Chương 21 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Nghị án và tuyên án
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được để vào hồ sơ.
2- Trong trường hợp kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố vô tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên.
3- Khi nghị án, chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà.
4- Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử.
Điều 197. Trở lại việc xét hỏi và tranh luận.
Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại xét hỏi và tranh luận.
1- Toà án ra bản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2- Trong bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và thư ký phiên toà; họ tên của kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ.
3- Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo vô tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền kháng cáo đối với bản án.
Điều 199. Quyết định yêu cầu sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý.
1- Cùng với việc ra bản án, Toà án ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức đó phải báo cho Toà án biết những biện pháp được áp dụng.
2- Quyết định của Toà án có thể được đọc tại phiên toà cùng với bản án hoặc chỉ gửi riêng cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan.
Khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ toạ phiên toà đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Nếu bị cáo không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết.
Điều 201. Trả tự do cho bị cáo.
Trong những trường hợp sau đây Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên toà cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1- Bị cáo không có tội;
2- Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3- Bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù;
4- Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
5- Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
Điều 202. Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án.
Nếu bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Toà án có thể quyết định bắt giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục gây án.
Chậm nhất là mười lăm ngày sau khi tuyên án, Toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gửi bản sao bản án cho những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
Trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 2 Điều 162 Bộ luật này thì trong thời hạn nói trên bản sao bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án.
1- Chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được để vào hồ sơ.
2- Trong trường hợp kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố vô tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên.
3- Khi nghị án, chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà.
4- Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử.
Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại xét hỏi và tranh luận.
1- Toà án ra bản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2- Trong bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và thư ký phiên toà; họ tên của kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ.
3- Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo vô tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền kháng cáo đối với bản án.
1- Cùng với việc ra bản án, Toà án ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức đó phải báo cho Toà án biết những biện pháp được áp dụng.
2- Quyết định của Toà án có thể được đọc tại phiên toà cùng với bản án hoặc chỉ gửi riêng cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan.
Khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ toạ phiên toà đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Nếu bị cáo không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết.
Trong những trường hợp sau đây Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên toà cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1- Bị cáo không có tội;
2- Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3- Bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù;
4- Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
5- Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
Nếu bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Toà án có thể quyết định bắt giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục gây án.
Chậm nhất là mười lăm ngày sau khi tuyên án, Toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gửi bản sao bản án cho những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
Trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 2 Điều 162 Bộ luật này thì trong thời hạn nói trên bản sao bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án.