Chương I Nghị định 86/2014/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 86/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/09/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2014 |
Ngày công báo: | 24/09/2014 | Số công báo: | Từ số 873 đến số 874 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Taxi sẽ phải in hóa đơn trả cho hành khách
Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nghị định quy định một số vấn đề nổi bật sau:
- Từ ngày 01/7/2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn và trả cho hành khách.
- DN, HTX muốn kinh doanh xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe. Về niên hạn sử dụng xe taxi phải không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.
- Từ ngày 01/7/2015, đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị vận tải phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấy Giấy phép kinh doanh vận tải về thông tin cơ bản của chuyến đi.
NĐ này có hiệu lực từ ngày 01/12/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
4. Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
5. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố, được xác định bởi hành trình, bến đi, bến đến (điểm đầu, điểm cuối đối với xe buýt) phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến được phê duyệt.
6. Vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở lên để định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại.
7. Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải do các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định tổ chức để đón hành khách đến bến xe, điểm đón, trả khách theo tuyến hoặc ngược lại.
8. Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
9. Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
10. Người điều hành vận tải là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc được người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải giao nhiệm vụ bằng văn bản trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh vận tải.
11. Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
12. Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa khác theo quy định.
13. Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ.
This Decree provides for the business and conditions for transportation business and the issue of transport business Permit by auto.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to business organizations and individuals or involved in transport business by auto.
Article 3. Explanation of terms
The words below are construed as follows:
1. Transport business by auto is the use of auto to transport goods or passengers on road for profits; includes transport business with direct and indirect money collection.
2. Money collection transport business with direct money collection is the transport business by auto, in which the transport business units provide the transport services and collect freight directly from customers.
3. Transport business without direct money collection is the transport business by auto, in which the transport business units perform the transport phase and perform at least another phase in the process from production to consumption of products or services and collect freight through revenues from such products or services.
4. Transport business units are enterprises, cooperatives and business households involved in transport business by auto.
5. Fixed route is the passenger transport route approved and announced by the competent authorities and is defined by itinerary, station of departure and destination (beginning point and end point for buses) in accordance with the approved route network planning.
6. Internal people transport is the transport activities in which the units use type of auto from 09 seats or more to periodically transport their officials, public servants, officers, employees and students from their living place to working or studying place or vice versa.
7. Passenger transit transport is the transport activities held by enterprises and cooperatives doing business of passenger transport along fixed routes to pick up passengers to stations, pick-up and drop-off place along the routes or vice versa.
8. Auto design payload is the maximum number of people and goods quantity that such auto can carry as prescribed by the producer.
9. Auto permitted payload is the number of people and goods quantity that such auto is permitted to carry, but not exceeding the design payload of the vehicle when operating on road as prescribed by the Ministry of Transport.
10. Transport operator is the legal representative of the transport business unit or is the person assigned tasks in writing by the legal representative of the transport business unit to directly be in charge of transport activities.
11. Passenger auto station (passenger transport station) is the works of road traffic infrastructure performing the services for passenger pickup and drop-off auto and other services of passenger support services.
12. Goods auto station (goods bus station) is the works of road traffic infrastructure performing the services for goods transport auto to load and unload goods and other services supporting of goods transport activities as prescribed.
13. Rest stop is the works of infrastructure of road traffic performing the function of serving the people and vehicles upon stop and rest during circulation on road.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực