Chương IV Luật đấu thầu 2023: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Số hiệu: | 22/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 23/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 31/07/2023 | Số công báo: | Từ số 869 đến số 870 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nhiều quy định được sửa đổi tại Luật Đấu thầu 2023
Luật Đấu thầu 2023 là một trong 08 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 23/6/2023.
Luật Đấu thầu 2023 sửa đổi nhiều quy định
Theo đó, Luật Đấu thầu 2023 sửa đổi nhiều quy định đáng chú ý, cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung quy định về hành vị bị cấm trong hoạt động đấu thầu so với Luật Đấu thầu 2013.
- Bổ sung một số trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Quyết định 17/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng hình thức chỉ định thầu.
- Bổ sung quy định về hình thức chào hàng cạnh tranh tại Điều 24 Luật Đấu thầu 2023.
- Bổ sung quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
- Bổ sung quy định về giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại khoản 2 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023.
- Thay đổi mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu.
- Bổ sung chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế
Sửa đổi mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu
Theo đó, so với quy định tại Luật Đấu thầu 2013 thì căn cứ quy mô và tính chất của từng dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu cụ thể, mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu được sửa đổi như sau:
- Từ 1% - 1,5% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng.
- Từ 1,5% - 3% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu không thuộc trường hợp trên.
- Từ 0,5% - 1,5% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư kinh doanh áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Bổ sung quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu
Theo đó, Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 quy định cụ thể các đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.
- Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu.
- Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
- Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế.
- Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật.
- Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.
Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và thay thế Luật Đấu thầu 2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
2. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Đối với trường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 của Luật này, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
3. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
4. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
5. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện, bao gồm dự thảo thỏa thuận giao việc;
b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Ký kết thỏa thuận giao việc; quản lý việc thực hiện gói thầu.
6. Lựa chọn tư vấn cá nhân được áp dụng khi công việc của gói thầu chỉ yêu cầu một hoặc một số chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực thực hiện mà không cần sự tham gia của tổ chức, không yêu cầu các điều kiện để thực hiện công việc như đối với nhà thầu là tổ chức. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn cá nhân bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
d) Thương thảo hợp đồng;
đ) Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
7. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;
b) Tổ chức lựa chọn;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
d) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
b) Bảng dữ liệu đấu thầu;
c) Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
d) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
đ) Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
e) Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
g) Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
2. Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
3. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
4. Trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này thì các nội dung này sẽ bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
1. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế;
c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
d) Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
đ) Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Việc sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
2. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu được phát hành đồng thời với thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu.
3. Đối với các công việc khác ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ của dự án, gói thầu.
1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố dự án đầu tư kinh doanh;
b) Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu;
c) Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút, thay thế hồ sơ dự thầu;
d) Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm: mở thầu; kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; giải thích lý do nhà đầu tư không trúng thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư (nếu có);
e) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
2. Trường hợp pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực quy định phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm, ngoài các bước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ mời quan tâm, thông báo mời quan tâm, tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án và phê duyệt kết quả mời quan tâm trước khi thực hiện bước chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan có thẩm quyền công bố dự án đầu tư kinh doanh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nội dung công bố dự án đầu tư kinh doanh bao gồm:
a) Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
b) Tên dự án; mục tiêu; quy mô đầu tư; vốn đầu tư;
c) Địa điểm thực hiện dự án; hiện trạng sử dụng đất, diện tích khu đất thực hiện dự án; mục đích sử dụng đất; các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt;
d) Thời hạn, tiến độ thực hiện dự án; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có); tiến độ thực hiện dự án theo từng giai đoạn (nếu có);
đ) Tên bên mời thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư; thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
e) Nội dung khác có liên quan.
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà đầu tư;
b) Bảng dữ liệu đấu thầu;
c) Nội dung kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
d) Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; phương án đầu tư kinh doanh; hiệu quả sử dụng đất hoặc hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
đ) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
e) Thông tin và yêu cầu thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
g) Dự thảo hợp đồng, biểu mẫu hợp đồng;
h) Nội dung khác có liên quan.
2. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
1. Đối với đấu thầu trong nước, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 45 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày có thời điểm đóng thầu.
2. Đối với đấu thầu quốc tế, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày có thời điểm đóng thầu.
3. Đối với các công việc khác ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ thực hiện của dự án đầu tư kinh doanh.
1. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:
a) Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Các nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
đ) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;
g) Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;
h) Gửi và nhận đơn kiến nghị;
i) Hợp đồng điện tử;
k) Thanh toán điện tử.
3. Văn bản điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có giá trị theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, làm cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ công tác đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân.
4. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật này, tham dự thầu, ký kết hợp đồng và các chi phí khác khi đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Chính phủ quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại khoản 6 Điều 51 của Luật này; kỹ thuật đấu thầu qua mạng phù hợp với tính năng và sự phát triển của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quy trình, thủ tục, chi phí đấu thầu qua mạng; lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng; những trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
3. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.
4. Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.
6. Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.
1. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo mật cơ sở dữ liệu của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Bảo đảm tính toàn vẹn của các hồ sơ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, ngăn chặn hành vi truy cập trái phép, thay thế hồ sơ bất hợp pháp.
3. Bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật cho người dùng và quản lý hồ sơ người dùng; có cơ chế ghi lại thông tin và truy xuất nguồn gốc thông tin theo thời gian, hành động trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Xây dựng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bảo đảm tương thích với các hệ thống khác; giao diện thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
5. Quản trị rủi ro an toàn thông tin, an ninh mạng của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
6. Không được sử dụng các thông tin về dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư và thông tin khác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để phục vụ cho các mục đích không thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức vận hành Hệ thống.
7. Bảo đảm hệ thống phần cứng đáp ứng yêu cầu triển khai hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
CONTRACTOR AND INVESTOR SELECTION PROCESS
Section 1. CONTRACTOR SELECTION PROCESS
Article 43. Contractor selection process
1. The contractor selection process in case of competitive bidding or limited bidding includes the following steps:
a) Preparation for contractor selection;
b) Organization of contractor selection;
c) Bid evaluation;
d) Contract negotiation for a consulting service package.
With regard to procurement, construction or non-consulting service package to be executed adopting the international bidding method or a package with high technical requirements, the procuring entity may conduct contract negotiation with the first-ranked bidder if it is deemed necessary;
dd) Submission, appraisal, approval and disclosure of contractor selection result and provision of explanations for bidders as to why they were not successful (if any);
e) Completion, signing and management of execution of contract.
2. The contractor selection process in case of direct contracting includes the following steps:
a) Preparation for contractor selection;
b) Organization of contractor selection;
c) Evaluation of proposals and negotiation on one or some proposals (if any);
d) Submission, appraisal, approval and disclosure of contract selection result;
dd) Completion, signing and management of execution of contract;
In the case specified in Point m Clause 1 Article 23 of this Law, the competent person may decide to adopt the simplified process, consisting of the following steps: preparing and sending the draft contract to the successful bidder; submitting for approval, approving and disclosing the contractor selection result; signing the contract and managing the contract execution.
3. The contractor selection process in case of shopping includes the following steps:
a) Preparation for contractor selection;
b) Organization of contractor selection;
c) Bid evaluation;
d) Submission, appraisal, approval and disclosure of contractor selection result and provision of explanations for bidders as to why they were not successful (if any);
dd) Completion, signing and management of execution of contract.
4. The contractor selection process in case of direct procurement includes the following steps:
a) Preparation for contractor selection;
b) Organization of contractor selection;
c) Evaluation of proposals and negotiation on the proposal of the selected bidder;
d) Submission, appraisal, approval and disclosure of contract selection result;
dd) Completion, signing and management of execution of contract.
5. The contractor selection process in case of self-execution includes the following steps:
a) Preparation of the self-execution plan, including drafting of the written assignment of tasks;
b) Completion of the self-execution plan;
c) Approval and disclosure of contractor selection result;
d) Signing of the written assignment of tasks; management of the package execution.
6. Individual consultants may be employed in case the tasks of a package can be performed by one or some capable and experienced experts without the participation of any organizations and without imposing execution conditions as those imposed on institutional contractors. Process of individual consultant selection includes the following steps:
a) Preparation for contractor selection;
b) Organization of contractor selection;
c) Evaluation of scientific CVs of bidders that are individual consultants;
d) Contract negotiation;
dd) Submission, approval and disclosure of contract selection result;
e) Signing and management of execution of contract.
7. The contractor selection process in case of community participation includes the following steps:
a) Preparation of the plan for selection of residential community, group or team of local skilled workers to execute the package;
b) Organization of selection process;
c) Approval and disclosure of selection result;
d) Completion, signing and management of execution of contract.
8. The Government shall elaborate this Article.
Article 44. Bidding documents used for contractor selection
1. Bidding documents include:
a) Instructions to bidders, additional purchase option (if any);
b) Bidding Data Sheet (BDS);
c) Criteria for evaluation of validity of bids; capacity and experience of bidders; technical proposals; financial - commercial proposals; bidders’ reputation acquired from participation in bidding and execution of previous similar contracts, and quality of used similar goods.
If specialist contractors are employed, bidding documents must also indicate the scope of tasks and capacity and experience requirements to be satisfied by specialist contractors;
d) Invitation for bid and bidding forms;
dd) Scope of supply, technical requirements, terms of reference;
e) Conditions of contract and contract forms;
g) Documents, drawings and other contents (if any).
2. Bidding documents may impose requirements regarding countries or territories of origin. In the case of a package prescribed in Point dd Clause 1 Article 23 where all direct contracting requirements laid down in Clause 3 Article 23 of this Law are satisfied but the competent person decides to apply the competitive bidding, limited bidding or shopping method to the contractor selection, bidding documents may impose requirements regarding origin and brands of goods.
3. Bidding documents shall not impose any conditions that limit the participation of a bidder or give advantage for one or some bidders resulting in unfair competition.
4. In case the bidding documents contain any contents in breach of the provisions of Clause 3 of this Article, these contents shall be considered invalid and shall not be used as the basis for bid evaluation.
Article 45. Contractor selection duration
1. The contractor selection duration shall be subject to the following provisions:
a) The minimum period between the first date on which the EOI request or prequalification document is issued and the deadline for submission of bids which is given for bidders to prepare their EOIs or prequalification applications shall be 09 days for domestic bidding or 18 days for international bidding;
b) In case of competitive bidding or limited bidding, the minimum period between the first date on which the bidding documents are issued and the deadline for submission of bids which is given for bidders to prepare their bids shall be 18 days for domestic bidding or 35 days for international bidding. In case of a construction or mixed package whose price does not exceed VND 20 billion or a procurement or non-consulting service package whose price does not exceed VND 10 billion, this period shall be 09 days for domestic bidding or 18 days for international bidding;
c) In case of shopping, the minimum period between the first date on which the bidding documents are issued and the deadline for submission of bids which is given for bidders to prepare their bids shall be 05 days;
d) Where a competent person decides to apply the competitive bidding method to the selection of contractor for a package which satisfies the direct contracting requirements laid down in Points a, b and c Clause 1 Article 23 of this Law, the minimum period between the first date on which the bidding documents are issued and the deadline for submission of bids which is given for bidders to prepare their bids shall be 09 days;
dd) The amendment of bidding documents must be made at least 10 days before the deadline for submission of bids. In case of a construction or mixed package whose price does not exceed VND 20 billion or a procurement or non-consulting service package whose price does not exceed VND 10 billion, bidding documents may be amended at least 03 days before the deadline for submission of bids. The amendment of EOI request or prequalification document must be made at least 03 days before the deadline for submission of bids.
2. EOI request, prequalification document and bidding documents shall be issued as the same time as the invitation for EOIs, invitation for prequalification applications and invitation for bid respectively.
3. The period for performing the tasks other than those specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be decided by the competent person or employer in a manner that ensures the project or package execution schedule.
Section 2. INVESTOR SELECTION PROCESS
Article 46. Investor selection process
1. Investor selection process includes the following steps:
a) Public disclosure of the investment project;
b) Preparation for bidding, including: preparation, appraisal and approval of bidding documents;
c) Organization of bidding activities, including: invitation for bid; issuance, amendment and clarification of bidding documents; preparation, submission, receipt, management, modification, withdrawal and substitution of bids;
d) Bid evaluation, including: bid opening; examination and evaluation of validity of bids; detailed evaluation of bids;
dd) Submission, appraisal, approval and disclosure of investor selection result; provision of explanations for investors as to why they were not successful (if any);
e) Negotiation, completion and signing of contract.
2. In case there are 02 or more investors showing interest in a project and thus the investor selection must be conducted through bidding as prescribed by the Law on land or a specialized law, in addition to the steps specified in Clause 1 of this Article, the competent authority shall prepare the EOI request, send invitation for EOIs, organize evaluation of applications for project execution, and approve EOI selection result before preparing for bidding as prescribed in Point b Clause 1 of this Article.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 47. Public disclosure of investment projects
1. Competent authorities shall make information on investment projects publicly available on VNEPS which shall be used as the basis for organization of investor selection.
2. Project details to be publicly disclosed include:
a) Decision on approval of investment guidelines (if any);
b) Project’s name; investment objectives and scale; total investment;
c) Location of the project; current use of land, land area used for executing the project; land use purposes; approved planning indicators;
d) Project execution duration and schedule; preliminary plan for investment phasing or division of component projects (if any); execution schedule of each stage of the project (if any);
dd) Name of the procuring entity; investor selection method and procedure;
e) Other related contents.
Article 48. Bidding documents used for investor selection
1. Bidding documents include:
a) Instructions to investors;
b) Bidding Data Sheet (BDS);
c) Examination and evaluation of validity of bids;
d) Methods and criteria for evaluation of capacity and experience of investors; investment plan; efficiency in land use or investment efficiency, sectoral development;
dd) Invitation for bid and bidding forms;
e) Investment project-related information and execution requirements;
g) Draft contract and contract form;
h) Other related contents.
2. Bidding documents shall not impose any conditions that limit the participation of an investor or give advantage for one or some investors resulting in unfair competition.
Article 49. Investor selection duration
1. In case of domestic bidding, the minimum period between the first date on which the bidding documents are issued and the deadline for submission of bids which is given for investors to prepare their bids shall be 45 days;
2. In case of international bidding, the minimum period between the first date on which the bidding documents are issued and the deadline for submission of bids which is given for investors to prepare their bids shall be 60 days;
3. The period for performing the tasks other than those specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be decided by the competent person or procuring entity in a manner that ensures the investment project execution schedule.
Article 50. Online contractor and investor selection
1. Domestic competitive bidding, limited bidding and shopping must be conducted on VNEPS according to the following roadmap:
a) From the effective date of this Law to December 31, 2024 inclusively, the Government shall decide whether to adopt online bidding method or not;
b) From January 01, 2025, the online bidding method shall apply to all packages, except cases where the bidding is not conducted on VNEPS as prescribed in Clause 5 of this Article.
2. Contractor/investor selection contents to be conducted on VNEPS:
a) Publishing of information on contractor/investor selection;
b) Preparation, appraisal and approval of prequalification document, EOI request, bidding documents or RFP;
c) Preparation and submission of prequalification applications, EOIs, applications for project execution, bids or proposals;
d) Bid opening;
dd) Evaluation of prequalification applications, EOIs, bids or proposals, invitation for contract negotiation, appraisal and approval of contractor selection result;
e) Consortium agreement, electronic bid security, electronic contract performance;
g) Clarification of bidding-related contents;
h) Submission and receipt of petitions;
i) Electronic contract;
k) Electronic payment.
3. Electronic documents on VNEPS shall be valid in accordance with regulations of the Law on electronic transactions and used as the basis for comparing, verifying and authenticating information serving performance of evaluation, appraisal, inspection, supervision, auditing and disbursement tasks.
4. Costs incurred in online bidding include: costs of registration for participation in VNEPS; costs of publishing of bidding information as prescribed in Point c Clause 1 and Point c Clause 2 Article 15 of this Law, participation in bidding, signing of contract, and other costs associated with the bidding process on VNEPS.
5. The Government shall stipulate the connection and information sharing as prescribed in Clause 6 Article 51 of this Law; online bidding techniques which should be suitable for features and development of VNEPS; online bidding procedures and costs; online investor selection roadmap; cases where the bidding is not conducted on VNEPS.
Article 51. Requirements for VNEPS
1. Information published on VNEPS must be made publicly available and accessed without limitation.
2. Time source of VNEPS shall comply with regulations of law on national standard time source.
3. VNEPS must be operated in a continuous, uniform, stable and safe manner and is capable of user authentication, and data confidentiality and integrity.
4. Information on transactions conducted on VNEPS must be sufficiently recorded and can be easily tracked.
5. VNEPS must be operated in a manner ensuring that bidders/investors cannot send their EOIs, prequalification applications, bids or proposals to procuring entities after deadlines for submission of bids.
6. Information on contractors/investors may be obtained from the national enterprise registration information system, tax administration information system, budget and treasury management information system and other systems. VNEPS shall be connected with web portals and other information systems for the purposes of sharing data and information used in online bidding and serving state management of bidding activities.
Article 52. Responsibilities of VNEPS operating unit
1. Ensure information security, cybersecurity and data confidentiality of VNEPS.
2. Ensure the integrity of documents on VNEPS, and prevent unauthorized access to and unlawful replacement of documents.
3. Ensure safety, security and confidentiality for users, and manage user profiles; adopt an appropriate mechanism for recording information and tracking source of information in chronological order and by activity on VNEPS.
4. Build VNEPS which should be compatible with other systems; have a user-friendly interface and meet relevant standards in the field of information technology.
5. Manage information security and cybersecurity risks to VNEPS.
6. Do not use information on projects, investment projects, packages, employers, procuring entities, contractors, investors and other information available on VNEPS for any purposes other than performance of its functions and tasks.
7. Ensure that hardware systems are capable of performing bidding activities.
8. Discharge other responsibilities as prescribed by this Law and relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực