Chương II Bộ luật Hàng hải 2005: Tàu biển
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển.
Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá.
1. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam.
3. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.
1. Chủ tàu là người sở hữu tàu biển.
2. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.
1. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:
a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Bộ luật này được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam;
b) Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xoá;
c) Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí.
2. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài.
1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
a) Tàu biển có động cơ với công suất máy chính từ 75 KW trở lên;
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên;
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
1. Tàu biển khi đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
c) Tên gọi riêng được Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp thuận;
d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xoá đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài;
đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.
1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ và khai báo đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến tàu biển đăng ký quy định tại Điều 16 và Điều 19 của Bộ luật này cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
2. Trong trường hợp tàu biển do tổ chức, cá nhân Việt Nam đóng mới, mua, được tặng cho, thừa kế thì chủ tàu có trách nhiệm đăng ký tàu biển chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận tàu tại Việt Nam hoặc từ ngày đưa tàu về đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nếu tàu biển được nhận ở nước ngoài.
3. Chủ tàu có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật.
4. Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu biển đó.
5. Chủ tàu có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam về mọi thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
6. Các quy định tại Điều này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu trần, thuê mua tàu.
1. Chủ tàu biển đang đóng có quyền đăng ký tàu biển đang đóng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng. Giấy chứng nhận này không có giá trị thay thế Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.
2. Tàu biển đang đóng khi đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng;
b) Tàu có tên gọi riêng được Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp thuận;
c) Tàu đã được đặt sống chính.
1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu, nếu có; loại tàu biển và mục đích sử dụng;
b) Cảng đăng ký;
c) Số đăng ký;
d) Thời điểm đăng ký;
đ) Nơi và năm đóng tàu biển;
e) Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;
g) Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;
h) Thời điểm và lý do của việc tạm ngừng hoặc xoá đăng ký.
2. Mọi thay đổi về nội dung đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này cũng phải được ghi rõ vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
1. Tàu biển Việt Nam được xoá đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Bị phá huỷ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt sử dụng lại được;
b) Mất tích;
c) Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam;
d) Không còn tính năng tàu biển;
đ) Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển.
2. Trong các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này, tàu biển đang thế chấp chỉ được xoá đăng ký tàu biển Việt Nam, nếu người nhận thế chấp tàu biển đó chấp thuận.
3. Khi xoá đăng ký tàu biển hoặc xoá đăng ký tàu biển đang đóng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng và cấp Giấy chứng nhận xoá đăng ký.
Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam; trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển tại Việt Nam; trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài; trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Tàu công vụ là tàu biển chuyên dùng để thực hiện các công vụ không vì mục đích thương mại.
Các quy định của Mục này được áp dụng đối với việc đăng ký tàu công vụ.
1. Tàu biển Việt Nam phải được tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền kiểm tra, phân cấp, cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển; quy định và tổ chức thực hiện việc đăng kiểm tàu biển tại Việt Nam.
1. Tàu biển đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức đăng kiểm về chất lượng, an toàn kỹ thuật, phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt và được cấp giấy chứng nhận có liên quan.
2. Tàu biển trong quá trình hoạt động phải chịu sự kiểm tra định kỳ của tổ chức đăng kiểm về chất lượng và an toàn kỹ thuật.
Các quy định của Mục này được áp dụng đối với việc đăng kiểm tàu công vụ.
1. Tàu biển phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển Việt Nam.
2. Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được kéo dài thêm nhiều nhất là chín mươi ngày, nếu tàu biển thực sự không có điều kiện đến nơi được chỉ định để kiểm tra và điều kiện kỹ thuật của tàu biển trong thực tế vẫn bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Thời hạn được kéo dài này kết thúc ngay khi tàu biển đã đến cảng được chỉ định để kiểm tra.
3. Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mất hiệu lực, nếu tàu biển có những thay đổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng tàu biển không bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải có quyền tạm đình chỉ hoạt động của tàu biển, tự mình hoặc yêu cầu tổ chức đăng kiểm Việt Nam kiểm tra kỹ thuật của tàu biển, mặc dù trước đó tàu biển đã được cấp đủ các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
1. Tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải có Giấy chứng nhận dung tích tàu biển do tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đo dung tích tàu biển có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Giấy chứng nhận dung tích tàu biển phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của Giấy chứng nhận dung tích tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam tự mình hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan quyết định tiến hành kiểm tra lại dung tích tàu biển. Trong trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp với Giấy chứng nhận dung tích tàu biển thì chủ tàu phải thanh toán các chi phí liên quan đến việc kiểm tra lại dung tích tàu biển. Trong trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với Giấy chứng nhận dung tích tàu biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự quyết định kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm tra phải chịu chi phí liên quan đến việc kiểm tra lại dung tích tàu biển.
1. Tàu biển Việt Nam chỉ được sử dụng vào mục đích đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam khi cấu trúc, trang thiết bị, các giấy chứng chứng nhận và tài liệu của tàu biển, định biên và khả năng chuyên môn của thuyền bộ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
2. Tàu biển khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
3. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Báo hiệu hàng hải bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến được thiết lập để hướng dẫn cho hoạt động của tàu biển.
4. Trong luồng hàng hải, tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trên các đảo, tại vùng nước có chướng ngại vật và các công trình khác trên biển và vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động, phải thiết lập các báo hiệu hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác.
5. Tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
6. Tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ chỉ được vào hoạt động trong vùng nước cảng biển, nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
1. Tàu biển khi hoạt động tại vùng nước cảng biển, nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của Thanh tra hàng hải và Cảng vụ hàng hải về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc thanh tra, kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo đúng pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến khả năng an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển.
3. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tiến hành thanh tra, kiểm tra tàu biển.
4. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết của tàu biển về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải.
1. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định.
2. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên biển, vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình thì phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết.
3. Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải phải sẵn sàng tổ chức và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn kịp thời đối với người gặp nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn do mình phụ trách và được quyền huy động người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
1. Tai nạn hàng hải là tai nạn do đâm va hoặc các sự cố liên quan đến tàu biển gây hậu quả chết người, mất tích, bị thương, thiệt hại đối với hàng hoá, hành lý, tài sản trên tàu biển, cảng biển và công trình, thiết bị khác, làm cho tàu biển bị hư hỏng, chìm đắm, phá huỷ, cháy, mắc cạn hoặc gây ô nhiễm môi trường.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải; trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.
1. Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của quốc gia nơi thực hiện chuyển quyền sở hữu tàu biển.
2. Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
3. Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu thì toàn bộ tàu biển và tài sản của tàu biển thuộc quyền sở hữu của người nhận quyền sở hữu, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản của tàu biển là các đồ vật, trang thiết bị trên tàu biển mà không phải là các bộ phận cấu thành của tàu biển.
4. Các quy định về chuyển quyền sở hữu tàu biển được áp dụng đối với việc chuyển quyền sở hữu cổ phần tàu biển.
5. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển quyền sở hữu tàu biển dưới hình thức mua, bán.
1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp giữ.
2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho người nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.
4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.
1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của người nhận thế chấp tàu biển.
2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thoả thuận khác.
3. Trường hợp người nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.
4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
6. Trường hợp tàu biển bị tổn thất toàn bộ thì việc thế chấp chấm dứt; người nhận thế chấp được hưởng quyền ưu tiên đối với khoản tiền bồi thường mà người bảo hiểm trả cho việc bồi thường tổn thất toàn bộ của tàu biển.
7. Người nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.
1. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;
b) Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;
c) Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.
2. Việc thế chấp t് biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
3. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu.
4. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí.
1. Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 37 của Bộ luật này được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.
Khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.
2. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 37 của Bộ luật này có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.
3. Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Toà án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
4. Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 37 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện các giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.
5. Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
1. Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển.
2. Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khoẻ con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
3. Khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu, phí cầu cảng và về các loại phí, lệ phí cảng biển khác.
4. Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển.
5. Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
1. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải được ưu tiên giải quyết theo thứ tự các khiếu nại quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; trường hợp khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển phát sinh sau thời điểm các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải khác thì xếp ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải đó.
2. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải trong cùng một khoản quy định tại Điều 37 của Bộ luật này được xếp ngang nhau; trường hợp khoản tiền phân chia không đủ để thanh toán giá trị của mỗi khiếu nại hàng hải thì được giải quyết theo tỷ lệ giá trị giữa các khiếu nại hàng hải đó.
3. Các khiếu nại hàng hải phát sinh từ cùng một sự kiện được coi là phát sinh trong cùng một thời điểm.
4. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển liên quan đến chuyến đi cuối cùng được ưu tiên giải quyết trước các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến các chuyến đi khác.
5. Các khiếu nại hàng hải phát sinh từ cùng một hợp đồng lao động liên quan đến nhiều chuyến đi được giải quyết cùng với các khiếu nại hàng hải liên quan đến chuyến đi cuối cùng.
6. Trong trường hợp khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ quy định tại khoản 4 Điều 37 của Bộ luật này thì khiếu nại hàng hải phát sinh sau được giải quyết trước các khiếu nại hàng hải khác.
1. Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải là một năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
2. Thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Từ ngày kết thúc hoạt động cứu hộ, trong trường hợp để giải quyết tiền công cứu hộ;
b) Từ ngày phát sinh tổn thất, trong trường hợp để giải quyết các tổn thất và thiệt hại gây ra do hoạt động của tàu biển;
c) Từ ngày phải thanh toán, trong trường hợp để giải quyết các khiếu nại hàng hải khác.
3. Quyền cầm giữ hàng hải chấm dứt kể từ khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thanh toán những khoản nợ phát sinh từ các khiếu nại hàng hải liên quan; nếu tiền thanh toán vẫn do thuyền trưởng hoặc người được uỷ quyền thay mặt chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu giữ để thanh toán các khoản nợ liên quan đến các khiếu nại hàng hải đó thì quyền cầm giữ hàng hải vẫn còn hiệu lực.
4. Trong trường hợp Toà án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển trong phạm vi nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại hàng hải thường trú hoặc có trụ sở chính tại Việt Nam thì thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này kết thúc sau ba mươi ngày, kể từ ngày tàu đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nhưng không quá hai năm, kể từ ngày phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
1. Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Toà án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, nhưng không bao gồm việc bắt giữ tàu biển để thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định cưỡng chế khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thủ tục bắt giữ tàu biển thực hiện theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển là khiếu nại trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
2. Thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại do tàu biển gây ra cho môi trường, bờ biển hoặc các lợi ích liên quan; các biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ thiệt hại này; tiền bồi thường cho thiệt hại đó; chi phí cho các biện pháp hợp lý thực tế đã được áp dụng hoặc sẽ được áp dụng để khôi phục lại môi trường; tổn thất đã xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với bên thứ ba liên quan đến thiệt hại đó; thiệt hại, chi phí hoặc tổn thất tương tự quy định tại khoản này;
3. Chi phí liên quan đến việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá huỷ hoặc làm vô hại xác tàu biển bị chìm đắm, mắc cạn hoặc bị từ bỏ, trong đó bao gồm bất kỳ đồ vật đang có hoặc đã có trên tàu biển và các chi phí hoặc phí tổn liên quan đến việc bảo quản tàu biển đã bị từ bỏ và chi phí cho thuyền viên của tàu biển;
4. Thoả thuận liên quan đến việc sử dụng hoặc thuê tàu biển, mặc dù được quy định trong hợp đồng thuê tàu hay bằng hình thức khác;
5. Thoả thuận liên quan đến vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách trên tàu biển, mặc dù có quy định trong hợp đồng thuê tàu hoặc bằng hình thức khác;
6. Tổn thất hoặc thiệt hại liên quan đến hàng hoá, bao gồm cả hành lý được vận chuyển trên tàu biển;
7. Tổn thất chung;
8. Lai dắt tàu biển;
9. Sử dụng hoa tiêu hàng hải;
10. Hàng hoá, vật liệu, thực phẩm, nhiên liệu, thiết bị (kể cả công-te-nơ) được cung ứng hoặc dịch vụ cung cấp cho mục đích hoạt động, quản lý, bảo quản và bảo dưỡng tàu biển;
11. Đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa hoặc trang bị cho tàu biển;
12. Khoản tiền thanh toán được thực hiện thay mặt chủ tàu;
13. Phí bảo hiểm do chủ tàu, hoặc người nhân danh chủ tàu hoặc người thuê tàu trần trả;
14. Khoản hoa hồng, chi phí môi giới hoặc chi phí đại lý liên quan đến tàu biển mà chủ tàu, người thuê tàu trần hoặc người được uỷ quyền phải trả;
15. Tranh chấp về quyền sở hữu tàu biển;
16. Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu biển về sử dụng tàu biển hoặc khoản thu nhập được từ tàu biển;
17. Thế chấp tàu biển;
18. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu biển.
1. Sau khi nhận được yêu cầu bắt giữ tàu biển của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, Toà án có thẩm quyền xem xét, quyết định bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ tàu là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
b) Người thuê tàu trần là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là người thuê tàu trần hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
c) Khiếu nại hàng hải này trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;
d) Khiếu nại hàng hải này liên quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển đó;
đ) Khiếu nại hàng hải này được bảo đảm bằng một quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến tàu biển đó.
2. Việc bắt giữ tàu biển cũng được tiến hành đối với một hoặc nhiều tàu biển khác thuộc quyền sở hữu của người phải chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải và tại thời điểm khiếu nại hàng hải đó phát sinh mà người đó là:
a) Chủ sở hữu của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải;
b) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn hoặc người thuê tàu chuyến của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với khiếu nại hàng hải liên quan đến quyền sở hữu tàu biển.
1. Để thực hiện việc bắt giữ tàu biển, người yêu cầu bắt giữ phải bảo đảm tài chính theo hình thức và giá trị do Toà án quy định tương đương với thiệt hại có thể phát sinh do việc yêu cầu bắt giữ tàu biển.
2. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất, thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ sai.
1. Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thanh toán đủ khoản nợ thì tàu biển đang bị bắt giữ phải được thả ngay.
2. Trong trường hợp không có sự thoả thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, Toà án sẽ quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không có quyền thực hiện bất cứ hành động nào xâm phạm tài sản hoặc quyền lợi khác của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu.
3. Tàu biển có thể được thả theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ; trong trường hợp này, mọi phí tổn liên quan do người yêu cầu bắt giữ tàu biển thanh toán.
Article 11. – Seagoing vessels
Seagoing vessels are vessels or other moving floating structures exclusively used for navigation on the sea.
Seagoing vessels provided for in this Code do not include military vessels, public duty vessels and fishing vessels.
Article 12. – Vietnamese seagoing vessels
1. Vietnamese seagoing vessels are vessels which have been entered into the Vietnam National Register of Ships or have been granted provisional permits for flying the Vietnamese flag by foreign based Vietnamese diplomatic missions or consulates.
2. Vietnamese seagoing vessels are entitled and obliged to fly the Vietnamese flag.
3. Only Vietnamese seagoing vessels may fly the Vietnamese flag.
1. Shipowners are owners of seagoing vessels.
2. State enterprises that are assigned by the State to manage and operate seagoing vessels shall also be entitled to the application of the provisions of this Code and other relevant provisions of law regarding shipowners.
Section 2. REGISTRATION OF SEAGOING VESSELS
Article 14. – Principles for registration of seagoing vessels
1. The registration of Vietnamese seagoing vessels shall abide by the following principles:
a. Seagoing vessels owned by Vietnamese organizations or individuals shall be entitled to registration in the Vietnam National Register of Ships, including registration of flying the Vietnamese flag and registration of ownership thereof.
Seagoing vessels owned by foreign organizations or individuals and satisfying all conditions stated in Article 16 of this Code may be entered into the Vietnam National Register of Ships. Registration of a Vietnamese seagoing vessel includes registration of flying the Vietnamese flag and registration of ownership thereof or only registration of flying the Vietnamese flag.
Foreign seagoing vessels chartered by Vietnamese organizations or individuals in the form of bareboat charter or hire-purchase charter may be registered to fly the Vietnamese flag.
b. Seagoing vessels which have been registered abroad must not be registered to fly the Vietnamese flag, unless their old registration has been suspended or deleted.
c. The registration of Vietnamese seagoing vessels is effected by the Vietnam Registry of Shipping in public manner and subject to the payment of a fee; organizations and individuals may request the grant of certified extracts from or copies of entries in the Vietnam National Register of Ships, for which they have to pay a fee.
2. Seagoing vessels owned by Vietnamese organizations or individuals may be registered to fly a foreign flag.
Article 15. – Kinds of seagoing vessels subject to registration
1. The following kinds of seagoing vessels must be registered in the Vietnam National Register of Ships:
a. Self – propelled seagoing vessels with main engine capacity of 75kW or more;
b. Non-self-propelled seagoing vessels, with total capacity of 50GT or more, or a tonnage of 100 tons or more, or a designed load waterline length of 20 meters or more;
c. Seagoing vessels smaller than those specified at Points a and b of this Clause but operating on foreign routes.
2. The registration of seagoing vessels other than those specified in Clause 1 of this Article shall be stipulated by the Government.
Article 16. – Conditions for registration of Vietnamese seagoing vessels
1. To be entered into the Vietnam National Register of Ships, seagoing vessels must satisfy the following conditions:
a. Having lawful paper evidencing ownership of seagoing vessels;
b. Having certificates of tonnage, certificates of class of seagoing vessels;
c. Having proper names approved by the Vietnam Registry of Shipping;
d. Having certificates of suspension or deletion of registration, for seagoing vessels registered abroad;
e. Shipowners having head offices, branches or representative offices in Vietnam
f. Used foreign seagoing vessels applying for first-time registration or re-registration in Vietnam must have their age suitable to each type of seagoing vessels as stipulated by the Government;
g. Having paid a charge or fee as provided for by law.
2. Foreign seagoing vessels chartered by Vietnamese organizations or individuals in the form of bareboat charter or hire purchase, when applying for registration to fly the Vietnamese flag, must, apart from meeting the conditions specified at Points a, b, c, d, f and g, Clause 1 of this Article, have bareboat charters or hire-purchase contracts.
Article 17. – Responsibilities of shipowners for registering seagoing vessels in Vietnam
1. Shipowners shall have to fully supply papers and fully and accurately declare the contents relating to seagoing vessel registration specified in Articles 16 and 19 of this Code to the Vietnam Registry of Shipping.
2. In case of seagoing vessels newly built, purchased by, presented to or inherited by Vietnamese organizations or individuals, shipwoners shall have to register them within sixty days after receiving the vessels in Vietnam or, for seagoing vessels received abroad, after taking them to the first Vietnamese seaport.
3. Shipowners shall have to pay a seagoing vessel registration fee according to the provisiosn of law.
4. After completing the registration, shipowners shall be granted certificates of registration of Vietnamese seagoing vessels, which shall constitute proof of the seagoing vessels’ flying the Vietnamese flag and ownership status.
5. Any changes of ships relating to the contents entered into the Vietnam National Register of Ships must be informed by their owners in an accurate, full and timely manner to the Vietnam Registry of Shipping.
6. The provisions of this Article shall apply to Vietnamese organizations and individuals that bareboat charter or hire-purchase a vessel.
Article 18. – Registration of seagoing vessels in course of building
1. Owners of seagoing vessels in course of building may have such vessels entered into the Vietnam National Register of Ships and receive certificates of registration of seagoing vessels in course of building. These certificates shall not be valid for substituting certificates of registration of Vietnamese seagoing vessels.
2. To be entered into the Vietnam National Register of Ships, seagoing vessels in course of building must fully satisfy the following conditions:
a. Having shipbuilding contracts or contracts of purchase and sale of seagoing vessels in course of building;
b. Having proper names approved by the Vietnam Registry of Shipping;
c. Having keel-setting.
Article 19. – Basic data of the Vietnam National Register of Ships
1. The Vietnam National Register of Ships contains the following basic data:
a. The old name and new name of the vessel; the name and address of the head office of the shipowner; the name and address of the foreign shipowner’s branch or representative office in Vietnam; the name and address of the head office of the bareboat charterer or hire-purchaser applying for registration; the name of the ship operator, if any; the kind and use purpose of the vessel;
b. The port of registration;
c. The registration serial number;
d. The time of registration;
e. The year and place of building;
f. The principle technical parameters of the vessel;
g. The ownership status of the vessel and any related changes;
h. The time of and the ground for vessel’s registration suspension or deletion.
2. Every change in the registration date stipulated in Clause 1 of this Article must be entered into the Vietnam National Register of Ships.
Article 20. – Deletion of registration of Vietnamese seagoing vessels
1. Vietnamese seagoing vessels shall have their registration deleted from the Vietnam National Register of Ships in the following cases:
a. Having been destroyed or sunk irrecoverably;
b. Having been missing;
c. Having no longer met all conditions for flying the Vietnamese flag;
d. Having lost the characteristics of a seagoing vessel;
e. At the request of their owners or registrants.
2. In cases specified at Points d and e, Clause 1 of this Article, when a seagoing vessel has been mortgaged, the deletion of registration of the Vietnamese seagoing vessel may be effected only with the consent of the mortgage of such vessel.
3. Upon deletion of registration of a seagoing vessel or a seagoing vessel in course of building from the Vietnam National Register of Ships, the Vietnam Registry of Shipping shall withdraw the certificates of registration of Vietnamese seagoing vessels or seagoing vessels in course of building and grant certificates of deletion of registration.
Article 21. – Detailed provisions on registration of seagoing vessels
The Government shall provide in detail for the organization and operation of the Vietnam Registry of Shipping; order and procedures for registration of seagoing vessels in Vietnam; cases of seagoing vessels owned by Vietnamese organizations or individuals entitled to registration to fly foreign flags; and cases of seagoing vessels owned by foreign organizations or individuals entitled to registration to fly the Vietnamese flag.
Article 22. – Registration of public-duty vessels
Public-duty vessels are seagoing vessels exclusively used for the performance of public duties for non-commercial purposes.
The provisions of this Section shall apply to the registration of public-duty vessels.
Section 3. REGISTRY OF VIETNAMESE SEAGOING VESSELS
Article 23.- Registry of Vietnamese seagoing vessels
1. Vietnamese seagoing vessels must be inspected, classified and granted technical certificates of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution by Vietnam Register or foreign registries authorized by the Transport Minister according to the provisions of Vietnamese law and treaties which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. The Transport Minister shall promulgate marine navigation safety, marine navigation security and environmental pollution prevention standards applicable to seagoing vessels and provide for and organize the registry of seagoing vessels in Vietnam.
Article 24. – Technical inspection and supervision of Vietnamese seagoing vessels
1. Seagoing vessels which are newly built, transformed, reconstructed or repaired must be subject to inspection and supervision by registry organizations with respect to their quality, technical safety, compliance with the approved design dossiers before they are granted relevant certificates.
2. Seagoing vessels in the course of operation shall be subject to periodical inspection by registry organizations with respect to their quality and technical safety.
Article 25. – Registry of public-duty vessels
The provisions of this Section shall apply to the registry of public-duty vessels
Section 4. CERTIFICATES AND DOCUMENTS OF SEAGOING VESSELS
Article 26.-Certificates and documents of seagoing vessels
1. Seagoing vessels must have seagoing-vessel registration certificates, certificates of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution according to the provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
The Transport Minister shall provide in detail for certificates and documents of Vietnamese seagoing vessels.
2. Certificates of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution must show the period of their validity. This period may be extended for ninety days at most if the seagoing vessels are actually unable to call for inspection at the designated place and their practical technical conditions still ensure marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution. This extended duration shall expire immediately upon the seagoing vessel’s arrival at the designated port for inspection.
3. Certificates of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution shall become invalid if the seagoing vessels see alterations that seriously affect their capability of ensuring marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution.
4. Where they have grounds to believe that seagoing vessels fail to ensure marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution, the maritime inspectorate and port authorities shall be entitled to suspend the operation of such seagoing vessels, conduct by themselves or request Vietnamese registry organizations to conduct technical inspection of such seagoing vessels, despite that the seagoing vessels have all certificates of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution.
Article 27.-Seagoing-vessel tonnage certificates
1. Vietnamese seagoing vessels and foreign seagoing vessels, when operating in Vietnamese seaport waters or seas, must have seagoing-vessel tonnage certificates granted by Vietnamese registry organizations or competent foreign seagoing vessel tonnage measurement organizations. Seagoing-vessel tonnage certificates must comply with the provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. In case of doubting the authenticity of seagoing-vessel tonnage certificates specified in Clause 1 of this Article, competent Vietnamese state agencies may decide on their own initiative or at the request of concerned organizations or individuals to re-inspect the capacity of seagoing vessels. In case the inspection results are incompatible with the seagoing vessel’s capacity certificates, the shipowner must incur expenses related to the re-inspection. In case the inspection results are compatible with the seagoing vessel’s capacity certificates, the competent state agencies which have decided on their own initiative on the inspection or the organizations or individuals that have requested the inspection must incur expenses related to the re-inspection.
Section 5. MARINE NAVIGATION SAFETY, MARINE NAVIGATION SECURITY AND PREVENTION OF ENVIRONMENTAL POLLUTION
Article 28.- Assurance of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution
1. Vietnamese seagoing vessels shall only be employed for the purposes declared in the Vietnam National Register of Ships when their construction, standing appliances and equipment, certificates and documents, complement and professional competence of crew comply with the provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party regarding marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution.
2. Seagoing vessels, when operating in Vietnamese seaport waters and seas, must observe the provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party regarding marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution.
3. Seagoing vessels, military vessels, public duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts and hydroplanes, when operating in Vietnamese seaport waters and seas, must follow the instructions of marine signals and observe the rules for the prevention of collisions and regulations of the Transport Minister.
Marine signals include signals noticeable in the form of image, light, sound and radio signals established to guide the navigation of seagoing vessels.
4. In marine navigational channels, at necessary positions near the coast, on islands, in water areas where exist obstructions and other structures at sea and in seaport waters where seagoing vessels are permitted to operate, marine signals must be installed according to regulations of the Transport Minister.
Marine navigational channels are water areas delimited by the system of marine signals and other aids to ensure safety for the operation of seagoing vessels and other waterway crafts. Marine navigational channels include seaport channels and other marine navigational channels.
5. When operating in Vietnamese seaport waters and seas, seagoing vessels exclusively employed for carrying oil, oil products and other dangerous cargoes must be covered by insurance policies for civil liability of their owners for environmental pollution.
6. Foreign seagoing vessels operated by nuclear power and vessels carrying radioactive substances shall not be permitted to enter into Vietnamese seaport waters, internal waters or territorial sea unless approval is granted by the Prime Minister.
Article 29.-Inspection and supervision of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution
1. Seagoing vessels, when operating in Vietnamese seaport waters, internal waters and territorial sea, shall be subject to inspection and supervision by the maritime inspectorate and port authorities of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution according to the provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. The inspection and supervision stated in Clause 1 of this Article must be conducted in accordance with law and not affect seagoing vessel’s marine navigation safety, marine navigation security and environmental pollution prevention capability.
3. Shipowners and masters shall have to create conditions for competent state agencies specified in Clause 1 of this Article to conduct inspection and supervision of their seagoing vessels.
4. Shipowners and masters shall have to repair and remedy their seagoing vessels’ defects related to marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution at the request of the maritime inspectorate and port authorities.
Article 30 . – Marine search and rescue
1. When being in danger and in need of help, seagoing vessels, military vessels, public-duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts and hydroplanes must emit SOS signals according to regulations.
2. When detecting or receiving SOS signals from person or other vessels in distress at sea, in seaport waters, seagoing vessels, military vessels, public-duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts and hydroplanes must, if practical conditions permit and no serious dangers will be caused to the vessels and persons on board, help the persons in distress by all means, even if they have to deviate from the set course and promptly notify relevant organizations and individuals thereof.
3. The marine search and rescue-coordinating agency must be ready to organize and coordinate activities of searching and rescuing in time the persons in distress in search and rescue areas under their management and have the right to mobilize persons and means for the search and rescue.
4. The Transport Minister shall specify the organization and operation of the marine search and rescue-coordinating agency.
Article 31.- Investigation of marine accidents
1. Marine accidents mean accidents caused by collisions or other incidents involving seagoing vessels, resulting in loss of life, missing persons, personal injuries, damage to cargoes, luggage and property on board the seagoing vessels, to seaports and other structures and equipment, damage to the vessels; in sinking, destruction, fire, running aground of the vessels; or in environmental pollution.
2. Directors of port authorities shall organize investigations of marine accidents; if detecting any criminal signs in the course of investigation, they shall transfer the dossiers to competent investigation agencies.
3. The Transport Minister shall provide in detail for the reporting and investigation of marine accidents.
Section 6. TRANSFER OF OWNERSHIP AND MORTGAGE OF SEAGOING VESSELS
Article 32.- Transfer of ownership of seagoing vessels
1. The transfer of ownership of seagoing vessels must be established in writing according to the provisions of Vietnamese law or the law of the country where the transfer is effected.
2. The transfer of ownership of Vietnamese seagoing vessels shall be effective after it is entered into the Vietnam National Register of Ships.
3. After the completion of procedures for transfer of ownership, the whole seagoing vessel and its appurtenances shall come under the ownership of the transferee, unless otherwise agreed upon by the involved parties.
Appurtenances of a seagoing vessel include objects, facilities and equipment on board the vessel which do not constitute component parts of the vessel.
4. Regulations on transfer of ownership of seagoing vessels shall apply to the transfer of ownership of shares of seagoing vessels.
5. The Government shall provide for the conditions, order and procedures for transfer of ownership of seagoing vessels in the form of purchase and sale.
Article 33. – Mortgage of Vietnamese seagoing vessels
1. The mortgage of a seagoing vessel means an act whereby the shipowner secures with his/her seagoing vessel the performance of his/her obligation to the obligee but is not require to hand over the vessel to the mortgagee for custody.
2. Shipowners have the right to mortgage Vietnamese seagoing vessels under their ownership to mortagagees according to the provisions of this Code and other relevant provisions of law.
3. Contracts for mortgage of Vietnamese seagoing vessels must be made in writing. The mortgage of Vietnamese seagoing vessels shall comply with the provisions of Vietnamese law.
4. The provisions on mortgage of seagoing vessels shall also apply to the mortgage of seagoing vessels in course of building.
Article 34.- Principles of mortgage of Vietnamese seagoing vessels
1. Mortgaged seagoing vessels must not change hands, unless it is consented by the morgagees.
2. Mortgaged seagoing vessels must be covered with insurance by their owners, unless otherwise agreed upon in mortgage contracts.
3. Where the morgagee has transferred the whole or part of his/her right to the debt secured with the mortgaged seagoing vessel to another person, the mortgage of such seagoing vessel shall be also transferred in the same way.
4. A seagoing vessel may be used to secure several obligations, provided that its value is bigger than the aggregate value of the secured obligations, unless otherwise agreed upon.
The priority order of mortgages is determined on the basis of the corresponding order of registered mortgages in the Vietnam National Register of Ships.
5. The mortgage of a seagoing vessel owned by two or more owners must be consented by all the owners, unless otherwise agreed upon.
6. Where a seagoing vessel suffers from total loss, the mortgage shall terminate; the mortgagee shall be prioritized to receive the indemnity paid by the insurer for the total loss of the seagoing vessel.
7. Mortgagees shall only keep copies of seagoing-vessel registration certificates of mortgaged seagoing vessels.
Article 35.- Registration of mortgages of Vietnamese seagoing vessels
1. Registration of mortgage of a Vietnamese seagoing vessel has the following details:
a. The names and addresses of the head offices of the mortgagee and the shipowner;
b. The name and nationality of the mortgaged seagoing vessel;
c. The amount secured by the mortgage, interest rate and maturity.
2. The mortgage of a seagoing vessel shall become effective from the time it is entered into the Vietnam National Register of Ships.
3. Information on the registration of mortgages of Vietnamese seagoing vessels shall be supplied upon request.
4. Registrants of mortgages of seagoing vessels and users of information on mortgages of seagoing vessels shall have to pay fees.
1. Maritime lien is the right of a person who lodges a maritime claim specified in Article 37 of this Law to priority in claiming compensation from the owner, charterer or operator of a seagoing vessel which has given rise to the maritime claim.
Maritime claim is an act whereby a party requests the other party to perform the obligation arising in relation to maritime shipping.
2. Maritime claims that give rise to maritime liens specified in Article 37 of this Code take priority over maritime claims secured by the mortgage of seagoing vessels and other security transactions.
3. Maritime liens shall be exercised through competent courts in the form of decisions to arrest seagoing vessels which are related to maritime claims that have given rise to maritime liens.
4. Persons who lodge maritime claims shall have maritime liens over seagoing vessels to secure the maritime claims specified in Article 37 of this Code, even though the seagoing vessels concerned have been mortgaged or their owners have conducted other security transactions to secure other obligations under contracts.
5. Maritime liens on seagoing vessels shall not be affected by a change of owners, charterers or operators, whether or not the purchasers of the seagoing vessels know that the vessels have been related to maritime claims that give rise to maritime liens.
Article 37.-Maritime claims giving rise to maritime liens
1. Maritime claims for wages, repatriation costs, social insurance contributions, and other amounts due to shipmasters, officers and other members of shipcrews.
2. Maritime claims for indemnity for loss of life, personal injuries, other health damage directly related to seagoing vessel’s operation;
3. Maritime claims for tonnage dues, maritime safety assurance dues, pilotage, wharfage, and other seaport dues and charges;
4. Maritime claims for salvage remuneration;
5. Maritime claims based on tort arising out of property loss and damage directly caused by the operation of seagoing vessels.
Article 38.- Priority order of settlement of maritime claims giving rise to maritime liens
1. Maritime claims giving rise to maritime liens shall be prioritized for settlement in the order of claims listed in Article 37 of this Code; where a maritime claim for remuneration for the salvage of a seagoing vessel arises after maritime claims giving rise to other maritime liens, such claim shall take priority over other maritime claims.
2. Maritime claims that give rise to maritime liens in the same clause of Article 37 of this Code shall rank pari passu as between themselves; where the sum of money is insufficient to cover the value of each maritime claim, it shall be divided in proportion to the value of each maritime claim.
3. Maritime claims arising from one event shall be deemed to have arisen at the same time.
4. Maritime claims that give rise to maritime liens on a seagoing vessel on the last voyage shall take priority over those on previous voyages.
5. Maritime claims arising from one labor contract relating to many voyages shall be settled at the same time with those relating to the last voyage.
6. In case of maritime claims for salvage remuneration specified in Clause 4, Article 37 of this Code, the maritime claim arising later shall be settled before other maritime claims.
Article 39.- Statute of limitations of maritime liens
The statute of limitations of a maritime lien is one year, counting from the date of arising of the maritime lien.
The statute of limitations of a maritime lien defined in Clause 1 of this Article is counted as follows:
From the date of termination of the salvage operation, in case of settlement of salvage remuneration;
From the date of arising of loss, in case of settlement of loss and damage caused by the operation of the seagoing vessel;
From the date payment is due, in case of settlement of other maritime claims.
A maritime lien shall terminate as from the time the owner, charterer or operator of the vessel has fully paid debts arising from the related maritime claims; the maritime lien remains effective if the payment money is still kept by the master or the person who is authorized to pay on behalf of the owner, charterer or operator of the vessel the debts related to the maritime claim concerned.
In cases where a court cannot exercise the right to arrest the seagoing vessel within the Vietnamese internal waters or territorial sea in order to protect the interests of the maritime claimant who permanently resides or has his/her head office in Vietnam, the statute of limitations specified in Clause 1 of this Article shall terminate thirty days after the vessel arrives at the first Vietnamese port but shall not exceed two years, counting from the date of arising of the maritime lien.
Section 8. ARREST OF SEAGOING VESSELS
Article 40.-Arrest of seagoing vessels
1. The arrest of a seagoing vessel is an act of banning or restricting the movement of a seagoing vessel by decisions of a court to secure the settlement of maritime claims specified in Article 41 of this Code, but excluding the seizure of the seagoing vessel in execution of a court judgment or decision or an enforcement decision of a competent state agency.
2. The procedures for arrest of seagoing vessels shall comply with regulations of the National Assembly Standing Committee.
Article 41.- Maritime claims giving rise to the right to arrest seagoing vessels
Maritime claims giving rise to the right to arrest seagoing vessels are claims in the following cases:
1. Cases specified in Article 37 of this Code;
2. Damage caused by or threatened to be caused by a seagoing vessel to the environment, coast or related interests; measures taken to avert, limit or remedy such damage; money indemnity for such damage; expenses for reasonable measures actually taken or to be taken to rehabilitate the environment; loss already inflicted or to be inflicted on a third party affected by such damage; damage, expenses or loss similar to those specified in this Clause;
3. Expenses incurred in the raising, movement, recovery, destruction or rendering harmless of a seagoing vessel which is sunk, wrecked, stranded or abandoned, including any appurtenance that is or has been on board the vessel, expenses or costs related to the abandoned seagoing vessel and expenses for its crew.
4. Agreement relating to the use or charter of a seagoing vessel, whether by charterparty or otherwise;
5. Agreement relating to the carriage of cargo or passengers on board a seagoing vessel, whether by charterparty or otherwise;
6. Loss of or damage to cargo, including luggage carried on board a seagoing vessel;
7. General average;
8. Towage;
9. Pilotage;
10. Goods, materials, food, fuel, equipment (including containers) supplied or services provided to a seagoing vessel for its operation, management, preservation and maintenance;
11. Building, transformation, reconstruction, repair or equipment of a seagoing vessel;
12. Payments made on behalf of the shipowner;
13. Insurance premiums paid by the shipowner or a person on behalf of the shipowner or bareboat charterer;
14. Commision, brokerage or agent’s expenses relating to a seagoing vessel which must be paid by its owner, bareboat charterer or an authorized person;
15. Disputes over ownership of a seagoing vessel;
16. Disputes between co-owners of a seagoing vessel over the use of the seagoing vessel or earnings of the vessel;
17. Mortgages of a seagoing vessel;
18. Disputes arising from contracts for purchase and sale of seagoing vessels.
Article 42.- Exercise of the right to arrest seagoing vessels
1. After receiving the request for arrest of a seagoing vessel made by a person who files a maritime claim specified in Article 41 of this Code, a competent court shall consider and decide on the arrest of the seagoing vessel in the following cases:
a. The shipowner is the person responsible for the maritime claim at the time of arising of the maritime claim and still owns the vessel at the time of its arrest;
b. The bareboat charterer is the person responsible for the maritime claim at the time of arising of the maritime claim and still the bareboat charterer or the owner of the vessel at the time of its arrest;
c. This maritime claim is based on the mortgage of the seagoing vessel concerned;
d. This maritime claim is related to the right to ownership or possession of the seagoing vessel concerned;
e. This maritime claim is secured by a maritime lien relating to the seagoing vessel concerned.
2. The arrest shall be also effected of another or many other seagoing vessels owned by the person who is held responsible for the maritime claim and, at the time of arising of the maritime claim, is also:
a. The owner of the seagoing vessel related to the arising maritime claim;
b. The bareboat charterer, time charterer or voyage charterer of the seagoing vessel related to the arising maritime claim.
3. The provisions of Clause 2 of this Article shall not apply to maritime claims relating to the right to ownership of seagoing vessels.
Article 43.-Financial assurances for requests for arrest of seagoing vessels
1. In order to effect the arrest of a seagoing vessel, the requester for such arrest must provide financial assurances in the form and value set by the court corresponding to the damage that might occur from the request.
2. The requester for arrest of a seagoing vessel shall be responsible for any loss or damage caused by the wrong request.
Article 44.-Release of arrested seagoing vessels
1. Immediately after the shipwoner, charterer or operator of a seagoing vessel has taken substitute security measures of fully paid the deblt, the arrested seagoing vessel must be released.
2. Failing an agreement between the involved parties on the level and form of substitute security, the court shall decide on the level and form of substitute security which, however, must not exceed the value of the arrested seagoing vessel. The requester for the arrest of a seagoing vessel must not perform any action that infringes upon the property or other interests of the shipowner, charterer or operator.
3. The arrested seagoing vessel may be released at the request of the requester for the arrest; in this case, all related expenses shall be incurred by the requester.