Chương 19 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trước khi tiến hành xét hỏi, kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổ sung, nếu có.
1- Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.
2- Khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến các hội thẩm nhân dân, sau đó đến kiểm sát viên, người bào chữa. Những người tham gia phiên toà cũng có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.
3- Trong khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.
Điều 182. Công bố những lời khai tại cơ quan điều tra.
1- Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử và kiểm sát viên không được nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra, trước khi họ khai tại phiên toà về những tình tiết của vụ án.
2- Chỉ được công bố những lời khai tại cơ quan điều tra trong những trường hợp sau đây:
a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên toà có mâu thuẵn với lời khai của họ tại cơ quan điều tra;
b) Người được xét hỏi không khai tại phiên toà;
c) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
1- Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ toạ phiên toà phải cách ly họ. Trong trường hợp này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
2- Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.
3- Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng.
Điều 184. Hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.
Điều 185. Hỏi người làm chứng.
1- Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.
2- Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ toạ phiên toà yêu cầu họ trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.
3- Nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ toạ phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
4- Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
1- Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên toà.
Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với kiểm sát viên và những người tham gia phiên toà đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được.
2- Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm họ về những vấn đề có liên quan đến vật chứng.
Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với kiểm sát viên và những người tham gia phiên toà đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo thủ tục chung.
Điều 188. Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét hoặc báo cáo của các cơ quan, tổ chức.
Nhận xét, báo cáo của cơ quan hoặc tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan hoặc tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan hoặc tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét hoặc báo cáo tại phiên toà.
Các tài liệu đã có trong hồ sơ hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên toà.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.
Điều 189. Hỏi người giám định.
1- Người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định.
2- Tại phiên toà, người giám định có quyền giải thích, bổ sung trên cơ sở kết luận giám định.
3- Nếu người giám định vắng mặt thì chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định.
4- Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẵn trong kết luận giám định.
5- Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ toạ phiên toà hỏi kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên toà xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ toạ phiên toà quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
Trước khi tiến hành xét hỏi, kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổ sung, nếu có.
1- Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.
2- Khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến các hội thẩm nhân dân, sau đó đến kiểm sát viên, người bào chữa. Những người tham gia phiên toà cũng có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.
3- Trong khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.
1- Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử và kiểm sát viên không được nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra, trước khi họ khai tại phiên toà về những tình tiết của vụ án.
2- Chỉ được công bố những lời khai tại cơ quan điều tra trong những trường hợp sau đây:
a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên toà có mâu thuẵn với lời khai của họ tại cơ quan điều tra;
b) Người được xét hỏi không khai tại phiên toà;
c) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
1- Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ toạ phiên toà phải cách ly họ. Trong trường hợp này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
2- Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.
3- Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.
1- Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.
2- Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ toạ phiên toà yêu cầu họ trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.
3- Nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ toạ phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
4- Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
1- Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên toà.
Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với kiểm sát viên và những người tham gia phiên toà đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được.
2- Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm họ về những vấn đề có liên quan đến vật chứng.
Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với kiểm sát viên và những người tham gia phiên toà đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo thủ tục chung.
Nhận xét, báo cáo của cơ quan hoặc tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan hoặc tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan hoặc tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét hoặc báo cáo tại phiên toà.
Các tài liệu đã có trong hồ sơ hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên toà.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.
1- Người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định.
2- Tại phiên toà, người giám định có quyền giải thích, bổ sung trên cơ sở kết luận giám định.
3- Nếu người giám định vắng mặt thì chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định.
4- Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẵn trong kết luận giám định.
5- Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ toạ phiên toà hỏi kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên toà xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ toạ phiên toà quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực