Chương 2 Nghị định 91/2009/NĐ-CP: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Số hiệu: | 91/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2009 |
Ngày công báo: | 01/11/2009 | Số công báo: | Từ số 501 đến số 502 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp do doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.
2. Tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô bao gồm: tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh. Tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 (bốn) trở lên.
3. Nội dung quản lý tuyến
a) Theo dõi, tổng hợp lưu lượng và nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến; tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến;
b) Xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến, công bố tuyến;
c) Chấp thuận mở tuyến, ngừng hoạt động tuyến, khai thác trên tuyến, bổ sung hoặc ngừng hoạt động của phương tiện.
4. Khai thác tuyến
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký khai thác trên các tuyến đã công bố;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký mở tuyến mới. Thời gian khai thác thử là 06 (sáu) tháng, kết thúc thời gian khai thác thử doanh nghiệp, hợp tác xã báo cáo cơ quan quản lý tuyến để công bố tuyến;
c) Chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia khai thác thử mới được tiếp tục khai thác trong thời gian 12 (mười hai) tháng tiếp theo kể từ khi công bố tuyến;
d) Cơ quan quản lý tuyến quyết định: tăng doanh nghiệp hoạt động trên tuyến khi hệ số có khách (xuất phát tại tuyến) bình quân trên tuyến đạt trên 50%; tăng số lượng phương tiện của doanh nghiệp đang hoạt động khi hệ số có khách (xuất phát tại bến) bình quân trên tuyến của doanh nghiệp đạt trên 50%.
5. Bộ Giao thông vận tải quy định về việc công bố, tổ chức quản lý tuyến vận tải hành khách cố định theo cự ly và phạm vi hoạt động.
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 02 tỉnh liền kề; trường hợp điểm đầu hoặc điểm cuối của tuyến xe buýt liền kề thuộc đô thị đặc biệt thì không vượt quá 03 tỉnh, thành phố. Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 (sáu mươi) ki lô mét.
a) Biểu đồ vận hành: tần suất tối đa là 30 phút/lượt đối với các tuyến trong nội thành, nội thị; 45 phút/lượt đối với các tuyến khác;
b) Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700m, ngoài nội thành, nội thị là 3.000m;
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành quy hoạch mạng lưới tuyến, xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt, công bố tuyến, giá vé, các chính sách ưu đãi của nhà nước về khuyến khích phát triển vận hành hành khách bằng xe buýt trên địa bàn.
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
2. Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và quản lý điểm đỗ xe taxi công cộng.
1. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải hành khách có lộ trình và thời gian theo yêu cầu của hành khách, có hợp đồng vận tải bằng văn bản.
2. Xe hoạt động phải có hợp đồng vận tải ghi rõ số lượng hành khách; trường hợp xe vận tải hành khách với cự ly từ 100 ki lô mét trở lên phải kèm theo danh sách hành khách; không được đón thêm khách ngoài danh sách theo hợp đồng; không được bán vé cho hành khách đi xe.
1. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là kinh doanh vận tải khách theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
2. Khi vận chuyển khách du lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính hoặc bản phô tô có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch), chương trình du lịch và danh sách hành khách, không được đón thêm khách ngoài danh sách, không được bán vé cho hành khách đi xe.
1. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường (trừ taxi chở hàng) khi chở hàng hóa trên đường, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải hoặc giấy vận tải.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải dưới 1.500 kg để vận tải hàng hóa; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào kilômét xe lăn bánh;
b) Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe sơn chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
3. Kinh doanh vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng.
a) Kinh doanh vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để kinh doanh vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng;
b) Khi vận chuyển, lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ;
c) Đơn vị kinh doanh phải chịu chi phí gia cố cầu đường bộ (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ.
4. Kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm tuân theo Nghị định của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận tải hoặc theo thỏa thuận người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng vận tải việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt do lỗi của người kinh doanh vận tải hàng hóa thì mức bồi thường không vượt quá 20.000 (hai mươi nghìn) đồng Việt Nam cho một ki lô gam hàng hóa bị tổn thất đối với hàng hóa không đóng trong bao, kiện hoặc không vượt quá 7.000.000 (bảy triệu) đồng Việt Nam cho một bao, kiện hàng hóa bị tổn thất đối với hàng hóa đóng trong bao, kiện.
Article 4. Passenger transport on fixed routes
1. Passenger transport on fixed routes with identified terminals of departure and arrival under appropriate timetables and itineraries registered by enterprises and approved by route management agencies.
2. Fixed routes of passenger transport include inter-provincial routes and intra-provincial routes. An inter-provincial route covers a distance of 300 kilometers or longer, departs from and arrives at terminals of grade 4 (four) or higher.
3. Management of routes covers:
a/ Monitoring and summing up the number and travel demand of passengers on routes; activities of enterprises and cooperatives on routes;
b/ Formulating plannings on route networks and announcing routes;
c/ Approving the opening of routes, termination of route operation and exploitation, addition or suspension of operation of means of transport.
4. Route exploitation
a/ Enterprises and cooperatives may register for the exploitation of announced routes;
b/ Enterprises and cooperatives may register for the opening of new routes. Trial exploitation may last 6 (six) months; upon termination of the trial exploitation duration, enterprises and cooperatives shall report thereon to route management agencies for route announcement;
c/ Only enterprises and cooperatives already engaged in trial exploitation may continue with the exploitation for 12 (twelve) months following the time of route announcement;
d/ Route management agencies shall decide to increase the number of enterprises operating on a route when the average coefficient of passengers (departing from the terminal) on the route reaches over 50%; to increase the number of means of transport of operating enterprises when the average coefficient of passengers (departing from the terminal) on the route reaches over 50%.
5. The Ministry of Transport shall provide for the announcement and organization of management of fixed passenger transport routes in line with their distance and scope of operation.
Article 5. Passenger transport by bus
1. Passenger transport by bus on fixed routes with stops for passenger embarkation and disembarkation and buses running according to operation charts within a city or town, a province or two adjacent provinces. If a starting or ending point of an adjacent bus route is in an urban center of special grade, the route must not run beyond 3 provinces and/or cities, covering a distance not exceeding 60 (sixty) km.
a/ Operation chart: The maximum frequency will be 30 minutes/trip, for intra-municipal and intra-town routes, and 45 minutes/trip, for other routes;
b/ The maximum distance between two successive intra-municipal or intra-town bus stops is 700 m and between two suburban bus stops is 3,000 m.
2. People's Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees) shall promulgate plannings on route networks, construct and manage infrastructure facilities for bus operation, announce routes, fare rates and the State's incentive policies on passenger transport by bus in their localities.
Article 6. Passenger transport by taxi
1. Passenger transport by taxi is made with itineraries and schedules requested by passengers; fares are calculated according to taxi meters based on the number of kilometers of travel and the waiting duration.
2. Taxis must be affixed on their tops with the "TAXI" light box, which shall be switched on when the cabs have no passengers and switched off when the cabs carry passengers.
3. Provincial-level People's Committees shall organize and manage public taxi parking lots.
Article 7. Passenger transport under contracts
1. Passenger transport under contracts means the transport of passengers with itineraries and time requested by passengers, which is carried out under written contracts.
2. Cars must operate under contracts clearly stating the number of passengers. If cars transport passengers for a distance of 100 km or longer, a list of passengers is required. It is forbidden to pick up passengers outside the list enclosed with the contract and forbidden to sell tickets to passengers onboard.
Article 8. Road transport of tourists
1. Road transport of tourists means the transport of passengers according to tourist routes, programs and sites.
2. When transporting tourists, drivers shall carry along contracts on transport of tourists or tour contracts (originals or copies certified by tourist business units), tourist programs and lists of tourists. It is forbidden to pick up passengers outside the lists and forbidden to sell tickets to passengers onboard.
1. For transport of ordinary cargoes (excluding taxi trucks), when transporting cargoes en route, drivers shall carry along transport contracts or papers.
2. Cargo transport by taxi trucks
a/ Cargo transport by taxi trucks means the use of automobiles of a tonnage of under 1,500 kg for cargo transport for freights calculated according to taxi meters based on the number of kilometers of travel;
b/ Both sides or doors of trucks must be painted with "TAXI TRUCK," telephone numbers and names of business units.
3. Transport of extra-long or extra-heavy cargoes
a/ Transport of extra-long or extra-heavy cargoes means the use of proper automobiles for transport of extra-long or extra-heavy cargoes;
b/ When in operation, drivers shall carry along road use permits;
c/ Business units shall bear expenses for consolidation of road bridges (if any) at the request of road management agencies.
4. The transport of dangerous goods must comply with the Government's Decree prescribing the list of dangerous goods, the transport of dangerous goods and competence to grant permits for transport of dangerous goods.
Article 10. Limit of liabilities of cargo transport businesses to compensate for damaged, lost or deficient cargoes
1. The compensation for damaged, lost or deficient cargoes shall be made under transport contracts or agreements between transport businesses and transport hirers.
2. If transport contracts do not contain agreement on compensation for cargoes which are damaged, lost or deficient due to the fault of transport businesses, the compensation level must not exceed VND 20,000 per kilogram of lost cargo, for unpackaged cargoes, or VND 7,000,000 per lost package or bale, for packaged cargoes.