Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu: | Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 06/03/2024 | Ngày hiệu lực: | 06/03/2024 |
Ngày công báo: | 04/04/2024 | Số công báo: | Từ số 483 đến số 484 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
Ngày 06/3/2024, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Đối tượng được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
Theo đó, đối tượng được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm:
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 và quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP .
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP .
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định 35/2021/NĐ-CP .
Trường hợp được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trong một hoặc các trường hợp sau đây:
- Cấp chứng chỉ lần đầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đạt kỳ thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT .
- Cấp lại chứng chỉ được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu đã được cấp còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin;
- Cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT . Cá nhân thực hiện đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn tối thiểu 15 ngày trước ngày hết hiệu lực của chứng chỉ. Sau thời hạn này, cá nhân không được đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ và phải dự thi, cấp chứng chỉ lần đầu theo quy định tại điểm a khoản này nếu có nhu cầu.
Xem thêm tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 06/3/2024 trừ các nội dung quy định tại Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Kể từ ngày 01/01/2024, Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT hết hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là chứng chỉ do cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này cấp cho cá nhân tham dự thi và đạt kết quả quy định tại khoản 3 Điều 20 của Thông tư này.
2. Chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là chi phí dự thi và cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Hệ thống quản lý cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (sau đây gọi là Hệ thống) là Hệ thống công nghệ thông tin có địa chỉ tại https://chungchidauthau.mpi.gov.vn thực hiện các chức năng:
a) Đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
b) Tiếp nhận và phản hồi thông tin đối với hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
c) Tổ chức thi trực tuyến nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
d) Quản lý cơ sở dữ liệu cá nhân được cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
đ) Quản lý cơ sở dữ liệu cơ quan tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
e) Các chức năng liên quan khác.
4. Hướng dẫn sử dụng là tài liệu điện tử được đăng tải trên Hệ thống để hướng dẫn người dùng thực hiện các giao dịch trên Hệ thống.
5. Tổ chức tham gia Hệ thống là các cơ quan, đơn vị đăng ký tham gia Hệ thống để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động như sau:
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
b) Tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
c) Cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
6. Tài khoản tham gia Hệ thống là tài khoản được cấp cho Tổ chức tham gia Hệ thống để thực hiện một hoặc một số hoạt động quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Tài khoản chức năng là tài khoản được tạo bởi Tài khoản tham gia Hệ thống để thực hiện các nhiệm vụ được giao trên Hệ thống.
8. Thi trực tuyến là hình thức thí sinh làm bài thi trên máy tính thông qua phần mềm thi thuộc Hệ thống.
9. Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì và nâng cấp Hệ thống.
1. Tổ chức tham gia Hệ thống thực hiện đăng ký trên Hệ thống. Đơn đăng ký quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục 03 của Thông tư này. Quy trình đăng ký thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.
2. Bổ sung, sửa đổi thông tin đã đăng ký trên Hệ thống:
Việc sửa đổi thông tin đã đăng ký trên Hệ thống (bao gồm việc bổ sung các hoạt động cho Tài khoản tham gia Hệ thống) được thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.
3. Chấm dứt hoặc tạm ngừng tham gia Hệ thống:
Hệ thống chấm dứt hoặc tạm ngừng hoạt động của Tài khoản tham gia Hệ thống khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp Tổ chức tham gia Hệ thống có yêu cầu tạm ngừng toàn bộ hoặc một số hoạt động của Tài khoản tham gia Hệ thống thì thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng;
b) Trường hợp đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không nộp chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này thì Hệ thống tạm ngừng hoạt động tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu của Tài khoản tham gia Hệ thống;
c) Trường hợp Tổ chức tham gia Hệ thống đã giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì Hệ thống sẽ cập nhật trạng thái chấm dứt Tài khoản tham gia Hệ thống.
4. Khôi phục Tài khoản tham gia Hệ thống:
Việc khôi phục Tài khoản tham gia Hệ thống sau khi đã tạm ngừng hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.
5. Quy trình và thời hạn xử lý hồ sơ:
Trung tâm có trách nhiệm xử lý hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b khoản 3 và khoản 4 Điều này trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu trên Hệ thống, đồng thời thông báo kết quả xử lý cho Tổ chức tham gia Hệ thống qua bảng thông báo trên Hệ thống, thư điện tử (e-mail), ứng dụng trên thiết bị di động hoặc các kênh thông tin khác và được hướng dẫn chi tiết trong Hướng dẫn sử dụng.
Người làm công tác đấu thầu có trách nhiệm tự cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu hoặc tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo đấu thầu tổ chức.
1. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
a) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo quy định trên cơ sở tham khảo các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này bảo đảm phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng học viên;
b) Thời lượng của mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đấu thầu xác định bảo đảm đáp ứng mục đích, yêu cầu của khóa đào tạo, bồi dưỡng.
2. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo hình thức tập trung, bán tập trung, từ xa.
1. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho cá nhân bao gồm:
a) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu và quy định tại Điều 19 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu;
b) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
c) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
2. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trong một hoặc các trường hợp sau đây:
a) Cấp chứng chỉ lần đầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đạt kỳ thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định của Thông tư này;
b) Cấp lại chứng chỉ được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu đã được cấp còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin;
c) Cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này. Cá nhân thực hiện đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn tối thiểu 15 ngày trước ngày hết hiệu lực của chứng chỉ. Sau thời hạn này, cá nhân không được đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ và phải dự thi, cấp chứng chỉ lần đầu theo quy định tại điểm a khoản này nếu có nhu cầu.
1. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp lần đầu hoặc được gia hạn. Trường hợp cấp lại chứng chỉ thì ghi thời hạn theo chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trước đó.
2. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có quy cách và nội dung theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại khoản 1 Điều này giao đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, hồ sơ đăng ký cấp lại, hồ sơ đăng ký cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu và tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
1. Cá nhân là thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 125 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
2. Quy trình thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, cơ quan cấp chứng chỉ gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải thông tin trên Hệ thống, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải nộp lại bản gốc chứng chỉ cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không nộp lại chứng chỉ, cơ quan cấp chứng chỉ quyết định hủy chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, gửi thông báo cho cá nhân bị hủy chứng chỉ và đăng tải thông tin trên Hệ thống, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi thông tin đến Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi;
c) Thông tin của cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thể hiện trạng thái “chứng chỉ bị thu hồi”.
3. Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được thi cấp chứng chỉ mới sau ít nhất 02 năm kể từ ngày bị thu hồi chứng chỉ.
1. Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi do Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập.
2. Thành phần Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi gồm Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu; các Phó chủ tịch hội đồng và các thành viên.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi:
a) Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
b) Nhập ngân hàng câu hỏi và thiết lập cấu trúc đề thi trên Hệ thống;
c) Bảo mật đề thi;
d) Thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu.
4. Ngân hàng câu hỏi, đề thi:
a) Ngân hàng câu hỏi là tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung ngân hàng câu hỏi phải bảo đảm tính chính xác, khoa học; mỗi câu hỏi có đáp án, thang điểm chi tiết; ngân hàng câu hỏi được lưu trữ, bảo mật thông tin;
b) Đề thi được xây dựng trên cơ sở hoán vị tự động các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi theo từng kỳ thi; được bảo mật trên Hệ thống và được gửi tự động ngẫu nhiên đến máy tính từng thí sinh trước giờ thi.
1. Hội đồng thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do người đứng đầu đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quyết định thành lập. Chủ tịch Hội đồng thi sử dụng con dấu của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu khi giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình tổ chức thi và các hoạt động liên quan khác.
2. Thành phần Hội đồng thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
b) Các ủy viên.
3. Hội đồng thi có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ thi;
b) Trình lãnh đạo đơn vị tổ chức thi quyết định thành lập các Ban giúp việc cho Hội đồng thi, bao gồm: Ban Thư ký - Giám sát, Ban Coi thi - Hậu cần;
c) Tổ chức thi;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi;
đ) Giải quyết kiến nghị liên quan đến kỳ thi;
e) Tổng kết công tác thi;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
4. Chế độ làm việc của Hội đồng thi:
a) Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi thực hiện theo nguyên tắc biểu quyết với trên 50% ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi;
b) Hội đồng thi tổ chức các cuộc họp theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng thi. Nội dung các cuộc họp được ghi thành biên bản và lưu giữ theo quy định.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký - Giám sát:
a) Bộ phận Thư ký: chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi; tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi; tổng hợp các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi để báo cáo Hội đồng thi xem xét, giải quyết; thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Bộ phận Giám sát: tổ chức giám sát toàn bộ các công việc trong quá trình tổ chức thi; báo cáo và đề xuất Chủ tịch Hội đồng thi xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi của thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi; thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
c) Thành viên Ban Thư ký - Giám sát không được tham gia Ban Coi thi - Hậu cần.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Coi thi - Hậu cần:
a) Bộ phận Coi thi: xây dựng kế hoạch coi thi, phân công giám thị coi thi và tổ chức thực hiện coi thi theo quy chế thi; thông báo cho Trưởng ban Coi thi - Hậu cần để xem xét, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định việc đình chỉ coi thi đối với giám thị, đình chỉ thi đối với thí sinh nếu phát hiện vi phạm quy chế thi; bố trí Giám thị phòng thi bảo đảm giám sát, quản lý toàn bộ quá trình làm bài thi của thí sinh, mỗi phòng thi được bố trí tối thiểu 01 giám thị; thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Bộ phận Hậu cần: chủ trì, phối hợp với các Ban giúp việc liên quan để tổng hợp, xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để trình lãnh đạo đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu xem xét, quyết định; thực hiện công tác hậu cần phục vụ kỳ thi bao gồm: địa điểm thi; thiết bị; văn phòng phẩm; bố trí phương tiện đi lại của các thành viên Hội đồng thi, thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi; thực hiện việc đăng tải các thông tin về kỳ thi, kết quả thi lên Hệ thống theo quy định; thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
c) Thành viên Ban Coi thi - Hậu cần thực hiện công tác coi thi không được tham gia Ban Thư ký - Giám sát.
3. Các Ban giúp việc cho Hội đồng thi tự giải thể sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với từng kỳ thi hoặc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của mình đối với các kỳ thi tiếp theo nếu không có thay đổi, điều chỉnh, bổ sung nhân sự.
1. Điều kiện đối với đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Là đơn vị được quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Có hồ sơ đăng ký tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Có năng lực, nguồn lực để tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Điều 12, Điều 13 và khoản 3 Điều này.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này thực hiện đăng ký để tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo Hướng dẫn sử dụng;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải danh sách đơn vị được tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trên Hệ thống
3. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm bố trí địa điểm tổ chức thi đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất gồm:
a) Khu vực tổ chức thi có diện tích tối thiểu đủ để bố trí bàn ghế và ít nhất 50 máy tính;
b) Hệ thống máy tính phải ở trạng thái làm việc ổn định, được kết nối theo mô hình mạng nội bộ (mạng LAN) và có kết nối mạng Internet. Đường truyền mạng Internet phải có lưu lượng tín hiệu truyền dẫn đủ đáp ứng cho số lượng hệ thống máy tính tại khu vực tổ chức thi bảo đảm ổn định, không bị gián đoạn trong quá trình thí sinh làm bài thi;
c) Hệ thống camera quan sát: có bố trí camera giám sát có độ phân giải tối thiểu 1920 x 1080 (1080P), bảo đảm quan sát được toàn bộ khu vực tổ chức thi và có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày tổ chức thi;
d) Máy in: được bố trí tối thiểu 01 máy in phục vụ in phiếu kết quả thi và 01 máy in dự phòng sử dụng trong trường hợp cần thiết.
1. Kế hoạch tổ chức thi được đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu xây dựng trên Hệ thống bảo đảm tổ chức không quá 01 kỳ thi mỗi tháng, trừ trường hợp đột xuất. Mỗi kỳ thi phải bảo đảm có tối thiểu 50 thí sinh đăng ký dự thi.
2. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gửi kế hoạch tổ chức thi theo từng quý hoặc theo năm trên Hệ thống. Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt kế hoạch tổ chức thi trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu gửi trên Hệ thống.
3. Kế hoạch tổ chức thi phải được đăng tải trên Hệ thống trước thời điểm tổ chức kỳ thi đầu tiên tối thiểu 30 ngày.
4. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm:
a) Thực hiện mở kỳ thi trên Hệ thống bằng tài khoản tham gia Hệ thống đã được cấp theo tiến độ tổ chức phù hợp với kế hoạch thi đã được phê duyệt;
b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự thi, phê duyệt danh sách đủ điều kiện dự thi, chia phòng thi cho các thí sinh đủ điều kiện dự thi trên Hệ thống;
c) Chuẩn bị khu vực tổ chức thi đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Thông tư này.
1. Thời gian dự kiến tổ chức thi, chi phí dự thi được thông báo trên Hệ thống trước ngày thi dự kiến tối thiểu 30 ngày.
2. Trước ngày thi tối thiểu 10 ngày, danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, thông báo triệu tập thi được đăng tải trên Hệ thống, đồng thời Hệ thống tự động gửi email thông báo triệu tập thi tới các thí sinh đủ điều kiện dự thi.
3. Trước ngày thi tối thiểu 03 ngày, danh sách chia phòng thi (họ và tên thí sinh dự thi, số báo danh, địa điểm thi, số phòng thi) được đăng tải trên Hệ thống.
4. Trước ngày thi tối thiểu 01 ngày, Hội đồng thi niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi tại địa điểm tổ chức thi.
5. Trước ngày thi tối thiểu 01 ngày, Ban Coi thi - Hậu cần phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ thi như sau:
a) Chuẩn bị các mẫu biên bản, tài liệu liên quan đến quá trình tổ chức thi;
b) Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng thi, Ban Coi thi - Hậu cần, Ban Thư ký - Giám sát;
c) Chuẩn bị các tài liệu và thực hiện các công việc khác có liên quan.
1. Cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gửi hồ sơ đăng ký thi trên Hệ thống đến đơn vị tổ chức thi thuộc danh sách công khai trên Hệ thống theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
2. Cá nhân được đưa vào danh sách thí sinh đủ điều kiện dự khi đã đăng ký thi thành công và nộp đầy đủ chi phí dự thi theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký thi, cấp chứng chỉ bao gồm:
a) Đơn đăng ký thi theo Mẫu số 03 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự (đính kèm tệp tin lên hồ sơ đăng ký thi trên Hệ thống);
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo mẫu số 04 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự (đính kèm tệp tin lên hồ sơ đề nghị cấp lại trên Hệ thống);
c) Bản gốc chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin. Trường hợp bị mất chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại (đính kèm tệp tin ảnh màu chụp từ bản chính chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu hoặc bản cam kết vào hồ sơ đề nghị cấp lại trên Hệ thống).
5. Hồ sơ đề nghị cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo mẫu số 05 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự (đính kèm tệp tin lên hồ sơ đề nghị gia hạn trên Hệ thống).
1. Hình thức thi: thi trắc nghiệm trong thời gian tối đa 90 phút.
2. Nội dung đề thi bao gồm:
a) Câu hỏi kiến thức liên quan đến từng lĩnh vực đấu thầu cụ thể;
b) Câu hỏi kiến thức về pháp luật liên quan đến hoạt động đấu thầu;
c) Câu hỏi kiến thức chuyên sâu về quy định của pháp luật đấu thầu;
d) Câu hỏi kiến thức, bài tập về xử lý tình huống trong đấu thầu.
1. Kết thúc thời gian làm bài thi, giám thị phòng thi bàn giao danh sách điểm, danh sách nộp bài thi có chữ ký của thí sinh và toàn bộ biên bản, tài liệu liên quan cho đại diện Ban Coi thi - Hậu cần.
2. Trưởng ban Ban Coi thi - Hậu cần tổng hợp và bàn giao danh sách, các tài liệu liên quan cho Trưởng ban Ban Thư ký - Giám sát chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thi.
1. Chức năng thi trực tuyến trên Hệ thống tự động chấm điểm bài thi của thí sinh theo đề thi và đáp án tương ứng.
2. Điểm của bài thi phải được ghi rõ bằng số vào phần chấm điểm trên Hệ thống.
3. Kết quả xếp loại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Loại xuất sắc: đối với bài thi có kết quả đạt lớn hơn 90% tổng số điểm trở lên;
b) Loại giỏi: đối với bài thi có kết quả đạt từ 80% đến dưới 90% tổng số điểm;
c) Loại khá: đối với bài thi có kết quả đạt từ 60% đến dưới 80% tổng số điểm;
d) Loại trung bình: đối với bài thi có kết quả đạt từ 50% đến dưới 60% tổng số điểm;
đ) Không đạt yêu cầu: đối với bài thi có kết quả đạt dưới 50% tổng số điểm;
4. Ban Thư ký - Giám sát tổng hợp kết quả thi và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi.
5. Căn cứ vào kết quả thi do Hội đồng thi tổng hợp, đơn vị tổ chức thi trình, cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ban hành quyết định công nhận kết quả thi. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu công khai quyết định công nhận kết quả thi trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.
1. Trong quá trình tham dự thi, trường hợp cá nhân tham dự thi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng thì gửi đơn kiến nghị, phản ánh đến Hội đồng thi.
2. Hội đồng thi xem xét, giải quyết trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, phản ánh. Trường hợp đơn kiến nghị, phản ánh không có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của người gửi đơn hoặc nội dung kiến nghị, phản ánh sai sự thật, Hội đồng thi không xem xét, giải quyết.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả thi, đơn vị tổ chức thi trình cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ban hành quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của đơn vị tổ chức thi, cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ban hành quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu công khai quyết định cấp chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cấp chứng chỉ.
3. Cá nhân được cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cấp lại chứng chỉ.
4. Cá nhân được cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cấp gia hạn chứng chỉ.
1. Hồ sơ đăng ký thi, đề nghị cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được lưu trữ trên Hệ thống.
2. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm lưu trữ các quyết định liên quan đến việc tổ chức thi trong thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ khi ban hành quyết định, bao gồm:
a) Quyết định thành lập Hội đồng thi; quyết định thành lập các Ban giúp việc Hội đồng thi;
b) Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi;
c) Các tài liệu liên quan khác đến việc tổ chức kỳ thi.
3. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm lưu trữ các quyết định liên quan đến việc cấp, thu hồi chứng chỉ trong thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ khi ban hành quyết định, bao gồm:
a) Quyết định công nhận kết quả thi;
b) Quyết định cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Bộ đề thi kèm theo đáp án, bài thi của từng kỳ thi được lưu trữ trên Hệ thống.
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thành viên Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi, Hội đồng thi và thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho phép thí sinh dự thi mang và sử dụng các vật dụng, thiết bị quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
b) Trực tiếp giải bài hoặc hướng dẫn cho thí sinh trong thời gian thi;
c) Làm lộ đề thi; mua, bán đề thi;
d) Sửa chữa, thêm, bớt vào bài thi của thí sinh trên Hệ thống thi;
đ) Bao che, tạo điều kiện để thí sinh làm bài hộ nhau;
e) Các hành vi khác làm thay đổi kết quả của bài thi, kỳ thi.
Thành viên Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi, Hội đồng thi và thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi có hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này, nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thí sinh tham dự thi không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Trao đổi thông tin, tài liệu với thí sinh khác trong quá trình thi;
b) Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
c) Nhìn bài, chép bài của thí sinh khác hoặc có bất kỳ hành vi gian lận nào trong quá trình thi;
d) Mang vào khu vực thi và phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, phương tiện thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng gây nguy hại khác;
đ) Đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài dưới mọi hình thức;
e) Có hành động gây gổ, đe dọa, hành hung cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hoặc thí sinh khác;
g) Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức;
h) Có hành động phá hoại kỳ thi;
i) Các hành vi khác làm thay đổi kết quả của bài thi, kỳ thi.
1. Thí sinh vi phạm quy định của kỳ thi bị lập biên bản và tuỳ mức vi phạm bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
a) Nhắc nhở: áp dụng đối với thí sinh dự thi vi phạm lần đầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 của Thông tư này;
b) Khiển trách: áp dụng đối với thí sinh bị nhắc nhở lần thứ hai hoặc vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 24 của Thông tư này; thí sinh bị khiển trách sẽ bị trừ 25% số điểm thi của bài thi đó;
c) Cảnh cáo: áp dụng đối với thí sinh bị khiển trách lần thứ hai hoặc vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 của Thông tư này; thí sinh bị cảnh cáo sẽ bị trừ 50% số điểm thi của bài thi đó;
d) Đình chỉ thi: áp dụng đối với thí sinh bị cảnh cáo lần thứ hai hoặc vi phạm quy định tại các điểm đ, e, i khoản 2 Điều 24 của Thông tư này; thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi sẽ bị điểm không (0) bài thi đó và phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định;
đ) Thí sinh vi phạm quy định tại các điểm g, h khoản 2 Điều 24 của Thông tư này bị đình chỉ thi và không được tham dự các kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong thời hạn 02 năm kể từ ngày vi phạm.
2. Việc xử lý kỷ luật thí sinh phải được lập thành biên bản, có chữ ký của giám thị coi thi phòng thi đó và được thông báo cho thí sinh. Trường hợp thí sinh không ký tên vào biên bản thì các giám thị coi thi ghi rõ nội dung này trong biên bản. Trường hợp giữa các giám thị coi thi không nhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến vào biên bản để báo cáo Trưởng ban Ban Coi thi - Hậu cần xem xét, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
3. Việc xử lý kỷ luật theo hình thức quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này do giám thị phòng thi quyết định. Trường hợp thí sinh không đồng ý chấp hành hình thức kỷ luật theo quyết định này, giám thị phòng thi báo cáo Trưởng ban Ban Coi thi - Hậu cần quyết định.
4. Việc đình chỉ thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định; việc cấm thi do người đứng đầu đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.
1. Hoạt động thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước của đơn vị tổ chức thi.
2. Cá nhân có nhu cầu đăng ký dự thi và cấp chứng chỉ lần đầu, cấp lại chứng chỉ, cấp gia hạn chứng chỉ phải nộp chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thực hiện thu, quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ và phương thức nộp chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thực hiện theo thông báo của đơn vị tổ chức thi. Chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không được hoàn trả, trừ trường hợp đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thông báo hủy tổ chức thi.
4. Chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là khoản thu hợp pháp của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định tại khoản 3 Điều này và được sử dụng để chi trả cho các hoạt động phục vụ công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Trường hợp thu lớn hơn chi thì đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được bổ sung số tiền còn dư vào nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị để sử dụng theo cơ chế tài chính của đơn vị.
1. Nội dung chi phục vụ hoạt động thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gồm:
a) Chi phục vụ hoạt động của Hội đồng thi và các Ban giúp việc Hội đồng thi;
b) Chi công tác phí cho các cá nhân tham gia tổ chức thi;
c) Chi mua sắm, thuê máy móc, thiết bị (nếu có); địa điểm phục vụ thi;
d) Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc;
đ) Chi tổ chức hội nghị, chi tổ chức họp phục vụ thi, cấp chứng chỉ;
e) Chi xây dựng, nâng cấp, quản lý, vận hành, duy trì Hệ thống và chi cho công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
g) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (nếu có).
2. Mức chi của các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính của pháp luật hiện hành và cơ chế tài chính của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
1. Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu tối đa là 800.000 đồng/thí sinh/kỳ thi.
2. Mức thu chi phí cấp lại hoặc cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là 100.000 đồng/lần.
3. Không thu chi phí cấp lại chứng chỉ đối với trường hợp cơ quan cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ghi sai thông tin trên chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Mức thu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật này. Trường hợp cần điều chỉnh mức thu chi phí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu thực tiễn công tác tổ chức thi, Cục Quản lý đấu thầu trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
1. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế thu, chi để quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu tiết kiệm, bảo đảm hiệu quả hoạt động của công tác thi, cấp chứng chỉ và phù hợp với cơ chế tài chính của đơn vị theo quy định của pháp luật; quyết toán thu, chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày tổ chức thi, đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm chi trả cho Trung tâm 200.000 đồng/thí sinh/kỳ thi (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn Luật này) để Trung tâm quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 30 của Thông tư này.
1. Trung tâm sử dụng kinh phí thu tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này để chi cho các nội dung sau:
a) Chi trả thù lao xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và các chi phí khác phục vụ công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
b) Chi bù đắp kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì và nâng cấp Hệ thống;
c) Chi hoạt động hướng dẫn, đào tạo người sử dụng Hệ thống;
d) Chi hoạt động liên quan đến công việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống;
đ) Các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư khác phục vụ Hệ thống;
e) Chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định (nếu có).
2. Mức chi đối với các nội dung tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tài chính của Trung tâm và được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm. Trường hợp thu lớn hơn chi thì được bổ sung số tiền còn dư vào nguồn kinh phí hoạt động để sử dụng theo cơ chế tài chính của đơn vị.
3. Chênh lệch thu, chi sau khi nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) được trích lập vào các quỹ và sử dụng theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Việc hạch toán kế toán, quyết toán thu, chi thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Phê duyệt kế hoạch tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bảo đảm kịp thời đáp ứng nhu cầu của các cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu.
2. Thành lập Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Quản lý hoạt động tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định tại Điều 34 của Thông tư này.
1. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, nâng cấp Hệ thống để bảo đảm các chức năng của Hệ thống quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này hoạt động ổn định, an toàn.
2. Tổ chức thu, quản lý, sử dụng chi phí để bù đắp xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, nâng cấp Hệ thống và chi phí cho công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi theo quy định tại khoản 2 Điều 29 và Điều 30 của Thông tư này.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý đấu thầu giao.
1. Xây dựng tài liệu giảng dạy phù hợp với đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
2. Lựa chọn giảng viên có uy tín, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Đăng tải quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu kèm theo danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
2. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo hoạt động tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông qua Hệ thống. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Xây dựng và ban hành quy chế tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu tuân thủ quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng và ban hành quy chế thu, chi để quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định tại Thông tư này và các hướng dẫn liên quan.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu giao.
1. Tự cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật hoặc tham gia cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo đấu thầu tổ chức để hoàn thành trách nhiệm được giao theo quy định của Luật Đấu thầu.
2. Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hoạt động đấu thầu.
3. Báo cáo về quá trình hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
1. Chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu được cấp theo quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư này và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải tham dự thi để được cấp chứng chỉ theo quy định tại Thông tư này.
2. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp, cấp lại theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và còn hiệu lực ghi trên chứng chỉ có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư này và tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi tại chứng chỉ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Sau thời hạn ghi tại chứng chỉ, cá nhân có nhu cầu gia hạn thì thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư này.
3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp nhưng hết hiệu lực trong năm 2024 có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư này và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cá nhân có nhu cầu gia hạn hiệu lực chứng chỉ thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư này.
4. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, cá nhân được cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 còn hiệu lực thì được sử dụng các chứng chỉ này để tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong lựa chọn nhà đầu tư cho đến thời điểm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các nội dung quy định tại Điều 37 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu hết hiệu lực thi hành.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2024/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đấu thầu bao gồm các chuyên đề sau:
A. Đối với lựa chọn nhà thầu
I. Chuyên đề 1: Tổng quan lựa chọn nhà thầu
1. Quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu
2. Các nguyên tắc của đấu thầu mua sắm công
3. Các chức năng của đấu thầu mua sắm công
4. Tính liêm chính và đạo đức nghề nghiệp trong đấu thầu mua sắm công
II. Chuyên đề 2: Quy định chung trong lựa chọn nhà thầu
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
2. Tư cách hợp lệ của nhà thầu
3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
4. Cung cấp và đăng tải thông tin trong đấu thầu
5. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu
6. Chi phí trong đấu thầu
7. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu và xử lý vi phạm
8. Trách nhiệm của các bên trong hoạt động lựa chọn nhà thầu
III. Chuyên đề 3: Kế hoạch tổng thể và kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Nguyên tắc lập kế hoạch
2. Kỹ năng lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch
3. Bài tập về kế hoạch tổng thể, kế hoạch lựa chọn nhà thầu
IV. Chuyên đề 4: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu không qua mạng
1. Đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế:
a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
b) Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
c) Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
d) Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
2. Đối với chào hàng cạnh tranh
3. Đối với chỉ định thầu
4. Đối với mua sắm trực tiếp
5. Đối với tự thực hiện
6. Đối với lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
7. Đối với lựa chọn tư vấn cá nhân
8. Bài tập thực hành về kỹ năng lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
V. Chuyên đề 5: Mua sắm tập trung
1. Nguyên tắc trong mua sắm tập trung
2. Quy trình mua sắm tập trung
3. Nội dung thoả thuận khung
4. Trách nhiệm trong mua sắm tập trung
VI. Chuyên đề 6: Mua sắm trong lĩnh vực y tế
1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hoá chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế
2. Ưu đãi trong mua thuốc
3. Bài tập thực hành
VII. Chuyên đề 7: Đấu thầu qua mạng
1. Quy định chung về đấu thầu qua mạng
2. Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng
3. Thực hành kỹ năng đăng tải thông tin, lập hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tổ chức lựa chọn nhà thầu, tham dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
VIII. Chuyên đề 8: Hợp đồng
1. Các loại hợp đồng
2. Điều kiện ký kết hợp đồng
3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
4. Sửa đổi hợp đồng
5. Điều chỉnh giá hợp đồng
6. Quản lý thực hiện hợp đồng
7. Thanh toán hợp đồng
8. Thanh lý hợp đồng
9. Uy tín của nhà thầu trong việc tham dự thầu, kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, đánh giá chất lượng hàng hóa đã sử dụng
10. Bài tập thực hành
IX. Chuyên đề 9: Xử lý tình huống trong đấu thầu
1. Các quy định về xử lý tình huống trong đấu thầu
2. Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu
3. Bài tập thực hành
X. Chuyên đề 10: Xử lý kiến nghị, kiểm tra, giám sát trong đấu thầu
1. Điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị
2. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu
3. Khởi kiện và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
4. Kiểm tra và báo cáo công tác đấu thầu
5. Giám sát hoạt động đấu thầu
B. Đối với lựa chọn nhà đầu tư
I. Chuyên đề 1: Tổng quan lựa chọn nhà đầu tư
1. Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
2. Các nguyên tắc của đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
3. Các chức năng của đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
4. Tính liêm chính và đạo đức nghề nghiệp trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
II. Chuyên đề 2: Quy định chung trong lựa chọn nhà đầu tư
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
2. Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư
3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
4. Cung cấp và đăng tải thông tin trong đấu thầu
5. Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư
6. Chi phí trong đấu thầu
7. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
III. Chuyên đề 3: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP không qua mạng
1. Tổng quan về đầu tư theo phương thức PPP
2. Trình tự, thủ tục triển khai dự án PPP
3. Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư
4. Sơ tuyển
5. Quy trình đấu thầu rộng rãi
6. Quy trình đàm phán cạnh tranh
7. Quy trình chỉ định thầu
8. Triển khai thực hiện dự án PPP
9. Hợp đồng dự án PPP
10. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP
11. Giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức PPP
12. Giải quyết kiến nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm
13. Bài tập thực hành về kỹ năng lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư
IV. Chuyên đề 4: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh
1. Tổng quan về pháp luật đầu tư dự án đầu tư kinh doanh
2. Trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư kinh doanh
3. Mời quan tâm
4. Quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ; hai giai đoạn
5. Quy trình đấu thầu hạn chế
6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát dự án đầu tư kinh doanh
7. Giải quyết kiến nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm
8. Triển khai thực hiện dự án
9. Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
10. Bài tập thực hành về kỹ năng lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư
V. Chuyên đề 5: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng
1. Tổng quan về dự án đầu tư có sử dụng đất
2. Mời quan tâm
3. Quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ; hai giai đoạn
4. Quy trình đấu thầu hạn chế
5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát dự án đầu tư có sử dụng đất
6. Giải quyết kiến nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm
7. Triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
8. Giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng thầu
9. Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất
10. Bài tập thực hành về kỹ năng lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư
VI. Chuyên đề 6: Đấu thầu qua mạng
1. Quy định chung về đấu thầu qua mạng
2. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP qua mạng
3. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất qua mạng
4. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực qua mạng
5. Thực hành kỹ năng đăng tải thông tin, lập hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tổ chức lựa chọn nhà thầu, tham dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
VII. Chuyên đề 7: Xử lý tình huống trong đấu thầu
1. Các quy định về xử lý tình huống trong đấu thầu qua mạng và không qua mạng
2. Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu
3. Bài tập thực hành
C. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ nhu cầu của học viên về cập nhật, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, cơ sở đào tạo đấu thầu có thể tổ chức bồi dưỡng theo một hoặc các chuyên đề sau đây:
1. Chuyên đề: Cập nhật các quy định mới về đấu thầu
2. Chuyên đề: Kỹ năng lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho các lĩnh vực xây lắp, mua sắm hàng hoá, dịch vụ phi tư vấn và dịch vụ tư vấn, hỗn hợp.
3. Chuyên đề: Kỹ năng lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho các dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
4. Chuyên đề: Kỹ năng thẩm định trong đấu thầu
5. Chuyên đề: Xây dựng giá đánh giá
6. Chuyên đề: Kỹ năng thương thảo, soạn thảo và quản lý hợp đồng.
7. Chuyên đề: Quản trị rủi ro trong đấu thầu
8. Chuyên đề: Đấu thầu trong lĩnh vực y tế
9. Chuyên đề: Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm trong đấu thầu
10. Chuyên đề: Xử lý các vướng mắc, tình huống trong đấu thầu
11. Chuyên đề: Đấu thầu qua mạng
12. Các chuyên đề khác theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
MẪU CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2024/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
a) Mặt trong:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI ____________________________(1) [CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ] Cấp cho Ông (Bà): ___________________________________________________________ Ngày sinh: ____________ Số thẻ căn cước/hộ chiếu: _______________________________ Xếp loại chứng chỉ: __________________________________________________________(2) Hiệu lực chứng chỉ: 05 năm kể từ ngày __________________________________________(3)
Số chứng chỉ: ______________
|
b) Mặt ngoài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
|
(Kích thước chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu: 14,8 cm x 21 cm.)
Ghi chú:
(1) Ghi loại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
- Ghi “LỰA CHỌN NHÀ THẦU” hoặc “LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ” nếu chỉ tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ đối với lựa chọn nhà thầu hoặc lựa chọn nhà đầu tư.
- Ghi “LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ” nếu tham gia cả 2 kỳ thi cấp chứng chỉ đối với lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư.
(2) Ghi “gia hạn” đối với chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp gia hạn từ chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.
(3) Ghi ngày ban hành quyết định cấp lần đầu, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
(4) Ghi ngày cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
CÁC BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2024/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Mẫu số 01 (webform trên Hệ thống)
[CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ....... |
....., ngày ..... tháng .... năm ..... |
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN THAM GIA HỆ THỐNG
(Đối với cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu)
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên cơ quan: ……………………………………………………………………………………
2. Thông tin chứng thực
2.1 Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………..
2.2 Quyết định chức năng, nhiệm vụ số: ……………………. ngày: …………………………
3. Tổ chức tham gia Hệ thống thực hiện: Cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Địa chỉ trụ sở
4.1 Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….
4.2 Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
5. Thông tin người đại diện theo pháp luật của cơ quan:
5.1 Họ và tên: ……………………………………………………………………………………….
5.2 Chức danh: ……………………………………………………………………………………..
5.3 Số thẻ căn cước/Hộ chiếu: …………………………………….. Ngày cấp:……………….
5.4 Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
5.5 Email: ……………………………………………………………………………………………
6. Thông tin người quản lý tài khoản tham gia hệ thống:
6.1 Họ và tên: ………………………………………………………………………………………
6.2 Chức danh: …………………………………………………………………………………….
6.3 Phòng ban: …………………………………………………………………………………….
6.4 Số thẻ căn cước/Hộ chiếu: ………………………………… Ngày cấp:…………………..
6.5 Điện thoại: ……………………………………………………………………………………..
6.6 Email: …………………………………………………………………………………………..
6.7 Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………..
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN CẤP, THU HỒI |
* Ghi chú: Hồ sơ đăng ký tổ chức tham gia Hệ thống của cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm: quyết định thành lập hoặc quyết định chức năng, nhiệm vụ hoặc văn bản tương đương của cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu; đơn đăng ký theo mẫu đã được ký đóng dấu và các hồ sơ khác (nếu có).
Mẫu số 02 (webform trên Hệ thống)
[CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN THAM GIA HỆ THỐNG
(Đối với đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu)
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………………..
2. Thông tin chứng thực
2.1 Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………..
2.2 Quyết định thành lập số: ………………………….……. ngày: ……………………….……
3. Tổ chức tham gia Hệ thống thực hiện: (Chọn 01 hoặc nhiều hoạt động):
□ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
□ Tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Địa chỉ trụ sở
4.1 Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….
4.2 Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
5. Thông tin người đại diện theo pháp luật của đơn vị:
5.1 Họ và tên: ……………………………………………………………………………………….
5.2 Chức danh: ……………………………………………………………………………………..
5.3 Số thẻ căn cước/Hộ chiếu: …………………………………….. Ngày cấp:……………….
5.4 Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
5.5 Email: ……………………………………………………………………………………………
6. Thông tin người quản lý tài khoản tham gia hệ thống:
6.1 Họ và tên: ………………………………………………………………………………………
6.2 Chức danh: …………………………………………………………………………………….
6.3 Phòng ban: …………………………………………………………………………………….
6.4 Số thẻ căn cước/Hộ chiếu: ………………………………… Ngày cấp:…………………..
6.5 Điện thoại: ……………………………………………………………………………………..
6.6 Email: …………………………………………………………………………………………..
6.7 Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………..
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THI |
* Ghi chú: Hồ sơ đăng ký tổ chức tham gia Hệ thống của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm: quyết định thành lập hoặc quyết định chức năng, nhiệm vụ hoặc văn bản tương đương của đơn vị sự nghiệp công lập; đơn đăng ký theo mẫu đã được ký đóng dấu và các hồ sơ khác (nếu có).
Mẫu số 03 (webform trên Hệ thống)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
___, ngày ____ tháng ____năm____
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Kính gửi : …………………………………………………….….
1. Họ và tên (chữ in hoa): .......................................................Nam/Nữ:................
2. Sinh ngày: ................. tháng ............. năm .......................................................
3. Số thẻ căn cước/hộ chiếu:.................................................................................
4. Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………..
5. Email:…………………………………………………………………………………….
6. Địa chỉ nhận chứng chỉ: ……………………………………………………………….
7. Địa điểm đăng ký dự thi: …………………………………………………….............
8. Đơn vị tổ chức thi: …………………………………………………..........................
9. Thời gian đăng ký dự thi: ……………………………………………………............
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai nêu trên là trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai trong đơn./.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Mẫu số 04 (webform trên Hệ thống)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
___, ngày ____ tháng ____năm____
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Kính gửi : …………………………………………………….
1. Họ và tên (chữ in hoa): .......................................................Nam/Nữ:................
2. Sinh ngày: ................. tháng ............. năm .......................................................
3. Số thẻ căn cước/hộ chiếu:.................................................................................
4. Số điện thoại liên hệ:..…………………………………………………………………
5. Email:…………………………………………………………………………………….
6. Địa chỉ nhận chứng chỉ: ………………………………………………………………
7. Địa điểm dự thi: ………………………………………………………………............
8. Cơ quan cấp chứng chỉ: ……………………………………………………………..
9. Thời gian dự thi: ………………………………………………………………………
10. Số chứng chỉ đã được cấp: ……………………………ngày cấp……………….
11. Lý do đề nghị cấp lại: ……………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai nêu trên là trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai trong đơn./.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Mẫu số 05 (webform trên Hệ thống)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
___, ngày ____ tháng ____năm____
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Kính gửi :…………………..........................................……….
1. Họ và tên (chữ in hoa): .......................................................Nam/Nữ:.................
2. Sinh ngày: ................. tháng ............. năm ........................................................
3. Số thẻ căn cước/hộ chiếu:...................................................................................
4. Số điện thoại liên hệ:..…………………………………………………………………..
5. Email:………………………………………………………………………………………
6. Địa chỉ nhận chứng chỉ: ……………………………………………………….............
7. Số chứng chỉ đã được cấp: ………………………ngày cấp…………………………
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai nêu trên là trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai trong đơn./.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Mẫu số 06 (webform trên Hệ thống)
MẪU BÁO CÁO CỦA CƠ QUAN CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU NĂM …
[TÊN CƠ QUAN] |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ____/____ |
___, ngày ____ tháng ____năm____ |
BÁO CÁO CỦA CƠ QUAN CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU NĂM …
Kính gửi: ………………………………………………………….
- Tên đầy đủ của cơ quan: [Ghi tên đầy đủ] ___________________________________
- Mã số thuế (nếu có):____________________________________________________
- Tên tiếng Anh: [Ghi tên tiếng Anh (nếu có)] __________________________________
- Địa chỉ: [Ghi địa chỉ của cơ quan] __________________________________________
- Điện thoại: [Ghi số điện thoại liên lạc] _______________________________________
- E-mail: [Ghi địa chỉ hộp thư điện tử] _________________________________________
- Website: [Ghi địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có)] _________________
- Đại diện pháp nhân: [Ghi tên người đại diện theo pháp luật] ______________________
I. THÔNG TIN VỀ CÁC KỲ THI ĐÃ TỔ CHỨC NĂM …
Stt |
Tên kỳ thi |
Thời gian tổ chức thi |
Địa điểm tổ chức thi |
Số lượng thí sinh đủ điều kiện dự thi |
Số lượng thí sinh được cấp chứng chỉ |
Tỉ lệ % thí sinh được cấp chứng chỉ |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC CẤP LẠI, THU HỒI CHỨNG CHỈ NĂM …
Stt |
Nội dung |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Số lượng cá nhân cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu |
|
|
2 |
Số lượng cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (Ghi rõ lý do thu hồi tại cột ghi chú) |
|
|
III. THÔNG TIN VỀ CÁC KỲ CẤP GIA HẠN NĂM …
Stt |
Tên kỳ cấp gia hạn |
Số lượng thí sinh đã được cấp chứng chỉ lần đầu |
Số lượng thí sinh được cấp gia hạn chứng chỉ |
Tỷ lệ % thí sinh cấp gia hạn chứng chỉ |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
- Các thông tin, ý kiến khác: _______________________________________________
- Đề xuất, kiến nghị: _____________________________________________________
|
Đại diện hợp pháp của cơ quan, đơn vị |
MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 02/2024/TT-BKHDT |
Hanoi, March 6, 2024 |
ON TRAINING AND REFRESHER TRAINING IN BIDDING, EXAMINATION, ISSUANCE, AND REVOCATION OF BIDDING PROFESSIONAL CERTIFICATES
Pursuant to the Law on Bidding dated June 23, 2023;
Pursuant to Decree No. 60/2021/ND-CP dated June 21, 2021 of the Government on financial autonomy mechanism of public sector entities;
Pursuant to Government’s Decree No. 35/2021/ND-CP dated March 29, 2021 on elaboration of and guidelines for the Law on Investment under Public-Private Partnerships;
Pursuant to Government's Decree No. 89/2022/ND-CP dated October 28, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;
Pursuant to Decree No. 23/2024/ND-CP dated February 27, 2024 of the Government on elaboration of and measures for implementation of the Law on Bidding on selection of investors to execute projects subject to bidding organization in accordance with special laws;
Pursuant to Decree No. 24/2024/ND-CP dated February 27, 2024 of the Government on elaboration of and guidelines for the Bidding Law regarding contractor selection;
The Minister of Planning and Investment promulgates a Circular on training and refresher training in bidding, examination, issuance, and revocation of bidding professional certificates.
This Circular provides for training, refresher training, and update of knowledge and skills in bidding (hereinafter referred to as bidding training and refresher training); bidding examination administration, initial issuance, re-issuance, renewal, and revocation of bidding professional certificates regarding contractor selection and investor selection as per the Bidding Law.
This Circular applies to organizations and individuals participating in or related to bidding training and refresher training, and examination, issuance, and revocation of bidding professional certificates specified in Article 1 of this Circular.
Article 3. Interpretation of terms
1. “bidding professional certificate” is a certificate issued by the authority specified in Clause 1, Article 9 of this Circular to an individual who takes an examination and passes the examination specified in Clause 3, Article 20 of this Circular.
2. “examination and issuance fee” includes the examination fee and the fee for initial issuance, re-issuance, or renewal of a bidding professional certificate.
3. “the system for management of issuance of bidding professional certificates” (hereinafter referred to as the System) is the information technology system located at https://chungchidauthau.mpi.gov.vn that performs the following functions:
a) Post information related to examination administration, issuance and revocation of bidding professional certificates;
b) Receive and respond to information on applications for examination, or applications for initial issuance, re-issuance, or renewal of bidding professional certificates;
c) Administer online bidding examinations;
d) Manage a database of individuals who have their bidding professional certificates initially issued, re-issued, renewed, or revoked;
dd) Manage a database of agencies that administer examinations, issue and revoke bidding professional certificates;
e) Other related functions.
4. “Manual” is an electronic document posted on the System to guide users in using features on the System.
5. ”System participants” are agencies that register to participate in the System to perform one or more activities as follows:
a) Receive and check applications for initial issuance, re-issuance, or renewal of bidding professional certificates;
b) Administer bidding examinations;
c) Issue or revoke bidding professional certificates.
6. “System account” is an account issued to a System participant to perform one or several activities specified in Clause 5 of this Article.
7. “functional account” is an account created by a System account to perform assigned tasks on the System.
8. “online examination” is a form of examination in which candidates take the examination on a computer through the examination software of the System.
9. “Bidding Support Center” (hereinafter referred to as the Center) is a public sector entity under the Bidding Management Department affiliated to Ministry of Planning and Investment with the task of building, managing, operating, maintaining, and upgrading the System.
Article 4. Registration to join the System and process applications
1. System participants register on the System. The application is specified in Form No. 01, Form No. 02, Appendix 03 of this Circular. The registration process follows the Manual.
2. Addition or modification of information registered on the System:
Modification of information registered on the System (including adding activities to System accounts) is done according to the Manual.
3. Termination or suspension of participation in the System:
The System terminates or suspends the operation of a System account in one of the following cases:
a) In case the System participant requests to suspend all or some operations of the System account, follow the Manual;
b) In case the agency that administers the bidding examination (hereinafter referred to as examination administering agency) fails to pay the required fee as prescribed in Clause 2, Article 29 of this Circular, the System will temporarily stop the administration of bidding examinations of the corresponding System account;
c) If the System participant has dissolved or ceased its operations as per the law, the System will update the termination status of the corresponding System account.
4. Revalidation of System accounts:
Revalidation of System accounts after suspension or termination as prescribed in Clause 3 of this Article is carried out according to the Manual.
5. Process and time limit for processing documentation:
The Center shall process the documentation specified in Clause 1, Clause 2, Points a and b, Clause 3 and Clause 4 of this Article within 2 working days of receiving the requests on the System, and also notify processing results to System participants via notice boards on the System, e-mails, mobile applications or other information channels and receive detailed instructions in the Manual.
BIDDING TRAINING AND REFRESHER TRAINING
Article 5. Regulated entities of bidding training and refresher training
Those who engage in bidding have to stay up-to-date on bidding practices and regulations by self-directed learning or attending training and refresher training courses provided by ministries, agencies, local governments, businesses, or training institutions.
Article 6. Program content and forms of bidding training and refresher training
1. Content of training and refresher training program:
a) The content of training and refresher training program regarding contractor selection or investor selection is prescribed by ministries, agencies, local governments, businesses, or training institutions on the basis of reference to the contents according to the Framework Program specified in Appendix 1 issued with this Circular to ensure compliance with the requirements of each type of student;
b) The duration of each training and refresher training course is determined by the ministry, agency, local government, business, or training institution to meet the purposes and requirements of the training and refresher course.
2. Training and refresher training activities are delivered through the following modes: in-person training, hybrid training, or distance learning.
EXAMINATION ADMINISTRATION, ISSUANCE AND REVOCATION OF BIDDING PROFESSIONAL CERTIFICATES
Section 1. ISSUANCE AND REVOCATION OF BIDDING PROFESSIONAL CERTIFICATES
Article 7. Issuance of bidding professional certificates
1. Bidding professional certificates are issued to the following categories of individuals:
a) Individuals participating in expert teams and appraisal teams in bidding to select contractors in accordance with Article 19 of the Bidding Law and Article 19 of Decree No. 24/2024/ND-CP dated February 27, 2020 2024 of the Government on elaboration of and guidelines for the Bidding Law;
b) Individuals participating in expert teams and appraisal teams in bidding to select investors for business investment projects as prescribed in Clause 3, Article 1 of Decree No. 23/2024/ND-CP dated January 27 02/2024 of the Government on elaboration of and guidelines for the Bidding Law regarding investor selection to execute projects subject to bidding organization in accordance with special laws;
c) Individuals participating in expert teams in bidding to select investors for investment projects according to the public-private partnership method specified in Article 33 of Decree No. 35/2021/ND-CP dated March 29, 2021 2021 of the Government on elaboration of and guidelines for the Investment Law according to the public-private partnership method.
2. A bidding professional certificate is issued in one or more of the following cases:
a) The certificate is initially issued if the holder meets all the following conditions: the holder has active legal capacity; the holder has not faced any criminal prosecution; and the holder has passed the bidding examination in accordance with this Circular;
b) The certificate is re-issued if the old unexpired certificate is lost or damaged, or misstated;
c) The certificate is renewed if the old certificate expires as prescribed in Clause 1, Article 8 of this Circular. Individuals apply for renewal of certificates on the System at least 15 days before the certificate's expiration date. After this deadline, individuals cannot apply for renewal of certificates and have to retake the examination and apply for new certificates in accordance with Point a of this Clause if needed.
Article 8. Validity and specifications of bidding professional certificates
1. A bidding professional certificate is valid for a period of 5 years from the date it is initially issued or renewed. When re-issuing a certificate, the validity period of the new certificate shall coincide with the former certificate.
2. The bidding professional certificate has the specifications and content according to Appendix 2 issued with this Circular.
Article 9. Agencies that administer examinations, issue or revoke bidding professional certificates
1. Agencies that issue or revoke bidding professional certificates (hereinafter referred to as issuing authorities):
a) Bidding Management Department under the Ministry of Planning and Investment;
b) Departments of Planning and Investment of provinces or centrally affiliated cities.
2. The issuing authorities specified in Clause 1 of this Article shall assign their affiliated public sector entities to receive and check the applications for examination and initial issuance of certificates, applications for re-issuance or renewal of bidding professional certificate and administer bidding examinations.
Article 10. Revocation of bidding professional certificates
1. Members of expert teams or appraisal teams will have their bidding professional certificates revoked if they face penalties due to their violations specific in Clause 9, Article 125 of Decree No. 24 /2024/ND-CP dated February 27, 2024 of the Government on elaboration of and guidelines for the Bidding Law regarding contractor selection.
2. Revocation of bidding professional certificates:
a) Within 5 working days after the date of decision on revocation of the bidding professional certificate, the issuing authority shall send the revocation decision to the individual subject to certificate revocation and post the information on the System, VNEPS;
b) The individual subject to certificate revocation must return the original certificate to the authority that issued the revocation decision within 5 working days of receiving the revocation decision. If the individual subject to certificate revocation fails to return the certificate, the issuing authority shall cancel the bidding professional certificate, send a notice to that individual, and post information on the System, VNEPS, and send information to the Bidding Management Department affiliated to Ministry of Planning and Investment for consolidation and monitoring;
c) The certificate status of the individual subject to certificate revocation in the database on the System is displayed as "certificate revoked".
3. The individual subject to certificate revocation may take an examination for a new certificate at least 2 years after the date of certificate revocation.
Section 2. QUESTION BANK AND EXAMINATION PAPER SETTING COUNCIL, EXAMINATION COUNCIL, AND EXAMINATION COUNCIL’S ASSISTANCE BOARDS
Article 11. The Question Bank and Examination Paper Setting Council in bidding
1. The Question Bank and Examination Paper Setting Council shall be established by the Department of Bidding Management affiliated to Ministry of Planning and Investment.
2. The Question Bank and Examination Paper Setting Council is composed of the President of the Council who is the leader of the Bidding Management Department; Deputy Presidents of the Council, and members.
3. Duties and powers of the Question Bank and Examination Paper Setting Council:
a) Set a question bank and examination papers;
b) Import the question bank and set up the examination structure on the System;
c) Keep confidentiality of examination papers;
d) Perform other related tasks as requested by the Director of the Bidding Management Department.
4. Question bank and examination papers:
a) Question bank is a collection of multiple choice questions. The question bank must contain accurate and scientifically sound content; each question has a detailed answer and scoring scale; the question bank is securely stored to maintain confidentiality of its content;
b) Examination papers are generated by randomly selecting and arranging questions from the question bank for each exam period; examination papers are secured on the System and automatically sent randomly to each candidate's computer before examination time.
Article 12. Bidding Professional Examination Council
1. The Bidding Professional Examination Council is established by the decision of the head of the examination administering agency. The President of the Examination Council shall use the seal of the examination administering agency when dealing with relevant organizations and individuals during the examination administration process and other related activities.
2. Composition of the Bidding Professional Examination Council:
a) The President of the Examination Council, who is the leader of the examination administering agency;
b) Members.
3. The Examination Council is responsible for performing the following tasks:
a) Develop plans to administer examination periods;
b) Request the leader of the examination administering agency to establish Assistance Boards for the Examination Council, including: Secretary - Supervision Board, Invigilation - Support Board;
c) Administer examinations;
d) Consolidate and report examination results;
dd) Resolve petitions related to the examination period;
e) Review examination administration;
g) Perform other related tasks.
4. Working regime of the Examination Council:
a) The Examination Council works according to the principle of collective leadership. The Examination Council makes decisions by majority vote, requiring over 50% approval from its members;
b) The Examination Council convenes meetings at the direction of its President. Meeting minutes are kept on file in accordance with established regulations.
Article 13. Duties and powers of the Examination Council's Assistance Boards
1. Duties and powers of the Supervisory - Supervision Board:
a) Secretary Board: prepare necessary documents for the Examination Council; consolidate and report examination results to the Examination Council; synthesize petitions, complaints, and denunciations related to the examination to report to the Examination Council for consideration and resolution; perform other related tasks at the request of the President of the Examination Council;
b) Supervision Board: supervise all work during the examination administration; report and propose to the President of the Examination Council to take actions against malpractice/maladministration committed by members of the Examination Council's Assistance Boards; perform other related tasks at the request of the President of the Examination Council;
c) Members of the Secretary - Supervision Board are not allowed to participate in the Invigilation - Support Board.
2. Duties and powers of the Invigilation - Support Board:
a) Invigilation Board: develops examination invigilation plans, assign invigilators and carry out invigilation according to established examination regulations; notify the Head of the Invigilation - Support Board to consider and report to the President of Examination Council to decide on suspension of any invigilators or candidates who commit malpractice/maladministration; arrange room invigilators to ensure supervision and management of the entire test-taking process of candidates, ensure at least one invigilator is present in each examination room; perform other related tasks at the request of the President of the Examination Council;
b) Support Board: take charge and cooperate with relevant Assistance Boards to synthesize and develop an examination administration plan, report the plan to the President of Examination Council to forward it to the leader of the examination administering agency for consideration and decision; perform support tasks for the examination including: examination location; equipment; stationery; transportation for members of the Examination Council and members of the Examination Council's Assistance Boards; post information about exam periods and examination results to the System according to established regulations; perform other related tasks at the request of the President of the Examination Council;
c) Members of the Invigilation – Support Board are not allowed to participate in the Secretary - Supervision Board.
3. Upon fulfilling their responsibilities for each examination period, the Examination Council's Assistance Boards will automatically disband or may reconvene for the next examination periods if there are no changes or adjustments, addition of personnel.
Section 3. ADMINISTRATION OF BIDDING EXAMINATIONS
Article 14. Requirements for examination administration
1. Conditions for the examination administering agency:
a) It is an agency specified in Clause 2, Article 9 of this Circular;
b) It has applied for administration of bidding examinations specified in Clause 2 of this Article;
c) It possesses the necessary capacities and resources to administer bidding examinations specified in Article 12, Article 13 and Clause 3 of this Article.
2. Procedures for application for administration of bidding examinations:
a) The agency specified in Clause 2, Article 9 of this Circular shall apply for administration of bidding examinations according to the Manual;
b) Within 20 days of receiving a complete and valid application, the Bidding Management Department affiliated to Ministry of Planning and Investment shall post a list of agencies eligible to administer bidding examinations on the System.
3. The examination administering agency shall arrange a location to administer the examinations that meets the following facilities conditions:
a) The examination location must have a minimum area that can accommodate tables, chairs and at least 50 computers;
b) The computer system must be in stable working condition, connected to the local area network (LAN), and have an active internet connection. The internet connection must provide sufficient bandwidth to support the number of computers in the examination area. This ensures a stable connection and avoids disruptions while candidates are taking the examination;
c) Surveillance camera system: equipped with surveillance cameras with a minimum resolution of 1920 x 1080 (1080P) to monitor the entire examination area and must retain recordings for at least 30 days after the exam date.
d) Printers: at least one printer shall be arranged to print examination result cards and one backup printer for use in case of need.
Article 15. Examination administration plan and examination period opening on the System
1. The examination administration plan developed on the System by the examination administering agency ensures that no more than one examination period is administered per month, except for unexpected cases. Each examination period must have at least 50 registered candidates.
2. The examination administering agency sends the examination administration plan quarterly or annually on the System. The Bidding Management Department affiliated to Ministry of Planning and Investment will approve the examination administration plan within 7 working days of receiving the request sent on the System.
3. The examination administration plan must be posted on the System at least 30 days before the first examination period is conducted.
4. The responsibilities of the examination administering agency:
a) Open the examination period on the System using their issued System account according to the schedule specified in the approved examination plan;
b) Receive and check examination applications, approve the list of eligible candidates, and assign eligible candidates to examination rooms on the System;
c) Prepare the examination area that meets the conditions prescribed in Clause 3, Article 14 of this Circular.
Article 16. Examination administration preparation
1. The expected time to administer the examination and examination fee will be announced on the System at least 30 days before the expected examination date.
2. At least 10 days before the examination date, the list of eligible candidates and the examination attendance notice are posted on the System, and the System also automatically sends emails announcing the examination attendance notice to the eligible candidates.
3. At least 3 days before the examination date, the list of examination rooms (with full name of candidates taking the examination, registration numbers, examination location, examination room number) is posted on the System.
4. At least 1 day before the examination date, the Examination Council will post the list of candidates by registration numbers and by examination rooms at the examination location.
5. At least 1 day before the examination date, the Invigilation - Support Board must complete the preparations for the examination period as follows:
a) Prepare forms of minutes and documents related to the examination administration process;
b) Prepare cards for members of the Examination Council, Invigilation - Support Board, Secretary - Supervision Board;
c) Prepare documents and perform other related tasks.
Article 17. Applications for examination and issuance of bidding professional certificates
1. Any individual seeking a bidding professional certificate will send their examination application on the System to the examination administering agency mentioned in the public list on the System as prescribed in Point b, Clause 2, Article 14 of this Circular.
2. An individual will be included in the list of eligible candidates if they have successfully applied for the examination and fully paid the examination fee as prescribed in Clause 1, Article 28 of this Circular.
3. Application for examination and issuance of certificate include:
a) Examination application form using Form No. 03, Appendix 03 issued with this Circular;
b) 1 color photo (taken within the last 6 months), 3cm x 4cm in size, front-facing view, bare head, clear face and ears, no glasses, polite clothes (attach the photo file to the examination application on the System);
4. Application for re-issuance of certificate includes:
a) Application form for re-issuance of bidding professional certificate using form No. 04, Appendix 03 issued with this Circular;
b) 1 color photo (taken within the last 6 months), 3cm x 4cm in size, front-facing view, bare head, clear face and ears, no glasses, polite clothes (attach the photo file to the application for re-issuance on the System);
c) The original unexpired bidding professional certificate that is damaged or misstated. In case of a lost bidding professional certificate, the applicant must submit a written commitment for re-issuance (attach a color photo file taken from the original bidding professional certificate or the commitment to the application for re-issuance on the System).
5. Application for renewal of certificate includes:
a) Application form for renewal of bidding professional certificate using form No. 05 Appendix 03 issued with this Circular;
b) 1 color photo (taken within the last 6 months), 3cm x 4cm in size, front-facing view, bare head, clear face and ears, no glasses, polite clothes (attach the photo file to the application for renewal on the System).
Article 18. Format and content of online examination
1. Examination format: multiple-choice examination with a duration of up to 90 minutes.
2. Content of an examination paper:
a) Questions related to each specific bidding field;
b) Questions about legal knowledge related to bidding activities;
c) Questions about in-depth knowledge about regulations of bidding law;
d) Knowledge questions and case study exercises in bidding.
Article 19. Completion of examination and handover of examination score list
1. At the end of the examination, the room invigilator hands over the score list, the answer sheet submission list signed by candidates and all related documents to the representative of the Invigilation - Support Board.
2. The Head of the Invigilation - Support Board compiles and hands over the list and related documents to the Head of the Secretary - Supervision Board no later than 2 working days from the end of the examination period.
Article 20. Examination marking and announcement of examination results
1. Online examination function on the System automatically scores candidates' answer sheets according to examination papers and corresponding answers.
2. The answer sheet score must be clearly recorded in numerical form on the designated marking section within the System.
3. Results of classification of bidding professional certificates:
a) Excellent: for answer sheets with results greater than 90% of the total score or more;
b) Very good: for answer sheets with results greater than 80% of the total score;
c) Good: for answer sheets with results greater than 60% of the total score;
d) Average: for answer sheets with results from 50% to less than 60% of the total score;
dd) Failed: for answer sheets with results of less than 50% of the total score;
4. The Secretary - Supervision Board consolidates the examination results and reports to the President of Examination Council.
5. Based on the examination results compiled by the Examination Council, the examination administering agency shall request the issuing authority to issue a decision on recognition of the examination results. The issuing authority shall make public the decision on recognition of examination results on the System within 5 working days from the date of issuance.
Article 21. Resolving petitions during the examination process
1. If a candidate believes their legal rights or interests have been infringed upon during the examination process, they should submit a petition to the Examination Council.
2. The Examination Council shall consider resolving it within 15 days of receiving the petition. In case the petition fails to contain the signature or stamp (if any) of the petitioner or the content of the petition is untrue, the Examination Council will not consider resolving it.
Article 22. Time limit for issuance of bidding professional certificates
1. Within 3 working days of issuing the decision on recognition of examination results, the examination administering agency shall request the issuing authority to issue a bidding processional certificate.
Within 5 working days of receiving afore-mentioned request, the issuing authority shall issue a decision on issuance of a bidding processional certificate.
The issuing authority shall make public the decision on issuance of certificate on the System within 5 working days from the date of issuance.
2. The bidding processional certificate will be initially issued within 15 working days from the date of decision on issuance of certificate.
3. The bidding processional certificate will be re-issued within 7 working days from the date of decision on re-issuance of certificate.
4. The bidding processional certificate will be renewed within 7 working days from the date of decision on renewal of certificate.
Article 23. Maintenance of bidding professional certificate issuance records
1. Applications for examination, applications for re-issuance or renewal of bidding professional certificates are maintained on the System.
2. The examination administering agency shall maintain decisions related to the administration of the examination for at least 5 years from the issuance dates, including:
a) Decision on establishment of the Examination Council; decision on establishment of Examination Council’s Assistance Boards;
b) Decision on approval for the list of eligible candidates;
c) Other documents related to the examination administration.
3. The issuing authorities shall maintain decisions related to issuance and revocation of certificates for at least 5 years from the issuance dates, including:
a) Decision on recognition of examination results;
b) Decide on initial issuance, re-issuance, renewal, and revocation of bidding professional certificates.
4. The set of examination papers with answer keys and candidates’ answer sheets for each examination period shall be maintained on the System.
Section 4. REQUIREMENTS FOR EXAMINATION PARTICIPANTS
Article 24. Requirements for examination officers and candidates
1. Based on assigned functions and tasks, members of the Question Bank and Examination Paper Setting Council, the Examination Council and members of the Examination Council's Assistance Boards are not allowed to perform the following acts:
a) Allow candidates to bring and use items and equipment specified in Point d, Clause 2 of this Article;
b) Write the answers for candidates or instruct candidates to answer during the examination;
c) Leak out examination papers; buy or sell examination papers;
d) Make alternation, interlineations or omission in candidates’ answer sheets on the System;
dd) Facilitate or condone cheating among exam candidates;
e) Other acts that change the results of candidates’ answer sheets or examination period.
Members of the Question Bank and Examination Paper Setting Council, the Examination Council and members of the Examination Council's Assistance Boards who commit any malpractice/maladministration specified in this Circular with sufficient evidence will face the consequences as per the law.
2. A candidate is not allowed to perform the following acts:
a) Share information or documents with other candidates during the examination;
b) Deliberately take a seat not assigned to their registration number;
c) Look at, copy other candidates’ answers, or engage any form of cheating during the examination;
d) Bring weapons, explosives, flammable materials, communication devices, recording devices, information storage devices, or other dangerous items into the examination area or examination room;
dd) Distribute examination papers out or receive examination answers from outside sources in any form;
e) Engage in disruptive behavior, threatening or assaulting exam officers or other candidates;
g) Have someone else take the exam or write answers for someone else in any form;
h) Sabotage the examination in any way;
i) Other acts that change the results of candidates’ answer sheets or examination period.
Article 25. Penalties for violations against regulations during the examination period
1. A candidate who commits a violation against the regulations will have their violation documented in a report and be disciplined in any of the following forms depending on the violation’s severity:
a) Verbal warning: issued to a candidate who commits a first-time violation of the regulations outlined in point a, clause 2, Article 24 of this Circular;
b) Reprimand: issued to a candidate who has received a verbal warning for a second time or who violates the regulations outlined in Points b and c, Clause 2, Article 24 of this Circular; candidates who receive a reprimand will have 25% of their scores deducted from the corresponding exam paper;
c) Warning: issued to a candidate who has received a reprimand for a second time or who violates the regulations outlined in Point d, Clause 2, Article 24 of this Circular; candidates who receive a warning will have 50% of their scores deducted from the corresponding exam paper;
d) Suspension from examination: issued to a candidate who has received a warning for a second time or who violates the regulations outlined in Points dd, e, i, Clause 2, Article 24 of this Circular; candidates who are suspended from the examination during the examination will be awarded a score of zero (0) for the corresponding exam paper and must leave the examination room immediately upon receiving the decision;
dd) Candidates who violate Points g and h, Clause 2, Article 24 of this Circular will be suspended from taking the examination and will not be allowed to take any examinations for bidding professional certificates for a period of 2 years from the date of the violation.
2. All disciplinary actions against a candidate must be documented in a written report signed by the room invigilators and communicated to the candidate. In case the candidate refuses to sign the report, the room invigilators must clearly state this in the report. If there is disagreement among the room invigilators regarding the disciplinary action, their respective opinions must be recorded in the report and submitted to the Head of the Invigilation - Support Board for consideration and report to the President of Examination Council for decision.
3. Disciplinary actions in accordance with points a, b, c Clause 1 of this Article shall be decided by the room invigilators. In case the candidate disagrees with the disciplinary action imposed by this decision, the room invigilators shall report the matter to the Head of the Invigilation - Support Board for decision.
4. Suspension from examination shall be decided by the President of Examination Council; examination bans shall be decided by the head of examination administering agency at the request of the President of Examination Council.
PRINCIPLES FOR COLLECTION, DISBURSEMENT, DETAILED EXPENDITURES, COLLECTION AMOUNTS, AND MANAGEMENT, USE OF EXAMINATION AND ISSUANCE FEES
Article 26. Principles for collection and disbursement, management and use of examination and issuance fees
1. Bidding examinations are public administration services that do not use the state budget of the examination administering agency.
2. Individuals who need to apply for examinations and initial issuance, re-issuance, renewal of certificates must pay the examination and issuance fees.
3. The examination administering agency shall collect, manage, and use examination and issuance fees. The amounts of examination and issuance fees and payment methods shall comply with the notice of the examination administering agency. Examination and issuance fees are non-refundable, unless the examination administering agency announces cancellation of the examination.
4. Examination and issuance fees are legal revenue of the examination administering agency in accordance with Clause 3 of this Article and shall be used to cover expenditures on administering the examination and issuing bidding expertise certificates. In case revenue is greater than expenditure, the examination administering agency may incorporate the surplus funds into the agency’s operational budget for usage as per the agency’s financial regulations.
Article 27. Detailed expenditures for examinations and issuance of bidding professional certificates
1. Detailed expenditures for examinations and issuance of bidding professional certificates:
a) Expenditures on the activities of the Examination Council and the Examination Council's Assistance Boards;
b) Per diem for individuals participating in examination administration;
c) Expenditures on purchasing and renting machinery and equipment (if any); examination location;
d) Expenditures on printing documents, stationery, and communications;
dd) Expenditures on organizing conferences and meetings for examinations and certification;
e) Expenditures on building, upgrading, managing, operating and maintaining the System and expenditures on setting question banks and examination papers;
g) Other expenditures for administration of examinations and issuance of bidding professional certificates (if any).
2. Amounts of the expenditures specified in Clause 1 of this Article comply with the financial spending regime of applicable law and the financial mechanism of the examination administering agency.
Article 28. Amounts of examination and issuance fees
1. The maximum fee for examination and initial issuance of bidding professional certificate is 800,000 VND/candidate/exam period.
2. The fee for re-issuance or renewal of bidding professional certificate is 100,000 VND/instance.
3. No fee shall be charged for reissuing a certificate if the issuing authority misstated the original bidding professional certificate.
4. The fees specified in Clauses 1 and 2 of this Article do not include value-added tax (VAT) payable in accordance with the Law on Value-Added Tax and its guiding documents. In case it is necessary to adjust the fee amounts specified in Clauses 1 and 2 of this Article to reflect the socio-economic conditions and practical requirements of examination administration, the Bidding Management Department shall submit a proposal to the Minister of Planning and Investment for consideration and decision.
Article 29. Management and use of examination and issuance fees
1. The examination administering agency shall be responsible for developing and issuing regulations on collection and disbursement to manage and use examination and issuance fees in a frugal manner, ensuring the efficiency of the examination and certificate issuance and in accordance with the agency’s financial mechanism as prescribed by law; make final statements of revenue and expenditure in accordance with applicable laws.
2. Within 10 days from the date of the examination, the examination administering agency shall pay the Center 200,000 VND/candidate/examination period (excluding VAT payable in accordance with the Law on Value-Added Tax and its guiding documents) for the Center to manage and use them in accordance with Article 30 of this Circular.
Article 30. Management and use of funds for setting question banks and compensating costs for building, managing, operating, maintaining and upgrading the System
1. The Center shall use the funds collected under Clause 2 of Article 29 of this Circular for the following purposes:
a) To pay for remuneration for setting question banks and examination papers and other expenses related to the setting of question banks and examination papers;
b) To compensate for the costs of building, managing, operating, maintaining, and upgrading the System;
c) To cover the costs of training and guiding users of the System;
d) To cover the costs of receiving and processing applications for participation in the System;
dd) To cover other regular and investment expenses related to the System;
e) To fulfill obligations to the state budget as prescribed (if any).
2. The expenditure amounts for the items specified in Clause 1 of this Article shall comply with the law on financial expenditure regimes applicable to public sector entities, the financial mechanism of the Center and are specified in the Center's internal expenditure regulations. In case revenue is greater than expenditure, the agency may incorporate the surplus funds into the agency’s operational budget for usage as per the agency’s financial regulations.
3. The difference between revenue and expenditure after transfer to the state budget in accordance with law on corporate income tax (if any) shall be set aside in funds and used according to established regulations on financial autonomy mechanism for with public sector entities in accordance with applicable laws.
4. Accounting and final statements of revenue and expenditure shall be carried out in accordance with applicable laws for public sector entities.
RESPONSIBILITIES OF THE PARTIES IN BIDDING TRAINING AND REFRESHER TRAINING AND EXAMINATION, ISSUANCE, REVOCATION OF BIDDING PROFESSIONAL CERTIFICATES
Article 31. Responsibilities of the Bidding Management Department
1. Approve examination administration plans in a timely manner to meet the needs of individuals participating in bidding activities.
2. Establish Question Bank and Examination Paper Setting Council in bidding.
3. Manage examination administration, issuance and revocation of bidding professional certificates.
4. Perform the responsibilities of issuing authorities as prescribed in Article 34 of this Circular.
Article 32. Responsibilities of the Bidding Support Center
1. Develop, manage, operate, maintain, and upgrade the System to ensure that the System's functions, as specified in Clause 3 of Article 3 of this Circular, operate stably and securely.
2. Collect, manage, and utilize funds to compensate for the costs of building, managing, operating, maintaining, and upgrading the System, and the costs of setting question banks and examination papers as prescribed in Clause 2 of Article 29 and Article 30 of this Circular.
3. Perform other tasks assigned by the Ministry of Planning and Investment and the Bidding Management Department.
Article 33. Responsibilities of providers of bidding training and refresher training courses
1. Develop teaching materials that are appropriate for the target audience of bidding training and refresher training.
2. Select reputable instructors with the appropriate qualifications and experience for the content of bidding training and refresher training.
3. Take full responsibility for organizing training and refresher courses in compliance with this Circular and other relevant laws.
Article 34. Responsibilities of issuing authorities
1. Publish the decision on issuance of bidding expertise certificates along with the list of individuals granted certificates on the System within 5 working days from the date of decision.
2. Before December 31st of each year, submit a report on examination administration, issuance and revocation of bidding professional certificates to the Ministry of Planning and Investment through the System. The report content shall follow Form No. 06 of Appendix 03 issued with this Circular.
Article 35. Responsibilities of the examination administering agency
1. Develop and promulgate regulations on administering bidding examinations in compliance with this Circular.
2. Develop and issue regulations on collection, disbursement, and management, use of examination and issuance fees.
3. Administer bidding examinations in accordance with this Circular and related instructions.
4. Perform other tasks assigned by the issuing authorities.
Article 36. Responsibilities of holders of bidding professional certificates
1. Stay up-to-date on bidding practices and regulations by self-directed learning or attending training and refresher training courses provided by ministries, agencies, local governments, businesses, or training institutions to fulfill assigned responsibilities in accordance with the Bidding Law.
2. Comply with the law on bidding and other relevant laws during the bidding process.
3. Report on bidding activities when requested by regulatory agencies and other competent authorities.
Article 37. Transitional regulations
1. Any bidding course certificates and bidding training certificates issued in accordance with the Bidding Law No. 61/2005/QH11 and the Bidding Law No. 43/2013/QH13 before January 1, 2024, shall be considered equivalent to bidding expertise certificates prescribed in this Circular and shall remain valid until December 31, 2025. From January 1, 2026, individuals who seek bidding expertise certificates must take the examination to be granted a certificate in accordance with this Circular.
2. Any bidding practice certificates that have been granted or reissued in accordance with the Bidding Law No. 43/2013/QH13 and are still valid as indicated on the certificate shall be considered equivalent to bidding expertise certificates prescribed in this Circular and shall remain valid for the period specified on the certificate, except as provided in Clause 3 of this Article. After the period specified on the certificate, individuals who seek renewal of the certificate shall follow the renewal procedures specified in item c of Clause 2 of Article 7 and Clause 5 of Article 17 of this Circular.
3. Bidding practice certificates that have been granted but expire in 2024 shall be considered equivalent to bidding expertise certificates prescribed in this Circular and shall remain valid until December 31, 2024. From January 1, 2025, individuals who need to renew the validity of the certificate shall follow the renewal procedures specified in item c of Clause 2 of Article 7 and Clause 5 of Article 17 of this Circular.
4. Individuals who have been granted bidding course certificates or bidding training certificates in accordance with the Bidding Law No. 61/2005/QH11 and the Bidding Law No. 43/2013/QH13, and individuals who have been issued or reissued bidding practice certificates in accordance with the Bidding Law No. 43/2013/QH13 that are still valid, may use these certificates to participate in the expert team and the evaluation team in the selection of investors until the time specified in Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
1. This Circular shall come into force on the date of signing, except for the cases specified in Clause 2 of this Article.
2. The provisions specified in Article 37 of this Circular come into force as of January 1, 2024.
3. From January 1, 2024, Circular No. 04/2019/TT-BKHDT dated January 25, 2019 of the Minister of Planning and Investment on training, refresher courses, and certification exams for bidding practitioners shall cease to be effective.
1. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies, People's Committees and relevant organizations and individuals shall implement Circular.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Planning and Investment for timely guidance./.
|
MINISTER |