Chương 4 Nghị định 87/2009/NĐ-CP: Chứng từ vận tải đa phương thức
Số hiệu: | 87/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2009 |
Ngày công báo: | 29/10/2009 | Số công báo: | Từ số 493 đến số 494 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu tại Phụ lục IV);
b) Bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (hai bộ).
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Bộ Giao thông vận tải xác nhận “Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức đã được đăng ký” tại bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức.
1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Xuất trình;
b) Theo lệnh;
c) Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức đích danh người nhận hàng.
3. Các dạng chứng từ trong vận tải đa phương thức nội địa do các bên thỏa thuận.
Việc chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:
1. Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu.
2. Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu.
3. Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.
1. Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hóa; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả cách khác;
Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;
b) Tình trạng bên ngoài của hàng hóa;
c) Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
d) Tên của người gửi hàng;
đ) Tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên;
e) Địa điểm và ngày người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa;
g) Địa điểm giao trả hàng;
h) Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận;
i) Nêu rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được.
k) Chữ ký của người đại diện cho người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền;
l) Cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận, hoặc cước phí vận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
m) Tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;
n) Các chi tiết khác mà các bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với quy định của pháp luật.
2. Việc thiếu một hoặc một số chi tiết đã được đề cập tại khoản 1 của Điều này sẽ không ảnh hưởng đến tính pháp lý của chứng từ vận tải đa phương thức.
1. Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng ban đầu về việc người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hóa để vận tải như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, trừ trường hợp chứng minh ngược lại.
2. Trong trường hợp chứng từ vận tải đa phương thức được phát hành dưới dạng chuyển nhượng và đã được chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc từ người nhận hàng cho bên thứ ba, nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào sự mô tả hàng hóa và thực hiện đúng theo sự mô tả đó thì sự chứng minh ngược lại sẽ không được chấp nhận.
1. Nếu chứng từ vận tải đa phương thức có ghi những chi tiết về tính chất chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng kiện hoặc chiếc, trọng lượng hoặc số lượng hàng hóa mà người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền biết hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ là mô tả không chính xác hàng hóa thực sự nhận được hoặc nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền không có thiết bị hợp lý để kiểm tra những chi tiết đó, họ sẽ ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phương thức nói rõ sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếu phương tiện hợp lý để kiểm tra.
2. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền không ghi bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạng bên ngoài của hàng hóa thì được coi là hàng hóa ở tình trạng bên ngoài tốt.
MULTIMODAL TRANSPORT DOCUMENTS
Article 10. Issuance of international multimodal transport documents
1. When the international multimodal transport operator has taken in charge of the goods, he/she shall issue a multimodal transport document in a negotiable or non-negotiable form as selected by the consignor, unless otherwise provided for by the multimodal transport contract.
2. Multimodal transport documents shall be signed by multimodal transport operators or their representatives.
3. Signatures on multimodal transport documents may be hand-written, fax-printed, perforated, stamped, symbols or made in any other mechanical or electronic forms under current law.
4. Forms of multimodal transport document must be registered with the Ministry of Transport. A dossier of registration of a multimodal transport document form comprises:
a/ A written request for registration of the form (made according to a form provided in Appendix IV, not printed herein);
b/ Two sets of multimodal transport document forms.
Within 3 working days, the Ministry of Transport shall give the certification "The multimodal transport document form has been registered" in the set of multimodal transport document forms.
Article 11. Issuance of domestic multimodal transport documents
1. When the domestic multimodal transport operator has taken in charge of the goods, he/ she shall issue a multimodal transport document.
2. Multimodal transport documents shall be signed by multimodal transport operators or their representatives.
3. Signatures on multimodal transport documents may be hand-written, fax-printed, holed, perforated, symbols or made in any other mechanical or electronic forms undercurrent law.
Article 12. Forms of multimodal transport document
1. Multimodal transport documents in a negotiable form may be issued in any of the following forms:
a) To bearer;
b) To order:
c) To order to the person named in the original document.
2. Multimodal transport documents in a non-negotiable form shall be issued in the form to the person named as the consignee.
3. Forms of domestic multimodal transport documents shall be agreed by the parties.
Article 13. Transfer of multimodal transport documents
The transfer of multimodal transport documents is specified as follows:
1. For the form "To bearer": Endorsement is not required:
2. For the form "To order": Endorsement is required;
3. For the form "To order to the person named in the original document": Endorsement by the person named in the original document is required.
Article 14. Details of a multimodal transport document
1. A multimodal transport document contains the following details:
a/ The general nature of the goods; marks and signs necessary for the identification of the goods: danger or perishability of the goods number of packages or units: gross weight of the goods or their quantity otherwise described;
All the above-said details shall be supplied by the consignor.
b/ The apparent condition of the goods:
c/ The name and head office of the multimodal transport operator;
d/ The name of the consignor;
e/ The name of the consignee, if named by the consignor:
f/ The place and date of taking in charge of the goods by the multimodal transport operator;
g/ The place of delivery of the goods:
h/ The date or period of delivery of the goods at the place of delivery, if already agreed by the involved parties;
i/ A statement indicating whether the multimodal transport document is negotiable or non-negotiable:
j/ The signature of the representative of or a person authorized by the multimodal transport operator;
k/ The freight for each mode of transportation if already agreed by the involved parties, or the freight and its currency payable by the consignee, or other indications that the freight is payable by the consignee;
I) The planned itinerary, mode of transport in each route and places of transshipment, if already known at the time of issuance of the multimodal transport document:
m) Other details which the involved parties agree to include in the multimodal transport document, if not contrary to law.
2. The omission of one or more of the details mentioned in Clause 1 of this Article does not affect the legality of a multimodal transport document.
Article 15. Evidencing effect of multimodal transport documents
1. A multimodal transport document is prima facie evidence of the taking in charge of the goods for carriage by the multimodal transport operator as described in the document unless a contrary indication.
2. In case a multimodal transport document is issued in a negotiable form and has been duly transferred to the consignee or from the consignee to a third party, if the consignee or the third party has relied on the description of the goods and acted thereon, the proof to the contrary shall not be accepted.
Article 16. Reservation in multimodal transport documents
1. If a multimodal transport document contains the particulars on the general nature, marks, number of packages or units, weight or quantity of the goods, and the multimodal transport operator or his/her representative knows or has reasonable grounds to doubt that the descriptions are untrue to the goods actually taken in charge, or it the multimodal transport operator or his/her representative has no proper equipment for examining such details, they shall write their reservations in the multimodal transport document, clearly stating the inaccurate description, the grounds for doubts or the lack of proper equipment for examination.
2. If the multimodal transport operator or his/ her representative fails to write the reservations in the multimodal transport document on the apparent condition of the goods, such goods will be regarded as being in good apparent condition.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực