Chương 14 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Kiểm sát điều tra. Quyết định việc truy tố
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA. QUYẾT ĐỊNH VIỆC TRUY TỐ
Điều 141. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra.
1- Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, bảo đảm việc điều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Viện kiểm sát phải kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra và đề ra biện pháp khắc phục.
2- Viện kiểm sát có nhiệm vụ:
a) Áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật này quy định để mọi hành vi phạm tội đều phải được điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội;
b) Bảo đảm không để một người nào bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;
c) Bảo đảm hoạt động điều tra phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này. Trong việc điều tra phải thu thập cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, làm rõ những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can và tìm ra những nguyên nhân, điều kiện phạm tội;
d) Bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can là có căn cứ và hợp pháp.
3- Viện kiểm sát có quyền:
a) Kiểm sát việc khởi tố, tự mình khởi tố vụ án hình sự và chuyển đến cơ quan điều tra để yêu cầu tiến hành điều tra; trực tiếp điều tra trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 92 Bộ luật này;
b) Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định của cơ quan điều tra đã được quy định tại Bộ luật này;
c) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can;
d) Đề ra yêu cầu điều tra, trả lại hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung; yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về tội phạm và việc làm vi phạm pháp luật của điều tra viên, nếu có;
đ) Kiểm sát việc khám xét, khám nghiệm, việc hỏi cung bị can và các hoạt động điều tra khác của cơ quan điều tra; trực tiếp hỏi cung bị can khi thấy cần thiết;
e) Quyết định truy tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, chuyển vụ án, huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của các cơ quan điều tra;
g) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra.
4- Các cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Đối với những yêu cầu và quyết định quy định tại các điểm b, c, e khoản 3 Điều này, nếu không nhất trí, cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét và quyết định. Trong thời hạn hai mươi ngày, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xét và giải quyết đề nghị của cơ quan điều tra.
Điều 142. Quyết định của Viện kiểm sát sau khi kết thúc điều tra.
1- Trong thời hạn không quá ba mươi ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng;
b) Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể gia hạn thêm nhưng không quá ba mươi ngày.
Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can và người bào chữa biết những quyết định nói trên. Bản cáo trạng, quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra phải được giao cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép những điều cần thiết và đề xuất yêu cầu.
2- Trong trường hợp bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam để điều tra đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng thì Viện kiểm sát có thể ra lệnh tạm giam, nhưng không được quá ba mươi ngày.
3- Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày kể từ khi ra quyết định, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và quyết định truy tố đến Toà án.
1- Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.
2- Người lập bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và ký vào bản cáo trạng.
Điều 144. Khiếu nại đối với hoạt động của điều tra viên, kiểm sát viên.
1- Khiếu nại đối với hoạt động của điều tra viên được gửi đến cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp.
Khiếu nại đối với hoạt động của kiểm sát viên được gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát đó hoặc Viện kiểm sát cấp trên. Nếu khiếu nại bằng miệng thì phải lập biên bản có chữ ký của người khiếu nại và người nhận khiếu nại.
2- Khiếu nại phải được giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ khi nhận được khiếu nại. Trong trường hợp bác bỏ khiếu nại phải nêu rõ lý do.
1- Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, bảo đảm việc điều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Viện kiểm sát phải kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra và đề ra biện pháp khắc phục.
2- Viện kiểm sát có nhiệm vụ:
a) Áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật này quy định để mọi hành vi phạm tội đều phải được điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội;
b) Bảo đảm không để một người nào bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;
c) Bảo đảm hoạt động điều tra phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này. Trong việc điều tra phải thu thập cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, làm rõ những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can và tìm ra những nguyên nhân, điều kiện phạm tội;
d) Bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can là có căn cứ và hợp pháp.
3- Viện kiểm sát có quyền:
a) Kiểm sát việc khởi tố, tự mình khởi tố vụ án hình sự và chuyển đến cơ quan điều tra để yêu cầu tiến hành điều tra; trực tiếp điều tra trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 92 Bộ luật này;
b) Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định của cơ quan điều tra đã được quy định tại Bộ luật này;
c) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can;
d) Đề ra yêu cầu điều tra, trả lại hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung; yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về tội phạm và việc làm vi phạm pháp luật của điều tra viên, nếu có;
đ) Kiểm sát việc khám xét, khám nghiệm, việc hỏi cung bị can và các hoạt động điều tra khác của cơ quan điều tra; trực tiếp hỏi cung bị can khi thấy cần thiết;
e) Quyết định truy tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, chuyển vụ án, huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của các cơ quan điều tra;
g) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra.
4- Các cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Đối với những yêu cầu và quyết định quy định tại các điểm b, c, e khoản 3 Điều này, nếu không nhất trí, cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét và quyết định. Trong thời hạn hai mươi ngày, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xét và giải quyết đề nghị của cơ quan điều tra.
1- Trong thời hạn không quá ba mươi ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng;
b) Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể gia hạn thêm nhưng không quá ba mươi ngày.
Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can và người bào chữa biết những quyết định nói trên. Bản cáo trạng, quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra phải được giao cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép những điều cần thiết và đề xuất yêu cầu.
2- Trong trường hợp bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam để điều tra đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng thì Viện kiểm sát có thể ra lệnh tạm giam, nhưng không được quá ba mươi ngày.
3- Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày kể từ khi ra quyết định, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và quyết định truy tố đến Toà án.
1- Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.
2- Người lập bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và ký vào bản cáo trạng.
1- Khiếu nại đối với hoạt động của điều tra viên được gửi đến cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp.
Khiếu nại đối với hoạt động của kiểm sát viên được gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát đó hoặc Viện kiểm sát cấp trên. Nếu khiếu nại bằng miệng thì phải lập biên bản có chữ ký của người khiếu nại và người nhận khiếu nại.
2- Khiếu nại phải được giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ khi nhận được khiếu nại. Trong trường hợp bác bỏ khiếu nại phải nêu rõ lý do.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực