Chương 12 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi thực nghiệm điều tra, giám định
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH
Điều 125. Khám nghiệm hiện trường.
1- Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
2- Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trước khi tiến hành khám nghiệm, điều tra viên phải báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Khi khám nghiệm phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3- Khi khám nghiệm hiện trường, điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
Khi phát hiện tử thi, điều tra viên tiến hành khám nghiệm có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.
Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân. việc khai quật tử thi phải được tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia.
Khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến.
Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Điều 127. Xem xét dấu vết trên thân thể.
1- Điều tra viên tiến hành xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì trưng cầu giám định pháp y.
2- Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có mặt người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia.
Không được xâm phạm đến nhân phẩm hoặc sức khoẻ của người bị xem xét thân thể.
Điều 128. Thực nghiệm điều tra.
1- Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, vẽ sơ đồ.
2- Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.
Không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.
Điều 129. Biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra.
Khi tiến hành khám nghiện hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này.
Điều 130. Trưng cầu giám định.
1- Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Bộ luật này cũng như khi xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định.
2- Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định đã được quy định tại Điều 44 Bộ luật này.
Điều 131. Việc tiến hành giám định.
Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định.
Điều tra viên có quyền tham dự giám định, nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
Điều 132. Nội dung kết luận giám định.
1- Nội dung kết luận giám định phải ghi rõ: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.
2- Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Điều 133. Quyền của bị can đối với kết luận giám định.
1- Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can yêu cầu thì được thông báo về nội dung kết luận giám định.
Bị can được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi vào biên bản.
2- Trong trường hợp cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý do và báo cho bị can biết.
Điều 134. Giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung.
Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành.
1- Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
2- Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trước khi tiến hành khám nghiệm, điều tra viên phải báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Khi khám nghiệm phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3- Khi khám nghiệm hiện trường, điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
Khi phát hiện tử thi, điều tra viên tiến hành khám nghiệm có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.
Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân. việc khai quật tử thi phải được tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia.
Khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến.
Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
1- Điều tra viên tiến hành xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì trưng cầu giám định pháp y.
2- Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có mặt người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia.
Không được xâm phạm đến nhân phẩm hoặc sức khoẻ của người bị xem xét thân thể.
1- Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, vẽ sơ đồ.
2- Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.
Không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.
1- Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Bộ luật này cũng như khi xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định.
2- Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định đã được quy định tại Điều 44 Bộ luật này.
Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định.
Điều tra viên có quyền tham dự giám định, nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
1- Nội dung kết luận giám định phải ghi rõ: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.
2- Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
1- Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can yêu cầu thì được thông báo về nội dung kết luận giám định.
Bị can được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi vào biên bản.
2- Trong trường hợp cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý do và báo cho bị can biết.
Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung.
Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực