Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Số hiệu: | 86/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/09/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2014 |
Ngày công báo: | 24/09/2014 | Số công báo: | Từ số 873 đến số 874 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Taxi sẽ phải in hóa đơn trả cho hành khách
Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nghị định quy định một số vấn đề nổi bật sau:
- Từ ngày 01/7/2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn và trả cho hành khách.
- DN, HTX muốn kinh doanh xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe. Về niên hạn sử dụng xe taxi phải không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.
- Từ ngày 01/7/2015, đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị vận tải phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấy Giấy phép kinh doanh vận tải về thông tin cơ bản của chuyến đi.
NĐ này có hiệu lực từ ngày 01/12/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014 |
VỀ KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định này quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
4. Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
5. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố, được xác định bởi hành trình, bến đi, bến đến (điểm đầu, điểm cuối đối với xe buýt) phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến được phê duyệt.
6. Vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở lên để định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại.
7. Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải do các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định tổ chức để đón hành khách đến bến xe, điểm đón, trả khách theo tuyến hoặc ngược lại.
8. Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
9. Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
10. Người điều hành vận tải là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc được người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải giao nhiệm vụ bằng văn bản trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh vận tải.
11. Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
12. Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa khác theo quy định.
13. Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký khai thác trên tuyến trong quy hoạch và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.
2. Tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 hoặc bến xe loại 5 thuộc địa bàn huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.
3. Nội dung quản lý tuyến bao gồm:
a) Xây dựng, công bố và thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến;
b) Xây dựng và công bố biểu đồ chạy xe trên tuyến, công bố tuyến đưa vào khai thác, chấp thuận khai thác tuyến, điều chỉnh tần suất chạy xe;
c) Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách, dự báo nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến;
d) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải theo tuyến đúng quy định.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh bến xe khách và tổ chức vận tải theo đúng phương án khai thác tuyến đã được duyệt; được đề nghị tăng, giảm tần suất, ngừng khai thác trên tuyến theo quy định.
5. Đơn vị kinh doanh bến xe khách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; kiểm tra và xác nhận điều kiện đối với xe ô tô và lái xe trước khi cho xe xuất bến.
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt được thực hiện trên tuyến cố định, theo biểu đồ chạy xe phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuyến xe buýt không được vượt quá phạm vi 02 tỉnh liền kề; trường hợp điểm đầu hoặc điểm cuối của tuyến xe buýt thuộc đô thị loại đặc biệt thì không vượt quá phạm vi 03 tỉnh, thành phố.
3. Tuyến xe buýt có các điểm dừng đón, trả khách. Khoảng cách tối đa giữa hai điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700 mét, ngoại thành, ngoại thị là 3.000 mét.
4. Giãn cách thời gian tối đa giữa các chuyến xe liền kề là 30 phút đối với các tuyến trong nội thành, nội thị; 60 phút đối với các tuyến khác; thời gian hoạt động tối thiểu của tuyến không dưới 12 giờ trong một ngày; riêng các tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không hoạt động theo lịch trình phù hợp với thời gian hoạt động của cảng hàng không.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan phê duyệt, công bố quy hoạch mạng lưới tuyến; xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; công bố tuyến, giá vé (đối với xe buýt có trợ giá) và các chính sách ưu đãi của Nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn; quy định và tổ chức đặt hàng, đấu thầu khai thác các tuyến xe buýt trong quy hoạch.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi chấp thuận cho phép hoạt động các tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không.
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
2. Xe có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe.
3. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi; quản lý hoạt động vận tải bằng xe taxi, xây dựng và quản lý điểm đỗ cho xe taxi trên địa bàn.
1. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Khi thực hiện vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe phải mang theo bản chính hoặc bản sao hợp đồng vận tải và danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị vận tải (trừ xe phục vụ đám tang, đám cưới).
3. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, đối với xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bao gồm: Hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng.
4. Ngoài hoạt động cấp cứu người bị tai nạn giao thông, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
5. Không được bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
1. Kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định được thực hiện theo chương trình du lịch và phải có hợp đồng vận tải khách du lịch bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị kinh doanh du lịch hoặc lữ hành.
2. Khi thực hiện vận tải khách du lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch); chương trình du lịch và danh sách hành khách.
3. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, đối với xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bao gồm: Hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng.
4. Ngoài hoạt động cấp cứu người bị tai nạn giao thông, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận tải khách du lịch không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
5. Không được bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
6. Xe ô tô vận tải khách du lịch được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón trả khách du lịch, phục vụ tham quan du lịch tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp, đổi, thu hồi biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch.
1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kilôgam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền gắn trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe đề chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng:
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển các loại hàng mà mỗi kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá quy định nhưng không thể tháo rời ra được;
b) Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công - ten - nơ.
5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa ngoài các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và công bố quy hoạch bến xe hàng, điểm giao nhận hàng hóa tại địa bàn địa phương.
1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận tải hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Trường hợp trong hợp đồng vận tải không có nội dung quy định về việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt do lỗi của người kinh doanh vận tải hàng hóa và hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người kinh doanh vận tải hàng hóa bồi thường cho người thuê vận tải theo mức 70.000 (bảy mươi nghìn) đồng Việt Nam cho một kilôgam hàng hóa bị tổn thất, trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án hoặc trọng tài.
1. Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Phải được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định;
b) Phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế;
c) Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
2. Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác;
b) Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình;
c) Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.
4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông phù hợp với những loại hình kinh doanh của đơn vị mình theo lộ trình sau đây:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ; bến xe khách: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015;
b) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, khách du lịch; vận tải hàng hóa bằng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên; bến xe hàng: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016;
c) Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;
d) Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có trọng tải thiết kế dưới 07 tấn: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông cần thể hiện rõ các nội dung sau đây:
a) Đối với đơn vị kinh doanh vận tải: Thủ tục kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình kinh doanh vận tải; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ tổ chức lao động đối với lái xe kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình kinh doanh vận tải; phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
b) Đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Thủ tục kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
3. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bến xe ô tô.
Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
c) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
6. Về tổ chức, quản lý:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
b) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
3. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình như sau:
a) Xe ô tô đăng ký khai thác kinh doanh vận tải lần đầu: Thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016;
b) Xe ô tô đang khai thác: Thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
3. Xe ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên phải có niên hạn sử dụng như sau:
a) Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng;
b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xe ô tô chở khách.
4. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 và Khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
2. Xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyển có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 12 đến dưới 17 hành khách.
3. Xe buýt phải có niên hạn sử dụng theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 15 Nghị định này; có màu sơn đặc trưng được đăng ký với cơ quan quản lý tuyến, trừ trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể về màu sơn của xe buýt trên địa bàn.
4. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 (trừ Điểm c Khoản 3 Điều 13) Nghị định này.
2. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).
3. Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.
4. Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.
6. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.
7. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; xe ô tô chuyển đổi công năng không được vận tải khách du lịch.
3. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng xe tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên, riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô ngoài các điều kiện quy định tại Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về du lịch có liên quan.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
2. Đối với những loại hình kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
3. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
c) Người đại diện hợp pháp;
d) Các hình thức kinh doanh;
đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh;
e) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
5. Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
6. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về mẫu Giấy phép kinh doanh.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);
e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;
c) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do hết hạn Giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;
c) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép do Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Giấy phép kinh doanh bị hư hỏng (đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng) hoặc văn bản có xác nhận của Công an xã, phường nơi đơn vị kinh doanh vận tải trình báo mất Giấy phép kinh doanh.
1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.
2. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn thực hiện như khi cấp lần đầu.
3. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị mất:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra, xác minh, cấp lại Giấy phép kinh doanh. Trường hợp không cấp lại Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;
c) Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép kinh doanh;
d) Đã bị thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn nhưng khi hết thời hạn thu hồi Giấy phép vẫn không khắc phục được các vi phạm là nguyên nhân bị thu hồi;
đ) Trong 01 năm có 02 lần bị thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn hoặc trong thời gian sử dụng Giấy phép kinh doanh có 03 lần bị thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn;
e) Phá sản, giải thể;
g) Trong thời gian 01 năm có trên 50% số xe hoạt động mà người lái xe vi phạm luật gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng;
h) Trong thời gian 03 năm có tái phạm về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 01 đến 03 tháng khi vi phạm một trong các nội dung sau đây:
a) Trong thời gian hoạt động 03 tháng liên tục có trên 20% số phương tiện bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu xe kinh doanh vận tải;
b) Có trên 20% số xe ô tô kinh doanh vận tải bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm về chở quá tải trọng quy định hoặc trên 20% số xe kinh doanh vận tải bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm về bảo đảm điều kiện kỹ thuật của xe;
c) Có trên 10% số lái xe kinh doanh vận tải của đơn vị bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm phải tước Giấy phép lái xe có thời hạn;
d) Có trên 10% số lượng xe hoạt động mà người lái xe vi phạm pháp luật gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trở lên;
đ) Vi phạm về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
3. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh được thu hồi Giấy phép kinh doanh do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh;
b) Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;
c) Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép thì đơn vị kinh doanh phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo Giấy phép đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định có hiệu lực.
1. Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Nghị định này.
2. Quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
3. Quy định cụ thể về việc quản lý và cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách, vận tải hành khách nội bộ; lộ trình và đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp Giấy phép kinh doanh.
4. Tổ chức lập, phê duyệt và công bố quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh; hệ thống các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ.
5. Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp, đổi, thu hồi biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.
1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về tính năng kỹ thuật đối với thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Tổ chức thực hiện việc kiểm định đồng hồ tính tiền trên xe taxi.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện, hạ tầng thông tin và cước dịch vụ dữ liệu cho thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
1. Ban hành quy định về tiêu chuẩn, việc khám sức khỏe định kỳ và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động trong các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khi sử dụng các dịch vụ vận tải bằng xe ô tô.
1. Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Nghị định này.
2. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Nghị định này để các Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hướng dẫn cụ thể mức thu, sử dụng lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh và phí, lệ phí khác có liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác liên quan trên địa bàn địa phương.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra định kỳ;
b) Kiểm tra đột xuất khi để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, có khiếu nại, tố cáo hoặc khi có thông tin, dấu hiệu về việc không thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 và thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 86/2014/ND-CP |
Hanoi, September 10, 2014 |
ON BUSINESS AND CONDITIONS FOR TRANSPORTATION BUSINESS BY AUTO
Pursuant to the Law on organization of Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;
Pursuant to the Law on Cooperatives dated November 20, 2012;
Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Tourism dated June 14, 2005;
Pursuant to the Enterprise Law dated November 29, 2005;
Pursuant to the Law on the Elderly dated November 11, 2009;
Pursuant to the Law on Disability dated June 17, 2010;
At the request of the Minister of Transport,
The Government issues the Decree providing for the business and conditions for transportation business by auto.
This Decree provides for the business and conditions for transportation business and the issue of transport business Permit by auto.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to business organizations and individuals or involved in transport business by auto.
Article 3. Explanation of terms
The words below are construed as follows:
1. Transport business by auto is the use of auto to transport goods or passengers on road for profits; includes transport business with direct and indirect money collection.
2. Money collection transport business with direct money collection is the transport business by auto, in which the transport business units provide the transport services and collect freight directly from customers.
3. Transport business without direct money collection is the transport business by auto, in which the transport business units perform the transport phase and perform at least another phase in the process from production to consumption of products or services and collect freight through revenues from such products or services.
4. Transport business units are enterprises, cooperatives and business households involved in transport business by auto.
5. Fixed route is the passenger transport route approved and announced by the competent authorities and is defined by itinerary, station of departure and destination (beginning point and end point for buses) in accordance with the approved route network planning.
6. Internal people transport is the transport activities in which the units use type of auto from 09 seats or more to periodically transport their officials, public servants, officers, employees and students from their living place to working or studying place or vice versa.
7. Passenger transit transport is the transport activities held by enterprises and cooperatives doing business of passenger transport along fixed routes to pick up passengers to stations, pick-up and drop-off place along the routes or vice versa.
8. Auto design payload is the maximum number of people and goods quantity that such auto can carry as prescribed by the producer.
9. Auto permitted payload is the number of people and goods quantity that such auto is permitted to carry, but not exceeding the design payload of the vehicle when operating on road as prescribed by the Ministry of Transport.
10. Transport operator is the legal representative of the transport business unit or is the person assigned tasks in writing by the legal representative of the transport business unit to directly be in charge of transport activities.
11. Passenger auto station (passenger transport station) is the works of road traffic infrastructure performing the services for passenger pickup and drop-off auto and other services of passenger support services.
12. Goods auto station (goods bus station) is the works of road traffic infrastructure performing the services for goods transport auto to load and unload goods and other services supporting of goods transport activities as prescribed.
13. Rest stop is the works of infrastructure of road traffic performing the function of serving the people and vehicles upon stop and rest during circulation on road.
REGULATIONS IN TRANSPORT BUSINESS ACTIVITIES BY AUTO
Article 4. Passenger transport business by auto along fixed routes
1. Enterprises and cooperatives issued with Permit of passenger transport business by auto may register to operate along routes as planned and approved by the route management organs.
2. Inter-provincial fixed passenger routes with distance from 300 km or more must be started and ended at passenger transport stations from the first to fourth or fifth or grade bus stations in the areas of poor districts as prescribed by the Government.
3. Contents of route management include:
a) Developing, publicizing and implementing the route network planning;
b) Developing and publicizing the traffic chart along routes and publicizing routes to put them into operation, approving route operation and adjusting traffic frequency;
c) Monitoring and aggregating the transport activities of enterprises, cooperatives, bus stations along routes, counting passenger volume and forecasting traffic need of passengers along routes;
d) Inspecting, examining and handling of violation on management of transport business activities along routes under regulations.
4. Enterprises and cooperatives must sign contract with the passenger transport station business units and organize the transport in accordance with the approved route operation plan, may suggest the increase or reduction in frequency and stoppage of operation along routes as prescribed.
5. Passenger transport station business units provides the transport support services for enterprises and cooperatives doing business of passenger transport along fixed routes; checking and confirming conditions for auto and driver before station exit.
Article 5. Passenger transport business by bus
1. Passenger transport business by bus is done along fixed route based on the traffic chart consistently with the planning of passenger transport route by bus approved by the competent authorities.
2. Bus route must not exceed the limit of 02 adjacent provinces. In case the starting or ending point of the bus route located in the special grade urban areas, the limit must not exceed the limit of 03 provinces or cities.
3. Bus route has stops for passenger pick-up or drop-off. The maximum distance between 02 adjacent stops in inner city is 700 m and 3,000 m in suburban areas.
4. Maximum time interval between adjacent buses is 30 minutes for route in urban areas and 60 minutes for other routes; the minimum operating time of route is not less than 12 hours/day. For bus routes with the starting and ending points located in the airport area, the time of operation is scheduled in accordance with the operating time of airport.
5. People’s Committee of provinces and centrally-run cities (hereafter referred to as provincial People’s Committees) will agree with the relevant provincial People’s Committee to approve and announce the route network planning; build and manage the infrastructure for bus operation; announce bus route and ticket fare (for bus with subsidy) and the state preferential policies on encouraging the development of passenger transport by bus in the areas; regulate and carry out the order, bidding for operation of bus route in the planning.
6. Provincial People’s Committee will agree with the Ministry of Transport before approving and permitting the operation of bus routes with the starting and ending points located in airport areas.
Article 6. Passenger transport business by taxi
1. Passenger transport business by taxi with itinerary and schedule as required by passengers; the fare calculated by the taximeter based on kilometer of road and waiting period.
2. Auto has light box with the word "TAXI" on the roof..
3. From July 01, 2016, taxi must have the printing equipment connected with the taximeter, the driver must print the bill and hand it to passenger.
4. Provincial People’s Committee will develop the passenger transport development planning by taxi, manage the transport activities by taxi, build and manage taxi stops in the areas.
Article 7. Passenger transport business under contract
1. Passenger transport business under contract is the transport business without fixed route and is done under a written transport contract between the transport business unit and the transport hirer.
2. When performing the passenger transport under contract, the driver must carry the original or copy of transport contract and the list of passengers with certification of transport unit (excluding auto for funeral or wedding).
3. From July 01, 2015, for auto with design payload from 10 passengers or more, before implementing the contract, the transport business unit must inform the Department of Transport where the transport business Permit of main information of the trip, including: itinerary, number of passengers place of passenger pick-up and drop-off, time of contract implementation.
4. In addition to serving emergency of traffic accident victims or urgent tasks such as natural disaster, sabotage as required by the functional forces, the auto transporting passenger under contract must not pick up and drop off passengers at places other than the ones specified in the contract.
5. It is not permissible to sell ticket or confirm reservation for passengers in any form.
Article 8. Tourist transport business by auto
1. Tourist transport business is the transport business without fixed routes carried out under the tourism program and must have a written passenger transport contract between the transport business unit and tourism or traveling business unit.
2. When transporting tourists, the driver must bring the tourist transport contract or traveling contract (original or copy with certification of tourism business unit); the tourism program and list of passengers.
3. From July 01, 2015, for auto with design payload from 10 passengers or more, before implementing tourist transport contract or traveling contract, the transport business unit must inform the Department of Transport where the transport business Permit of main information of the trip, including: itinerary, number of passengers place of passenger pick-up and drop-off, time of contract implementation.
4. In addition to serving emergency of traffic accident victims or urgent tasks such as natural disaster, sabotage as required by the functional forces, the auto transporting tourists under contract must not pick up and drop off passengers at places other than the ones specified in the contract.
5. It is not permissible to sell ticket or confirm reservation for passengers in any form.
6. Auto transporting the tourists will be arranged with priority the place for tourist pick-up and drop-off for tourism and sightseeing at bus stations, railway stations, airports, ports, tourism areas, tourism sites and tourism accommodation as prescribed by the provincial People’s Committee.
7. The Ministry of Transport will coordinate with the Ministry of Culture - Sports and Tourism to regulate the tourist transport by auto and issue, change or revoke the plate for auto transporting tourists.
Article 9. Goods transport business by auto
1. Goods transport business by auto is the use of auto with payload from 1,500 kg or less to transport goods and the transport hirer will pay the driver based on the taximeter attached. The two sides or doors of auto has the words “TRANSPORT TAXI”, contact phone number, name of business unit.
2. Transport business of overweight or overlength goods:
a) Transport business of overweight or overlength goods is the use of appropriate auto to transport types of goods and each batch of goods has size or weight exceeding the prescribed limit but can not be knocked down;
b) When transporting the overweight or overlength goods, the driver must bring the circulation Permit issued by the competent authorities.
3. Hazardous goods transport business is the use of auto to transport goods containing hazardous substance which can cause danger to people’s life and health, environment, safety and national security upon transport. The hazardous goods transport business must have a Permit issued by the competent authorities.
4. Goods transport business in container is the use of tractor with trailer or semi-trailer to transport containers.
5. Normal goods transport business is the form of goods transport business other than the forms specified in Clause 1, 2, 3 and 4 of this Article.
6. Goods transport business unit must take responsibility for loading goods onto auto under the regulations of the Ministry of Transport.
7. Provincial People’s Committee will develop and publicize the planning of stations for goods transport auto and goods delivery place in local areas.
Article 10. Liability limit of person doing business in goods transport in compensation for damaged, lost or deficient goods
1. The compensation for damaged, lost or deficient goods is done under the transport contract or agreement between the person doing business in goods transport and the transport hirer.
2. Where in transportation contract, there is no content defining the compensation for damaged, lost or deficient goods due to mistake of the person doing business of goods transport and both parties have not reach an agreement on the compensation. In this case, the person doing business in goods transport will compensate the transport hirer at the rate of VND 70,000 (seventy thousand dong) for 01 kg of lost goods, unless otherwise decided by the court or arbitrator.
Article 11. Regulation for driver, transport operator and auto used for transport business
1. Driver of transport business must ensure the following requirements:
a) To be paid the social insurance and health insurance by the transport business unit.
b) To be periodically checked health and issued with Certificate as prescribed by the Ministry of Health;
c) To be trained about profession and regulations of law for transport activities as prescribed by the Ministry of Health;
2. Transport operators of enterprises and cooperatives must ensure the following requirements:
a) Must not work for other units or organs simultaneously;
b) Not to be a driver or service personnel on auto of their units.
c) To be trained as prescribed by the Ministry of Transport.
3. Auto for transport business must ensure the following requirements:
a) Auto for passenger transport business along fixed route taxi, bus, auto transporting passenger under contract, auto carrying container, trailer or semi-trailer tractor or auto transporting goods must be attached with a sign; auto for tourist transport business must be attached with token as prescribed by the Ministry of Transport.
b) Auto must be maintained, repaired with logbook to record the operation process as prescribed by the Ministry of Transport.
c) There must be adequate information posted on the auto as prescribed by the Ministry of Transport.
d) Provincial People’s Committee specifies the color of taxi within their local areas.
