Chương XVI Bộ luật Hàng hải 2005: Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật Hàng hải Việt Nam - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hàng hải số 40/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định cho phép các tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội địa. Đối với trường hợp cho phép tàu nước ngoài được vận chuyển hành khách từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại thì Cảng vụ Hàng hải là cấp có thẩm quyền quyết định... Liên quan đến phân loại cảng biển, bộ luật đã căn cứ vào tính chất, quy mô và tầm quan trọng để phân chia thành cảng biển loại I, loại II và loại III, với loại I là "cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn, phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc liên vùng"... Việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển, luật chỉ quy định nguyên tắc, Chính phủ sẽ căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ để quy định cụ thể... Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch... Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng.
Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ hoặc đường sắt thuộc cùng một hành trình đường biển.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản.
Đối tượng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hoá, tiền cước vận chuyển hàng hoá, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hoá, các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được bảo đảm bằng tàu, hàng hoá hoặc tiền cước vận chuyển.
1. Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có quyền lợi đối với đối tượng bảo hiểm trong một hành trình đường biển.
2. Người có quyền lợi trong một hành trình đường biển khi có bằng chứng chứng minh là có liên quan đến hành trình này hoặc bất kỳ đối tượng có thể bảo hiểm nào gặp rủi ro trong hành trình mà hậu quả là người đó thu được lợi nhuận khi đối tượng bảo hiểm đến cảng an toàn hoặc không thu được lợi nhuận khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, hư hỏng, bị lưu giữ hoặc phát sinh trách nhiệm.
3. Người được bảo hiểm phải có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất và có thể không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Khi đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm theo điều kiện có tổn thất hoặc không có tổn thất thì người được bảo hiểm vẫn có thể được bồi thường mặc dù sau khi tổn thất xảy ra mới có quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp người được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra, còn người bảo hiểm không biết việc đó.
Trường hợp người được bảo hiểm không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất thì không thể có được quyền đó bằng bất kỳ hành động hay sự lựa chọn nào sau khi người được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra.
4. Trường hợp người mua hàng đã mua bảo hiểm cho hàng hoá thì có quyền lợi bảo hiểm mặc dù có thể đã từ chối nhận hàng hoặc đã xử lý hàng hoá đó như đối với hàng hoá thuộc rủi ro của người bán hàng do giao hàng chậm hoặc vì những lý do khác.
1. Người bảo hiểm có thể tái bảo hiểm đối tượng bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm cho người khác.
2. Hợp đồng tái bảo hiểm độc lập với hợp đồng bảo hiểm gốc, người bảo hiểm gốc vẫn phải chịu trách nhiệm đối với người được bảo hiểm.
1. Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải.
2. Đơn bảo hiểm có thể cấp theo các hình thức sau đây:
a) Đơn bảo hiểm chuyến là đơn bảo hiểm cấp cho đối tượng bảo hiểm từ một địa điểm này đến một hoặc nhiều địa điểm khác;
b) Đơn bảo hiểm thời hạn là đơn bảo hiểm cấp cho đối tượng bảo hiểm trong một thời gian nhất định;
c) Đơn bảo hiểm định giá là đơn bảo hiểm trong đó người bảo hiểm đồng ý trước giá trị của đối tượng bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm, phù hợp với giá trị được bảo hiểm và được sử dụng khi giải quyết bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc bồi thường tổn thất bộ phận.
Việc xác định tổn thất toàn bộ ước tính phải căn cứ vào giá trị ghi trong hợp đồng và quy định tại khoản 1 Điều 254 của Bộ luật này, trừ trường hợp đơn bảo hiểm có thoả thuận khác;
d) Đơn bảo hiểm không định giá là đơn bảo hiểm không ghi giá trị của đối tượng bảo hiểm, nhưng số tiền bảo hiểm phải ghi rõ trong đơn bảo hiểm.
3. Đơn bảo hiểm phải có những nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên người được bảo hiểm hoặc tên người đại diện của người được bảo hiểm;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Điều kiện bảo hiểm;
d) Thời hạn bảo hiểm;
đ) Số tiền bảo hiểm;
e) Nơi, ngày, tháng và giờ cấp đơn;
g) Chữ ký xác nhận của người bảo hiểm.
4. Hình thức và nội dung cơ bản của đơn bảo hiểm được áp dụng đối với giấy chứng nhận bảo hiểm.
1. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả các thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.
2. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đối với người đại diện của người được bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải đương nhiên chấm dứt hiệu lực, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra hoặc không có khả năng xảy ra trong thực tế; trong trường hợp này, người bảo hiểm không phải bồi thường nhưng vẫn có quyền thu phí bảo hiểm theo hợp đồng, trừ trường hợp trước khi giao kết, người bảo hiểm đã biết về sự kiện đó.
1. Trường hợp người được bảo hiểm cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 229 của Bộ luật này thì người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng. Trường hợp người được bảo hiểm không có lỗi trong việc khai báo không chính xác hoặc không khai báo theo quy định tại Điều 229 của Bộ luật này thì người bảo hiểm không có quyền chấm dứt hợp đồng, nhưng có quyền thu thêm phí bảo hiểm ở mức hợp lý.
2. Trước khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu, người được bảo hiểm có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hải, nhưng phải trả cho người bảo hiểm các chi phí hành chính và người bảo hiểm phải hoàn trả phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm.
3. Người bảo hiểm và người được bảo hiểm không được chấm dứt hợp đồng sau khi trách nhiệm bảo hiểm đã bắt đầu, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng.
Trường hợp trong hợp đồng có thoả thuận về việc hợp đồng có thể bị chấm dứt sau khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu và người được bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì người bảo hiểm có quyền thu phí kể từ ngày trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu cho đến ngày chấm dứt hợp đồng và việc hoàn phí được tính tương ứng với thời gian còn lại. Trường hợp người bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì phí bảo hiểm của thời gian còn lại được hoàn trả cho người được bảo hiểm kể từ ngày yêu cầu chấm dứt đến ngày hết hạn hợp đồng.
4. Các quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp người được bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hoá và hợp đồng bảo hiểm chuyến đối với tàu biển sau khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu.
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm và được xác định như sau:
1. Giá trị bảo hiểm của tàu biển là tổng giá trị của tàu biển vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. Giá trị này còn bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu cộng với toàn bộ phí bảo hiểm. Giá trị của tàu biển còn có thể bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi được thoả thuận trong hợp đồng;
2. Giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá thị trường ở nơi và thời điểm bốc hàng cộng với phí bảo hiểm, tiền cước vận chuyển và có thể cả tiền lãi ước tính;
3. Giá trị bảo hiểm tiền cước vận chuyển là tổng số tiền cước vận chuyển cộng với phí bảo hiểm. Trường hợp người thuê vận chuyển mua bảo hiểm cho tiền cước vận chuyển thì tiền cước này được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hoá;
4. Giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm khác, trừ trách nhiệm dân sự, là giá trị của đối tượng bảo hiểm ở nơi và thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm.
1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải kê khai số tiền cần bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm (sau đây gọi là số tiền bảo hiểm).
2. Trường hợp số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm, kể cả các chi phí khác thuộc phạm vi bảo hiểm.
3. Trường hợp số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần tiền vượt quá giá trị bảo hiểm không được thừa nhận.
1. Trường hợp có hai hoặc nhiều đơn bảo hiểm do người được bảo hiểm, người đại diện của người được bảo hiểm giao kết về cùng đối tượng bảo hiểm và cùng một rủi ro hàng hải mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm thì người được bảo hiểm được coi là đã bảo hiểm vượt quá giá trị bằng cách bảo hiểm trùng.
2. Trong trường hợp bảo hiểm trùng quy định tại khoản 1 Điều này thì tất cả những người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi giá trị bảo hiểm và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm.
1. Đơn bảo hiểm hàng hải có thể được chuyển nhượng, trừ trường hợp trong đơn bảo hiểm có thoả thuận về cấm chuyển nhượng. Đơn bảo hiểm có thể chuyển nhượng trước hoặc sau khi tổn thất xảy ra với đối tượng bảo hiểm.
2. Người không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm thì không được chuyển nhượng đơn bảo hiểm.
Đơn bảo hiểm hàng hải có thể chuyển nhượng bằng cách người được bảo hiểm ký bổ sung trên đơn hoặc theo tập quán thương mại.
1. Bảo hiểm bao là loại bảo hiểm trọn gói, được áp dụng đối với đối tượng bảo hiểm là một loại hàng hoá hoặc một số hàng hoá mà người được bảo hiểm gửi đi hoặc nhận được trong một thời hạn nhất định.
2. Người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng hoặc cho từng đơn vị hàng hoá theo yêu cầu của người được bảo hiểm.
1. Người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có nghĩa vụ thông báo ngay cho người bảo hiểm biết sau khi nhận được các thông tin liên quan đến việc gửi hàng hoặc nhận hàng và mỗi lần đều phải thông báo tên tàu biển, tuyến hành trình, hàng hoá và số tiền bảo hiểm, kể cả trường hợp người bảo hiểm nhận được thông báo thì có thể hàng đã được gửi hoặc đã đến cảng trả hàng.
2. Trường hợp người được bảo hiểm cố ý hoặc do cẩu thả mà không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao và vẫn được hưởng phí bảo hiểm tương tự như trong trường hợp hợp đồng được thực hiện.
Các bên có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao với điều kiện phải thông báo cho nhau biết trước chín mươi ngày.
Người được bảo hiểm có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay sau khi ký kết hợp đồng hoặc ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
1. Sau khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết mà có bất kỳ thay đổi nào về rủi ro được bảo hiểm làm tăng mức độ rủi ro thì người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảo hiểm về sự thay đổi đó ngay khi họ biết.
2. Trường hợp người được bảo hiểm vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều này, người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm.
1. Trường hợp xảy ra tổn thất liên quan đến rủi ro hàng hải đã được bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất và bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của người bảo hiểm với người có lỗi gây ra tổn thất. Khi thực hiện nghĩa vụ này, người được bảo hiểm phải thực hiện theo chỉ dẫn hợp lý của người bảo hiểm.
2. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra do người được bảo hiểm quá cẩu thả hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Người bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho người được bảo hiểm mọi chi phí hợp lý và cần thiết do người được bảo hiểm sử dụng để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm; những chi phí để thực hiện các chỉ dẫn của người bảo hiểm quy định tại Điều 242 của Bộ luật này hoặc chi phí xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm và chi phí đóng góp vào tổn thất chung. Các chi phí này phải được bồi hoàn theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
1. Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất là hậu quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm và bồi hoàn những chi phí quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, mặc dù tổng số tiền phải trả cho người được bảo hiểm có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.
2. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất xảy do hành động cố ý hoặc quá cẩu thả của người được bảo hiểm, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh do sơ suất hoặc sai lầm của thuyền trưởng đồng thời cũng là người được bảo hiểm trong việc điều khiển, quản trị tàu và các tổn thất do lỗi của thuyền bộ, hoa tiêu hàng hải.
3. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có thể mở rộng để bồi thường thêm các tổn thất liên quan đến các trách nhiệm trong tai nạn đâm va thì ngoài trách nhiệm bồi thường các tổn thất của đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm còn có trách nhiệm bồi thường tổn thất của người thứ ba, nếu người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tổn thất do tai nạn đâm va, mặc dù tổng số tiền bồi thường có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.
4. Trường hợp xảy ra rủi ro hàng hải thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thì người bảo hiểm có thể bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm để được miễn mọi trách nhiệm khác theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, người bảo hiểm phải thông báo ý định của mình cho người được bảo hiểm trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của người được bảo hiểm về rủi ro hàng hải đã xảy ra và hậu quả của nó; người bảo hiểm không được đòi quyền sở hữu đối tượng bảo hiểm, nếu toàn bộ số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm.
Ngoài việc bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm, người bảo hiểm còn phải bồi hoàn những chi phí nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế tổn thất hoặc để sửa chữa, khôi phục đối tượng bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã chi trước khi nhận được thông báo của người bảo hiểm.
1. Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất xảy ra kế tiếp nhau, mặc dù tổng giá trị tổn thất có thể vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng,
2. Trường hợp đối tượng bảo hiểm bị tổn thất bộ phận mà vẫn chưa được sửa chữa hoặc bồi thường và tiếp sau đó lại xảy ra tổn thất toàn bộ thì người được bảo hiểm chỉ được bồi thường tổn thất toàn bộ.
3. Những quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không loại trừ trách nhiệm của người bảo hiểm đối với việc bồi hoàn chi phí liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 244 của Bộ luật này.
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, khi bảo hiểm tàu biển và tiền cước vận chuyển, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu biển không đủ khả năng an toàn đi biển vào lúc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp tàu biển có khuyết tật ẩn tỳ hoặc khi xảy ra các tình huống không thể tránh khỏi mặc dù người được bảo hiểm đã có sự quan tâm thích đáng;
b) Bốc lên tàu biển các chất hoặc vật liệu dễ nổ, dễ cháy hoặc những hàng hoá nguy hiểm khác không phù hợp với những quy định về việc vận chuyển loại hàng hoá này, nếu người được bảo hiểm biết nhưng người bảo hiểm không biết.
2. Trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, khi bảo hiểm hàng hoá, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Tính chất tự nhiên của hàng hoá;
b) Hàng hoá rò rỉ, hao hụt hoặc hao mòn tự nhiên;
c) Đóng gói không đúng quy cách hoặc không thích hợp;
d) Chậm trễ trong việc cung ứng hàng hoá.
3. Trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh hoặc những hoạt động quân sự với bất kỳ tính chất nào và hậu quả của nó; bị cưỡng đoạt; gây rối; đình công hoặc những tổn thất xảy ra do hành động trưng thu, trưng dụng, trưng mua, bắt giữ, phá huỷ tàu biển hoặc hàng hoá theo mệnh lệnh quân sự hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền truy đòi người có lỗi gây ra tổn thất đó (sau đây gọi là người thứ ba) trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo quy định đối với người được bảo hiểm.
1. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng và phải áp dụng những biện pháp cần thiết để người bảo hiểm có thể thực hiện quyền truy đòi người thứ ba.
2. Trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có lỗi làm cho quyền truy đòi của người bảo hiểm không thể thực hiện được thì người bảo hiểm được miễn trả toàn bộ tiền bồi thường hoặc được giảm ở mức hợp lý.
3. Trường hợp người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường tổn thất do bên thứ ba trả thì người bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ trả phần tiền chênh lệch giữa số tiền phải bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền mà người được bảo hiểm đã nhận từ người thứ ba.
1. Người bảo hiểm phải ký bảo lãnh đóng góp tổn thất chung trong phạm vi số tiền bảo hiểm trên cơ sở cam kết đóng góp tổn thất chung của người được bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Khi phân bổ tổn thất chung, người được bảo hiểm có nghĩa vụ quan tâm thích đáng các quyền lợi của người bảo hiểm.
1. Người được bảo hiểm có quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm và chuyển cho người bảo hiểm quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến đối tượng bảo hiểm để nhận tiền bồi thường tổn thất toàn bộ, nếu đối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ là không thể tránh khỏi hoặc việc ngăn ngừa tổn thất đó gây ra chi phí quá cao so với giá trị của đối tượng bảo hiểm.
2. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm có thể được áp dụng trong trường hợp tàu biển bị chìm đắm, bị cưỡng đoạt, bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi, chuộc tàu biển là không có hiệu quả kinh tế.
3. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với hàng hoá, kể cả trường hợp chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hoá đến cảng trả hàng là quá cao so với giá thị trường của hàng hoá đó tại cảng trả hàng.
1. Việc thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải được tuyên bố bằng văn bản ghi rõ căn cứ áp dụng quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm.
2. Tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải được gửi cho người bảo hiểm trong thời hạn hợp lý, nhưng không được quá một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người được bảo hiểm biết về các sự kiện làm căn cứ để áp dụng quyền từ bỏ hoặc trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm trong trường hợp tàu biển hoặc hàng hoá bị cưỡng đoạt hoặc bị mất quyền chiếm hữu vì những nguyên nhân khác; sau thời hạn quy định tại khoản này, người được bảo hiểm bị mất quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm, nhưng vẫn có quyền đòi bồi thường tổn thất.
3. Việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm không được kèm theo bất kỳ điều kiện nào; nếu việc từ bỏ đã được chấp nhận thì người bảo hiểm và người được bảo hiểm không được quyền thay đổi quyết định của mình.
Khi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm những thông tin liên quan đến quyền về tài sản đối với đối tượng bảo hiểm, các khoản bảo hiểm và hạn chế khác mà người được bảo hiểm biết.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm biết là chấp nhận hoặc từ chối việc từ bỏ; sau thời hạn này, người bảo hiểm mất quyền từ chối.
2. Quyền và nghĩa vụ liên quan đến đối tượng bảo hiểm được chuyển cho người bảo hiểm ngay sau khi người bảo hiểm thông báo chấp nhận việc từ bỏ; người bảo hiểm có thể không đòi quyền này.
3. Trường hợp việc tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm được thực hiện đúng quy định mà người bảo hiểm không chấp nhận việc từ bỏ thì người được bảo hiểm vẫn có quyền đòi bồi thường.
1. Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất do tàu biển, hàng hoá bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi vượt quá giá trị của tàu biển sau khi sửa chữa hoặc vượt quá giá thị trường của hàng hoá đó tại cảng trả hàng; trong trường hợp này, người được bảo hiểm phải gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến người bảo hiểm trước khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm.
2. Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất do tàu biển, hàng hoá bị phá huỷ, hư hỏng toàn bộ mà không phục hồi được hoặc tàu biển mất tích cùng hàng hoá; trong trường hợp này, người được bảo hiểm có thể đòi người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà không phải tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm.
3. Trường hợp tàu biển mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận được tin cuối cùng về tàu biển trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được tàu biển mất tích sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.
Trường hợp người bảo hiểm đã trả tiền bồi thường mà sau đó tàu biển lại thoát khỏi rủi ro hàng hải thì người bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm tiếp tục sở hữu tàu biển đó và hoàn lại số tiền đã được bồi thường sau khi khấu trừ tiền bồi thường tổn thất bộ phận của tàu biển với điều kiện tổn thất bộ phận đó là hậu quả trực tiếp của rủi ro hàng hải được bảo hiểm.
Khi thanh toán tiền bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm trình bày về sự kiện liên quan, xuất trình các tài liệu, bằng chứng cần thiết cho việc đánh giá sự kiện và mức độ tổn thất.
Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hai năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Article 224.- Contracts of marine insurance
1. A contract of marine insurance is a contract of insurance for maritime perils whereby the insurer undertakes to indemnify the assured, in the manner and under the conditions agreed in it, against marine losses covered by insurance.
Maritime perils mean the perils incidental to the navigation of the sea, including perils of the seas, fires, explosions, war perils, pirates, thieves, attachments, captures, seizures, detentions, jettisons, acquisitions, requisitions, compulsory purchases, illegal acts and similar perils or any other perils as agreed upon in the insurance contract.
2. A contract of marine insurance may be extended in accordance with specific conditions or custom so as to protect the interests of the assured against losses occurring on inland waters or land or railway that may be incidental to a voyage.
3. The contract of marine insurance must be concluded in writing.
Article 225.- Subjects of marine insurance
A subject of marine insurance may be any material interest related to maritime shipping activities and appraisable in terms of money, including seagoing vessel, seagoing vessel in course of building, cargo, freight, passage money for the carriage of passengers, charter-hire, hire and purchase money, expected profit on cargo, commission, general average costs, obligations arising under civil liability and sums of money secured by vessel, cargo or freight.
Article 226.- Identification of insurable interests
1. A person with an insurable interest is a person who is interested in a subject of insurance in a sea voyage.
2. A person is interested in a sea voyage when he/she has grounds to prove that he/she has any relation to the voyage or to any subject of insurance at risk in it, in consequence of which such person may benefit by the safe and due arrival of the subject of insurance, or may not benefit by its loss or by damage to it or by the detention of it, or may incur liability in respect of it.
3. The assured must have interest in the subject of insurance at the time of occurrence of the loss though the assured need to be interested in the subject of insurance when the insurance is effected. When the subject of insurance is insured under the “lost or not lost” condition, the assured may recover although the assured may not have acquired that interest until after the loss occurred, unless the assured was aware of the loss and the insurer was not.
Where the assured has no interest in the subject of insurance at the time of occurrence of the loss, the assured cannot acquire interest by any act or selection after the assured is aware of the loss.
4. Where the buyer of goods has insured them, the buyer shall have an insurable interest, even though the buyer might have rejected the goods or have treated them as at the seller’s risk, by reason of the latter’s delay in making delivery or otherwise.
1. The insurer may reinsure to another insurer the subject of insurance which the insurer has accepted to insure.
2. The contract of reinsurance is independent from the original contract of insurance while the original insurer shall be still responsible to the assured.
Article 228.- Marine policy, insurance certificate
1. At the request of the assured, the insurer shall be obliged to issue to him/her a marine policy or insurance certificate. The marine policy or certificate shall constitute en evidence of the conclusion of the contract of marine insurance.
2. A marine policy may be issued in the following forms:
a. Voyage policy, which is a policy issued to a subject of insurance from one place to another or others;
b. Time policy, which is a policy issued to a subject of insurance for a definite period of time;
c. Valued policy, which is a policy in which the insurer has agreed in advance to the value of the subject of insurance as specified in the policy, which is compatible with the insurable value and shall be used for indemnification for total or partial loss.
Unless the policy otherwise provides, the value specified in the policy and the provisions of Clause 1, Article 254 of this Code shall serve as a basis for determining whether there has been a constructive total loss.
d. Unvalued policy, which is a policy that does not specify the value of the subject of insurance, but, specifies the sum insured.
3. A marine policy should contain the following basic details:
a. The name of the assured, or of the assured’s representative;
b. The subject of insurance;
c. The insurance conditions;
d. The period of time covered by the insurance;
e. The sum insured;
f. The place, date and hour of issue of the policy;
g. The insurer’s signature for certification.
4. The forms and basic details of a marine policy shall apply to insurance certificates.
Article 229.-Obligations of the assured
1. The assured shall be obliged to inform the insurer of all information which the assured has known or should have known in relation to the conclusion of the contract of insurance, and may affect the assessment by the insurer of the possible risk or the decision by the insurer as to whether or not the insurance proposal and the terms of the contract should be accepted, except information which is common knowledge or has been known or should have been known to the insurer.
2. The obligation of the assured specified in Clause 1 of this Article shall be also applied to the assured’s representative.
Article 230.- Automatic invalidation of contracts of marine insurance
A contract of marine insurance shall automatically become invalid if at the time of its conclusion the peril covered by insurance has already occurred or where the possibility of its occurrence does not exist in reality; in this case, the insurer shall not have to indemnify but shall retain the right to the insurance premium as contracted, unless before concluding the contract, the insurer knew about such event.
Article 231.- The right to terminate contracts of marine insurance
1. Where the assured intentionally commits a breach of his/her obligation set out in Article 229 of this Code, the insurer shall have the right to terminate the contract. Where the assured fails to provide information or provides inaccurate information according to the provisions of Article 229 of this Code not due to his/her fault, the insurer shall have no right to terminate the contract, but may request a reasonable increase of the insurance premium.
2. Before the commencement of the insurance liability, the assured may request the termination of the contract of marine insurance, provided that he/she pays the insurer all administrative costs, and the insurer must refund the insurance premium to the assured.
3. The insurer and the assured must not terminate their contract once the insurance liability has commenced, unless otherwise agreed upon in the contract.
Where it is agreed in the contract that the contract may terminate after the insurance liability commences and the assured requests termination of the contract, the insurer shall have the right to the insurance premium from the date of commencement of the insurance liability to the date of termination of the contract, and the refunded premium shall correspond to the remaining time. Where the insure requests termination of the contract, the insurance premium amount of the remaining time shall be refunded to the assured for the period of time from the date of request for termination to the date of expiration of the contract.
4. The provisions of Clause 2 of this Article shall not apply to the case where the assured requests termination of the cargo or voyage policy for the seagoing vessel after the commencement of the insurance liability.
Section 2. INSURABLE VALUE AND SUM ASSURED
Insurable value is the real value of the subject of insurance and determined as follows:
1. The insurable value of the seagoing vessel is its total value at the commencement of the insurance. This value also includes the value of its machinery, equipment, spare parts and stores plus the whole insurance premium amount. The insurable value of the seagoing may also include money advanced for crew’s wages and other disbursements incurred to make the ship fit for the voyage as agreed upon in the policy.
2. The insurable value of the cargo is its value invoiced at the place of loading or its market value at the place and time of loadling plus the insurance premium, the freight and may include the expected profit;
3. The insurable value of the freight is the gross amount of freight plus the insurance premium. Where the charterer has the freight insured, this amount of freight is included in the insurable value of the cargo for insurance;
4. The insurable value of any other subject of insurance, except obligations arising under civil liability, is the value of the subject of insurance at the place and time of the commencement of the insurance, plus the insurance premium.
1. Upon concluding a contract of marine insurance, the assured must declare the sum for which the subject of insurance is insured (hereinafter referred to as the insured sum).
2. Where the insured sum as specified in the contract is lower than the insurable value, the insurer shall be liable for losses in such proportions as the insured amount bears to the insurable value, including other expenses under the insurance.
3. Where the insured sum as specified in the contract exceeds the insurable value, the amount in excess of the insured sum shall not be accepted.
Article 234.- Double insurance
1. Where two or more policies have been concluded by the assured or his/her representative for the same subject of insurance against the same maritime peril for the insured sums which in aggregate exceed the insurable value, the assured shall be deemed to have been overinsured by double insurance.
2. In case of double insurance mentioned in Clause 1 of this Article, all such insurers shall be liable only up to the amount of the insurable value, and within limit of that value each of them shall be liable in proportion to the insured sum accepted by such insurer.
Section 3. TRANSFER OF RIGHTS UNDER CONTRACTS OF MARINE INSURANCE
Article 235.- Transfer of marine policies
1. A marine policy is transferable unless it contains terms expressly prohibiting transfer. It may be transferred either before or after loss of the subject of insurance.
2. A person who has no interest in the subject of insurance shall not be allowed to transfer the policy.
Article 236.- Mode of transfer of marine policies
A marine policy may be transferred by the assured’s endorsement on it according to a commercial practice.
Article 237.- Floating insurance
1. Floating insurance is a package insurance covering the subject of insurance of a kind or some kinds of cargo which the assured will dispatch or receive within a specified period of time.
2. In a contract of floating insurance, the insurer shall be obliged to issue, at the request of the assured , a policy or a certificate of insurance for each shipment or each unit of cargo.
Article 238.- Performance of contracts of floating insurance
1. The assured, who has concluded a contract of floating insurance, shall be obliged to notify to the insurer immediately upon receipt of information concerning the dispatch or receipt of the cargo and to specify each case the name of the seagoing vessel, the route, the cargo and the insured sum, even when the notice reaches the insurer, the cargo may have been dispatched or have arrived at the port of delivery.
2. Where the assured has intentionally or through his negligence failed to fulfil the obligation specified in Clause 1 of this Article, the insurer may terminate the contract while retaining the right to the insurance premium to which he would have been entitled had the contract been properly performed.
Article 239.- Termination of contracts of floating insurance
A contract of floating insurance may be terminated by either party subject to a ninety days’ notice.
Section 5. PERFORMANCE OF CONTRACTS OF MARINE INSURANCE
Article 240.- Payment of insurance premiums
The assured shall be obliged to pay the insurance premium to the insurer immediately after the conclusion of the contract or the issue of the policy or certificate of insurance, unless otherwise agreed by the involved parties.
Article 241.- Notification of increased risks
1. If, after the conclusion of the contract of insurance, there is any change in the insured perils, increasing their degree of risk, the assured shall have to notify the insurer of such change immediately after it is known to him/her.
2. Where the assured violates the provisions of Clause 1 of this Article, the insurer may refuse to indemnify part or the whole of the insured sum.
Article 242.- Obligations of the assured upon the occurrence of loss
1. Where a loss related to the maritime perils insured has occurred, the assured shall be obliged to take all necessary measures to avert the loss or lessen its extent as well as to secure the insurer’s exercise of the right to claim against the parties responsible for the loss. When performing this obligation, the assured must follow the reasonable instructions of the insurer.
2. When the assured intentionally or through gross negligence has failed to perform the obligation mentioned in Clause 1 of this Article, the insurer shall not be liable for losses caused thereby.
Article 243.- The insurer’s liability to refund
The insurer shall have to refund to the assured all reasonable and necessary expenses incurred for the purpose of averting the loss or lessening its extent; expenses incurred in the implementation of the instructions of the insurer as provided for in Article 242 of this Code, or expenses incurred for identifying the cause and extent of the loss within the scope of liability of the insurer, and expenses contributed to the general average. These expenses shall be refunded in such proportion as the insured sum bears to the insurable value.
Article 244.- The insurer’s liability for losses
1. Within the limit of the insured sum, the insurer shall be liable for losses resulting directly from the peril insured and have to refund the expenses as specified in Article 243 of this Code even though the aggregate amount to be paid to the assured may exceed the insured sum.
2. The insurer shall not be liable for losses arising from an intentional fault or a gross negligence of the assured , but still be liable for losses caused by the negligence or fault of the master who is also insured in navigation and management of the vessel as well as losses caused by the fault of another crewman or the maritime pilot.
3. The contract of insurance of ship hull may be extended to compensation for losses occurred in relation to liabilities in a collision, apart from his/her liability to compensate the assured for loss of or damage to the subject of insurance, the insurer shall be responsible for loss of or damage to a third party in the collision for which the assured is liable even though the aggregate amount of indemnity exceeds the insured sum.
4. Where the maritime perils insured under the contract of insurance occur, the insurer may indemnify the assured the total amount insured against the exemption of all other liabilities under the terms agreed in the contract. In this case, the insurer must notify the assured of his/her intention to do so within seven days from the date on which he/she receives the information from the assured about the occurrence of the maritime perils and their consequences; the insurer shall not be entitled to claim the ownership of the subject of insurance if the total insured sum is less than the insurable value.
In addition to the indemnification of the total insured sum, the insurer must also refund expenses incurred for the purpose of averting the loss or lessening is extent, as well as repairing and recovering the subject of insurance, which the assured had paid before he/she received the notice from the insurer.
Article 245.- Indemnification for successive losses
1. The insurer shall be liable for successive losses, even though the aggregate amount of losses may exceed the insured sum, unless otherwise agreed upon in the contract.
2. Where, a partial loss of the subject of insurance that has not been repaired or otherwise made good is followed by a total loss, the assured shall only recover in respect of the total loss.
3. The provisions of Clauses 2 and 2 of this Article shall not relieve the insurer of the liability for refunding the expenses related to the performance of the obligations provided for in Article 244 of this Code.
Article 246.- Exemption of the insurer’s liability
1. Unless otherwise agreed in the contract of insurance, in the insurance of a seagoing vessel and freight, the insurer shall not be liable for losses arising from:
a. The seagoing vessel being not seaworthy at the beginning of the voyage, unless this is due to latent defects of the vessel or caused by circumstances which could not have been prevented in spite of due diligence exercised by the assured.
b. Loading on board the seagoing vessel of explosive or inflammable materials or other dangerous cargoes without compliance with regulations on the carriage of cargoes of that kind, of which the assured was aware but the insurer was not.
2. Unless otherwise agreed in the contract of insurance, in the insurance of the cargo, the insurer shall not be liable for losses arising from:
a. The nature of the cargo;
b. Ordinary leakage, ordinary wear and tear of the cargo;
c. Improper packing of the cargo;
d. Delay in its supply.
3. Unless otherwise agreed in the contract of insurance, the insurer shall not be liable for losses of the subject of insurance arising from war or military activities of any nature and their consequences; from being appropriated; from civil commotion; strikes; or from acquisition, requisition, compulsory purchase, detention or destruction of the seagoing vessel or cargo under military orders or decisions of competent state agencies.
Section 6. TRANSFER OF THE RIGHT TO RECOURSE
Article 247.- Transfer of the right to recourse
After having indemnified the assured, the insurer shall have the right to recourse against the person who is responsible for such loss (hereinafter referred to as the third party) within the amount paid. The insurer shall exercise this right in accordance with the provisions applicable to the assured.
Article 248.- The assured’s obligations in the recourse against the third party
1. The assured shall be obliged to provide the insurer with all information, documents as well as proofs and to take necessary measures to enable the insurer to exercise the right to recourse against the third party.
2. Where the assured fails to perform the obligations specified in Clause 1 of this Article or he/she is at fault that makes the insurer’s right to recourse unexercisable, the insurer shall be exempt from the payment of the whole indemnify or enjoy a reasonable reduction of the payable indemnity.
3. If the assured has received the indemnity for losses from the third party, the insurer shall be obliged to pay only the difference between the indemnity amount according to the contract of insurance and the amount of money the assured received from the third party.
Article 249.- Guarantee for general average contributions
1. The insurer must guarantee for general average contributions within the limit of the insured sum on the basis of the assured’s commitment to general average contributions.
2. When adjusting general average, the assured shall be obliged to pay due attention to the insurer’s interests.
Section 7.- ABANDONMENT OF SUBJECTS OF INSURANCE
Article 250.- The right to abandon the subjects of insurance
1. The assured shall have the right to abandon the subject of insurance and surrender to the insurer of his/her rights and obligations related to the subject of insurance in return for the payment of the indemnity for total loss where the total loss of the subject of insurance is inevitable, or the aversion of such loss would entail expenditure so high in comparison with the value of the subject of insurance.
2. The right to abandon the subject of insurance may be applicable where the seagoing vessel has been sunk, appropriated or damaged in an accident in consequence of which it has become irreparable, or its cost of repair, recovery or redemption is economically inefficient.
3. The right to abandon the subject of insurance provided for in Clause 2 of this Article shall be also applied to cargo, even where the costs of its repair and delivery to the port of delivery would be so high in comparison with its market value at the port of delivery.
Article 251.- The mode and time limit for exercising the right to abandon the subjects of insurance
1. The exercise of the right to abandon the subject of insurance must be declared in writing, stating the grounds for the application of this right.
2. The declaration of the abandonment of the subject of insurance must be sent to the insurer within a reasonable time limit but not exceeding one hundred and eighty days, counting from the date on which the assured has learned of the circumstances used as grounds for the application of this right or within sixty days, counting from the date on which the insurance has expired in cases where the seagoing vessel or cargo has been appropriated or where the right to possession of the vessel or cargo has been lost for other reasons; after the time limit specified in this Clause, the assured shall lose the right to abandon the subject of insurance but shall still have the right to claim the indemnity for the loss.
3. The abandonment of the subject of insurance must be unconditional; if the abandonment has been accepted, neither the insurer nor the assured can change his/her decision.
Article 252.-The assured’s obligations when declaring the abandonment of the subject of insurance
When declaring the abandonment of the subject of insurance, the assured shall be obliged to provide the insurer with information on any proprietary rights related to the subject of insurance and on other insurance amounts and limitations known to the assured.
Article 253.- The time limit for the insurer to accept or refuse to accept the abandonment of the subject of insurance
1. Within thirty days, counting from the date of receipt of the declaration of abandonment of the subject of insurance, the insurer shall be obliged to notify in writing the assured of his/her acceptance or refusal of the abandonment. The insurer shall lose the right to refuse to accept the abandonment after the expiration of this time limit.
2. The rights and obligations related to the subject of insurance shall be transferred to the insurer immediately after he/she notifies that he/she accepts the abandonment; the insurer may not demand these rights.
3. Where the declaration of abandonment of the subject of insurance has been effected as provided for but the insurer refuses to accept the abandonment, the assured shall still retain the right to an indemnity.
Article 254.- Indemnity for total loss
1. A constructive total loss means loss resulting from the damage to the seagoing vessel or cargo whose actual total loss is deemed to be unavoidable or the cost of repairing or recovering the seagoing vessel would exceed the value of the vessel when repaired or exceed the market value of the cargo at the port of delivery; in this case, the assured must send the declaration of abandonment of the subject of insurance to the insurer before demanding the payment of the insured sum.
2. Actual total loss means loss resulting from the total destruction or damage of the seagoing vessel or cargo which renders the vessel or cargo unrecoverable or from the missing of the vessel together with the cargo on board thereof; in this case, the assured may demand from the insurer sum without having to declare abandonment of the subject of insurance.
3. Where the vessel found missing has been insured for a definite period of time, the insurer shall only be liable for the indemnity if he/she has last received the information of the vessel before the expiration of the insurance period. The insurer shall not be liable for the indemnity if he/she proves that the vessel has been found missing after the expiration of the insurance period.
Article 255.- Refund of indemnified amounts
Where the insurer has paid the indemnity, the seagoing vessel then escapes from the maritime peril, he/she shall be entitled to request the assured to continue his/her ownership of the seagoing vessel and refund the indemnity paid after deducting the indemnified amount for partial loss of the seagoing vessel provided that such partial loss is the direct consequence of the maritime peril insured.
Section 8.- SETTLEMENT OF INDEMNITY
Article 256.- Responsibility for settlement of indemnity
In payment of indemnified amounts for the loss of the subject of insurance, the insurer may request the assured to provide him/her with information on relevant circumstances, submit documents and other proofs necessary for assessing the circumstances and the extent of the loss.
Article 257.- Statute of limitations for initiation of lawsuits regarding contracts of marine insurance.
The statute of limitations for initiation of lawsuits regarding contracts of marine insurance is two years as from the date of arising of disputes.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực