Chương 26 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Thi hành hình phạt tù và các hình phạt khác
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ CÁC HÌNH PHẠT KHÁC
Điều 230. Thi hành án phạt tù.
1- Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của thân nhân người bị kết án, cơ quan công an phải cho phép người bị kết án gặp thân nhân trước khi thi hành án.
Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt.
2- Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt ở cơ quan công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.
3- Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quan công an phải báo cho Toà án biết việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.
Điều 231. Hoãn thi hành án phạt tù.
Đối với người bị kết án đang được tại ngoại, Chánh án Toà án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan công an hoặc người bị kết án, cho hoãn chấp hành hình phạt trong những trường hợp sau đây:
1- Người bị kết án bị ốm nặng được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi sức khoẻ phục hồi;
2- Người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ thì được hoãn chấp hành hình phạt từ ba tháng đến một năm;
3- Người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc biệt khó khăn, thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt đến một năm, trừ trường hợp là phần tử nguy hiểm cho xã hội hoặc bị kết án về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội nghiêm trọng khác;
4- Quân nhân bị kết án về một tội ít nghiêm trọng, nếu do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà được người chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên đề nghị thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt từ sáu tháng đến một năm.
Điều 232. Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.
1- Theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án có thể cho người bị kết án không phải là phần tử nguy hiểm được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại các điểm 1, 2 và 4 Điều 231 Bộ luật này. Việc tạm đình chỉ để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm phải do Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
2- Thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt không tính vào thời gian chấp hành hình phạt.
Điều 233. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
1- Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ.
2- Nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc định trốn thì Chánh án Toà án đã cho hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án huỷ quyết định đó và ra lệnh bắt họ chấp hành hình phạt.
Điều 234. Thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ và cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội.
1- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo và người bị kết án cải tạo không giam giữ được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc để giám sát, giáo dục.
2- Người bị kết án cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội được giao cho đơn vị kỷ luật của quân đội.
Điều 235. Thi hành hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú.
Đối với người bị phạt quản chế thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú để thi hành hình phạt quản chế. Người bị phạt cấm cư trú thì không được về những địa phương bị cấm cư trú mà phải đến ở nơi khác.
Điều 236. Thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.
Quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi cho chấp hành viên và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.
Việc tịch thu tài sản được tiến hành theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự.
1- Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của thân nhân người bị kết án, cơ quan công an phải cho phép người bị kết án gặp thân nhân trước khi thi hành án.
Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt.
2- Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt ở cơ quan công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.
3- Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quan công an phải báo cho Toà án biết việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.
Đối với người bị kết án đang được tại ngoại, Chánh án Toà án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan công an hoặc người bị kết án, cho hoãn chấp hành hình phạt trong những trường hợp sau đây:
1- Người bị kết án bị ốm nặng được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi sức khoẻ phục hồi;
2- Người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ thì được hoãn chấp hành hình phạt từ ba tháng đến một năm;
3- Người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc biệt khó khăn, thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt đến một năm, trừ trường hợp là phần tử nguy hiểm cho xã hội hoặc bị kết án về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội nghiêm trọng khác;
4- Quân nhân bị kết án về một tội ít nghiêm trọng, nếu do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà được người chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên đề nghị thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt từ sáu tháng đến một năm.
1- Theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án có thể cho người bị kết án không phải là phần tử nguy hiểm được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại các điểm 1, 2 và 4 Điều 231 Bộ luật này. Việc tạm đình chỉ để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm phải do Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
2- Thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt không tính vào thời gian chấp hành hình phạt.
1- Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ.
2- Nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc định trốn thì Chánh án Toà án đã cho hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án huỷ quyết định đó và ra lệnh bắt họ chấp hành hình phạt.
1- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo và người bị kết án cải tạo không giam giữ được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc để giám sát, giáo dục.
2- Người bị kết án cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội được giao cho đơn vị kỷ luật của quân đội.
Đối với người bị phạt quản chế thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú để thi hành hình phạt quản chế. Người bị phạt cấm cư trú thì không được về những địa phương bị cấm cư trú mà phải đến ở nơi khác.
Quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi cho chấp hành viên và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.
Việc tịch thu tài sản được tiến hành theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực