Chương 10 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại đối chất và nhận dạng
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI BỊ HẠI ĐỐI CHẤT VÀ NHẬN DẠNG
Điều 109. Triệu tập người làm chứng.
1- Giấy triệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
2- Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ.
Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
3- Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ.
Điều 110. Lấy lời khai của người làm chứng.
1- Có thể lấy lời khai người làm chứng tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại chỗ ở của người đó.
2- Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
3- Trước khi lấy lời khai, điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ. Việc này phải được ghi vào biên bản.
4- Trước khi hỏi về nội dung vụ án, điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân người làm chứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau dó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.
5- Khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ, người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.
Điều 111. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng.
Biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải được lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này.
Điều 112. Lấy lời khai của người bị hại.
Việc lấy lời khai của người bị hại được tiến hành theo quy định tại các Điều 109, 110 và 111 Bộ luật này.
1- Trong trường hợp có sự mâu thuẵn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì điều tra viên tiến hành đối chất.
2- Nếu có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản.
3- Khi bắt đầu đối chất, điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẵn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải được ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lần trước của họ.
4- Biên bản đối chất phải lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này.
1- Khi cần thiết, điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can nhận dạng.
Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.
2- Số người, vật hoặc ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và về bề ngoài phải tương tự giống nhau. Đối với việc nhận dạng tử thi thì không thể áp dụng nguyên tắc này.
Trong trường hợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói.
3- Nếu nhân chứng hay người bị hại là người nhận dạng, thì trước khi tiến hành, điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc giải thích đó phải được ghi vào biên bản.
4- Trong khi tiến hành nhận dạng, điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật, hay ảnh đó.
Việc tiến hành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến.
5- Biên bản nhận dạng phải được lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này. Trong biên bản cần ghi rõ nhân thân của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; những đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng.
1- Giấy triệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
2- Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ.
Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
3- Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ.
1- Có thể lấy lời khai người làm chứng tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại chỗ ở của người đó.
2- Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
3- Trước khi lấy lời khai, điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ. Việc này phải được ghi vào biên bản.
4- Trước khi hỏi về nội dung vụ án, điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân người làm chứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau dó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.
5- Khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ, người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.
1- Trong trường hợp có sự mâu thuẵn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì điều tra viên tiến hành đối chất.
2- Nếu có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản.
3- Khi bắt đầu đối chất, điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẵn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải được ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lần trước của họ.
4- Biên bản đối chất phải lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này.
1- Khi cần thiết, điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can nhận dạng.
Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.
2- Số người, vật hoặc ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và về bề ngoài phải tương tự giống nhau. Đối với việc nhận dạng tử thi thì không thể áp dụng nguyên tắc này.
Trong trường hợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói.
3- Nếu nhân chứng hay người bị hại là người nhận dạng, thì trước khi tiến hành, điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc giải thích đó phải được ghi vào biên bản.
4- Trong khi tiến hành nhận dạng, điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật, hay ảnh đó.
Việc tiến hành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến.
5- Biên bản nhận dạng phải được lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này. Trong biên bản cần ghi rõ nhân thân của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; những đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực