Chương I Bộ luật Hàng hải 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.
Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể của Bộ luật này.
2. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải thì áp dụng quy định của Bộ luật này.
1. Bộ luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.
2. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu biển ghé vào ngay sau khi xảy ra tổn thất chung đó.
3. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thuỷ hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.
Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Toà án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.
4. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được trả theo hợp đồng.
1. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải có quyền thoả thuận riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế.
2. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.
3. Trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thoả thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với các quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
1. Hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, quốc phòng, an ninh; bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.
4. Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển môi trường và cảnh quan thiên nhiên bền vững.
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; nâng cao năng lực vận tải của đội tàu biển Việt Nam và chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ hàng hải tiên tiến.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển Việt Nam, kết cấu hạ tầng cảng biển và thực hiện các hoạt động hàng hải khác tại Việt Nam.
1. Tàu biển Việt Nam được ưu tiên vận tải nội địa đối với hàng hoá, hành khách và hành lý.
2. Khi tàu biển Việt Nam không có đủ khả năng vận chuyển thì tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội địa trong các trường hợp sau đây:
a) Vận chuyển hàng hoá siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hoá khác bằng tàu biển chuyên dùng;
b) Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp;
c) Vận chuyển hành khách và hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với những trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng hải.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải tại địa phương.
1. Thanh tra hàng hải thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hàng hải.
2. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra hàng hải thực hiện theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về thanh tra.
1. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Vận chuyển người, hàng hoá, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma tuý trái với quy định của pháp luật.
3. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.
4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm.
5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
6. Gây ô nhiễm môi trường.
7. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc huỷ hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải.
8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải.
10. Các hành vi bị nghiêm cấm khác trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật.
Article 1. – Scope of regulation
1. This Code provides for maritime shipping activities, covering seagoing vessels, crew, seaports, marine navigable channels, ocean shipping, marine navigation safety, marine navigation security, prevention of environmental pollution and other activities related to the use of seagoing vessels for economic, cultural, social, sport, public service and scientific research purposes.
Military vessels, public-duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts, hydroplanes, military ports, fishing ports and inland waterway ports and wharves shall be governed by this Code only in cases where there are relevant specific provisions of this Code.
2. Where the provisions of the Vietnam Maritime Code are different from those of other laws on the same issue relating to maritime shipping activities, the provisions of this Code shall apply.
Article 2. – Subjects of application
1. This Code shall apply to Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individuals involved in maritime shipping activities in Vietnam.
2. In cases where international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Code, the provisions of such international agreements shall apply.
Article 3. – Principle of application of laws in case of conflict of laws
1. Legal relations relating to ownership of property on board seagoing vessels, charterparties, crew employment contracts, contracts of carriage of passengers and luggage, the division of salvage remuneration between the owner and crew of the salving ship, the recovery of property sunk on the high seas or incidents occurring on board seagoing vessels on the high seas, shall be governed by the laws of the flag states.
2. Legal relations relating to general average shall be governed by the law in force in the country of the place where the seagoing vessel calls at immediately after such general average occurs.
3. Legal relations relating to collision, salvage remuneration, or the recovery of property sunk in the internal waters or territorial sea of a country shall be governed by the law of such country.
Legal relations relating to collisions or salvage operations performed on the high seas shall be governed by the law of the country whose arbitration or court is the first to deal with the dispute.
Collisions occurring on the high seas or the internal waters or territorial sea of another country between seagoing vessels of the same nationality shall be governed by the law of the flag state.
4. Legal relations relating to contracts of carriage of cargo shall be governed by the law of the country where the cargo is delivered as contracted.
Article 4. – Right to reach agreement in contracts
1. Parties to contracts relating to maritime shipping may reach separate agreements, which are not restricted by this Code.
2. Parties to contracts relating to maritime shipping at least one of which is a foreign organization or individual may agree to apply foreign laws or international maritime customs to their contractual relations and the choice of an arbitration or a court in either of their countries or in a third country for settlement of their disputes.
3. If its is provided for in this Code or agreed upon by the parties in their contracts, foreign laws may be applied in Vietnam to contractual relations relating to maritime shipping, provided that such laws do not contravene the fundamental principles of Vietnamese law.
Article 5. – Principles of maritime shipping
Maritime shipping must comply with the provisions of this Code, other provisions of Vietnamese law, and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Maritime shipping must ensure marine navigation safety, defense and security; protect the interests, sovereignty, sovereign rights and jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam.
Maritime shipping must comply with the national socio-economic development strategy as well as strategies, plannings and plans for transport for transport development.
Maritime shipping must ensure economic efficiency combined with protection, improvement and development of the environment and natural landscapes in a sustainable manner.
Article 6. – Maritime development policies
The State prioritizes investment in developing seaport infrastructure facilities in service of national or inter-regional socio-economic development; increasing the shipping capacity of Vietnamese fleets, transferring and applying maritime scientific and technological advances.
The State adopts policies to encourage all Vietnamese and foreign organizations and individuals to develop Vietnamese fleets, seaport infrastructure facilities and carry out other maritime shipping activities in Vietnam.
Article 7. – The right to domestic carriage
1. Vietnamese seagoing vessels shall enjoy priority to conduct domestic carriage of cargoes, passengers and luggage.
2. When Vietnamese seagoing vessels are incapable of domestic carriage, foreign seagoing vessels may participate in domestic carriage in the following cases:
a. Carrying extra-long and extra-heavy cargoes or other kinds of cargoes by seagoing vessels exclusively used for this purpose;
b. Preventing, controlling, remedying the consequences of, natural disasters, epidemics or rendering emergency relief;
c. Transporting passengers and luggage from tourist passenger vessels to the land and vice versa
3. The Transport Minister shall decide on the cases specified at Points a and b, Clause 2 of this Article.
Directors of port authorities shall decide on the cases specified at Point c, Clause 2 of this Article.
Article 8. – Responsibilities of state management of maritime shipping
1. The Government performs uniform state management of maritime shipping.
2. The Transport Ministry is responsible to the Government for performing the state management of maritime shipping.
3. Ministries and ministerial – level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Transport Ministry in performing the state management of maritime shipping.
4. People’s Committees at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to perform the state management of maritime shipping in localities.
Article 9. – Maritime inspectorate
1. The maritime inspectorate is attached to the Transport Ministry’s Inspectorate and performs the specialized maritime inspection functions.
2. The organization, functions, tasks and powers of the Maritime Inspectorate shall comply with the provisions of this Code and the provisions of law on inspection.
Article 10. – Prohibited acts in maritime shipping
1. Causing harms or threatening to cause harms to the sovereignty and security of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Carrying persons, cargoes, luggage, weapons, radioactive matters, hazardous wastes and narcotic drugs in contravention of the provisions of law.
3. Intentionally creating obstructions, causing danger to or obstructing navigation.
4. Using, operating seagoing vessels without registration, registry or with expired registration, registry or with forged registration, registry.
5. Refusing to participate in search and rescue at sea even though practical conditions permit.
6. Causing environmental pollution
7. Infringing upon the file, health, honor and dignity of persons on board seagoing vessels; appropriating, intentionally damaging or destroying property on board seagoing vessels; fleeing after causing maritime accidents.
8. Disturbing public order, obstructing or resisting persons on public duty on board seagoing vessels and at seaports.
9. Abusing one’s position and powers to act against regulations on maritime shipping management; tolerating, covering persons committing violations of maritime law.
10. Other prohibited acts in maritime shipping as provided for by law.