Chương 1 Nghị định 125/2003/NĐ-CP : Quy định chung
Số hiệu: | 125/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/10/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2003 |
Ngày công báo: | 03/11/2003 | Số công báo: | Số 177 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hoạt động vận tải đa phương thức quốc tế của tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế theo pháp luật Việt Nam.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Vận tải đa phương thức quốc tế" (sau đây gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác.
2. "Người kinh doanh vận tải đa phương thức" là doanh nghiệp ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức, tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó mà không phải là đại lý hoặc đại diện của người gửi hàng hoặc thay mặt người vận chuyển tham gia các hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức.
3. "Hợp đồng vận tải đa phương thức" là văn bản theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức việc thực hiện vận tải đa phương thức và được thanh toán tiền cước vận chuyển.
4. "Chứng từ vận tải đa phương thức" là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
5. "Người vận chuyển" là người thực hiện hoặc cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển, dù người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức hay không phải là người kinh doanh vận tải đa phương thức.
6. "Người gửi hàng" là người ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
7. "Người nhận hàng" là người được quyền nhận hàng hoá từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.
8. "Tiếp nhận hàng" là việc hàng hoá đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng uỷ quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.
9. "Giao trả hàng" là một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc giao trả hàng hoá cho người nhận hàng;
b) Hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại nơi giao trả hàng;
c) Việc giao hàng hoá cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hoá phải được giao như vậy.
10." Hàng hoá" là bất cứ tài sản nào, kể cả công-te-nơ, cao bản hoặc các công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người kinh doanh vận tải đa phương thức cung cấp.
11. "Bằng văn bản" là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ phương tiện nào khác được in ấn, ghi lại, nhắc lại hoặc truyền các văn bản bằng cơ học, điện tử hoặc bằng bất kỳ loại thiết bị nào được dùng cho những mục đích đó.
12. "Ký hậu" là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hoá nêu trong chứng từ đó cho người được xác định.
13. "Quyền rút vốn đặc biệt" (SDR) là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với Đồng Việt Nam do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố.
14. "Ẩn tỳ" là những khuyết tật của hàng hoá, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hoá một cách thông thường thì không thể phát hiện được.
15. "Trường hợp bất khả kháng" là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Hàng hoá vận tải đa phương thức được miễn kiểm tra hải quan. Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức.
2. Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức, là đầu mối giúp Chính phủ điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức.
Article 1.- Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree prescribes international multi-modal transport activities of Vietnamese organiza-tions and individuals; foreign organizations and individuals investing in Vietnam and foreign enterprises registering international multi-modal transport business according to Vietnamese law.
2. In cases where the international treaties which Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such international treaties shall be complied with.
Article 2.- Interpretation of terms and phrases
In this Decree, the terms and phrases below shall be construed as follows:
1. International multi-modal transportation (hereinafter referred to as multi-modal transportation for short) means the transportation of cargoes by at least two different transportation modes on the basis of a contract for multi-modal transportation from the place where the persons dealing in multi-modal transportation receive cargoes in one country to a place designated for cargo delivery in another country.
2. Multi-modal transportation dealers mean the enterprises which sign multi-modal transportation contracts, take self-responsibility for the performance of such contracts, but are neither agents nor representatives of cargo consignors or represent the carriers to participate in multi-modal transportation activities.
3. Multi-modal transportation contracts mean documents under which the multi-modal transportation dealers commit to implement, or organize the implementation of, multi-modal transportation and shall be paid with freightage.
4. Multi-modal transportation vouchers mean documents issued by multi-modal transportation dealers and evidences of multi-modal transportation contracts, certifying that the multi-modal transportation dealers have already received cargoes for transportation and committed to deliver those cargoes strictly according to terms of the signed contracts.
5. Carriers means the persons who conduct or commit to conduct part or whole of the transportation, regardless of whether they are multi-modal transportation dealers or not.
6. Cargo consignors mean the persons who sign multi-modal transportation contracts with multi-modal transportation dealers.
7. Cargo consignees mean the persons entitled to receive cargoes from multi-modal transportation dealers.
8. Cargo reception means that the cargoes are actually assigned to the multi-modal transportation dealers from the cargo consignors or their authorized persons and received by the multi-modal transportation dealers for transportation.
9. Cargo delivery means one of the following cases:
a) The delivery of cargoes to the cargo consignees;
b) Cargoes are put at the cargo consignees' disposal in accordance with the provisions of the multi-modal transportation contracts, or law provisions or commercial practices applicable at the places where goods are delivered;
c) If the delivery of cargoes to an authority or another third party, according to law provisions, is applied at the cargo delivery places, the cargoes must be so delivered.
10. Cargo means any assets, including containers, or other similar transport and packing instruments, which are not supplied by multi-modal transportation dealers.
11. In writing means one of the following forms: telegraph, telex, fax or any other means, which can print, record, repeat or transmit documents by mechanical, electronic or any other equipment used for such purposes.
12. Endorsement means the certification of the cargo consignees or the persons competent to certify after giving instructions on multi-modal transportation vouchers in negotiable forms for the delivery of cargoes stated in such vouchers to the identified persons.
13. Special Drawing Right (SDR) means the calculation unit prescribed by the International Monetary Fund. The exchange rate between SDR and Vietnam dong shall be announced by the State Bank of Vietnam.
14. Latent defects mean the defects of cargoes, which cannot be detected if the cargoes are ordinarily inspected only at their outside appearance.
15. Force majeure cases mean objective, unforeseeable and insurmountable occurrences though all necessary and possible measures have already been applied.
Article 3.- Customs procedures
Cargoes in multi-modal transportation are exempt from customs inspection. The Finance Ministry shall prescribe the customs procedures for cargoes in multi-modal transportation.
Article 4.- State management over multi-modal transportation
1. The Government shall perform the unified State management over multi-modal transportation.
2. The Ministry of Communications and Transport shall perform the function of State management over multi-modal transportation, act as the principal agency to assist the Government in coordinating inter-branch activities and guiding the implementation of regulations related to multi-modal transportation.