Chương II Nghị định 86/2014/NĐ-CP: Quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Số hiệu: | 86/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/09/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2014 |
Ngày công báo: | 24/09/2014 | Số công báo: | Từ số 873 đến số 874 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Taxi sẽ phải in hóa đơn trả cho hành khách
Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nghị định quy định một số vấn đề nổi bật sau:
- Từ ngày 01/7/2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn và trả cho hành khách.
- DN, HTX muốn kinh doanh xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe. Về niên hạn sử dụng xe taxi phải không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.
- Từ ngày 01/7/2015, đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị vận tải phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấy Giấy phép kinh doanh vận tải về thông tin cơ bản của chuyến đi.
NĐ này có hiệu lực từ ngày 01/12/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký khai thác trên tuyến trong quy hoạch và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.
2. Tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 hoặc bến xe loại 5 thuộc địa bàn huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.
3. Nội dung quản lý tuyến bao gồm:
a) Xây dựng, công bố và thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến;
b) Xây dựng và công bố biểu đồ chạy xe trên tuyến, công bố tuyến đưa vào khai thác, chấp thuận khai thác tuyến, điều chỉnh tần suất chạy xe;
c) Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách, dự báo nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến;
d) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải theo tuyến đúng quy định.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh bến xe khách và tổ chức vận tải theo đúng phương án khai thác tuyến đã được duyệt; được đề nghị tăng, giảm tần suất, ngừng khai thác trên tuyến theo quy định.
5. Đơn vị kinh doanh bến xe khách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; kiểm tra và xác nhận điều kiện đối với xe ô tô và lái xe trước khi cho xe xuất bến.
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt được thực hiện trên tuyến cố định, theo biểu đồ chạy xe phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuyến xe buýt không được vượt quá phạm vi 02 tỉnh liền kề; trường hợp điểm đầu hoặc điểm cuối của tuyến xe buýt thuộc đô thị loại đặc biệt thì không vượt quá phạm vi 03 tỉnh, thành phố.
3. Tuyến xe buýt có các điểm dừng đón, trả khách. Khoảng cách tối đa giữa hai điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700 mét, ngoại thành, ngoại thị là 3.000 mét.
4. Giãn cách thời gian tối đa giữa các chuyến xe liền kề là 30 phút đối với các tuyến trong nội thành, nội thị; 60 phút đối với các tuyến khác; thời gian hoạt động tối thiểu của tuyến không dưới 12 giờ trong một ngày; riêng các tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không hoạt động theo lịch trình phù hợp với thời gian hoạt động của cảng hàng không.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan phê duyệt, công bố quy hoạch mạng lưới tuyến; xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; công bố tuyến, giá vé (đối với xe buýt có trợ giá) và các chính sách ưu đãi của Nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn; quy định và tổ chức đặt hàng, đấu thầu khai thác các tuyến xe buýt trong quy hoạch.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi chấp thuận cho phép hoạt động các tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không.
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
2. Xe có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe.
3. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi; quản lý hoạt động vận tải bằng xe taxi, xây dựng và quản lý điểm đỗ cho xe taxi trên địa bàn.
1. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Khi thực hiện vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe phải mang theo bản chính hoặc bản sao hợp đồng vận tải và danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị vận tải (trừ xe phục vụ đám tang, đám cưới).
3. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, đối với xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bao gồm: Hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng.
4. Ngoài hoạt động cấp cứu người bị tai nạn giao thông, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
5. Không được bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
1. Kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định được thực hiện theo chương trình du lịch và phải có hợp đồng vận tải khách du lịch bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị kinh doanh du lịch hoặc lữ hành.
2. Khi thực hiện vận tải khách du lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch); chương trình du lịch và danh sách hành khách.
3. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, đối với xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bao gồm: Hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng.
4. Ngoài hoạt động cấp cứu người bị tai nạn giao thông, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận tải khách du lịch không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
5. Không được bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
6. Xe ô tô vận tải khách du lịch được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón trả khách du lịch, phục vụ tham quan du lịch tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp, đổi, thu hồi biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch.
1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kilôgam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền gắn trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe đề chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng:
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển các loại hàng mà mỗi kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá quy định nhưng không thể tháo rời ra được;
b) Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công - ten - nơ.
5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa ngoài các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và công bố quy hoạch bến xe hàng, điểm giao nhận hàng hóa tại địa bàn địa phương.
1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận tải hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Trường hợp trong hợp đồng vận tải không có nội dung quy định về việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt do lỗi của người kinh doanh vận tải hàng hóa và hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người kinh doanh vận tải hàng hóa bồi thường cho người thuê vận tải theo mức 70.000 (bảy mươi nghìn) đồng Việt Nam cho một kilôgam hàng hóa bị tổn thất, trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án hoặc trọng tài.
1. Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Phải được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định;
b) Phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế;
c) Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
2. Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác;
b) Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình;
c) Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.
4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông phù hợp với những loại hình kinh doanh của đơn vị mình theo lộ trình sau đây:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ; bến xe khách: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015;
b) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, khách du lịch; vận tải hàng hóa bằng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên; bến xe hàng: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016;
c) Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;
d) Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có trọng tải thiết kế dưới 07 tấn: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông cần thể hiện rõ các nội dung sau đây:
a) Đối với đơn vị kinh doanh vận tải: Thủ tục kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình kinh doanh vận tải; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ tổ chức lao động đối với lái xe kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình kinh doanh vận tải; phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
b) Đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Thủ tục kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
3. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bến xe ô tô.
REGULATIONS IN TRANSPORT BUSINESS ACTIVITIES BY AUTO
Article 4. Passenger transport business by auto along fixed routes
1. Enterprises and cooperatives issued with Permit of passenger transport business by auto may register to operate along routes as planned and approved by the route management organs.
2. Inter-provincial fixed passenger routes with distance from 300 km or more must be started and ended at passenger transport stations from the first to fourth or fifth or grade bus stations in the areas of poor districts as prescribed by the Government.
3. Contents of route management include:
a) Developing, publicizing and implementing the route network planning;
b) Developing and publicizing the traffic chart along routes and publicizing routes to put them into operation, approving route operation and adjusting traffic frequency;
c) Monitoring and aggregating the transport activities of enterprises, cooperatives, bus stations along routes, counting passenger volume and forecasting traffic need of passengers along routes;
d) Inspecting, examining and handling of violation on management of transport business activities along routes under regulations.
4. Enterprises and cooperatives must sign contract with the passenger transport station business units and organize the transport in accordance with the approved route operation plan, may suggest the increase or reduction in frequency and stoppage of operation along routes as prescribed.
5. Passenger transport station business units provides the transport support services for enterprises and cooperatives doing business of passenger transport along fixed routes; checking and confirming conditions for auto and driver before station exit.
Article 5. Passenger transport business by bus
1. Passenger transport business by bus is done along fixed route based on the traffic chart consistently with the planning of passenger transport route by bus approved by the competent authorities.
2. Bus route must not exceed the limit of 02 adjacent provinces. In case the starting or ending point of the bus route located in the special grade urban areas, the limit must not exceed the limit of 03 provinces or cities.
3. Bus route has stops for passenger pick-up or drop-off. The maximum distance between 02 adjacent stops in inner city is 700 m and 3,000 m in suburban areas.
4. Maximum time interval between adjacent buses is 30 minutes for route in urban areas and 60 minutes for other routes; the minimum operating time of route is not less than 12 hours/day. For bus routes with the starting and ending points located in the airport area, the time of operation is scheduled in accordance with the operating time of airport.
5. People’s Committee of provinces and centrally-run cities (hereafter referred to as provincial People’s Committees) will agree with the relevant provincial People’s Committee to approve and announce the route network planning; build and manage the infrastructure for bus operation; announce bus route and ticket fare (for bus with subsidy) and the state preferential policies on encouraging the development of passenger transport by bus in the areas; regulate and carry out the order, bidding for operation of bus route in the planning.
6. Provincial People’s Committee will agree with the Ministry of Transport before approving and permitting the operation of bus routes with the starting and ending points located in airport areas.
Article 6. Passenger transport business by taxi
1. Passenger transport business by taxi with itinerary and schedule as required by passengers; the fare calculated by the taximeter based on kilometer of road and waiting period.
2. Auto has light box with the word "TAXI" on the roof..
3. From July 01, 2016, taxi must have the printing equipment connected with the taximeter, the driver must print the bill and hand it to passenger.
4. Provincial People’s Committee will develop the passenger transport development planning by taxi, manage the transport activities by taxi, build and manage taxi stops in the areas.
Article 7. Passenger transport business under contract
1. Passenger transport business under contract is the transport business without fixed route and is done under a written transport contract between the transport business unit and the transport hirer.
2. When performing the passenger transport under contract, the driver must carry the original or copy of transport contract and the list of passengers with certification of transport unit (excluding auto for funeral or wedding).
3. From July 01, 2015, for auto with design payload from 10 passengers or more, before implementing the contract, the transport business unit must inform the Department of Transport where the transport business Permit of main information of the trip, including: itinerary, number of passengers place of passenger pick-up and drop-off, time of contract implementation.
4. In addition to serving emergency of traffic accident victims or urgent tasks such as natural disaster, sabotage as required by the functional forces, the auto transporting passenger under contract must not pick up and drop off passengers at places other than the ones specified in the contract.
5. It is not permissible to sell ticket or confirm reservation for passengers in any form.
Article 8. Tourist transport business by auto
1. Tourist transport business is the transport business without fixed routes carried out under the tourism program and must have a written passenger transport contract between the transport business unit and tourism or traveling business unit.
2. When transporting tourists, the driver must bring the tourist transport contract or traveling contract (original or copy with certification of tourism business unit); the tourism program and list of passengers.
3. From July 01, 2015, for auto with design payload from 10 passengers or more, before implementing tourist transport contract or traveling contract, the transport business unit must inform the Department of Transport where the transport business Permit of main information of the trip, including: itinerary, number of passengers place of passenger pick-up and drop-off, time of contract implementation.
4. In addition to serving emergency of traffic accident victims or urgent tasks such as natural disaster, sabotage as required by the functional forces, the auto transporting tourists under contract must not pick up and drop off passengers at places other than the ones specified in the contract.
5. It is not permissible to sell ticket or confirm reservation for passengers in any form.
6. Auto transporting the tourists will be arranged with priority the place for tourist pick-up and drop-off for tourism and sightseeing at bus stations, railway stations, airports, ports, tourism areas, tourism sites and tourism accommodation as prescribed by the provincial People’s Committee.
7. The Ministry of Transport will coordinate with the Ministry of Culture - Sports and Tourism to regulate the tourist transport by auto and issue, change or revoke the plate for auto transporting tourists.
Article 9. Goods transport business by auto
1. Goods transport business by auto is the use of auto with payload from 1,500 kg or less to transport goods and the transport hirer will pay the driver based on the taximeter attached. The two sides or doors of auto has the words “TRANSPORT TAXI”, contact phone number, name of business unit.
2. Transport business of overweight or overlength goods:
a) Transport business of overweight or overlength goods is the use of appropriate auto to transport types of goods and each batch of goods has size or weight exceeding the prescribed limit but can not be knocked down;
b) When transporting the overweight or overlength goods, the driver must bring the circulation Permit issued by the competent authorities.
3. Hazardous goods transport business is the use of auto to transport goods containing hazardous substance which can cause danger to people’s life and health, environment, safety and national security upon transport. The hazardous goods transport business must have a Permit issued by the competent authorities.
4. Goods transport business in container is the use of tractor with trailer or semi-trailer to transport containers.
5. Normal goods transport business is the form of goods transport business other than the forms specified in Clause 1, 2, 3 and 4 of this Article.
6. Goods transport business unit must take responsibility for loading goods onto auto under the regulations of the Ministry of Transport.
7. Provincial People’s Committee will develop and publicize the planning of stations for goods transport auto and goods delivery place in local areas.
Article 10. Liability limit of person doing business in goods transport in compensation for damaged, lost or deficient goods
1. The compensation for damaged, lost or deficient goods is done under the transport contract or agreement between the person doing business in goods transport and the transport hirer.
2. Where in transportation contract, there is no content defining the compensation for damaged, lost or deficient goods due to mistake of the person doing business of goods transport and both parties have not reach an agreement on the compensation. In this case, the person doing business in goods transport will compensate the transport hirer at the rate of VND 70,000 (seventy thousand dong) for 01 kg of lost goods, unless otherwise decided by the court or arbitrator.
Article 11. Regulation for driver, transport operator and auto used for transport business
1. Driver of transport business must ensure the following requirements:
a) To be paid the social insurance and health insurance by the transport business unit.
b) To be periodically checked health and issued with Certificate as prescribed by the Ministry of Health;
c) To be trained about profession and regulations of law for transport activities as prescribed by the Ministry of Health;
2. Transport operators of enterprises and cooperatives must ensure the following requirements:
a) Must not work for other units or organs simultaneously;
b) Not to be a driver or service personnel on auto of their units.
c) To be trained as prescribed by the Ministry of Transport.
3. Auto for transport business must ensure the following requirements:
a) Auto for passenger transport business along fixed route taxi, bus, auto transporting passenger under contract, auto carrying container, trailer or semi-trailer tractor or auto transporting goods must be attached with a sign; auto for tourist transport business must be attached with token as prescribed by the Ministry of Transport.
b) Auto must be maintained, repaired with logbook to record the operation process as prescribed by the Ministry of Transport.
c) There must be adequate information posted on the auto as prescribed by the Ministry of Transport.
d) Provincial People’s Committee specifies the color of taxi within their local areas.
4. For types of auto that have not been attached with token before the effective date of this Decree, the attachment of token will comply with the following roadmap:
a) Before July 01, 2015 for bus, trailer and semi-trailer tractor for transport business;
b) Before January 01, 2016 for auto used for goods transport business with design payload from 10 tons or more;
c) Before July 01, 2016 for auto used for goods transport business with design payload from 07 tons to less than 10 tons;
d) Before January 01, 2017 for auto used for goods transport business with design payload from 3.5 tons to less than 7 tons;
dd) Before July 01, 2018 for auto used for goods transport business with design payload of less than 3.5 tons.
Article 12. Regulations on development and compliance with the process to ensure traffic safety in transport business activities by auto
1. Transportation business units by auto, passenger and goods transport station must develop and comply with the procedures to ensure traffic safety in accordance with types of business of their units according to the following roadmap:
a) Passenger transport business unit along fixed route, bus, taxi transporting goods in container; passenger transport station: From July 01, 2015.
b) Transport business unit under contract of passengers, tourists, transport of goods by trailer or semi-trailer tractor, auto with design payload from 10 tons or more; goods transport station: From July 01, 2016.
c) Goods transport business units by auto with design capacity from 07 to less than 10 tons: From January 01, 2017;
d) Goods transport business units by auto with design capacity of less than 07 tons: From July 01, 2019;
2. Process to ensure traffic safety need to indicate the following contents:
a) For transport business unit: Procedures for checking conditions for traffic safety of auto and driver before implementing the transport business itinerary; regulations on maintenance and repair of auto used for transport business, working organization for drivers of transport business, regulations on inspecting and monitoring the operation of auto and driver on the transport business itinerary, handling plan upon occurrence of traffic accident during the transport business; regulations on reporting traffic safety for driver and transport operator;
b) For units doing business of passenger and goods transport: Procedures for checking the conditions for traffic safety of auto, driver, goods and luggage of passengers before leaving the station; regulations on inspecting and monitoring the operation of auto and driver in the area of station and regulations on reporting the traffic safety.
3. The Ministry of Transport defines in detail the development and implementation of process to ensure the traffic safety in transport business activities by auto and the roadmap to apply the process to ensure the traffic safety for auto station.