Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Số hiệu: | 105/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 06/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 20/05/2016 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Dược 2016 quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc;…
I. Hành nghề dược
Luật Dược 2016 quy định các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược gồm:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở KCB.
II. Kinh doanh dược
Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dược.
- Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại Điều 33 và Điều 34 Luật Dược.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được cấp nhưng không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
- Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dược.
III. Đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm về an toàn, hiệu quả;
- Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc tại Điều 61 Luật về Dược và pháp luật liên quan;
- Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc.
IV. Dược liệu và thuốc cổ truyền
Theo Luật Dược năm 2016, cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được chế biến, bào chế, bốc thuốc cổ truyền theo bài thuốc, đơn thuốc để sử dụng và bán lẻ theo đơn tại chính cơ sở đó.
V. Thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc
Nội dung thông tin thuốc, theo Luật số 105/2016/QH13 bao gồm:
- Thông tin cho người hành nghề KCB bao gồm tên thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng,…
- Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và vấn đề cần lưu ý;
- Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.
VI. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng và việc kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Luật Dược quy định: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và phương pháp kiểm nghiệm chung được quy định trong Dược điển Việt Nam.
Việc áp dụng phương pháp kiểm nghiệm trong từng chuyên luận của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được ghi trong Dược điển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện áp dụng.
Chi tiết xem tại văn bản.
Luật Dược 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu có khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật này.
1. Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật này.
2. Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
1. Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
1. Người khiếu nại có quyền:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
1. Người bị khiếu nại có quyền:
a) Được thông báo về nội dung khiếu nại;
b) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại;
c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của mình.
2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại; cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại;
c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định tạm giam, quyết định phê chuẩn việc bắt, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giam và khiếu nại các hành vi thực hiện các lệnh và quyết định đó phải được giải quyết ngay trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại. Trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố. Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam phải chuyển ngay cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án, vụ việc khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết nếu quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại là của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Tòa án có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định bắt, tạm giam trong giai đoạn xét xử.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Chánh án trong việc bắt, tạm giam do Chánh án Tòa án xem xét, giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án trên một cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án trong việc bắt, tạm giam do Chánh án Tòa án trên một cấp xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ do cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của cấp trưởng thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát là quyết định có hiệu lực pháp luật.
1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu là khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì được giải quyết:
a) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật;
b) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử do Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
4. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.
1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu là quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án cấp cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên công tác tại Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán và Thẩm tra viên công tác tại Tòa án quân sự trung ương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Người tố cáo có quyền:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Được nhận quyết định giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc tố cáo;
b) Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố ý tố cáo sai sự thật.
1. Người bị tố cáo có quyền:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được nhận quyết định giải quyết tố cáo;
d) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có nghĩa vụ:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo;
c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra.
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.
Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
3. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
4. Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của luật.
3. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án có trách nhiệm thông báo việc tiếp nhận và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới.
2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết tố cáo theo quy định tại Chương này;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới; thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát;
c) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát;
d) Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới;
đ) Ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát các cấp.
COMPLAINT AND DENOUNCEMENT IN CRIMINAL PROCEDURE
Article 469. Right to complain
1. Authorities and entities shall be entitled to lodge complaints against decisions and legal proceedings of competent procedural authorities and persons on the grounds that such decisions and proceedings breach the laws or violate their legitimate rights and benefits.
2. Chapter XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI and XXXI of this Law shall govern complaints, appeals or protests to a first-instance sentences and rulings not in effect, a Court’s sentences and rulings in force or decisions to prosecute or to apply summary procedure, rulings of a Trial panel in the first or second instance, Judicial panel of cassation or reopening, or Panel ratifying reduction of time, exemption of punishments or parole.
Article 470. Decisions and legal proceedings that prone to complaints
1. Procedural decisions, which prone to complaints, are issued by heads and vice heads of investigation authorities, investigators, heads and vice heads of procuracies, procurators, presidents and vice presidents of courts, judges and individuals authorized to investigate according to this Law.
2. Legal proceedings, which prone to complaints, are procedural actions of heads and vice heads of investigation authorities, investigators, investigation officers, heads and vice heads of procuracies, procurators, checkers, presidents and vice presidents of courts, judges, verifiers and individuals assigned to investigate according to this Law.
Article 471. Prescriptive period for complaints
1. The prescriptive period for complaints shall be 15 days after the person filing complaints receives or perceive procedural decisions and proceedings that he deems unlawful.
2. If a person fails to exercise his right to complain by the prescriptive period due to force majeure or objective obstacles, the length of time of such force majeure or objective obstacles shall not be counted into the prescriptive period for complaints.
Article 472. Rights and duties of persons filing complaints
1. Persons filing complaints shall be entitled to:
a) Lodge complaints by themselves or through a defense counsel, protector of litigants’ legitimate rights and benefits or representative;
b) Lodge complaints anytime during the settlement of a criminal case;
c) Withdraw complaints anytime during the processing of complaints;
d) Obtain the decision to process complaints;
dd) Reclaim legitimate rights and benefits violated and receive amends for damage as per the laws.
2. Persons filing complaints shall bear the duties to:
a) Present matters, information and documents to the individuals processing complaints in honest manner; and assume liabilities for their presentations and provision of documents and information;
b) Obey effective decisions on complaints.
Article 473. Rights and duties of persons facing complaints
1. Persons facing complaints shall be entitled to:
a) Be informed of the details of the complaints;
b) Present evidences on the validity of decisions and proceedings under complaint;
c) Obtain the decision to process complaints against their decisions and proceedings.
2. Persons facing complaints shall bear the duties to:
a) Explain the decisions and proceedings under complaint; provide relevant information and documents at the requests for competent authorities and entities;
b) Obey effective decisions on complaints.
c) Make restitution, reimbursement and remedies against consequences caused by their unlawful decisions and proceedings as per the laws.
Article 474. Authority and time limit for settlement of complaints against procedural decisions and actions regarding emergency custody, arrest, temporary detainment and detention
1. Complaints against emergency custody orders, arrest warrants, decisions on temporary detainment or detention, detention orders, decisions to approve arrest, decisions to extend temporary detainment or detention, and actions to execute such orders and decisions must be settled in 24 hours upon the receipt of such complaints. The time limit may be extended for 03 mores days upon the receipt of the complaints if the settle of verification takes time.
2. Heads of Procuracies shall be held responsible for settleing complaints against procedural decisions and actions regarding emergency custody, arrest, temporary detainment and detention during the stage of investigation and prosecution. In 24 hours upon the receipt of complaints, authorities and individuals having rights to emergency custody, arrest, temporary detainment and detention must promptly transfer the case and matters under complaint related to the persons arrested or held in custody or detention to the Procuracy exercising prosecution rights and administering investigation.
Heads of procuracies shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding emergency custody, arrest, temporary detainment and detention, of heads and vice heads of investigation authorities, investigators, investigation officers, procurators, checkers and individuals assigned to investigate.
Heads of procuracies shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding arrest, temporary detainment and detention, of vice heads of procuracies.
If the decisions by the head of the Procuracy on the complaints are not satisfactory, the person lodging complaints can file complaints to the head of the immediate superior Procuracy in 03 days upon that person’s receipt of such decisions. If a head of a provincial People’s Procuracy settles such complaints initially, further complaints shall be delivered to the head of the Supreme People's Procuracy. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy must consider and settle such complaints. Decisions by the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy shall come into force.
Complaints against procedural decisions and actions, regarding arrest, temporary detainment and detention, of a head of a Procuracy shall be settled by the head of the immediate superior Procuracy. If complaints are lodged against procedural decisions and actions of a head of a provincial People’s Procuracy, they shall be settled by the head of the Supreme People’s Procuracy. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy must consider and settle such complaints. Decisions by the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy shall come into force.
3. The court is responsible for settling complaints against decisions on arrest or detention during the stage of adjudication.
Heads of procuracies shall process complaints against procedural decisions and actions, regarding arrest, temporary detainment and detention, of vice heads of procuracies.
If the Court president’s decisions on the complaints are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the President of the immediate higher Court in 03 days upon the receipt of such decisions.
In 07 days upon the receipt of complaints, the President of the immediate higher Court must consider and settle such complaints. Decisions by the President of the immediate higher Court shall come into force.
The president of the immediate higher Court shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding arrest and detention, of the President of the lower Court. In 07 days upon the receipt of complaints, the President of the immediate higher Court must consider and settle such complaints. Decisions by the President of the immediate higher Court shall come into force.
Article 475. Authority and time limit for settlement of complaints against investigators, investigation officers, vice heads and heads of investigation authorities and individuals assigned to investigate
1. Heads of investigation authorities shall settle complaints against procedural decisions and actions of investigators, investigation officers and vice heads of investigation authorities in 07 days upon the receipt of such complaints, except for those related to emergency custody, arrest, temporary detainment and detention. If the decisions by the head of the investigation authority are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the head of the equivalent Procuracy in 03 days upon the receipt of such decisions. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the equivalent Procuracy shall consider and settle such complaints. Decisions by the head of the equivalent Procuracy shall come into force.
The head of the equivalent Procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions of heads of investigation authorities and procedural decisions of investigation authorities, which have been approved by the Procuracy, in 07 days upon the receipt of such complaints.
If the decisions by the head of the equivalent Procuracy on the complaints are not satisfactory, the person lodging complaints can file complaints to the head of the immediate superior Procuracy in 03 days upon that person’s receipt of such decisions. If a head of a provincial People’s Procuracy settles such complaints initially, further complaints shall be delivered to the head of the Supreme People's Procuracy.
In 15 days upon the receipt of complaints, the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy must consider and settle such complaints. Decisions by the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy shall come into force.
2. Heads of units assigned to investigate shall settle complaints against procedural decisions and actions of investigation officers and vice heads of such units in 07 days upon the receipt of such complaints, except for those related to emergency custody, arrest and temporary detainment. If the decisions by the heads of the said units are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the head of the Procuracy exercising prosecution rights and administering investigation in 03 days upon the receipt of such decisions. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the Procuracy shall consider and settle such complaints. Decisions by the head of the Procuracy shall come into force.
Heads of procuracies exercising prosecution rights and administering investigation shall settle complaints against procedural decisions and actions of heads of units assigned to investigate. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the Procuracy shall consider and settle such complaints. Decisions by the head of the Procuracy shall come into force.
Article 476. Authority and time limit for settlement of complaints against procurators, checkers, vice heads and heads of procuracies
1. Heads of procuracies shall settle complaints against procedural decisions and actions of procurators, checkers and vice heads of procuracies in 07 days upon the receipt of such complaints. If the decisions by a head of a procuracy are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the head of the immediate superior Procuracy in 03 days upon the receipt of such decisions. In 15 days upon the receipt of complaints, the head of the immediate superior Procuracy shall consider and settle such complaints. Decisions by the head of the immediate superior Procuracy shall come into force.
2. The immediate superior Procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions of a head of a procuracy in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the head of the immediate superior Procuracy shall come into force.
3. Complaints against procedural decisions and actions of a head of a provincial People’s Procuracy, in the events as defined in Section 1 and Section 2 of this Article, shall be settled in the following manner:
a) Supreme People’s Procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding the exercising of prosecution rights and administration of investigation and prosecution of a head of a provincial People’s Procuracy in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the head of the Supreme People's Procuracy shall come into force.
b) Higher People’s Procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding the exercising of prosecution rights and administration of adjudication, of a head of a provincial People’s Procuracy in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the head of the higher People's Procuracy shall come into force.
4. The head of the Supreme People’s Procuracy or the Central military procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions of vice heads, procurators and checkers of the Supreme People’s Procuracy, or vice heads, procurators and checkers of the Central military procuracy, respectively, in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the head of the Supreme People’s Procuracy or the Central military procuracy shall come into force.
Article 477. Authority and time limit for settlement of complaints against judges, verifiers, court presidents and vice court presidents
1. The president of a district People’s Court or a local military Court shall settle complaints against procedural decisions and actions, before trial, of judges, verifiers and vice presidents of the district People's Court or local military court, respectively, in 07 days upon the receipt of such complaints.
If the decisions by the President of the district People’s Court or local military Court are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the President of the provincial People’s Court or military Court of a relevant military zone in 03 days upon the receipt of such decisions. In 15 days upon the receipt of complaints, the President of the provincial People's Court or military Court of the military zone must consider and settle such complaints. Decisions by the President of the provincial People’s Court or military Court of the military zone shall come into force.
The president of a provincial People’s Court or a military Court of a military zone shall settle complaints against procedural decisions and actions, before trial, of the presidents of the relevant district People's Courts or local military courts, respectively, in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the President of the provincial People’s Court or military Court of the military zone shall come into force.
2. The president of a provincial People’s Court or a military Court of a military zone shall settle complaints against procedural decisions and actions, before trial, of judges, verifiers and vice presidents of the provincial People’s Court or the military Court of the military zone, respectively, in 07 days upon the receipt of such complaints. If the decisions by the President of the district People’s Court or local military Court are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the President of the higher People’s Court or central military Court in 03 days upon the receipt of such decisions. In 15 days upon the receipt of complaints, the President of the higher People's Court or central military Court shall settle such complaints. Decisions by the President of the higher People’s Court or central military Court shall come into force.
The president of a higher People’s Court shall settle complaints against procedural decisions and actions, before trial, of judges, verifiers and vice presidents of the higher People’s Court, in 07 days upon the receipt of such complaints. If the decisions by the President of the higher People’s Court are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the President of the Supreme People’s Court in 03 days upon the receipt of such decisions. In 15 days upon the receipt of complaints, the President of the Supreme People's Court shall settle such complaints. Decisions by the president of the Supreme People's Court shall come into force.
The president of the higher People’s Court or central military Court shall settle complaints against procedural decisions and actions of presidents of provincial People's Courts or military courts of military zones, respectively, in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the President of the higher People’s Court or central military Court shall come into force.
3. The president of the Supreme People’s Court or central military Court shall settle complaints against procedural decisions and actions of presidents of higher People’s Courts, vice presidents, judges and verifiers of the Supreme People's Court, vice presidents, judges and verifiers of the central military Court, respectively, in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the President of the Supreme People’s Court or central military Court shall come into force.
Article 478. Right to denounce
Individuals shall have the right to present denunciations to competent authorities and persons against the breach of laws by an authorized procedural person, which cause damage or menace the interests of the Government and legitimate rights and benefits of authorities and entities.
Article 479. Rights and duties of persons filing complaints
1. A person filing complaints shall be entitled to:
a) Lodge petitions or directly state denunciations to competent authorities and individuals;
b) Request to have his full name, address and handwriting maintained confidential;
c) Receive decisions on denunciations;
d) Request competent procedural authorities' protection from menaces, repression, vengeance.
2. A person filing complaints shall bear duties to:
a) Present details of the denunciations in honest manner, and provide information and documents in connection with such denunciations;
b) Identify his full name and address;
c) Be held liable for intentional false denunciations.
Article 480. Rights and duties of persons facing complaints
1. A person facing complaints shall be entitled to:
a) Be informed of the particulars of the complaints;
b) Present evidences of the inaccuracy of the denunciations;
c) Receive decisions on the denunciations;
d) Reclaim legitimate rights and benefits violated, restore honor and receive amends for damage caused by inaccurate denunciations;
dd) Request competent authorities and entities to castigate persons giving false denunciations.
2. A person facing complaints shall bear duties to:
a) Elucidate the actions complained; provide relevant information and documents at the requests for competent authorities and individuals;
b) Conform to the decisions on denunciations;
c) Make restitution, reimbursement and remedies against consequences caused by their unlawful procedural actions as per the laws.
Article 481. Authority and time limit for settlement of denunciations
1. The head of a competent procedural authority shall be given authority to settle denunciations against unlawful actions of competent personnel of that authority.
The head of an investigation authority or Procuracy shall be given authority to settle denunciations against the head of the immediate lower investigation authority or Procuracy.
The president of a provincial People’s Court or a military Court of a military zone shall be given authority to settle denunciations against the president of a district People’s Court or local Court.
The president of the higher People’s Court or central military Court shall be given authority to settle denunciations against the president of a provincial People’s Court or military Court of a military zone.
The president of the Supreme People’s Court shall be given authority to settle denunciations against the president of the higher People's Court or central military Court.
The procuracy exercising prosecution rights and administering investigation shall be given authority to settle denunciations against procedural actions of persons assigned to investigate.
2. The settlement of denunciations against unlawful procedural actions denoting crimes shall abide by Article 145 of this Law.
3. The time limit for settlement of denunciations shall not exceed 30 days upon the receipt of such denunciations. The time limit for complex cases may be extended for 60 more days at most.
4. The head of an equivalent Procuracy or competent Procuracy shall settle denunciations against emergency custody, temporary detainment and detention during the stage of investigation and prosecution, in 24 hours upon the receipt of such denunciations. If information must be further verified, the time limit shall be 03 more days at most upon the receipt of denunciations.
Article 482. Responsibilities of authorities and persons authorized to settle complaints and denunciations
1. Authorities and persons authorized to settle complaints and denunciations, within their powers and objectives, shall be held responsible for admitting and settling complaints and denunciations in prompt and legal manner and for sending results of the settlement of such complaints and denunciations in writing to the person lodging such complaints and denunciations. Moreover, they shall castigate violators of laws in stringent manner, implement protective measures for denouncers upon requests and prevent possible damage. Furthermore, they shall assure the strict settlement of complaints and denunciations and assume liabilities for their relevant actions.
2. If a person, though authorized to settle denunciations and complaints, does not perform or neglect his given tasks, he shall face disciplinary penalties or criminal prosecution or make restitution to damage caused according to the nature and degree of his violations as per the laws. Moreover, his illicit actions to settle complaints or denunciations shall give rise to the same consequences.
3. Investigation authorities, units assigned to investigate and courts shall be responsible for sending written notices of their admission and settlement of complaints and denunciations to the equivalent Procuracy or competent Procuracy.
Article 483. Duties and authority of procuracies administering the settlement of complaints and denunciations
1. A procuracy shall administer the settlement of complaints and denunciations by investigation authorities and units assigned to investigate, equivalent or lower courts.
2. The procuracy, when administering the settlement of denunciations and complaints, shall bear the following duties and authority:
a) Reqeust investigation authorities, courts, units assigned to investigate to settle complaints and denunciations according to this Chapter;
b) Request investigation authorities, courts and units assigned to investigate to, by themselves, inspect the settlement of complaints and denunciations by their personnel and inferior ones; and inform the Procuracy of the findings of such inspection;
c) Request investigation authorities, courts and units assigned to investigate to provide the Procuracy with documents related to the settlement of denunciations and complaints;
d) Directly administer the settlement of denunciations and complaints by investigation authorities, units assigned to investigate, equivalent and lower courts;
dd) Conclude the tasks of administration in writing; exercise the rights to lodge appeals or protests, request investigation authorities, courts and units assigned to investigate to rectify violations in the settlement of denunciations and complaints.
3. A procuracy shall be responsible for inspecting the lower procuracy's settlement of denunciations and complaints. Supreme People’s Procuracy shall inspect procuracies’ settlement of denunciations and complaints.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn