Chương 23 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Xét xử phúc thẩm
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 214. Phạm vi xét xử phúc thẩm.
Toà án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Toà án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án.
Điều 215. Thời hạn xét xử phúc thẩm.
Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu phải xét xử phúc thẩm trong thời hạn không quá ba mươi ngày; Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cáo và Toà án quân sự cấp cao phải xét xử phúc thẩm trong thời hạn không quá sáu mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Điều 216. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai hội thẩm nhân dân.
Điều 217. Những người tham gia phiên toà phúc thẩm.
1- Tại phiên toà phúc thẩm, sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp là bắt buộc; nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên toà.
2- Người bào chữa, người kháng cáo, người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị phải được tham gia phiên toà; nếu họ vắng mặt mà có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.
3- Sự tham gia phiên toà của những người khác do Toà án cấp phúc thẩm quyết định, nếu xét thấy sự có mặt của họ là cần thiết.
Điều 218. Bổ sung, xem xét chứng cứ tại Toà án cấp phúc thẩm.
1- Trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên toà, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Toà án bổ sung những chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị cũng có quyền bổ sung chứng cứ mới.
2- Chứng cứ cũ và chứng cứ mới đều phải được xem xét tại phiên toà. Bản án của Toà án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới.
Điều 219. Thủ tục phiên toà phúc thẩm.
Phiên toà phúc thẩm cũng tiến hành như phiên toà sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị.
Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
1- Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
2- Sửa bản án sơ thẩm;
3- Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
4- Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
1- Toà án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho bị cáo;
b) Áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng.
2- Nếu có căn cứ, Toà án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
3- Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Toà án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Toà án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm mức bồi thường thiệt hại.
Điều 222. Huỷ án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại.
1- Toà án cấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm để tiến hành lại tố tụng từ giai đoạn điều tra khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
Nếu thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng thì Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới.
2- Khi huỷ án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm cần ghi rõ lý do của việc huỷ án sơ thẩm.
3- Khi huỷ án sơ thẩm để xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Toà án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điều khoản Bộ luật hình sự và hình phạt mà Toà án cấp sơ thẩm sẽ phải áp dụng.
Điều 223. Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 89 Bộ luật này thì Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án; nếu có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 89 Bộ luật này thì huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Điều 224. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự.
Sau khi Toà án cấp phúc thẩm huỷ án mà vụ án phải điều tra lại hoặc xét xử lại thì cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại và Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục chung.
Điều 225. Phúc thẩm những quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.
1- Đối với những quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc kháng cáo, Toà án cấp phúc thẩm không phải mở phiên toà, nhưng nếu xét cần thì có thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Toà án ra quyết định.
2- Toà án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của vụ án.
3- Khi xét những quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp phúc thẩm có những quyền hạn quy định tại Điều 220 Bộ luật này.
Toà án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Toà án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án.
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai hội thẩm nhân dân.
1- Tại phiên toà phúc thẩm, sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp là bắt buộc; nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên toà.
2- Người bào chữa, người kháng cáo, người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị phải được tham gia phiên toà; nếu họ vắng mặt mà có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.
3- Sự tham gia phiên toà của những người khác do Toà án cấp phúc thẩm quyết định, nếu xét thấy sự có mặt của họ là cần thiết.
1- Trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên toà, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Toà án bổ sung những chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị cũng có quyền bổ sung chứng cứ mới.
2- Chứng cứ cũ và chứng cứ mới đều phải được xem xét tại phiên toà. Bản án của Toà án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới.
Phiên toà phúc thẩm cũng tiến hành như phiên toà sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị.
1- Toà án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho bị cáo;
b) Áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng.
2- Nếu có căn cứ, Toà án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
3- Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Toà án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Toà án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm mức bồi thường thiệt hại.
1- Toà án cấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm để tiến hành lại tố tụng từ giai đoạn điều tra khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
Nếu thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng thì Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới.
2- Khi huỷ án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm cần ghi rõ lý do của việc huỷ án sơ thẩm.
3- Khi huỷ án sơ thẩm để xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Toà án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điều khoản Bộ luật hình sự và hình phạt mà Toà án cấp sơ thẩm sẽ phải áp dụng.
Khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 89 Bộ luật này thì Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án; nếu có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 89 Bộ luật này thì huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Sau khi Toà án cấp phúc thẩm huỷ án mà vụ án phải điều tra lại hoặc xét xử lại thì cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại và Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục chung.
1- Đối với những quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc kháng cáo, Toà án cấp phúc thẩm không phải mở phiên toà, nhưng nếu xét cần thì có thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Toà án ra quyết định.
2- Toà án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của vụ án.
3- Khi xét những quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp phúc thẩm có những quyền hạn quy định tại Điều 220 Bộ luật này.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực