Chương 11 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ, KÊ BIÊN TÀI SẢN
Điều 115. Căn cứ khám người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm.
1- Việc khám người, chỗ ở, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
2- Khi cần phải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
Điều 116. Thẩm quyền ra lệnh khám xét.
1- Những người được quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi tiến hành.
2- Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Sau khi khám xong, trong thời hạn 24 giờ, người ra lệnh khám phải báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
1- Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
2- Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
3- Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật cần thu giữ.
Điều 118. Khám chỗ ở, địa điểm.
1- Việc khám chỗ ở, địa điểm, chỗ làm việc được tiến hành theo quy định tại các Điều 115, 116 và 117 Bộ luật này.
2- Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
3- Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4- Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến.
5- Khi tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.
Điều 119. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện.
Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện thì cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan phải giúp đỡ người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm phải có đại diện của cơ quan bưu điện chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết, trừ trường hợp việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
Điều 120. Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét.
Khi khám xét, điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.
1- Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2- Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 244 Bộ luật hình sự.
3- Khi tiến hành kê biên tài sản, phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến. Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản phải lập theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này, đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng ký tên. Những khiếu nại của đương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành ba bản: một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biên xong; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
4- Khi xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải kịp thời ra quyết định huỷ bỏ lệnh kê biên.
Điều 122. Trách nhiệm bảo quản đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong.
Đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong theo quy định tại các Điều 57, 119 và 120 Bộ luật này phải được bảo quản nguyên vẹn.
Người được giao bảo quản mà phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại tài sản được giao bảo quản thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 244 Bộ luật hình sự.
Điều 123. Biên bản khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
Khi tiến hành khám xét, thu giữ, tạm giữ phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này.
Điều 124. Trách nhiệm của người ra lệnh và thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
Người ra lệnh, người tiến hành khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tuỳ trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật hình sự.
1- Việc khám người, chỗ ở, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
2- Khi cần phải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
1- Những người được quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi tiến hành.
2- Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Sau khi khám xong, trong thời hạn 24 giờ, người ra lệnh khám phải báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
1- Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
2- Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
3- Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật cần thu giữ.
1- Việc khám chỗ ở, địa điểm, chỗ làm việc được tiến hành theo quy định tại các Điều 115, 116 và 117 Bộ luật này.
2- Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
3- Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4- Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến.
5- Khi tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.
Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện thì cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan phải giúp đỡ người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm phải có đại diện của cơ quan bưu điện chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết, trừ trường hợp việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
Khi khám xét, điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.
1- Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2- Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 244 Bộ luật hình sự.
3- Khi tiến hành kê biên tài sản, phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến. Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản phải lập theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này, đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng ký tên. Những khiếu nại của đương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành ba bản: một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biên xong; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
4- Khi xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải kịp thời ra quyết định huỷ bỏ lệnh kê biên.
Đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong theo quy định tại các Điều 57, 119 và 120 Bộ luật này phải được bảo quản nguyên vẹn.
Người được giao bảo quản mà phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại tài sản được giao bảo quản thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 244 Bộ luật hình sự.
Người ra lệnh, người tiến hành khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tuỳ trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật hình sự.