4. For types of auto that have not been attached with token before the effective date of this Decree, the attachment of token will comply with the following roadmap:
a) Before July 01, 2015 for bus, trailer and semi-trailer tractor for transport business;
b) Before January 01, 2016 for auto used for goods transport business with design payload from 10 tons or more;
c) Before July 01, 2016 for auto used for goods transport business with design payload from 07 tons to less than 10 tons;
d) Before January 01, 2017 for auto used for goods transport business with design payload from 3.5 tons to less than 7 tons;
dd) Before July 01, 2018 for auto used for goods transport business with design payload of less than 3.5 tons.
Article 12. Regulations on development and compliance with the process to ensure traffic safety in transport business activities by auto
1. Transportation business units by auto, passenger and goods transport station must develop and comply with the procedures to ensure traffic safety in accordance with types of business of their units according to the following roadmap:
a) Passenger transport business unit along fixed route, bus, taxi transporting goods in container; passenger transport station: From July 01, 2015.
b) Transport business unit under contract of passengers, tourists, transport of goods by trailer or semi-trailer tractor, auto with design payload from 10 tons or more; goods transport station: From July 01, 2016.
c) Goods transport business units by auto with design capacity from 07 to less than 10 tons: From January 01, 2017;
d) Goods transport business units by auto with design capacity of less than 07 tons: From July 01, 2019;
2. Process to ensure traffic safety need to indicate the following contents:
a) For transport business unit: Procedures for checking conditions for traffic safety of auto and driver before implementing the transport business itinerary; regulations on maintenance and repair of auto used for transport business, working organization for drivers of transport business, regulations on inspecting and monitoring the operation of auto and driver on the transport business itinerary, handling plan upon occurrence of traffic accident during the transport business; regulations on reporting traffic safety for driver and transport operator;
b) For units doing business of passenger and goods transport: Procedures for checking the conditions for traffic safety of auto, driver, goods and luggage of passengers before leaving the station; regulations on inspecting and monitoring the operation of auto and driver in the area of station and regulations on reporting the traffic safety.
3. The Ministry of Transport defines in detail the development and implementation of process to ensure the traffic safety in transport business activities by auto and the roadmap to apply the process to ensure the traffic safety for auto station.
CONDITIONS FOR TRANSPORT BUSINESS BY AUTO
Article 13. General conditions for transport business by auto
The transport business units must have all of the conditions as follows:
1. Registration of transport business by auto as prescribed by law.
2. Vehicles must ensure the number and quality to be consistent with business forms, namely:
a) There must be sufficient number of vehicles upon transport business activities under the approved business plan; the vehicles must belong to the transport business units or legal use right under the contract of the transport business unit with the financial leasing institutions or organizations and individuals having functions of property leasing as prescribed by law.
Where the registered auto belong to the cooperative member, there must be service contract between members with cooperative in which the cooperative has the rights, responsibility and obligations to manage, use and operate autos which belong to the cooperative members.
b) Auto must ensure technical safety and environmental protection;
c) Auto must be installed the route monitoring equipment under the provisions in Article 14 of this Decree.
3. Driver and service personnel on auto:
a) Driver is not the person whose practice is prohibited as prescribed by law;
b) Driver and service personnel must have a written labor contract with the transport business unit under the form of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs (except in case they are owners of business household or parents, spouse or children of the owners of business household
c) Service personnel must be trained about profession and regulations of law on transport activities as prescribed by the Ministry of Transport. The service personnel on the tourism auto must also be trained about tourism profession as prescribed by law on tourism.
4. The transport operator must have professional qualification in transport from the intermediate level or above or college or higher education of economic or technical majors and continuous work time at transport units from 03 years or more.
5. Parking place: The transport business unit must have parking place in accordance with the business plan and ensure the requirements for traffic safety, fire and explosion prevention and environmental sanitation as prescribed by law.
6. Organization and management
a) The transport business units having the vehicles subject to installation of route monitoring equipment must equip their vehicles with computer, network connection line and must monitor and process information received from the route monitoring equipment installed on the vehicles.
b) The transport business units will arrange sufficient drivers under the business plan, take responsibility for the drivers’ health checkup and employ healthy drivers as prescribed. For autos used for passenger transport business with design payload from 30 seats or more (including the seats, standing place and beds), there must be service personnel on the auto (except autos used to transport public servants, employees and student and bus with equipment substituting service personnel).
c) Enterprises and cooperatives doing business of passenger transport along fixed routes, by bus, taxi or goods transport in container must have a division to manage and monitor the conditions on traffic safety;
d) Enterprises and cooperatives doing business of passenger transport along fixed routes by auto, bus or taxi must register and comply with the quality standard of passenger transport services.
Article 14. Route monitoring equipment
1. Autos used for passenger transport business or goods transport business in container, trailer or semi-trailer tractor used for transport business and autos used for goods transport business must be installed the route monitoring equipment which must ensure the good technical condition and continuous operation during traffic circulation.
2. The route monitoring equipment must ensure at least the following requirements:
a) Storing and transmitting information as prescribed by the Ministry of Transport;
b) Information from the route monitoring equipment on is used in state management on transport operation and management of activities of transport business units and is provided for police or inspector as required.
3. For types of auto not installed the route monitoring equipment before the effective date of this Decree, the installation of route monitoring equipment will be done according to the following roadmap:
a) Before July 01, 2015 for taxi, trailer or semi-trailer tractor used for transport business;
b) Before January 01, 2016 for autos used for goods transport business with design payload from 10 tons or more;
c) Before July 01, 2016 for autos used for goods transport business with design payload from 07 tons to less than 10 tons;
d) Before January 01, 2017 for autos used for goods transport business with design payload from 3.5 tons to less than 07 tons;
dd) Before July 01, 2018 for autos used for goods transport business with design payload of less than 3.5 tons;
Article 15. Conditions for passenger transport business along fixed route
1. Enterprises and cooperatives have met all conditions specified in Article 13 of this Decree.
2. Autos used for passenger transport business must have seats prioritized for disabled, elderly and pregnant woman according to the following roadmap:
a) Autos registered for the first time to operate the transport business: From January 01, 2016;
b) Autos under operation: From July 01, 2017.
3. Autos with payload permitted to transport from 10 passengers or more must have the service life as follows:
a) Distance of more than 300 km: not exceeding 15 years for autos manufactured to transport passengers. From January 01, 2016, autos with converted use purpose must not be used.
b) Distance of less than 300 km: not exceeding 20 years for autos manufactured to transport passengers and 17 years for autos with converted use purpose before January 01, 2002 from other vehicles to passenger autos.
4. From July 01, 2016, enterprises and cooperatives doing business of passenger transport along fixed routes from 300 km or more must have the minimum number of vehicles as follows:
a) For units whose head office is located in centrally-run cities: from 20 autos or more;
b) For units whose head office is located at remaining localities: From 10 autos or more; for units whose head office is located in poor districts as prescribed by the Government: From 05 autos or more.
Article 16. Conditions for passenger transport business by bus
1. Enterprises and cooperatives meet the conditions specified in Article 13 and Clause 2, Article 15 of this Decree.
2. Bus must have a capacity of 17 passengers or more. Location, number of seats and standing place for passengers and other technical regulations for bus in accordance with technical regulations issued by the Ministry of Transport. For passenger transport business activities by bus along fixed routes with itinerary compulsorily crossing bridges with tonnage allowed for traffic from 05 tons or less or on 50% of itinerary as road of IV grade or less (or urban road with cross-section of 07 meters or less), the autos with design payload from 12 to less than 17 passengers are used.
3. Buses must have their service life as prescribed at Point b, Clause 3, Article 15 of this Decree and typical paint color to be registered with the route management organ, except where the provincial People's Committee has specified the paint color of the bus in the area.
4. From July 01, 2016, enterprises and cooperatives doing business of passenger transport by bus must have a minimum number of vehicles as follows:
a) For units whose head office is located in centrally-run cities: From 20 autos or more;
b) For units whose head office is located at remaining localities: From 10 autos or more; for units whose head office is located in poor districts as prescribed by the Government: From 05 autos or more.
Article 17. Conditions for passenger transport business by taxi
1. Enterprises and cooperatives meet the conditions specified in Article 13 (except Point c, Clause 3, Article 13) of this Decree.
2. Taxi must have a capacity of 9 seats or less (with driver included).
3. Taxi with service life not exceeding 08 years in urban areas of special grade and 12 years at other localities.
4. On taxi, there must a taximeter which has been tested and sealed with lead by the competent authorities.
5. Enterprises and cooperatives doing business of passenger transport by taxi must register and paint their logo which is not identical with the registered one of the previous taxi transport business unit and transaction telephone number for the taxis of such units.
6. Enterprises and cooperatives doing business of passenger transport by taxi must have operating center and maintain the operation of such center with drivers, register contact frequency and have contact equipment between the center with the taxis of such units.
7. From January 01, 2016, enterprises and cooperatives doing business of passenger transport by taxi must have at least 10 taxis and 50 taxis for urban areas of special grade.
Article 18. Conditions for passenger transport business under contract, tourist transport by auto
1. Transport business units meet the conditions specified in d 13 of this Decree.
2. Autos used for tourist transport business with their service life not exceeding 15 years; autos with converted use purpose must not be used for tourist transport.
3. Autos used for passenger transport business under contract have their service life specified at Point a and b, Clause 3, Article 15 of this Decree.
4. From January 01, 2017, the passenger transport business units under contract and the tourist transport business units on itinerary with distance from 300 km or more must have a minimum number of autos as follows:
a) For units whose head office is located in centrally-run cities: from 10 autos or more;
b) For units whose head office is located at remaining localities: From 05 autos or more; for units whose head office is located in poor districts as prescribed by the Government: From 03 autos or more.
5. The tourist transport business units by autos, besides the conditions specified in this Decree, must comply with relevant regulations of law on tourism.
Article 19. Conditions for goods transport business
1. The goods transport business units must meet the conditions specified in Article 13 of this Decree.
2. From July 01, 2017, enterprises and cooperatives doing business of goods transport in containers and the goods transport business units using the trailer or semi-trailer tractors and autos to transport goods on the itinerary with distance from 300 km or more must have a minimum number of autos as follows:
a) For units whose head office is located in centrally-run cities: from 10 autos or more;
b) For units whose head office is located at remaining localities: From 05 autos or more; for units whose head office is located in poor districts as prescribed by the Government: From 03 autos or more.
ISSUE OF PERMIT FOR TRANSPORT BUSINESS BY AUTO
Article 20. Issue of permit for transport business by auto
1. The passenger transport business units and the goods transport business units must have the permit for transport business by auto (hereafter referred to as business Permit)
2. For types of transport business that have not been issued with business Permit before the effective date of this Decree, the issue of business Permit will comply with the following roadmap:
a) Before July 01, 2015 for trailer or semi-trailer tractor used for transport business (except autos used for goods transport business in containers);
b) Before January 01, 2016 for autos used for goods transport business with design payload from 10 tons or more;
c) Before July 01, 2016 for autos used for goods transport business with design payload from 07 tons to less than 10 tons;
d) Before July 01, 2017 for autos used for goods transport business with design payload from 3.5 tons to less than 07 tons;
dd) Before July 01, 2018 for autos used for goods transport business with design payload of less than 3.5 tons;
3. The contents of the business Permit include:
a) Name and address of business unit;
b) Business registration Certificate includes: Number, date of issue and issuing organ;
c) Legal representative;
d) Types of business;
dd) Effective duration of business Permit
e) Organ issuing the business Permit.
4. The business Permit is valid for 07 years and will be re-issued in case it is torn, damaged, has modification related to its contents or it is expired. In case of re-issue due to modification related to the contents of business Permit, the duration of the new business Permit must not exceed the old duration of the Permit previously issued.
5. The unit issued with business Permit must be evaluated periodically on maintaining the conditions for transport business by autos as prescribed by the Ministry of Transportation.
6. The organ having the authority to issue the business Permit is the Department of Transport in provinces and centrally-run cities.
7. The Ministry of Transport will specify the form of business Permit.
Article 21. Dossier to request the issue and re-issue of business Permit
1. Dossier includes:
a) Application for issue of business Permit under the form defined by the Ministry of Transport;
b) Certified copy (or copy attached to the original for comparison) of the business registration Certificate;
c) Certified copy (or copy attached to the original for comparison) of the diploma or certificate of the person directly operating the transport;
d) Transport business plan by autos as prescribed by the Ministry of Transport;
dd) Establishment Decision and regulations on functions and duties of the management division; monitoring of conditions on traffic safety (for enterprises and cooperatives doing business of passenger transport along fixed route, transport of passenger by bus, taxi and transport of goods in containers);
e) Registration for quality of transport services (for enterprises and cooperatives doing business of passenger transport along fixed routes, transport of passenger by bus or taxi).
2. Dossier to request the re-issue of business Permit due to the modification of contents of business Permit, including:
a) Application for re-issue of business Permit stating the reasons for re-issue under the form specified by the Ministry of Transport;
b) Business Permit previously issued;
c) Documents evidencing the modification of contents written in the business Permit specified in Clause 3, Article 20 of this Decree (the modification related to which content, the document will be supplemented about such contents)
3. Dossier to request the re-issue of business Permit due to its expiration includes:
a) Application for re-issue of business Permit under the form prescribed by the Ministry of Transport;
b) Business Permit previously issued;
c) Transport business plan by autos as prescribed by the Ministry of Transport;
4. Dossier to request the re-issue of Permit due to loss or damage includes:
a) Application for re-issue of business Permit under the form prescribed by the Ministry of Health.
b) Business Permit is damaged (in case of damage) or there is a written certification of police of ward/commune where the transport business unit has reported the loss of business Permit.
Article 22. Procedures for issue and re-issue of business Permit
1. Procedures for issue of business Permit:
a) The transport business unit will submit 01 dossier to request the issue of business Permit to the licensing organ by post or directly at the head office of licensing organ.
In case the dossier needs modification or supplementation, the licensing organ will inform directly or in writing of the contents to be supplemented or modified to the transport business unit within 03 working days after the receipt of dossier;
b) Within 05 working days, after the receipt of dossier in accordance with regulations, the issuing organ will verify dossier and issue the business Permit and approve the attached business Plan. In case of failure to issue the business Permit, the licensing organ will reply in writing stating the reasons.
c) The receipt of dossier and return of result are done at the head office or by post.
2. The procedures for re-issue of business Permit in case of its damage, modification of contents or expiration are done as the first issue.
3. Procedures for re-issue of business Permit in case of its loss:
a) The transport business unit will submit 01 dossier to request the re-issue of business Permit to the licensing organ by post or directly at the head office of licensing organ.
In case the dossier needs modification or supplementation, the licensing organ will inform directly or in writing of the contents to be supplemented or modified to the transport business unit within 03 working days after the receipt of dossier;
b) Within 30 working days, after the receipt of dossier in accordance with regulations, the issuing organ will verify dossier and issue the business Permit and approve the attached business Plan. In case of failure to re-issue the business Permit, the licensing organ will reply in writing stating the reasons.
c) The receipt of dossier and return of result are done at the head office or by post.
Article 23. Revocation of business Permit
1. The transportation business unit will be revoked its business Permit indefinitely upon violation in one of the following cases:
a) Deliberately providing false information in the dossier for issue of business Permit;
b) Failing to do business of transportation within 06 months, from the date of issue of business Permit or suspending its transport business within 06 consecutive months;
c) Doing type of transport business in contravention of business Permit;
d) Having been revoked its business Permit definitely but upon the expiration of revocation of business Permit, the breaches as the cause of revocation have not been remedied yet.
dd) In 01 year, the unit has been revoked its business Permit for 02 times or 03 times definitely during the time of using the business Permit.
e) Bankruptcy and dissolution;
g) Within 01 year, there are over 50% of autos operating of which the drivers have committed violation of law and caused serious accidents;
h) Within 03 years, having re-committed violation of business and conditions for transport business by auto and caused accident resulted in particularly serious traffic consequences.
2. The transport business unit whose business Permit has been revoked from 01-03 months upon violation of one of the contents as follows:
a) Within 03 consecutive months of operation, there are over 20% of autos whose signs and tokens of transport business have been revoked;
b) There are over 20% of autos which have been handled by the competent authorities in violation of overloading or over 20% of autos handled in violation of technical conditions.
c) There are over 10% of autos committing violation resulted in definite deprivation of driving license from the competent authorities.
d) There are over 10% of operating autos whose drivers have committed law and caused serious accidents or more.
dd) Committed violation of business and conditions for transport business by auto and caused accidents resulted in particularly serious consequences.
3. The licensing organ can revoke the business Permit issued by its organ in the following order:
a) Issuing decision on revocation of business Permit;
b) Making report to the Vietnam Road Administration, provincial People’s Committee and announcing the decision on revocation of business Permit to the organs concerned for coordinated implementation;
c) When the licensing organ issues the decision on revocation of business Permit, the business unit must return its business Permit, sign and token to the licensing organ and stop all of its transportation business activities under the revoked Permit right after the effect of the decision.
RESPONSIBILITY FOR IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 24. Ministry of Transportation
1. Uniformly manages the transport business activities by auto as specified in this Decree.
2. Defines responsibility and handles violation in organization and management of transport business activities by auto and road transport support services.
3. Defines the management of issue of token to autos transiting and transporting passengers locally; roadmap and subjects from which the transport business unit does not collect money directly to be issued with business Permit.
4. Develops, approves and publicizes the planning of inter-provincial fixed passenger transport route network and rest stop system on national way.
5. Applies information technology in management of transport business activities by autos.
6. Inspects, examines and handles violation in implementation of regulations on business and conditions for transport business by auto under the provisions of this Decree and other relevant regulations of law.
Article 25. Ministry of Public Security
Inspects and handles violation in implementation of regulations on business and conditions for transport business by auto under the provisions of this Decree and other relevant regulations of law.
Article 26: The Ministry of Culture, Sports and Tourism
Coordinates with the Ministry of Transport to stipulate the tourist transport by auto and issue, renewal and revocation of signs for tourist transporting autos.
Article 27: The Ministry of Science and Technology
1. Coordinates with the Ministry of Transport to stipulate the technical specifications of the route monitoring equipment on autos.
2. Implements the testing of taximeter on taxis.
Article 28. Ministry of Information and Communications
Coordinates with the Ministry of Transport to provide guidance on management of use of radio frequency, information infrastructure and data service charge for the route monitoring equipment on autos and other information and communication equipment used in management and operation of transport business by autos.
Article 29. Ministry of Health
1. Issues regulations on standard, periodic health examination and regulations on medical facilities of drivers of autos used for transport business.
2. Coordinates with the Ministry of Transport to observe the regulations of law on medical examination and disease treatment for employees in the transport business units by autos.
Article 30. Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs
1. Coordinates with the Ministry of Transport to observe the regulations on labor contract, social insurance, health insurance and other benefits of employees in the transport business by autos.
2. Coordinates with the Ministry of Transport to observe the regulations on benefits and policies on the disabled and elderly and beneficiaries of social welfare upon use of transport services by autos.
Article 31 Committee of the National Traffic Safety
1. Inspects and urges the Ministries, sectors and localities in implementation of regulations of law on ensuring order and traffic safety in transport business by auto under the provisions of this Decree.
2. Develops plan for propagation, dissemination and guidance on implementation of regulations on ensuring order and traffic safety in transport business by auto under the provisions of this Decree for the Ministries, sectors and localities to implement it.
Article 32. Provincial People’s Committee
1. Directs the local competent authorities to carry out the management of transport business by auto under the provisions of this Decree and other relevant regulations of law.
2. Provides guidance on collection and use of fee for issue of business Permit and other charges and fees related to the road transport and supporting services under the guidance of the Ministry of Finance.
3. Inspects and examines the implementation of provisions on business and conditions for transport business by auto under the provisions of this Decree and other relevant regulations of law in the local areas.
Article 33. Vietnam Automobile Transportation Association
1. Coordinates with the Ministry of Transport to develop the regulations on training for the transport operator, drivers and service personnel on autos.
2. Provides the professional training for the transport operator, drivers and service personnel on autos.
Article 34. Regulations on inspection of business conditions of the transport business units
1. The transport business units will be subject to the inspection of compliance with regulations on business and conditions for transport business by autos of the competent authorities.
2. Form of inspection:
a) Periodical inspection;
b) Irregular inspection upon occurrence of particularly serious traffic accidents, complaints, denunciations or information or signs about failure of full compliance with regulations on business and conditions for transport business.
3. Minister of Transport and Chairman of provincial People’s Committee are responsible for directing the functional organs to conduct the inspection of compliance with the business conditions of the transport business units.
This Decree takes effect from December 01, 2014 and supersedes Decree No. 91/2009/ND-CP dated October 21, 2009 of the Government on business and conditions for transport business by autos and Decree No. 93/2012/ND-CP dated November 08, 2012 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 91/2009/ND-CP dated October 21, 2009 of the Government on business and conditions for transport business by autos.
Article 36. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairman of People's Committees of provinces and centrally-run cities, businesses and individuals concerned are liable to execute this Decree ./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực