Chương IV Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành: Nguyên tắc thu, chi, nội dung chi, mức thu và quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
Số hiệu: | Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 06/03/2024 | Ngày hiệu lực: | 06/03/2024 |
Ngày công báo: | 04/04/2024 | Số công báo: | Từ số 483 đến số 484 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
Ngày 06/3/2024, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Đối tượng được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
Theo đó, đối tượng được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm:
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 và quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP .
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP .
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định 35/2021/NĐ-CP .
Trường hợp được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trong một hoặc các trường hợp sau đây:
- Cấp chứng chỉ lần đầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đạt kỳ thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT .
- Cấp lại chứng chỉ được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu đã được cấp còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin;
- Cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT . Cá nhân thực hiện đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn tối thiểu 15 ngày trước ngày hết hiệu lực của chứng chỉ. Sau thời hạn này, cá nhân không được đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ và phải dự thi, cấp chứng chỉ lần đầu theo quy định tại điểm a khoản này nếu có nhu cầu.
Xem thêm tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 06/3/2024 trừ các nội dung quy định tại Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Kể từ ngày 01/01/2024, Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT hết hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hoạt động thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước của đơn vị tổ chức thi.
2. Cá nhân có nhu cầu đăng ký dự thi và cấp chứng chỉ lần đầu, cấp lại chứng chỉ, cấp gia hạn chứng chỉ phải nộp chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thực hiện thu, quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ và phương thức nộp chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thực hiện theo thông báo của đơn vị tổ chức thi. Chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không được hoàn trả, trừ trường hợp đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thông báo hủy tổ chức thi.
4. Chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là khoản thu hợp pháp của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định tại khoản 3 Điều này và được sử dụng để chi trả cho các hoạt động phục vụ công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Trường hợp thu lớn hơn chi thì đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được bổ sung số tiền còn dư vào nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị để sử dụng theo cơ chế tài chính của đơn vị.
1. Nội dung chi phục vụ hoạt động thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gồm:
a) Chi phục vụ hoạt động của Hội đồng thi và các Ban giúp việc Hội đồng thi;
b) Chi công tác phí cho các cá nhân tham gia tổ chức thi;
c) Chi mua sắm, thuê máy móc, thiết bị (nếu có); địa điểm phục vụ thi;
d) Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc;
đ) Chi tổ chức hội nghị, chi tổ chức họp phục vụ thi, cấp chứng chỉ;
e) Chi xây dựng, nâng cấp, quản lý, vận hành, duy trì Hệ thống và chi cho công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
g) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (nếu có).
2. Mức chi của các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính của pháp luật hiện hành và cơ chế tài chính của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
1. Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu tối đa là 800.000 đồng/thí sinh/kỳ thi.
2. Mức thu chi phí cấp lại hoặc cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là 100.000 đồng/lần.
3. Không thu chi phí cấp lại chứng chỉ đối với trường hợp cơ quan cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ghi sai thông tin trên chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Mức thu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật này. Trường hợp cần điều chỉnh mức thu chi phí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu thực tiễn công tác tổ chức thi, Cục Quản lý đấu thầu trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
1. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế thu, chi để quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu tiết kiệm, bảo đảm hiệu quả hoạt động của công tác thi, cấp chứng chỉ và phù hợp với cơ chế tài chính của đơn vị theo quy định của pháp luật; quyết toán thu, chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày tổ chức thi, đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm chi trả cho Trung tâm 200.000 đồng/thí sinh/kỳ thi (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn Luật này) để Trung tâm quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 30 của Thông tư này.
1. Trung tâm sử dụng kinh phí thu tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này để chi cho các nội dung sau:
a) Chi trả thù lao xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và các chi phí khác phục vụ công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
b) Chi bù đắp kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì và nâng cấp Hệ thống;
c) Chi hoạt động hướng dẫn, đào tạo người sử dụng Hệ thống;
d) Chi hoạt động liên quan đến công việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống;
đ) Các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư khác phục vụ Hệ thống;
e) Chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định (nếu có).
2. Mức chi đối với các nội dung tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tài chính của Trung tâm và được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm. Trường hợp thu lớn hơn chi thì được bổ sung số tiền còn dư vào nguồn kinh phí hoạt động để sử dụng theo cơ chế tài chính của đơn vị.
3. Chênh lệch thu, chi sau khi nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) được trích lập vào các quỹ và sử dụng theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Việc hạch toán kế toán, quyết toán thu, chi thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
PRINCIPLES FOR COLLECTION, DISBURSEMENT, DETAILED EXPENDITURES, COLLECTION AMOUNTS, AND MANAGEMENT, USE OF EXAMINATION AND ISSUANCE FEES
Article 26. Principles for collection and disbursement, management and use of examination and issuance fees
1. Bidding examinations are public administration services that do not use the state budget of the examination administering agency.
2. Individuals who need to apply for examinations and initial issuance, re-issuance, renewal of certificates must pay the examination and issuance fees.
3. The examination administering agency shall collect, manage, and use examination and issuance fees. The amounts of examination and issuance fees and payment methods shall comply with the notice of the examination administering agency. Examination and issuance fees are non-refundable, unless the examination administering agency announces cancellation of the examination.
4. Examination and issuance fees are legal revenue of the examination administering agency in accordance with Clause 3 of this Article and shall be used to cover expenditures on administering the examination and issuing bidding expertise certificates. In case revenue is greater than expenditure, the examination administering agency may incorporate the surplus funds into the agency’s operational budget for usage as per the agency’s financial regulations.
Article 27. Detailed expenditures for examinations and issuance of bidding professional certificates
1. Detailed expenditures for examinations and issuance of bidding professional certificates:
a) Expenditures on the activities of the Examination Council and the Examination Council's Assistance Boards;
b) Per diem for individuals participating in examination administration;
c) Expenditures on purchasing and renting machinery and equipment (if any); examination location;
d) Expenditures on printing documents, stationery, and communications;
dd) Expenditures on organizing conferences and meetings for examinations and certification;
e) Expenditures on building, upgrading, managing, operating and maintaining the System and expenditures on setting question banks and examination papers;
g) Other expenditures for administration of examinations and issuance of bidding professional certificates (if any).
2. Amounts of the expenditures specified in Clause 1 of this Article comply with the financial spending regime of applicable law and the financial mechanism of the examination administering agency.
Article 28. Amounts of examination and issuance fees
1. The maximum fee for examination and initial issuance of bidding professional certificate is 800,000 VND/candidate/exam period.
2. The fee for re-issuance or renewal of bidding professional certificate is 100,000 VND/instance.
3. No fee shall be charged for reissuing a certificate if the issuing authority misstated the original bidding professional certificate.
4. The fees specified in Clauses 1 and 2 of this Article do not include value-added tax (VAT) payable in accordance with the Law on Value-Added Tax and its guiding documents. In case it is necessary to adjust the fee amounts specified in Clauses 1 and 2 of this Article to reflect the socio-economic conditions and practical requirements of examination administration, the Bidding Management Department shall submit a proposal to the Minister of Planning and Investment for consideration and decision.
Article 29. Management and use of examination and issuance fees
1. The examination administering agency shall be responsible for developing and issuing regulations on collection and disbursement to manage and use examination and issuance fees in a frugal manner, ensuring the efficiency of the examination and certificate issuance and in accordance with the agency’s financial mechanism as prescribed by law; make final statements of revenue and expenditure in accordance with applicable laws.
2. Within 10 days from the date of the examination, the examination administering agency shall pay the Center 200,000 VND/candidate/examination period (excluding VAT payable in accordance with the Law on Value-Added Tax and its guiding documents) for the Center to manage and use them in accordance with Article 30 of this Circular.
Article 30. Management and use of funds for setting question banks and compensating costs for building, managing, operating, maintaining and upgrading the System
1. The Center shall use the funds collected under Clause 2 of Article 29 of this Circular for the following purposes:
a) To pay for remuneration for setting question banks and examination papers and other expenses related to the setting of question banks and examination papers;
b) To compensate for the costs of building, managing, operating, maintaining, and upgrading the System;
c) To cover the costs of training and guiding users of the System;
d) To cover the costs of receiving and processing applications for participation in the System;
dd) To cover other regular and investment expenses related to the System;
e) To fulfill obligations to the state budget as prescribed (if any).
2. The expenditure amounts for the items specified in Clause 1 of this Article shall comply with the law on financial expenditure regimes applicable to public sector entities, the financial mechanism of the Center and are specified in the Center's internal expenditure regulations. In case revenue is greater than expenditure, the agency may incorporate the surplus funds into the agency’s operational budget for usage as per the agency’s financial regulations.
3. The difference between revenue and expenditure after transfer to the state budget in accordance with law on corporate income tax (if any) shall be set aside in funds and used according to established regulations on financial autonomy mechanism for with public sector entities in accordance with applicable laws.
4. Accounting and final statements of revenue and expenditure shall be carried out in accordance with applicable laws for public sector entities.