Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Số hiệu: | 91/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2009 |
Ngày công báo: | 01/11/2009 | Số công báo: | Từ số 501 đến số 502 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hành khách, hàng hóa có thu tiền.
1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp do doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.
2. Tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô bao gồm: tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh. Tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 (bốn) trở lên.
3. Nội dung quản lý tuyến
a) Theo dõi, tổng hợp lưu lượng và nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến; tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến;
b) Xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến, công bố tuyến;
c) Chấp thuận mở tuyến, ngừng hoạt động tuyến, khai thác trên tuyến, bổ sung hoặc ngừng hoạt động của phương tiện.
4. Khai thác tuyến
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký khai thác trên các tuyến đã công bố;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký mở tuyến mới. Thời gian khai thác thử là 06 (sáu) tháng, kết thúc thời gian khai thác thử doanh nghiệp, hợp tác xã báo cáo cơ quan quản lý tuyến để công bố tuyến;
c) Chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia khai thác thử mới được tiếp tục khai thác trong thời gian 12 (mười hai) tháng tiếp theo kể từ khi công bố tuyến;
d) Cơ quan quản lý tuyến quyết định: tăng doanh nghiệp hoạt động trên tuyến khi hệ số có khách (xuất phát tại tuyến) bình quân trên tuyến đạt trên 50%; tăng số lượng phương tiện của doanh nghiệp đang hoạt động khi hệ số có khách (xuất phát tại bến) bình quân trên tuyến của doanh nghiệp đạt trên 50%.
5. Bộ Giao thông vận tải quy định về việc công bố, tổ chức quản lý tuyến vận tải hành khách cố định theo cự ly và phạm vi hoạt động.
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 02 tỉnh liền kề; trường hợp điểm đầu hoặc điểm cuối của tuyến xe buýt liền kề thuộc đô thị đặc biệt thì không vượt quá 03 tỉnh, thành phố. Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 (sáu mươi) ki lô mét.
a) Biểu đồ vận hành: tần suất tối đa là 30 phút/lượt đối với các tuyến trong nội thành, nội thị; 45 phút/lượt đối với các tuyến khác;
b) Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700m, ngoài nội thành, nội thị là 3.000m;
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành quy hoạch mạng lưới tuyến, xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt, công bố tuyến, giá vé, các chính sách ưu đãi của nhà nước về khuyến khích phát triển vận hành hành khách bằng xe buýt trên địa bàn.
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
2. Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và quản lý điểm đỗ xe taxi công cộng.
1. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải hành khách có lộ trình và thời gian theo yêu cầu của hành khách, có hợp đồng vận tải bằng văn bản.
2. Xe hoạt động phải có hợp đồng vận tải ghi rõ số lượng hành khách; trường hợp xe vận tải hành khách với cự ly từ 100 ki lô mét trở lên phải kèm theo danh sách hành khách; không được đón thêm khách ngoài danh sách theo hợp đồng; không được bán vé cho hành khách đi xe.
1. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là kinh doanh vận tải khách theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
2. Khi vận chuyển khách du lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính hoặc bản phô tô có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch), chương trình du lịch và danh sách hành khách, không được đón thêm khách ngoài danh sách, không được bán vé cho hành khách đi xe.
1. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường (trừ taxi chở hàng) khi chở hàng hóa trên đường, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải hoặc giấy vận tải.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải dưới 1.500 kg để vận tải hàng hóa; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào kilômét xe lăn bánh;
b) Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe sơn chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
3. Kinh doanh vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng.
a) Kinh doanh vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để kinh doanh vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng;
b) Khi vận chuyển, lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ;
c) Đơn vị kinh doanh phải chịu chi phí gia cố cầu đường bộ (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ.
4. Kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm tuân theo Nghị định của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận tải hoặc theo thỏa thuận người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng vận tải việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt do lỗi của người kinh doanh vận tải hàng hóa thì mức bồi thường không vượt quá 20.000 (hai mươi nghìn) đồng Việt Nam cho một ki lô gam hàng hóa bị tổn thất đối với hàng hóa không đóng trong bao, kiện hoặc không vượt quá 7.000.000 (bảy triệu) đồng Việt Nam cho một bao, kiện hàng hóa bị tổn thất đối với hàng hóa đóng trong bao, kiện.
Đơn vị kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;
b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.
c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
4. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe.
5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;
a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
c) Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
6. Nơi đỗ xe:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
b) Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;
c) Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.
7. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau:
a) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
b) Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu giữ các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe;
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
3. Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình:
a) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình;
b) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
c) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2012, các xe ô tô theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
1. Có đủ các điều kiện quyết định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Xe ô tô có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:
a) Cự ly trên 300 ki lô mét: không quá 15 (mười lăm) năm đối với ô tô sản xuất để chở khách; không quá 12 (mười hai) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách;
b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Xe buýt phải có sức chứa từ 17 (mười bảy) chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và được thiết kế theo quy chuẩn do Bộ Giao thông vận tải quy định.
3. Xe có niên hạn sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định này; có mầu sơn đặc trưng được đăng ký với cơ quan quản lý tuyến.
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 (chín) chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).
3. Xe có niên hạn sử dụng không quá 12 (mười hai) năm.
4. Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo ki lô mét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì; có đăng ký một mầu sơn thống nhất, biểu trưng (logo) của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, số điện thoại giao dịch.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Xe hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
3. Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm.
4. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngoài các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.
1. Đối tượng cấp Giấy phép: các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.
2. Nội dung Giấy phép gồm:
a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp);
c) Người đại diện hợp pháp;
d) Các hình thức kinh doanh;
đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép;
e) Cơ quan cấp phép.
3. Giấy phép có giá trị 07 (bảy) năm.
4. Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách bằng xe taxi phải được gắn phù hiệu. Phương tiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải được gắn biển hiệu.
5. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về việc quản lý, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép, mẫu Giấy phép, mẫu và thời hạn có giá trị của phù hiệu, biển hiệu.
1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;
d) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
đ) Phương án kinh doanh;
e) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; cam kết kinh tế đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
g) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận); hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi).
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Đối với hộ kinh doanh:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;
d) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
đ) Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được gửi đến cơ quan cấp Giấy phép theo đường bưu điện hoặc người đại diện của đơn vị kinh doanh nộp trực tiếp, cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy biên nhận cho người nộp;
b) Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép thông báo rõ nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép.
1. Đơn vị kinh doanh bị thu hồi Giấy phép khi vi phạm một trong số các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm điều kiện kinh doanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và an toàn vận tải;
b) Khi bị phát hiện có sự cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ xin cấp Giấy phép;
c) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 (sáu) tháng liên tục;
d) Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong Giấy phép;
đ) Phá sản, giải thể.
2. Cơ quan cấp Giấy phép được thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp. Khi có quyết định thu hồi thì Giấy phép sẽ không còn hiệu lực, đơn vị kinh doanh phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan đã cấp Giấy phép.
1. Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Nghị định này;
2. Ban hành quy định về tính năng kỹ thuật và tổ chức thực hiện việc kiểm định thiết bị giám sát hành trình của xe.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác liên quan.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc thực hiện cước, phí, lệ phí có liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác liên quan.
1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về tính năng kỹ thuật đối với thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Tổ chức thực hiện việc kiểm định đồng hồ tính tiền trên xe taxi.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện và sóng thiết bị giám sát hành trình của xe.
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác liên quan.
2. Quy định mức, thu, sử dụng lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và cước, phí, lệ phí khác có liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của cơ quan có thẩm quyền;
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra định kỳ hàng năm;
b) Kiểm tra đột xuất khi có khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu về việc không thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2009 và thay thế Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Các xe ô tô buýt hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này được phép hoạt động đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định.
3. Đối với các đơn vị kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này đang kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải hoàn tất các thủ tục để được cấp Giấy phép xong trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 91/2009/ND-CP |
Hanoi, October 21, 2009 |
ON ROAD TRANSPORT BUSINESS AND BUSINESS CONDITIONS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on Road Traffic;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Cooperatives;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
Pursuant to the June 14, 2005 Law on Tourism;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;
At the proposal of the Minister of Transport,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides for road transport business, business conditions and grant of business licenses.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to organizations and individuals doing or involved in road transport business in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Business units means enterprises, cooperatives or households involved in road transport business.
2. Road transport business means the use of automobiles for passenger and cargo transport for fares or freight.
Article 4. Passenger transport on fixed routes
1. Passenger transport on fixed routes with identified terminals of departure and arrival under appropriate timetables and itineraries registered by enterprises and approved by route management agencies.
2. Fixed routes of passenger transport include inter-provincial routes and intra-provincial routes. An inter-provincial route covers a distance of 300 kilometers or longer, departs from and arrives at terminals of grade 4 (four) or higher.
3. Management of routes covers:
a/ Monitoring and summing up the number and travel demand of passengers on routes; activities of enterprises and cooperatives on routes;
b/ Formulating plannings on route networks and announcing routes;
c/ Approving the opening of routes, termination of route operation and exploitation, addition or suspension of operation of means of transport.
4. Route exploitation
a/ Enterprises and cooperatives may register for the exploitation of announced routes;
b/ Enterprises and cooperatives may register for the opening of new routes. Trial exploitation may last 6 (six) months; upon termination of the trial exploitation duration, enterprises and cooperatives shall report thereon to route management agencies for route announcement;
c/ Only enterprises and cooperatives already engaged in trial exploitation may continue with the exploitation for 12 (twelve) months following the time of route announcement;
d/ Route management agencies shall decide to increase the number of enterprises operating on a route when the average coefficient of passengers (departing from the terminal) on the route reaches over 50%; to increase the number of means of transport of operating enterprises when the average coefficient of passengers (departing from the terminal) on the route reaches over 50%.
5. The Ministry of Transport shall provide for the announcement and organization of management of fixed passenger transport routes in line with their distance and scope of operation.
Article 5. Passenger transport by bus
1. Passenger transport by bus on fixed routes with stops for passenger embarkation and disembarkation and buses running according to operation charts within a city or town, a province or two adjacent provinces. If a starting or ending point of an adjacent bus route is in an urban center of special grade, the route must not run beyond 3 provinces and/or cities, covering a distance not exceeding 60 (sixty) km.
a/ Operation chart: The maximum frequency will be 30 minutes/trip, for intra-municipal and intra-town routes, and 45 minutes/trip, for other routes;
b/ The maximum distance between two successive intra-municipal or intra-town bus stops is 700 m and between two suburban bus stops is 3,000 m.
2. People's Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees) shall promulgate plannings on route networks, construct and manage infrastructure facilities for bus operation, announce routes, fare rates and the State's incentive policies on passenger transport by bus in their localities.
Article 6. Passenger transport by taxi
1. Passenger transport by taxi is made with itineraries and schedules requested by passengers; fares are calculated according to taxi meters based on the number of kilometers of travel and the waiting duration.
2. Taxis must be affixed on their tops with the "TAXI" light box, which shall be switched on when the cabs have no passengers and switched off when the cabs carry passengers.
3. Provincial-level People's Committees shall organize and manage public taxi parking lots.
Article 7. Passenger transport under contracts
1. Passenger transport under contracts means the transport of passengers with itineraries and time requested by passengers, which is carried out under written contracts.
2. Cars must operate under contracts clearly stating the number of passengers. If cars transport passengers for a distance of 100 km or longer, a list of passengers is required. It is forbidden to pick up passengers outside the list enclosed with the contract and forbidden to sell tickets to passengers onboard.
Article 8. Road transport of tourists
1. Road transport of tourists means the transport of passengers according to tourist routes, programs and sites.
2. When transporting tourists, drivers shall carry along contracts on transport of tourists or tour contracts (originals or copies certified by tourist business units), tourist programs and lists of tourists. It is forbidden to pick up passengers outside the lists and forbidden to sell tickets to passengers onboard.
1. For transport of ordinary cargoes (excluding taxi trucks), when transporting cargoes en route, drivers shall carry along transport contracts or papers.
2. Cargo transport by taxi trucks
a/ Cargo transport by taxi trucks means the use of automobiles of a tonnage of under 1,500 kg for cargo transport for freights calculated according to taxi meters based on the number of kilometers of travel;
b/ Both sides or doors of trucks must be painted with "TAXI TRUCK," telephone numbers and names of business units.
3. Transport of extra-long or extra-heavy cargoes
a/ Transport of extra-long or extra-heavy cargoes means the use of proper automobiles for transport of extra-long or extra-heavy cargoes;
b/ When in operation, drivers shall carry along road use permits;
c/ Business units shall bear expenses for consolidation of road bridges (if any) at the request of road management agencies.
4. The transport of dangerous goods must comply with the Government's Decree prescribing the list of dangerous goods, the transport of dangerous goods and competence to grant permits for transport of dangerous goods.
Article 10. Limit of liabilities of cargo transport businesses to compensate for damaged, lost or deficient cargoes
1. The compensation for damaged, lost or deficient cargoes shall be made under transport contracts or agreements between transport businesses and transport hirers.
2. If transport contracts do not contain agreement on compensation for cargoes which are damaged, lost or deficient due to the fault of transport businesses, the compensation level must not exceed VND 20,000 per kilogram of lost cargo, for unpackaged cargoes, or VND 7,000,000 per lost package or bale, for packaged cargoes.
Article 11. General conditions for road transport
1. Business units must fully meet the following conditions:
2. To register for road transport according to law.
3. To ensure the quantity, quality and life of means of transport suitable to types of business:
a/ Having a business plan ensuring the time for performance of itineraries, the time for maintenance and repair to maintain the technical conditions of vehicles;
b/ Having an adequate number of means of transport under their ownership or lawful rights to use vehicles on financial lease of financial leasing organizations or hired vehicles of organizations or individuals with the property leasing function under law.
If registered vehicles are under cooperative members' ownership, the economic commitments between cooperative members and their cooperatives are required, prescribing the rights, liabilities and obligations of cooperatives to manage and use automobiles under the ownership of cooperative members.
The quantity of means must suit the business plan.
c/ The means of transport remain in the prescribed life time;
d/ They must go through technical safety and environmental protection inspection under regulations.
3. Means of transport must have itinerary supervision devices as provided for in Article 12 of this Decree.
4. Drivers and attendants:
a/ Drivers and attendants must possess written labor contracts signed with business units; drivers must not be persons being in the period of professional practice ban under law; taxi drivers, bus drivers and attendants must be trained and instructed in passenger transport and traffic safety under regulations of the Ministry of Transport.
b/ Business units shall arrange adequate drivers and attendants in conformity with their business plans and regulations; passenger cars of 30 or more seats must have attendants onboard.
5. Persons directly administering transport activities of enterprises or cooperatives (who hold any of the following posts: director, deputy director, cooperative manager or deputy manager, head of transport administration section) must fully satisfy the following conditions:
a/ Possessing the professional qualifications of intermediate level in transport or a collegial or university degree in other disciplines;
b/ Having participated in transport management at road transport enterprises or cooperatives for 3 (three) years or more;
c/ Having adequate necessary time with proof for direct administration of transport activities.
6. Car parks:
a/ Transport units shall arrange adequate areas for car parking in accordance with their respective business plans;
b/ Units' car parking areas may belong to their ownership or be rented under contracts:
c/ Car parking places must meet the requirements on traffic order and safety, fire and explosion prevention and fighting and on environmental sanitation.
7. Enterprises and cooperatives engaged in passenger transport on fixed routes, by bus or taxi must satisfy the following additional conditions:
a/ Being organized with sections for management of traffic safety conditions;
b/ Registering the passenger transport service quality with route management agencies, including the quality of means of transport; the professional qualifications of service attendants; plans on transport organization; benefits of passengers; services provided for passengers during journeys: and commitment to ensure service quality.
Article 12. Devices for vehicle itinerary supervision
1. Units engaged in passenger transport by car on fixed routes, by bus. in passenger transport under contracts, in transport of tourists and cargo container transport must install devices to supervise vehicle itineraries and maintain their good technical conditions.
2. Vehicle itinerary supervision devices must satisfy the following minimum requirements:
a/ To store information on itineraries, speeds, the number and duration of stops, door openings or closings, and the driving time;
b/ Information from vehicle itinerary supervision devices will be used as documents for management of transport units' activities and supplied to competent state management agencies upon request.
3. Schedule for installation of itinerary supervision devices:
a/ By July 1, 2011, passenger cars on fixed routes of 500 km or more, tourists transport cars and cargo container trucks must be installed with itinerary supervision devices;
b/ By January 1, 2012, passenger cars on fixed routes of 300 km or more, buses and contracted passenger cars must be installed with itinerary supervision devices;
c/ By July 1, 2012, the vehicles defined in Clause 1 of this Article must be installed with itinerary supervision devices.
Article 13. Conditions for passenger transport on fixed routes
1. All the conditions specified in Article 11 of this Decree.
2. The life of cars of 10 seats or more (including driver's) must not exceed:
a/ For a distance of over 300 km: 15 years, for cars manufactured for passenger transport: 12 years, for cars converted from vehicles of other types into passenger cars before January 1, 2002.
b/ For a distance of 300 km or less: 20 years, for cars manufactured for passenger transport; 17 years, for cars converted from vehicles of other types into passenger cars before January 1, 2002.
Article 14. Conditions for passenger transport by bus
1. All the conditions defined in Article 11 of this Decree.
2. Buses must contain 17 seats or more and flooring space for standing passengers, and be designed in accordance with the standards set by the Ministry of Transport.
3. Buses must be within the useful life specified at Point b. Clause 2. Article 13 of this Decree; and be painted in colors registered with the route management agencies.
Article 15. Conditions for passenger transport by taxi
1. All the conditions defined in Article 11 of this Decree.
2. Taxis must each contain 9 seats or less (including driver's).
3. The useful life of taxis must not exceed 12 years.
4. Taxis must be installed with meters for fare calculation by kilometers traveled and waiting duration, which are inspected and lead-sealed by a competent agency; and be painted in registered uniform colors and with logos of enterprises or cooperatives and telephone numbers.
5. Enterprises or cooperatives must have control centers, register radio frequencies and have equipment for communications between centers and taxis.
Article 16. Conditions for passenger transport by contracted cars and tourist cars
1. All the conditions defined in Article 11 of this Decree.
2. The useful life of contracted cars must comply with Point b, Clause 2, Article 13 of this Decree.
3. The useful life of tourist cars must not exceed 10 years.
4. Apart from the provisions of this Decree, tourist transport must also comply with relevant legal provisions on tourism.
Article 17. Conditions for cargo container transport business
Only enterprises or cooperatives fully meeting the conditions defined in Article 11 of this Decree can conduct cargo container transport business.
GRANT OF ROAD TRANSPORT BUSINESS LICENSES
Article 18. Licensees and details of road transport business licenses (licenses)
1. Licensees: Units conducting passenger transport or cargo container transport business.
2. Details of a license include:
a/ Name and address of business unit;
b/ Business registration certificate (serial number, date of issue, issuing agency);
c/ Lawful representative;
d/ Type of business;
e/ Validity of the license;
f/ Licensing agency.
3. A license is valid for 7 years.
4. Means for passenger transport on fixed routes, passenger transport under contracts, or passenger transport by taxi must be affixed with insignias. Means for tourist transport must be affixed with signboards.
5. The Ministry of Transport shall specify the management, competent licensing agencies, forms of licenses, and forms and validity of insignias and signboards.
Article 19. Dossiers of application for licenses
1. For enterprises and cooperatives:
a/ An application for a license (or application for change of the details of the license), made according to a form promulgated by the Ministry of Transport;
b/ A valid copy of the business registration certificate;
c/ A valid copy of the car-parking land use right certificate or the car-parking land leasing contract;
d/ Valid copies of diplomas and certificates of persons directly administering the transportation;
e/ The business plan;
f/ The list of vehicles, enclosed with copies of vehicle registration papers (or valid copies of the financial leasing contract: property leasing contract; economic commitment, for cases defined at Point b. Clause 2, Article 11 of this Decree) and technical safety and environmental protection certificates;
g/ For enterprises and cooperatives doing business in passenger transport on fixed routes, by bus or by taxi, apart from the documents specified at Points a, b, c and d, Clause 1, Article 19, the documents defining the functions and tasks of the traffic safety- monitoring sections, transport service quality registration dossiers (units which have applied the ISO standard-based quality management system shall submit copies of the relevant certificates), the contract on and test record of the installation of vehicle itinerary supervision devices (except taxis) are additionally required.
For enterprises and cooperatives doing business in passenger transport by taxi, the dossier on the installation of equipment for communications between control centers and taxis, which have registered for radio frequency use with a competent agency, are additionally required.
For enterprises and cooperatives doing business in cargo container transport, the document defining the functions and tasks of the traffic safety monitoring section, the contract on and test record of the installation of vehicle itinerary supervision devices are additionally required.
2. For business households:
a/ An application for a license (or application for change of the details of the license), made according to a form promulgated by the Ministry of Transport;
b/ A valid copy of the business registration certificate:
c/ A valid copy of the car-parking land use right certificate or the car-parking land leasing contract:
d/ The list of vehicles, enclosed with the copies of vehicle registration papers (or valid copy of the property leasing contract as defined at Point b. Clause 2. Article 11 of this Decree), and technical safety and environmental protection certificates;
e/ The test record of the installation of vehicle itinerary supervision devices.
Article 20. Receipt and appraisal of dossiers and grant of licenses
1. Receipt of dossiers
a/ Dossiers of application for licenses may be sent by mail or submitted in person by representatives of business units to licensing agencies, which will receive the dossiers and issue receipts to the submitters;
b/ If the dossiers received by mail are incomplete or invalid, the licensing agencies shall clearly notify the contents to be supplemented or modified within 5 working days after the receipt thereof; for dossiers directly received, the dossier recipients shall check them and clearly notify the submitters of contents to be supplemented or modified.
2. Within 15 working days after the receipt of complete and valid dossiers, the licensing agencies shall appraise the dossiers and grant licenses. If refusing to grant licenses, they shall give written replies clearly stating the reasons.
3. In case of change of business conditions related to the details of their licenses, business units shall submit dossiers of application for such change for the re-grant of licenses.
Article 21. Revocation of licenses
1. Business units may have their licenses revoked in any of the following circumstances:
a/ Breaching the business conditions, seriously affecting the transport service quality and safety;
b/ Being detected to have deliberately inserted falsified information into the dossiers of application for licenses;
c/ Failing to conduct transport business within 6 months after obtaining the license or ceasing transport business for 6 consecutive months;
d/ Conducting business in contravention of the details of the licenses;
e/ Going bankrupt or being dissolved.
2. The licensing agencies shall revoke the licenses they have issued. After the issuance of decisions on withdrawal of licenses, the licenses will become invalid and the business units shall return them to the agencies which have issued them.
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
Article 22. The Ministry of Transport
1. To perform the unified management of road transport activities under this Decree.
2. To promulgate regulations on technical properties and organize the inspection of vehicle itinerary supervision devices.
3. To direct, guide and organize the implementation of this Decree.
4. To inspect and examine the implementation of regulations on road transport business and business conditions under this Decree and other relevant laws.
Article 23. The Ministry of Finance
To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, guiding the collection of fares, freight and fees related to road transport activities and road transport support services.
Article 24. The Ministry of Culture, Sports and Tourism
To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in. guiding the management of road transport of tourists under this Decree and other relevant laws.
Article 25. The Ministry of Science and Technology
1. To coordinate with the Ministry of Transport in defining the technical properties of vehicle itinerary supervision devices.
2. To organize the inspection of taxi meters.
Article 26. The Ministry of Information and Communications
To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, guiding the management of the use of radio frequencies and vehicle itinerary supervision devices.
Article 27. Provincial-level People's Committees
1. To direct local functional agencies in the management of road transport activities under this Decree and relevant laws.
2. To provide for the levels, collection and use of fees for the grant of road transport licenses and other fares, charges and fees related to road transport activities and road transport support services under the Ministry of Finance's guidance.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION AND IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 28. Examination of the implementation of business conditions by business units
1. Transport business units are subject to the examination of the observance of road transport and condition regulations of competent agencies.
2. Forms of examination:
a/ Annual examination;
b/ Extraordinary examination upon complaint, denunciation or detection of signs of disobeying regulations on road transport business and business conditions.
3. The Minister of Transport and chairpersons of provincial-level People's Committees shall direct functional agencies to organize the examination of the observance of business conditions by business units.
1. This Decree takes effect on December 15, 2009, and replaces the Government's Decree No. 110/2006/ND-CP of September 28, 2006, on road transport conditions.
2. Buses operating before the effective date of this Decree but failing to meet the requirements defined in Clause 3, Article 14 of this Decree may operate until the end of their prescribed life.
3. Business units defined in Clause 1, Article 18 of this Decree which do business in road transport before the effective date of this Decree must complete the procedures for obtaining licenses before July 1, 2010.
Article 30. Implementation responsibilities
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, and concerned enterprises and individuals shall implement this Decree-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |