Chương 8 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Cơ quan điều tra và quy định chung về điều tra
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA
Điều 92. Cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra.
Cơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra trong Quân đội và những trường hợp do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra.
2- Cơ quan điều tra trong Quân đội điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
3- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp sau đây, khi Viện trưởng xét thấy cần thiết:
a) Khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
b) Khi tiến hành kiểm sát việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác;
c) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra trong những trường hợp khác.
4- Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
5- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan điều tra do Hội đồng Nhà nước quy định.
Điều 93. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm.
1- Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền:
a) Đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
2- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan và Kiểm lâm do Hội đồng Nhà nước quy định.
Điều 94. Quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên.
1- Thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, truy nã bị can, khám xét, thay đổi điều tra viên trong những trường hợp được Bộ luật này quy định; trực tiếp tiến hành điều tra; ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra.
Điều tra viên được phân công điều tra vụ án có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ luật này quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình.
2- Những quyết định, yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan điều tra, của điều tra viên trong khi tiến hành điều tra vụ án phải được cơ quan, tổ chức và công dân chấp hành.
Điều 95. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 246 và Điều 247 Bộ luật hình sự.
Chỉ được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
Khi cần thiết, cơ quan điều tra có thể uỷ thác cho cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định uỷ thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu cụ thể. Cơ quan điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện nhanh chóng và đầy đủ những việc được uỷ thác.
Việc uỷ thác điều tra giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nước đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của hiệp định đó.
1- Thời hạn điều tra vụ án hình sự không được quá bốn tháng kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra.
2- Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, trong thời hạn mười ngày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra không quá bốn tháng đối với vụ án do cấp dưới hoặc cấp mình điều tra;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng đối với những vụ án do cấp mình điều tra và một lần không quá bốn tháng đối với vụ án do cấp tỉnh và cấp quân khu điều tra;
c) Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn điều tra thêm một lần không quá bốn tháng. Đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm.
3- Khi đã hết thời gian gia hạn điều tra mà không chứng minh được bi can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Điều 98. Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại.
1- Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 140 Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không được quá ba tháng. Việc gia hạn điều tra tiến hành theo thủ tục chung quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật này, nhưng không quá ba tháng.
2- Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không được quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không được quá một tháng. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
3- Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và việc gia hạn điều tra theo thủ tục chung.
Thời hạn điều tra được tính từ khi cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
Điều 99. Giải quyết các yêu cầu của người tham gia tố tụng.
Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát ra quyết định và nêu rõ lý do.
Điều 100. Sự tham dự của người chứng kiến.
Người chứng kiến được mời tham dự hoạt động điều tra trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. ý kiến này được ghi vào biên bản.
Điều 101. Không được tiết lộ bí mật về điều tra.
Điều tra viên, kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật về điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản.
Điều tra viên, kiểm sát viên hoặc người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật về điều tra thì tuỳ trường hợp phải chịu trách nhiệm theo các Điều 92, 93, 222, 223, 262, 263 Bộ luật hình sự.
1- Khi tiến hành điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này.
Người lập biên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vào biên bản. Người tham gia tố tụng cùng ký tên vào biên bản với người lập biên bản.
2- Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3- Nếu người tham gia tố tụng vì nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; người lập biên bản và người chứng kiến cùng ký xác nhận.
Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản.
Cơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra trong Quân đội và những trường hợp do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra.
2- Cơ quan điều tra trong Quân đội điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
3- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp sau đây, khi Viện trưởng xét thấy cần thiết:
a) Khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
b) Khi tiến hành kiểm sát việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác;
c) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra trong những trường hợp khác.
4- Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
5- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan điều tra do Hội đồng Nhà nước quy định.
1- Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền:
a) Đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
2- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan và Kiểm lâm do Hội đồng Nhà nước quy định.
1- Thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, truy nã bị can, khám xét, thay đổi điều tra viên trong những trường hợp được Bộ luật này quy định; trực tiếp tiến hành điều tra; ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra.
Điều tra viên được phân công điều tra vụ án có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ luật này quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình.
2- Những quyết định, yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan điều tra, của điều tra viên trong khi tiến hành điều tra vụ án phải được cơ quan, tổ chức và công dân chấp hành.
Có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 246 và Điều 247 Bộ luật hình sự.
Chỉ được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
Khi cần thiết, cơ quan điều tra có thể uỷ thác cho cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định uỷ thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu cụ thể. Cơ quan điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện nhanh chóng và đầy đủ những việc được uỷ thác.
Việc uỷ thác điều tra giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nước đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của hiệp định đó.
1- Thời hạn điều tra vụ án hình sự không được quá bốn tháng kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra.
2- Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, trong thời hạn mười ngày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra không quá bốn tháng đối với vụ án do cấp dưới hoặc cấp mình điều tra;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng đối với những vụ án do cấp mình điều tra và một lần không quá bốn tháng đối với vụ án do cấp tỉnh và cấp quân khu điều tra;
c) Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn điều tra thêm một lần không quá bốn tháng. Đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm.
3- Khi đã hết thời gian gia hạn điều tra mà không chứng minh được bi can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
1- Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 140 Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không được quá ba tháng. Việc gia hạn điều tra tiến hành theo thủ tục chung quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật này, nhưng không quá ba tháng.
2- Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không được quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không được quá một tháng. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
3- Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và việc gia hạn điều tra theo thủ tục chung.
Thời hạn điều tra được tính từ khi cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát ra quyết định và nêu rõ lý do.
Người chứng kiến được mời tham dự hoạt động điều tra trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. ý kiến này được ghi vào biên bản.
Điều tra viên, kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật về điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản.
Điều tra viên, kiểm sát viên hoặc người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật về điều tra thì tuỳ trường hợp phải chịu trách nhiệm theo các Điều 92, 93, 222, 223, 262, 263 Bộ luật hình sự.
1- Khi tiến hành điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này.
Người lập biên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vào biên bản. Người tham gia tố tụng cùng ký tên vào biên bản với người lập biên bản.
2- Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3- Nếu người tham gia tố tụng vì nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; người lập biên bản và người chứng kiến cùng ký xác nhận.
Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực