Chương 29 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Giám đốc thẩm
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 241. Tính chất của giám đốc thẩm.
Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án.
Điều 242. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:
1- Việc điều tra xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ;
2- Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
3- Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
4- Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.
Điều 243. Phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Người bị kết án, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật với những người quy định tại Điều 244 Bộ luật này.
Trong trường hợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát và Toà án phải báo cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 244 Bộ luật này.
Điều 244. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
1- Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp;
2- Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao và Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới;
3- Chánh án Toà án quân sự cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp dưới;
4- Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án cấp dưới.
Điều 245. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.
Những người đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó.
1- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nói rõ lý do và được gửi cho:
a) Toà án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị;
b) Toà án sẽ xử giám đốc thẩm;
c) Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị.
2- Khi không có những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do.
3- Trước khi bắt đầu phiên toà giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền bổ sung hoặc rút kháng nghị.
Điều 247. Thời hạn kháng nghị.
1- Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
2- Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
Điều 248. Thẩm quyền giám đốc thẩm.
1- Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện; Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự khu vực.
2- Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân cấp tỉnh; Toà án quân sự cấp cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp quân khu.
3- Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân dân tối cao.
4- Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những quyết định của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
Điều 249. Những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm.
Phiên toà giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền.
Khi xét thấy cần thiết, Toà án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thể triệu tập những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm.
Điều 250. Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm.
Hội đồng giám đốc thẩm Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án quân sự cấp cao gồm có ba thẩm phán. Nếu Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm thì số thành viên tham gia xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số các thành viên của Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán. Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành thì mới có giá trị.
Điều 251. Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm.
Trong phiên toà, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, nội dung của kháng nghị và đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến.
Nếu đã triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc kháng nghị thì những người này được trình bày ý kiến trước khi đại diện Viện kiểm sát phát biểu. Trong trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử.
Điều 252. Thời hạn xét xử giám đốc thẩm.
Phiên toà giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhận kháng nghị.
Điều 253. Phạm vi giám đốc thẩm.
Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.
Điều 254. Quyết định giám đốc thẩm.
Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định:
1- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2- Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;
3- Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại;
4- Sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 255. Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án, nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này.
Điều 256. Huỷ bản án hoặc quyết định để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại trong những trường hợp quy định tại Điều 242 Bộ luật này. Nếu cần xét xử lại thì tuỳ trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nếu bản án hoặc quyết định phúc thẩm có sai lầm nhưng bản án hoặc quyết định sơ thẩm đúng thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ huỷ bản án hoặc quyết định có sai lầm đó và giữ nguyên bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Điều 257. Sửa bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
Hội đồng giám đốc thẩm không được tăng hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn, nhưng có quyền sửa hình phạt và áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn đối với những người bị kháng nghị và cả những người không bị kháng nghị theo hướng đó.
Điều 258. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm.
Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Điều 259. Điều tra lại, xét xử lại vụ án ở Toà án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm sau khi Hội đồng giám đốc thẩm sau khi Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định phải điều tra lại thì trong thời hạn năm ngày hồ sơ vụ án phải được trả lại cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định xét xử lại ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm thì việc xét xử được tiến hành theo thủ tục chung.
Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án.
Bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:
1- Việc điều tra xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ;
2- Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
3- Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
4- Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.
Người bị kết án, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật với những người quy định tại Điều 244 Bộ luật này.
Trong trường hợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát và Toà án phải báo cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 244 Bộ luật này.
Những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
1- Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp;
2- Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao và Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới;
3- Chánh án Toà án quân sự cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp dưới;
4- Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án cấp dưới.
Những người đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó.
1- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nói rõ lý do và được gửi cho:
a) Toà án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị;
b) Toà án sẽ xử giám đốc thẩm;
c) Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị.
2- Khi không có những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do.
3- Trước khi bắt đầu phiên toà giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền bổ sung hoặc rút kháng nghị.
1- Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
2- Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
1- Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện; Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự khu vực.
2- Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân cấp tỉnh; Toà án quân sự cấp cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp quân khu.
3- Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân dân tối cao.
4- Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những quyết định của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
Phiên toà giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền.
Khi xét thấy cần thiết, Toà án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thể triệu tập những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm.
Hội đồng giám đốc thẩm Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án quân sự cấp cao gồm có ba thẩm phán. Nếu Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm thì số thành viên tham gia xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số các thành viên của Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán. Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành thì mới có giá trị.
Trong phiên toà, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, nội dung của kháng nghị và đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến.
Nếu đã triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc kháng nghị thì những người này được trình bày ý kiến trước khi đại diện Viện kiểm sát phát biểu. Trong trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử.
Phiên toà giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhận kháng nghị.
Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.
Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định:
1- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2- Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;
3- Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại;
4- Sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại trong những trường hợp quy định tại Điều 242 Bộ luật này. Nếu cần xét xử lại thì tuỳ trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nếu bản án hoặc quyết định phúc thẩm có sai lầm nhưng bản án hoặc quyết định sơ thẩm đúng thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ huỷ bản án hoặc quyết định có sai lầm đó và giữ nguyên bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Hội đồng giám đốc thẩm không được tăng hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn, nhưng có quyền sửa hình phạt và áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn đối với những người bị kháng nghị và cả những người không bị kháng nghị theo hướng đó.
Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định phải điều tra lại thì trong thời hạn năm ngày hồ sơ vụ án phải được trả lại cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định xét xử lại ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm thì việc xét xử được tiến hành theo thủ tục chung.