Chương 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP: Trách nhiệm và quyền hạn của người kinh doanh vận tải đa phương thức
Số hiệu: | 87/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2009 |
Ngày công báo: | 29/10/2009 | Số công báo: | Từ số 493 đến số 494 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi giao trả hàng cho người nhận hàng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công hoặc đại lý của mình, khi họ đã hành động trong phạm vi được thuê, hoặc mọi hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Trong trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển đơn thức với người vận chuyển thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thức đó.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận hàng.
2. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tùy theo hình thức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:
a) Chứng từ ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó;
b) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;
c) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc” thì hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc. Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ.
4. Khi hợp đồng vận tải đa phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hóa được giao trả cho một người theo chỉ định của người gửi hàng hoặc của người nhận hàng theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên, nếu sự việc đó xảy ra trong thời hạn và phạm vi trách nhiệm quy định tại Nghị định này, trừ khi người kinh doanh vận tải đa phương thức chứng minh được mình, người làm công, đại lý hoặc bất cứ người nào khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đã thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng cho phép của mình nhằm tránh hậu quả xấu xảy ra.
2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cả khi người nhận hàng yêu cầu giám định, nếu không chứng minh được rằng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Trong các trường hợp khác người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.
3. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên và được coi là đã giao trả hàng hóa đủ và đúng như ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức ho người nhận hàng, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các mất mát, hư hỏng hàng hóa chậm nhất là một ngày tính từ ngày nhận hàng. Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên ngoài, thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 06 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), sau ngày hàng hóa đã được giao trả cho người nhận hàng. Trường hợp hàng hóa đã được giám định theo yêu cầu của người nhận hàng hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức trước khi giao trả hàng, thì không cần thông báo bằng văn bản.
4. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm, khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và văn bản đó đã được người kinh doanh vận tải đa phương thức chấp nhận.
1. Việc giao trả hàng bị coi là chậm khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa không được giao trả trong thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức;
b) Trường hợp không có sự thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức mà hàng hóa không được giao trả trong thời gian hợp lý đòi hỏi trong khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã làm hết khả năng của mình để có thể giao trả hàng, có xét đến hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể.
2. Hàng hóa bị coi là mất nếu chưa được giao trả trong vòng 90 ngày (kể cả ngày kể và ngày nghỉ) tiếp sau ngày giao trả hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thời gian hợp lý như nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức có bằng chứng chứng minh ngược lại.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm nếu chứng minh được việc gây nên mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm trong quá trình vận chuyển thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên nhân bất khả kháng;
2. Hành vi hoặc sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc đại lý của họ.
3. Đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu, đánh số hàng hóa không đúng quy cách hoặc không phù hợp.
4. Giao nhận, xếp dỡ, chất xếp hàng hóa dưới hầm tàu do người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc người đại lý thực hiện.
5. Ẩn tỳ hoặc tính chất tự nhiên vốn có của hàng hóa.
6. Đình công, bế xưởng, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công.
7. Trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, hoặc đường thủy nội địa, khi mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra trong quá trình vận chuyển do:
a) Hành vi, sự chểnh mảng hoặc lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công cho người vận chuyển trong điều hành hoặc quản trị tàu;
b) Cháy, trừ khi gây ra bởi hành vi cố ý thực hiện hoặc thông đồng thực hiện của người vận chuyển.
Trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển nói tại khoản này do tàu không có đủ khả năng đi biển thì người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng khi bắt đầu hành trình tàu có đủ khả năng đi biển.
1. Việc tính tiền bồi thường do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được thực hiện trên cơ sở tham khảo giá trị của hàng hóa đó tại địa điểm và thời gian hàng hóa được giao trả cho người nhận hàng hoặc tại địa điểm và thời gian đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Giá trị hàng hóa được xác định theo giá trao đổi hàng hóa hiện hành, nếu không có giá đó thì theo giá thị trường hiện hành; nếu không có giá trao đổi hoặc giá thị trường thì tham khảo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại và cùng chất lượng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một kiện hoặc một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hóa đã được người gửi hàng kê khai trước khi hàng hóa được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Trường hợp trong một công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác được xếp nhiều kiện, nhiều đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vị đó được liệt kê trong chứng từ vận tải đa phương thức thì sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị. Trong những trường hợp khác, công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị.
3. Trong hợp đồng vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng.
4. Trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa xảy ra trong một công đoạn cụ thể của vận tải đa phương thức, mà ở công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn đó thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc của pháp luật quốc gia đó.
5. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm hoặc tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất mát hoặc hư hỏng đối với chính hàng hóa đó, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.
6. Toàn bộ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.
7. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường, nếu người có quyền lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng hóa chậm là do người kinh doanh vận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động với chủ ý gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách liều lĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn sẽ xảy ra.
LIABILITY AND POWERS OF THE MULTIMODAL TRANSPORT OPERATOR
Article 17. Liability duration
The multimodal transport operator is liable for the goods from the time he/she has taken in charge of the goods to the time he/she delivers the goods to the consignee.
Article 18. Liability towards servants, agents or carriers
The multimodal transport operator is liable for all acts and omissions of his/her servants or agents when they have acted within the scope of their employment, or all acts and omissions of any other persons whose services the multimodal transport operator has used to perform the multimodal transport contract.
In case the multimodal transport operator signs a unimodal transport contract with the carrier, the specialized law on such unimodal transport shall be applied.
Article 19. Liability to deliver the goods
1. The multimodal transport operator shall undertake to perform or to procure the performance of all acts necessary to ensure delivery of the goods to the consignee.
2. When a multimodal transport document has been issued in a negotiable form, depending on the form of document, the delivery of the goods is specified as follows:
a/ If the document is in the form "To bearer", the goods shall be delivered to the person surrendering one original of the document:
b/ If the document is in the form "To order", the goods shall be delivered to the person surrendering one original of the document duly endorsed:
c/ If the document is in the form "To order to a person named in the original document", the goods shall be delivered to the person who can prove that he/she is named in the document and surrenders one original of the document. If such document has been converted into a document in the form "To order", the goods shall be delivered under Point b of this Clause.
3. When a multimodal transport document has been issued in a non-negotiable form, the goods shall be delivered to the person named as consignee in the document, if this person can prove that he/she is the consignee named in the document.
4. When a multimodal transport contract provides that no document shall be issued, the goods shall be delivered to a person designated by the consignor or consignee according to the terms of the contract.
5. After the multimodal transport operator has delivered the goods to the person who surrendered one original of the multimodal transport document, all other originals of the document will be no longer valid for the taking in charge of the goods.
Article 20. Liability for loss, damage or delay in delivery
1. The multimodal transport operator is liable for loss resulting from loss of or damage to the goods or loss resulting from delay in delivery if the event which caused the loss, damage or delay in delivery took place while the goods were in his/her charge as defined in this Decree, unless the multimodal transport operator proves that he/ she. his/her servants, agents or any other person referred to in Article 18 of this Decree have, within their permitted ability, taken all reasonable measures to avoid bad consequences.
2. The multimodal transport operator shall pay assessment costs, even when the assessment is requested by the consignee, if he/she fails to prove that loss of or damage to the goods falls beyond the scope of his/her liability. In other cases, the assessment requester shall pay assessment costs.
3. The multimodal transport operator is not liable for loss resulting from loss of or damage to the goods or loss resulting from delay in delivery and will be regarded as having fully delivered the goods, as indicated in the multimodal transport document, to the consignee if the latter fails to notify in writing the former of such loss or damage within one day from the date the goods are taken in charge. In case the loss of or damage to the goods cannot be detected based on their apparent condition, the consignee shall notify such in writing to the multimodal transport operator within 6 days (including public holidays and weekends) from the date the goods are delivered to the consignee. In case the goods have been assessed at the request of the consignee or the multimodal transport operator before the handing over of the goods, written notification is not required.
4. The multimodal transport operator is liable for consequential losses resulting from delay in delivery unless the consignor has made a declaration of interest in timely delivery which has been accepted by the multimodal transport operator.
Article 21. Delay in delivery or the goods treated as lost
1. Delay in delivery occurs in either of the following cases:
a/ The goods have not been delivered within the time expressly agreed upon in the multimodal transport contract:
b/ No agreement is reached in the multimodal transport contract while the goods have not been delivered within the required reasonable time and the multimodal transport operator has tried his/ her best to deliver the goods, having regard to the circumstances of the case.
2. The goods will be treated as lost if they have not been delivered within 90 days (including public holidays and weekends) following the date of delivery agreed in the contract or the reasonable lime mentioned at Point b, Clause 1 of this Article, in the absence of evidence to the contrary.
Article 22. Liability exemption
The multimodal transport operator is not liable for loss, damage or delay in delivery with respect to goods carried if he/she proves that the event which caused such loss, damage or delay occurred during that carriage is one or more of the following circumstances:
1. Force majeure.
2. Act or neglect of the consignor, the consignee or his/her representative or agent:
3. Insufficient or defective packaging, marking, or numbering of the goods:
4. Handling, loading, unloading, stowage of the goods effected by the consignor, the or his/ her representative or agent:
5. Inherent or latent defect in the goods:
6. Strike or lockouts or stoppage or restraint of labor, whether partial or general:
7. With respect to the goods carried by sea or inland waterways, when such loss, damage or delay during such carriage has been caused by:
a/ Act, neglect or default of the master, mariner, pilot or the servant of the carrier in navigation or in the management of ship:
b/ Fire unless caused by the actual fault or privity of the carrier.
In case loss or damage has resulted from unseaworthiness of the ship, the multimodal transport operator is not liable for such loss or damage if he/she can prove that due diligence has been exercised to make the ship seaworthy at the commencement of the voyage.
Article 23. Methods of compensation assessment
1. Assessment of compensation for loss of or damage to the goods shall be made by reference lo the value of such the goods at the place and lime they are delivered to the consignee or at the place and time when, in accordance with the multimodal transport contract, they should have been so delivered.
2. The value of the goods shall be determined according to the current commodity exchange price or. if there is no such price, according to the current market price, or if there is no commodity exchange price or current market price, by reference to the normal value of goods of the same kind and quality.
Article 24. Limitation of liability of the multimodal transport operator
1. The multimodal transport operator shall in no event be or become liable for any loss of or damage to the goods in an amount exceeding the equivalent of SDR 666.67 per package or unit or SDR 2 per kilogram of gross weight of the goods lost or damaged, whichever is higher, unless the nature and value of the goods have been declared by the consignor before the goods have been taken in charge by the multimodal transport operator and inserted in the multimodal transport document.
2. In case in a container, pallet or similar article of transport is loaded with more than one package or unit, the packages or other shipping units enumerated in the multimodal transport document as packed in such article of transport shall be deemed packages or shipping units. In other cases, such container, pallet or article of transport or packaging shall be considered the package or unit.
3. If a multimodal transport contract does not include carriage by sea or inland waterways, the liability of the multimodal transport operator shall be limited to an amount not exceeding SDR 8.33 per kilogram of gross weight of the goods lost or damaged.
4. When the loss of or damage to the goods occurred during one particular stage of the multimodal transport, in respect of which an applicable treaty or national law would have provided another limit of liability if a separate contract had been made for that particular stage of transport, then the limit of the multimodal transport operator's liability for such loss or damage shall be determined by reference to such treaty or national law.
5. If the multimodal transport operator is liable in respect of loss following delay in delivery or consequential loss or damage other than loss of or damage to the goods, his/her liability shall be limited to an amount not exceeding the equivalent of the freight under the multimodal transport contract.
6. The aggregate liability of the multimodal transport operator shall not exceed the limits of liability for total loss of the goods.
7. The multimodal transport operator is not entitled to the benefit of limitation of liability if it is proved by the person with related interests that the loss, damage or delay in delivery resulted from a personal actor omission of the multimodal transport operator done with the intent to cause such loss, damage or delay or recklessly and with knowledge that such loss, damage or delay would probably result.