Chương 31 Bộ luật tố tụng hình sự 1988: Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Số hiệu: | 7-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/06/1988 | Ngày hiệu lực: | 09/07/1988 |
Ngày công báo: | 15/11/1988 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TỤC VỀ NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này.
Điều 272. Điều tra, truy tố và xét xử.
1- Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng về những vụ án người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của người chưa thành niên.
2- Khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:
a) Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên;
b) Điều kiện sinh sống và giáo dục;
c) Có hay không có những người lớn tuổi xúi giục;
d) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Điều 273. Bắt, tạm giữ, tạm giam.
Nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này thì có thể bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng và theo quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự.
Điều 274. Việc giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên.
1- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo chưa thành niên cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.
2- Những người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo, nếu bị can, bị cáo không tự lựa chọn được. Đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo.
Điều 276. Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội.
1- Đại diện của gia đình bị can, bị cáo, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức xã hội khác nơi bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.
2- Trong trường hợp cần thiết, việc hỏi cung bị can tại cơ quan điều tra phải có mặt đại diện của gia đình bị can. Đại diện gia đình có thể hỏi bị can nếu được điều tra viên đồng ý, được trình bày chứng cứ, đưa ra yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.
3- Tại phiên toà xét xử phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường hoặc tổ chức xã hội.
1- Thành phần Hội đồng xét xử phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể quyết định xét xử kín.
2- Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Toà án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự.
Điều 278. Chấp hành hình phạt tù.
1- Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định.
Không được giam chung người chưa thành niên với người thành niên.
2- Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hoá trong thời gian chấp hành hình phạt tù.
3- Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ 18 tuổi thì phải chuyển người đó sang chế độ giam người đã thành niên.
4- Đối với người chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về sống bình thường trong xã hội.
Điều 279. Chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp và giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Người chưa thành niên bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp hoặc được giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện quy định tại các Điều 61, 62 hoặc 66 Bộ luật hình sự.
Việc xoá án đối với người chưa thành niên phạm tội được tiến hành theo thủ tục chung khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 67 Bộ luật hình sự.
Thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này.
1- Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng về những vụ án người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của người chưa thành niên.
2- Khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:
a) Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên;
b) Điều kiện sinh sống và giáo dục;
c) Có hay không có những người lớn tuổi xúi giục;
d) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
1- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo chưa thành niên cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.
2- Những người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo, nếu bị can, bị cáo không tự lựa chọn được. Đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo.
1- Đại diện của gia đình bị can, bị cáo, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức xã hội khác nơi bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.
2- Trong trường hợp cần thiết, việc hỏi cung bị can tại cơ quan điều tra phải có mặt đại diện của gia đình bị can. Đại diện gia đình có thể hỏi bị can nếu được điều tra viên đồng ý, được trình bày chứng cứ, đưa ra yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.
3- Tại phiên toà xét xử phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường hoặc tổ chức xã hội.
1- Thành phần Hội đồng xét xử phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể quyết định xét xử kín.
2- Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Toà án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự.
1- Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định.
Không được giam chung người chưa thành niên với người thành niên.
2- Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hoá trong thời gian chấp hành hình phạt tù.
3- Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ 18 tuổi thì phải chuyển người đó sang chế độ giam người đã thành niên.
4- Đối với người chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về sống bình thường trong xã hội.
Người chưa thành niên bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp hoặc được giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện quy định tại các Điều 61, 62 hoặc 66 Bộ luật hình sự.