Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 31/2019/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 29/08/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2019 |
Ngày công báo: | 12/09/2019 | Số công báo: | Từ số 755 đến số 756 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tốc độ tối đa cho phép với các loại xe khi tham gia giao thông
Ngày 29/8/2019, Bộ GTVT ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Theo đó:
(1) Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:
- Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.
- Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.
- Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.
(2) Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:
- Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:
+ Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
+ Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;
- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):
+ Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
+ Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
- Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):
+ Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
+ Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:
+ Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
+ Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ, trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Thông tư này áp dụng đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và thực hiện các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ trong khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là nội đô thị) và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường qua khu đông dân cư.
2. Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
3. Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: ô tô quét đường, ô tô tưới nước; ô tô hút chất thải, ô tô ép rác; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ô tô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động và các loại ô tô tương tự.
4. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
5. Dải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, dải phân cách kết cấu bê tông, dải phân cách kết cấu thép, hộ lan tôn sóng hoặc dải đất dự trữ).
6. Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).
7. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
8. Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
9. Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
2. Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư này.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:
1. Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
2. Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;
4. Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;
5. Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;
6. Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
7. Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;
8. Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước;
9. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;
10. Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ;
11. Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;
12. Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới |
|
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn |
90 |
80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) |
80 |
70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) |
70 |
60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc |
60 |
50 |
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
1. Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.
Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.
2. Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này, quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây:
a) Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường;
b) Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);
c) Đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;
d) Đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:
a) Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc;
b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc);
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.
1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
a) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) |
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
V = 60 |
35 |
60 < V ≤ 80 |
55 |
80 < V ≤ 100 |
70 |
100 < V ≤ 120 |
100 |
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
b) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019 và thay thế Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF TRANSPORT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 31/2019/TT-BGTVT |
Hanoi, August 29, 2019 |
ON SPEED AND SAFETY DISTANCE OF ROAD VEHICLES AND HEAVY-DUTY VEHICLES IN ROAD TRAFFIC
Pursuant to Law on Road Traffic No. 23/2008/QH12;
Pursuant to Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Transport;
At the request of Director General of Transport Infrastructure Department and Director General of the Vietnam Road Administration;
Minister of Transport promulgates Circular on speed and safety distance of road vehicles and heavy-duty vehicles in road traffic.
This Circular prescribes speed and safety distance of road vehicles and heavy-duty vehicles in road traffic, except prioritized vehicles while on mission as per the law.
This Circular applies to drivers, operators of heavy-duty vehicles, entities and persons relating management and implementation of decision on speed and safety distance of road vehicles and heavy-duty vehicles in road traffic.
Article 3. Term interpretation
In this Circular, terms below are construed as follows:
1. “A crowded road” refers to a road in urban city, urban commune, urban town, and roads where many people live nearby and affect traffic safety; indicated by traffic signs signaling beginning of crowded area.
2. “Road vehicles” include cars; tractors; trailers and semi trailers towed by cars and tractors; motorcycles; motorized tricycles; mopeds (including electric mopeds) and similar vehicles.
3. “Heavy-duty automobiles” include automobiles designed and equipped to perform specific functions, including: street sweepers; watering trucks; waste vacuum trucks, garbage compactor trucks; mortar mixer vehicles; cement mixer vehicles; concrete pumping vehicles; cranes; stair trucks; drilling vehicles; traffic rescue vehicles; television production vehicles, signal coverage measurement vehicles; bridge inspection and maintenance vehicles, tunnel cable inspection vehicles, x-ray trucks, mobile surgery units and similar vehicles.
4. “Heavy-duty machines” include construction machines, agricultural and forestry machinery and other heavy-duty machines used national defense and security participating in road traffic.
5. “A central reservation” refers to a section of the road on which no vehicles shall run, which is used to separate the road into 2 independent opposing lanes (common types including: concrete step barriers, concrete jersey barriers, steel median strips, steel guardrails or spare land strip).
6. “A dual carriageway” refers to 2 roads of opposing directions separated by a central reservation (a road will not be classified as a dual carriageway if it is separated by road markings).
7. “A one-way street” refers to a street facilitating one-way traffic.
8. “A two-way street” refers to a street allowing travel in both directions on the same carriageway, not separated by a central reservation.
9. “Payload” refers to the permitted gross weight, determined according to Certificate of technical and environmental safety inspection of road vehicles.
Article 4. Rules on compliance with regulations on speed and distance during participation in road traffic
1. While participating in road traffic, vehicle operators must stringently comply with regulations on minimum speed and safety distance between 2 vehicles (classified as road vehicles, heavy-duty vehicles) that are prescribed by road signs.
2. With respect to roads that are not installed with speed limit signs or signs prescribing minimum safety distance between 2 vehicles, the vehicle operators participating in road traffic must comply with regulations in Articles 5, 6, 7, 8, 9 and 11 of this Circular.
3. The vehicle operators participating in road traffic must control their vehicles at such speed that when taking into account conditions of bridges, roads, traffic density, terrain, weather and other factors will ensure traffic safety.
A vehicle operator participating in road traffic must slow down to a stop safely when:
1. He/she encounters a warning sign or obstacle on the road; or
2. He/she changes in travel direction or has limited vision; or
3. He/she arrives at an at-grade intersection; at a level crossing; at a road curve; at a road with hairpin turns or steep slopes; at a narrow or bumpy road; or
4. He/she crosses a narrow bridge or culvert; crosses an overflowing damp, underground or tunnel; reaches near the peak of a slope, when descending it; or
5. He/she passes an area with schools, hospitals, bus stations, crowded public constructions; an area with large population, with factory or office situated along the road; road construction sites; traffic accident scene; or
6. He/she approaches a pedestrian or a person with disability confined to a wheelchair crossing the road; or
7. He/she encounters livestock walking or herded along the road; or
8. He/she avoids a vehicle from the opposite direction or gives way to a vehicle behind; receives a turn signal or an emergency flasher of a leading vehicle;
9. He/she approaches a bus stop or a parking spot with passengers getting on or off of a vehicle; or
10. He/she encounters a prioritized vehicle on a mission; a heavy transport vehicle; pedestrians; or
11. He/she operates the vehicle in the rain, fog, dust; on slippery, muddy road or road with lots of scattered rocks and debris;
12. He/she controls the vehicle through vehicle weigh stations, police stations or tollbooths for road vehicles.
SPEED AND DISTANCE OF ROAD VEHICLES AND HEAVY-DUTY VEHICLES IN ROAD TRAFFIC
Article 6. Maximum allowed speed of road vehicles travelling in crowded area (except on expressway)
Type of road vehicles |
Maximum speed (km/h) |
|
On dual carriageways; one-way streets with at least 2 lanes for road vehicles |
On two-way streets; one-way streets with 1 lane for road vehicles |
|
All road vehicles, except those prescribed in Article 8 of this Circular |
60 |
50 |
Article 7. Maximum allowed speed of road vehicles travelling outside of crowded area (except on expressway)
Type of road vehicles |
Maximum speed (km/h) |
|
On dual carriageway; one-way street with at least 2 lanes for road vehicles |
On two-way streets; one-way streets with 1 lane for road vehicles |
|
Cars and passengers vehicles capable of up to 30 passengers (except transit buses); trucks with payload of up to 3.5 tonne. |
90 |
80 |
Passenger vehicles capable of more than 30 passengers (except transit buses); trucks with payload exceeding 3.5 tonne (except fuel trucks). |
80 |
70 |
Buses; semi-trailer trucks; motorcycles; heavy-duty automobiles (except mortar and cement mixer vehicles). |
70 |
60 |
Trailer trucks; tow trucks; mortar and cement mixer vehicles, fuel trucks. |
60 |
50 |
Article 8. Maximum allowed speed for heavy-duty machines, mopeds (including electric mopeds) and similar vehicles on the road (except on expressway)
With respect to heavy-duty machines, mopeds (including electric mopeds) and similar vehicles on the road, the maximum speed must not exceed 40 km/h.
Article 9. Maximum speed of road vehicles and heavy-duty machines on expressway
1. The maximum allowed speed on the expressway must not exceed 120 km/h.
2. When participating in traffic on an expressway, a driver or operator of heavy-duty machines must comply with the maximum and minimum speed displayed on road signs and road markings.
Article 10. Erection of speed limit signs
1. The erection of speed limit signs shall comply with road signal laws and take into account practical conditions of routes and segments of the roads relating road infrastructure, rate and type of vehicles and time frames within the day.
With respect to projects on new construction, restoration or upgrade of road works, fully erect speed limit signs before bringing such works into use. With respect to active routes within their division, road authorities must promptly erect road signs as per laws on their part.
2. With respect to roads leading to or away from the expressways, the speed limit displayed on the speed limit signs must not be lower than 50 km/h.
3. Competent authorities specified in Clause 4 of this Article shall decide to:
a) erect a speed limit sign for each direction on a dual carriageway;
b) erect speed limit signs applied to a specific time in a day (additional panels, variable message signs);
c) erect speed limit signs applied to specific vehicles posing high risk of causing unsafe traffic;
dd) erect speed limit signs displaying value greater than 60 km/h (with respect to roads in crowded areas), greater than 90 km/h (with respect to roads outside of crowded areas) on routes having design speed greater than the maximum speed specified in Articles 6 and 7 of this Circular after ensuring traffic safety.
4. The competent authorities deciding to erect road signs with respect to cases specified in Clause 3 of this Article, including:
a) Ministry of Transport shall erect road signs on expressways;
b) Vietnam Road Administration shall erect road signs on national highways and other roads under management of Ministry of Transport (except expressways);
c) People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall erect road signs on province-level, district-level, commune-level, urban and private roads within their provinces and cities.
Article 11. Safe distance between 2 vehicles participating in road traffic
1. When participating in road traffic, the operators and controllers of heavy-duty machines must maintain a safe distance from the vehicle in their immediate front; keep the distance no lower than the distance value displayed on the “Minimum distance between two vehicles” sign.
2. Safe distance between 2 vehicles participating in road traffic
a) In dry road conditions, safe distance corresponding to each speed is prescribed as follows:
Speed (km/h) |
Minimum safe distance (m) |
V = 60 |
35 |
60 < V ≤ 80 |
55 |
80 < V ≤ 100 |
70 |
100 < V ≤ 120 |
100 |
When controlling a vehicle slower than 60 km/h, an operator must maintain the appropriate safe distance from the vehicle in his/her immediate front; this distance depends on actual vehicle density and traffic to ensure traffic safety.
b) With respect to rain, fog, slippery road, roads with hairpin turns, steep slopes or limited vision, the operator must adjust the safe distance value to be greater than that displayed on the sign or the value specified in Point a of this Clause.
This Circular comes into force from October 15, 2019 and supersedes Circular No. 91/2015/TT-BGTVT dated December 31, 2015 of Minister of Transport on speed and safe distance of road vehicles and heavy-duty machines participating in road traffic.
Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of Ministry, Directors, Director General of Vietnam Road Administration, directors of Transport Departments of provinces and central-affiliated cities; heads of relevant entities and persons shall implement this Circular./.
|
PP. Minister |