Chương 17 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TOÀ
Điều 159. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục.
1- Toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe lời bào chữa. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà.
2- Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.
Điều 160. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm.
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.
Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.
Thẩm phán chủ toạ phiên toà điều khiển và giữ kỷ luật phiên toà.
Điều 161. Thay thế thành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt
1- Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2- Trong quá trình xét xử, nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Toà án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết. Thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết phải có mặt tại phiên toà từ đầu thì mới được tham gia xét xử.
3- Trong trường hợp không có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Điều 162. Sự có mặt của bị cáo tại phiên toà.
1- Bị cáo phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2- Toà án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà;
c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.
Điều 163. Giám sát bị cáo tại phiên toà.
1- Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên toà chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ toạ phiên toà.
2- Bị cáo không bị tạm giam phải có mặt tại phiên toà trong suốt thời gian xử án.
Điều 164. Sự có mặt của kiểm sát viên.
1- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên toà.
2- Nếu kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Điều 165. Sự có mặt của người bào chữa.
Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên toà. Nếu người bào chữa vắng mặt, nhưng có gửi trước bản bào chữa thì Toà án vẫn mở phiên toà xét xử.
Trong trường hợp người bào chữa quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật này vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà.
Điều 166. Sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ.
1- Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2- Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 167. Sự có mặt của người làm chứng.
Người làm chứng tham gia phiên toà để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở cơ quan điều tra thì chủ toạ phiên toà công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Điều 168. Sự có mặt của người giám định.
1- Người giám định tham gia phiên toà khi được Toà án triệu tập.
2- Nếu người giám định vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Điều 169. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố hoặc định tội danh nhẹ hơn tại phiên toà.
Tại phiên toà, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội danh nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án.
Điều 170. Giới hạn của việc xét xử.
Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử.
1- Trước khi bắt đầu phiên toà, thư ký phải phổ biến nội quy phiên toà.
2- Mọi người ở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà.
3- Mọi người ở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Chỉ những người được Toà án triệu tập để xét hỏi mới được phát biểu và người nào muốn phát biểu phải được chủ toạ phiên toà cho phép. Người phát biểu phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ được chủ toạ phiên toà cho phép ngồi để phát biểu.
4- Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Toà án triệu tập để xét hỏi.
Điều 172. Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà.
Những người vi phạm trật tự phiên toà thì tuỳ trường hợp, có thể bị chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.
Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà và thi hành lệnh của chủ toạ phiên toà về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên toà.
Điều 173. Việc ra bản án và các quyết định của Toà án.
1- Bản án của Toà án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2- Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, thư ký phiên toà; chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được viết thành văn bản.
3- Quyết định về vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.
1- Biên bản phiên toà phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên toà và mọi diễn biến ở phiên toà từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án.
2- Những câu hỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản.
3- Sau khi kết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùng với thư ký phiên toà ký vào biên bản đó.
4- Bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận.
1- Toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe lời bào chữa. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà.
2- Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.
Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.
Thẩm phán chủ toạ phiên toà điều khiển và giữ kỷ luật phiên toà.
1- Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2- Trong quá trình xét xử, nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Toà án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết. Thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết phải có mặt tại phiên toà từ đầu thì mới được tham gia xét xử.
3- Trong trường hợp không có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
1- Bị cáo phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2- Toà án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà;
c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.
1- Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên toà chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ toạ phiên toà.
2- Bị cáo không bị tạm giam phải có mặt tại phiên toà trong suốt thời gian xử án.
1- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên toà.
2- Nếu kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
1- Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2- Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
Người làm chứng tham gia phiên toà để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở cơ quan điều tra thì chủ toạ phiên toà công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Tại phiên toà, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội danh nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án.
Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử.
1- Trước khi bắt đầu phiên toà, thư ký phải phổ biến nội quy phiên toà.
2- Mọi người ở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà.
3- Mọi người ở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Chỉ những người được Toà án triệu tập để xét hỏi mới được phát biểu và người nào muốn phát biểu phải được chủ toạ phiên toà cho phép. Người phát biểu phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ được chủ toạ phiên toà cho phép ngồi để phát biểu.
4- Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Toà án triệu tập để xét hỏi.
Những người vi phạm trật tự phiên toà thì tuỳ trường hợp, có thể bị chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.
Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà và thi hành lệnh của chủ toạ phiên toà về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên toà.
1- Bản án của Toà án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2- Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, thư ký phiên toà; chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được viết thành văn bản.
3- Quyết định về vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.
1- Biên bản phiên toà phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên toà và mọi diễn biến ở phiên toà từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án.
2- Những câu hỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản.
3- Sau khi kết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùng với thư ký phiên toà ký vào biên bản đó.
4- Bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận.