c) The inventory of the enterprise's assets or equivalent guarantee papers;
d) A copy of the professional liability insurance contract or a copy of the bank's guarantee paper.
2. Foreign organizations and individuals investing in Vietnam, prescribed in Clause 2, Article 6 of this Decree, shall file their dossiers of application for granting of licenses for investment in the field of multi-modal transportation to the Ministry of Planning and Investment. Such a dossier shall include:
a) Assorted papers prescribed by law for foreign investment in Vietnam.
b) The inventory of the enterprise's assets or the equivalent guarantee papers;
c) A copy of the professional liability insurance contract or a copy of the bank's guarantee paper.
3. The foreign enterprises prescribed in Clause 3, Article 6 of this Decree shall file their dossiers of application for granting of business licenses for multi-modal transportation to the Ministry of Communications and Transport. Such a dossier shall include:
a) The application for granting of business license for multi-modal transportation, made according to a form set by the Ministry of Communications and Transport;
b) A copy of the business registration certificate of multi-modal transportation, granted by a competent agency of that country and already consularly legalized;
c) The agency contract with Vietnamese enterprise defined at Point c, Clause 3, Article 6 of this Decree.
4. Within 60 days after the receipt of complete and valid dossiers, the Ministry of Communications and Transport shall evaluate them and grant business licenses for multi-modal transportation to subjects defined in Clauses 1 and 3, Article 6 of this Decree. In case of non-granting, written reply must be given within the above-mentioned time limit, clearly stating the reasons therefor.
The Ministry of Communications and Transport shall specify the procedures for evaluation of dossiers and granting of business licenses for multi-modal transportation.
5. Within 60 days after the receipt of complete and valid dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall grant licenses for investment in the field of multi-modal transportation to the subjects defined in Clause 2, Article 6 of this Decree after obtaining the written approval of the Ministry of Communications and Transport. In case of non-granting, written reply must be given within the above-mentioned time limit, clearly stating the reasons therefor.
The order and procedures of evaluation of dossiers and granting of licenses for investment in the field of multi-modal transportation shall comply with the law provisions on foreign investment.
6. The licensing agencies are entitled to collect fees under the Finance Ministry's regulations.
Article 8.- License withdrawal
1. The licensing agencies are entitled to withdraw licenses if multi-modal transportation dealers commit violations in one of the following cases:
a) They violate the licensing conditions or procedures prescribed in Articles 6 and 7 of this Decree;
b) Within 1 year after being granted licenses, the licensees cannot get at least one contract for multi-modal transportation.
2. Licenses shall be temporarily withdrawn for 6 months if the multi-modal transportation dealers commit violations for the first time as provided for in Clause 1 of this Article, and withdrawn indefinitely if the multi-modal transportation dealers commit violations for the second time.
MULTI-MODAL TRANSPORTATION VOUCHERS
Article 9.- Issuance of multi-modal transportation vouchers
1. When a multi-modal transportation dealer has received cargoes, a multi-modal transportation voucher must be issued in negotiable or non-negotiable form, depending on the cargo consignor's option, except where otherwise provided for by the multi-modal transportation contract.
2. The multi-modal transportation vouchers shall be signed by multi-modal transportation dealers or persons authorized by multi-modal transportation dealers.
3. The signatures on multi-modal transportation vouchers may be hand-written, fax-printed, holed, stamped, symbolized or made in any other mechanical or electronic means under the current law provisions.
4. Forms of multi-modal transportation vouchers must be registered with the Ministry of Communications and Transport.
Article 10.- Forms of multi-modal transportation vouchers
1. The multi-modal transportation vouchers in negotiable form shall be issued by one of the following modes:
a) Presentation;
b) On order;
c) On order of the persons named in the original vouchers.
2. The multi-modal transportation vouchers in non-negotiable form shall be issued by mode of naming the cargo consignees.
Article 11.- Transfer of multi-modal transportation vouchers
The transfer of multi-modal transportation vouchers shall comply with the following regulations:
1. For mode of "Presentation": Endorsement is not required;
2. For mode of "On order": Endorsement is required;
3. For mode of "On order of the person named in the original voucher: The endorsement of the person named in the original voucher is required.
Article 12.- Contents of multi-modal transportation vouchers
1. The multi-modal transportation vouchers shall include the following principal contents:
a) The natural properties of cargoes; necessary signs, codes for recognition of cargoes; the danger or perishability of cargoes; the number of packages or pieces; the gross tonnage of cargoes or quantity of cargoes described in other ways.
All the above-said details shall be supplied by the cargo consignors.
b) The outside conditions of cargoes;
c) The name and head-office of the multi-modal transportation dealer;
d) The name of the cargo consignor;
e) The name of the cargo consignee if the consignor already mentioned the name;
f) The place and date of receiving cargoes by the multi-modal transportation dealer;
g) The place of cargo delivery;
h) The date or deadline for cargo delivery at the place of cargo delivery, if the involved parties have already agreed upon;
i) The clear statement on whether the multi-modal transportation voucher is negotiable or non-negotiable.
j) The signature of the multi-modal transportation dealer or his/her authorized person;
k) The freightage for each transportation mode if the involved parties have already agreed upon, or freightage, currency for payment of freightage by cargo consignees, or other description of freightage to be paid by the cargo consignees;
l) The planned itinerary, the transportation mode in each road section and places for transshipment, if already known upon the issuance of multi-modal transportation vouchers;
m) Other details which the involved parties unanimously agree to include in the multi-modal transportation vouchers, if they are not contrary to law provisions.
2. The lack of one or several details mentioned in Clause 1 of this Article shall not affect the legality of the multi-modal transportation vouchers.
Article 13.- Evidencing effect of multi-modal transportation vouchers
1. The multi-modal transportation vouchers are preliminary evidences of the reception of cargoes by multi-modal transportation dealers for transportation as mentioned in the multi-modal transportation vouchers, except for case of counter-evidence.
2. Where the multi-modal transportation vouchers are issued in negotiable form and have been lawfully transferred to the cargo consignees or from the cargo consignees to the third party, if the cargo consignees or the third party have based on the cargo description and strictly comply with such description, the counter-evidences shall not be accepted.
Article 14.- Reservation in multi-modal transportation vouchers
1. If the multi-modal transportation vouchers are inscribed with details on the general properties, signs, codes, the number of packages or pieces, weight or quantity of cargoes, and the multi-modal transportation dealers or their authorized persons know or have grounds to doubt that the descriptions are not true to the actually received cargoes, or if the multi-modal transportation dealers or their authorized persons have no proper equipment for examination of such details, they shall write their reservations in the multi-modal transportation vouchers, clearly stating the inaccurate descriptions, the grounds for doubts or the lack of proper means for examination.
2. If the multi-modal transportation dealers or their authorized persons do not inscribe the reservations on the multi-modal transportation vouchers on the outside conditions of cargoes, the cargoes shall be considered as being in good outside conditions.
RESPONSIBILITIES OF MULTI-MODAL TRANSPORTATION DEALERS
Article 15.- Responsibility duration
The multi-modal transportation dealers must bear responsibility for the cargoes from the time they receive the cargoes till the time they deliver cargoes to the consignees.
Article 16.- Responsibilities towards employees, agents or carriers
1. The multi-modal transportation dealers must bear responsibility for all acts and errors of their employees or agents, when they have acted within the scope of hiring, or all acts and errors of any other persons whose services are used by the multi-modal transportation dealers for the performance of multi-modal transportation contracts.
2. In cases where the multi-modal transportation dealers sign single-modal transportation contracts with carriers, the specialized legislation on such single-modal transportation shall apply.
Article 17.- Responsibility to deliver cargoes
1. The multi-modal transportation dealers commit to perform, or organize the performance of, all necessary jobs in order to ensure the delivery of cargoes to the persons entitled to receive them.
2. When the multi-modal transportation vouchers have been issued in negotiable form, depending on the forms of vouchers, the cargo delivery is prescribed as follows:
a) If the vouchers are in form of "Presentation," the cargoes shall be delivered to the persons who present the originals of such vouchers;
b) If the vouchers are in form of "On order," the cargoes shall be delivered to the persons who present the originals of such vouchers, which have been properly endorsed;
c) If the vouchers are in form of "On order of the person named in the original vouchers, the cargoes shall be delivered to the persons who can evidence that they are the persons named in the vouchers and produce the original vouchers. If such vouchers are changed into form of "On order," the cargoes shall be delivered according to the provisions at Point b of this Clause.
3. When the multi-modal transportation vouchers are issued in non-negotiable form, the cargoes shall be delivered to the persons named as the cargo consignees in the vouchers, if such persons can prove that they are the persons named as the cargo consignees in the vouchers.
4. When the multi-modal transportation contracts prescribe the non-issuance of vouchers, the cargoes shall be delivered to one person designated by the cargo consignors or designated by the competent persons of the cargo consignors or the competent persons of the cargo consignees according to the provisions of the multi-modal transportation contracts.
5. After the multi-modal transportation dealers have delivered cargoes to the persons who present one original of the multi-modal transportation vouchers, the other originals of the vouchers shall be no longer valid for reception of cargoes.
Article 18.- Responsibility for cargo losses, damage or late delivery
1. The multi-modal transportation dealers must bear responsibility for the cargo losses, damage or late delivery if such things happen within the time limits and responsibility scope prescribed in this Decree, except when the multi-modal transportation dealers can prove that they, their employees, agents or any others prescribed in Article 16 of this Decree have already applied appropriate measures to preclude bad consequences.
2. The multi-modal transportation dealers shall have to pay all costs of expertise even when the cargo consignees request the expertise, if they cannot prove that the cargo losses or damage fall beyond the scope of their responsibility. For other cases, the expertise requesters shall have to pay the costs thereof.
3. The multi-modal transportation dealers shall not be held responsible for the cargo losses or damage and shall be considered as having fully delivered cargoes correctly as inscribed in the multi-modal transportation vouchers to the cargo consignees, if the later fail to notify in writing the former of such cargo losses or damage within one day after the reception of cargoes. In cases where cargo losses or damage cannot be detected from the outside, the cargo consignees must notify the multi-modal transportation dealers thereof in writing within 6 days (including public holidays and weekends) after the cargoes have been delivered to the consignees. In cases where the cargoes have already been expertised at the requests of the consignees or the multi-modal transportation dealers before the cargo delivery, written notification is not required.
4. The multi-modal transportation dealers must bear responsibility for the subsequent losses due to late delivery, when the cargo consignors have sent their documents requesting that the cargoes be delivered on time and such documents have already been accepted by the multi-modal transportation dealers.
Article 19.- Delivery time considered to be late or cargoes considered to be lost
1. The cargo delivery shall be considered late when it is effected in one of the following cases:
a) Cargoes are not delivered within the time limits agreed upon in the multi-modal transportation contracts.
b) In case of absence of such agreement in the multi-modal transportation contracts while the cargoes are not delivered within the reasonably required time limit and the multi-modal transportation dealers have done their best to deliver the cargoes, taking into account the circumstance of each specific case.
2. Cargoes are considered lost if they are not delivered within 90 days (including public holidays and weekends) after the delivery dates agreed upon in the contracts or the reasonable duration stated at Point b, Clause 1 of this Article, except where the multi-modal transportation dealers have evidences to prove contrarily.
Article 20.- Responsibility exemption
In spite of the provisions in Clause 1 of Article 16, Clauses 1 and 4 of Article 18, this Decree, the multi-modal transportation dealers shall not have to bear responsibility for the cargo losses, damage or late delivery if they can prove that such things have happened in the course of transportation due to one or many of the following causes:
1. Force majeure incidents;
2. Acts or negligence of the consignors, the consignees, their authorized persons or agents;
3. Incomplete or erroneous packing, sign-or code-inscription or numbering of cargoes;
4. Delivery, loading and unloading, piling of cargoes in ship holds by consignors, consignees, their authorized persons or agents;
5. Latent defects or natural properties of cargoes;
6. Labor strike, factory blockade, being prevented from the employment of part or whole of labor;
7. Where cargoes are transported by sea, inland waterways and losses, damage or late delivery happened in the course of transportation due to:
a) Acts, negligence or faults of ship masters, crew members, pilots or laborers working for the carriers in operating or administering the ships;
b) Fires, except when they are caused by deliberate acts or connivance of the carriers.
In cases where cargo losses or damage happen in the course of transportation as mentioned in this Clause due to the ships' incapability to fare sea, the multi-modal transportation dealers shall not also have to bear responsibility if they can prove that the ship have been capable of sea faring when starting the itineraries.
Article 21.- Ways of calculating compensation money
1. The calculation of compensations for cargo losses or damage shall be effected on the basis of referring to the values of such cargoes at the places and time they are delivered to the consignees or at the places and time they should have been delivered under the multi-modal transportation contracts.
2. The cargo values shall be determined according to the current goods- exchanging prices or in case of the absence of such prices, according to the current market prices; if the exchanging prices or market prices are not available, the average values of cargoes of the same types and the same quality shall be referred to.
Article 22.- Responsibility limits of multi-modal transportation dealers
1. The multi-modal transportation dealers shall only bear responsibility for cargo losses or damage in any circumstances at the maximum level equivalent to 666.67 SDR for one package or one piece or 2.00 SDR for one kilogram of weight, packing included, of the lost or damaged cargoes, depending on the higher calculation, except when the cargo properties and value have been declared by consignors before they are received by multi-modal transportation dealers for transportation and have been already inscribed in the multi-modal transportation vouchers.
2. In cases where in a container, or equivalent transport, packing instruments are arranged with many packages and/or many pieces, which have been listed in the multi-modal transportation vouchers, they shall be considered packages or pieces. In other cases, such containers, or other equivalent transport or packing instruments must be considered packages or pieces.
3. In spite of the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article, if the multi-modal transportation contracts do not cover the cargo transportation by sea or inland waterways, the responsibility of the multi-modal transportation dealers shall be limited within the money amount not exceeding 8.33 SDR for one kilogram of weight including packing of the lost or damaged cargoes.
4. In cases where cargo losses or damage happen in a specific process of multi-modal transportation and at such process, the international treaties or national laws prescribe a different responsibility limit if the transport contracts are signed separately for such process, the limit of the multi-modal transportation dealers' responsibility for the cargo losses or damage shall comply with the provisions of such international treaties or national laws.
5. If the multi-modal transportation dealers have to bear responsibility for the damage due to late delivery, or subsequent damage due to late delivery, which are not the losses or damage of those very cargoes, the multi-modal transportation dealers' responsibility shall be limited within the money amount not exceeding the money amount equivalent to the freightage under the multi-modal transportation contracts.
6. The total liability of the multi-modal transportation dealers shall not exceed the limit of responsibility for the losses of the entire cargoes.
7. The multi-modal transportation dealers are not entitled to enjoy the right to compensation responsibility limits, if the persons with relevant interests can prove that the cargo losses, damage or late delivery are caused by the multi-modal transportation dealers' actions or non-actions with intent of causing such losses, damage or late delivery or their reckless actions or non-actions and knowledge that such losses, damage or late delivery would have certainly happened.
RESPONSIBILITIES OF CARGO CONSIGNORS
Article 23.- Responsibilities to supply information on cargoes
1. The cargo consignors or their authorized persons must accurately supply the following information on cargoes to the multi-modal transportation dealers:
a) Details related to cargoes for inscription into the multi-modal transportation vouchers:
- The natural properties, signs, codes, quantities, weight, volumes and quality of cargoes;
- The outside conditions of cargoes.
b) Papers related to cargoes as provided for by law or agreed upon in the trading contracts.
2. When the cargo consignors or their authorized persons transfer dangerous cargoes to multi-modal transportation dealers for transportation, apart from the responsibility mentioned in Clause 1 of this Article, they must observe the following regulations:
a) Supplying the multi-modal transportation dealers with documents and necessary instructions on the danger of the cargoes and, if necessary, the preventive measures;
b) Recording signs, codes or sticking labels for dangerous cargoes under the provisions of the international treaties or the current provisions of national laws;
c) Appointing escorts in cases where there must be escorts for dangerous cargoes.
Article 24.- Responsibility for cargo losses
1. The cargo consignors must bear responsibility for cargo losses caused by their acts of intentionally or unintentionally declaring cargoes inadequately or supplying information on cargoes inaccurately, incompletely as provided for in Article 23 of this Decree.
2. When the cargo consignors or their authorized persons fail to comply with the provisions in Clause 2, Article 23 of this Decree and the multi-modal transportation dealers have no ways to know the properties and danger of such cargoes, the consignors must bear responsibility to the multi-modal transportation dealers for all losses caused by the transportation of such cargoes, including the unloading, destruction or deactivation of such cargoes by multi-modal transportation dealers, depending on each specific case, if the dangerous cargoes constitute an actual threat to people and property.
3. In cases where cargoes are unloaded, destroyed or deactivated when they become the actual threats to people and property, the multi-modal transportation dealers shall not have to pay the compensations therefor, except when they are obliged to share the common losses or when they have to bear the responsibility as provided for in Article 18 of this Decree.
4. The consignors shall have to compensate the multi-modal transportation dealers for the losses incurred due to the inaccuracy or incompleteness of the information prescribed in Article 23 of this Decree.
5. The consignors must bear responsibility for all the losses prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article even when they have already transferred the multi-modal transportation vouchers.
6. The multi-modal transportation dealers are entitled to receive compensations as provided for in Clauses 2 and 4 of this Article, but still have to bear responsibility under the multi-modal transportation contracts for any persons other than the consignors.
RESPONSIBILITIES OF CARGO CONSIGNEES
1. The cargo consignees must prepare all conditions for reception of cargoes upon the receipt of notices from the carriers on the arrival of the cargoes.
2. If the cargo consignees do not come to receive cargoes or refuse to receive the cargoes or delay the unloading of cargoes beyond the time limits prescribed by the contracts or by law, the multi-modal transportation dealers shall be entitled to unload the cargoes, deposit them to safe places, handle and notify the consignors thereof. For perishable cargoes, the multi-modal transportation dealers shall be entitled to handle them right away. All costs and losses incurred shall be borne by the cargo consignees.
3. Within 90 days as from the dates the cargoes must be received according to the multi-modal transportation contracts, if nobody comes to receive the deposited cargoes prescribed in Clause 2 of this Article, the warehouse and storing yard dealers may auction those cargoes. The proceeds from cargo auctions, after subtracting the reasonable expenses of the involved parties, shall be remitted into the State budget.
Article 26.- Payment of freightage and other expenses
1. The cargo consignees must fully pay freightage and other expenses related to multi-modal transportation to multi-modal transportation dealers according to the multi-modal transportation vouchers.
2. If the multi-modal transportation dealers are not paid money amounts as provided for in the multi-modal transportation contracts, they may retain the cargoes and notify the cargo consignees thereof in writing. Within 60 days as from the date of notification, if the multi-modal transportation dealers are still not yet paid fully with the above-said amounts, they must sign contracts for authorized auction of the retained cargoes. The proceeds from such cargo auctions shall be handled according to the current regulations.
The duration when the cargoes are placed under the ownership of the multi-modal transportation dealers due to the exercise of their right to retain cargoes as mentioned above must not aggregated for calculation of the time of late delivery under the provisions in Articles 18 and 19 of this Decree.
Article 27.- Scope of complaints, lawsuits
1. All complaints and lawsuits related to the performance of multi-modal transportation contracts mentioned in this Decree covering disputes inside and outside the contracts must be settled in accordance with the provisions of this Decree and other relevant law provisions.
2. All complaints and lawsuits against multi-modal transportation dealers, related to the performance of multi-modal transportation contracts shall be effected also with the laborers, agents or other persons whose services have been used by the multi-modal transportation dealers for the performance of such multi-modal transportation contracts, regardless of whether such complaints and/or lawsuits are inside or outside the contracts. The full responsibility of the multi-modal transportation dealers as well as their employees, agents or other persons shall not exceed the limits prescribed in Article 22 of this Decree.
3. The multi-modal transportation dealers are not entitled to enjoy the responsibility limits, if the persons with relevant interests can prove that the cargo losses, damage or late delivery were caused by actions or non-actions of their employees, agents or other persons whose services have been used by the multi-modal transportation dealers for the performance of multi-modal transportation contracts, with their intent of causing such losses, damage or delay; or their reckless actions or non-actions and their knowledge that such losses, damage or lateness would have certainly happened.
Article 28.- Provisions related to multi-modal transportation vouchers.
1. The contents in the multi-modal transportation vouchers shall be invalid and legally ineffective if they are directly or indirectly incompatible with the provisions of this Decree, especially if such contents cause harms to cargo consignors and consignees. This regulation shall not affect other contents in the multi-modal transportation vouchers.
2. In spite of the provisions in Clause 1 of this Article, if consented by the cargo consignors, the multi-modal transportation dealers may increase their responsibilities under the provisions of this Decree.
3. The provisions in this Decree shall not affect the application of the rule on settling common losses according to relevant provisions of national laws.
Article 29.- Time limits for complaints, statute of limitations for lawsuits
1. The time limits for complaints shall be agreed upon by the two parties in the multi-modal transportation contracts. In case of the absence of such agreement, the time limit for complaints shall be 90 days as from the date the cargoes are completely delivered to the consignees according to the provisions in Clause 3, Article 18 of this Decree, or after the dates the cargoes should have been delivered according to the provisions in the multi-modal transportation contracts or after the dates prescribed at Point b, Clause 1, Article 19 of this Decree.
2. The statute of limitations for lawsuits shall be 9 months as from the time the cargoes are completely delivered to the consignees as provided for in Clause 3, Article 18 of this Decree or after the dates the cargoes should have been delivered under the provisions of the multi-modal transportation contracts or after the dates prescribed at Point b, Clause 1, Article 19 of this Decree.
Article 30.- Settlement of disputes
The settlement of disputes related to the conclusion and performance of multi-modal transportation contracts shall be settled through negotiations between the parties or by arbitration or at courts according to the provisions of law.
Article 31.- Implementation effect
1. This Decree takes implementation effect as from January 1, 2004.
2. Organizations and individuals dealing in multi-modal transportation must carry out procedures for the granting of business licenses for multi-modal transportation within 90 days as from the date this Decree takes effect.
Article 32.- Implementation responsibility
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the provincial/municipal People's Committees and the concerned organizations as well as individuals shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |