Chương 9 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Khởi tố bị can và hỏi cung bị can
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
KHỞI TỐ BỊ CAN VÀ HỎI CUNG BỊ CAN
1- Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
2- Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau, thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
3- Cơ quan ra quyết định khởi tố bị can phải giao quyết định và giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can. Bị can ký vào biên bản giao nhận.
4- Quyết định khởi tố bị can phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Điều 104. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
Nếu thấy cần thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can thì cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và bị can.
Điều 105. Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm.
Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan cấp quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn bảy ngày, các cơ quan này phải trả lời cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã có kiến nghị biết.
Điều 106. Giấy triệu tập bị can.
1- Giấy triệu tập bị can cần ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
2- Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc để giao cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận, có ghi rõ ngày, giờ nhận. Nếu bị can không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan điều tra. Nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đã thành niên trong gia đình. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập, thông qua Ban giám thị trại giam.
3- Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì cơ quan điều tra ra quyết định áp giải. Quyết định này phải được đọc cho bị can nghe trước khi áp giải.
1- Việc hỏi cung bị can phải do điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.
Trước khi hỏi cung, điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai của mình.
2- Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3- Điều tra viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 234 và Điều 235 Bộ luật hình sự.
Điều 108. Biên bản hỏi cung bị can.
1- Biên bản hỏi cung bị can phải lập theo quy định của Điều 78 Bộ luật này.
Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời.
2- Sau khi hỏi cung, điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản, thì bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ khai đó.
Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận.
Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
3- Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì điều tra viên phải giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi cung.
1- Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
2- Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau, thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
3- Cơ quan ra quyết định khởi tố bị can phải giao quyết định và giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can. Bị can ký vào biên bản giao nhận.
4- Quyết định khởi tố bị can phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Nếu thấy cần thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can thì cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và bị can.
Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan cấp quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn bảy ngày, các cơ quan này phải trả lời cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã có kiến nghị biết.
1- Giấy triệu tập bị can cần ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
2- Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc để giao cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận, có ghi rõ ngày, giờ nhận. Nếu bị can không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan điều tra. Nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đã thành niên trong gia đình. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập, thông qua Ban giám thị trại giam.
3- Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì cơ quan điều tra ra quyết định áp giải. Quyết định này phải được đọc cho bị can nghe trước khi áp giải.
1- Việc hỏi cung bị can phải do điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.
Trước khi hỏi cung, điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai của mình.
2- Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3- Điều tra viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 234 và Điều 235 Bộ luật hình sự.
1- Biên bản hỏi cung bị can phải lập theo quy định của Điều 78 Bộ luật này.
Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời.
2- Sau khi hỏi cung, điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản, thì bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ khai đó.
Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận.
Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
3- Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì điều tra viên phải giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi cung.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực