Chương VIII Bộ luật Hàng hải 2005: Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật Hàng hải Việt Nam - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hàng hải số 40/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định cho phép các tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội địa. Đối với trường hợp cho phép tàu nước ngoài được vận chuyển hành khách từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại thì Cảng vụ Hàng hải là cấp có thẩm quyền quyết định... Liên quan đến phân loại cảng biển, bộ luật đã căn cứ vào tính chất, quy mô và tầm quan trọng để phân chia thành cảng biển loại I, loại II và loại III, với loại I là "cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn, phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc liên vùng"... Việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển, luật chỉ quy định nguyên tắc, Chính phủ sẽ căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ để quy định cụ thể... Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch... Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.
1. Người đại lý tàu biển là người được người uỷ thác chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển theo uỷ thác của người uỷ thác tại cảng biển.
2. Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê vận chuyển, người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu, nếu được chủ tàu hoặc người khai thác tàu đồng ý.
Hợp đồng đại lý tàu biển là hợp đồng được giao kết bằng văn bản giữa người uỷ thác và người đại lý tàu biển, theo đó người uỷ thác uỷ thác cho người đại lý tàu biển thực hiện các dịch vụ đại lý tàu biển đối với từng chuyến tàu hoặc trong một thời hạn cụ thể.
1. Người đại lý tàu biển có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để chăm sóc và bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người uỷ thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người uỷ thác; nhanh chóng thông báo cho người uỷ thác về các sự kiện liên quan đến công việc được uỷ thác; tính toán chính xác các khoản thu, chi liên quan đến công việc được uỷ thác.
2. Người đại lý tàu biển có trách nhiệm bồi thường cho người uỷ thác thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
1. Người uỷ thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện dịch vụ đã uỷ thác khi cần thiết và phải ứng trước theo yêu cầu của người đại lý tàu biển khoản tiền dự chi cho dịch vụ được uỷ thác.
2. Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi uỷ thác thì người uỷ thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó, nếu ngay sau khi nhận được thông tin này mà người uỷ thác đã không thông báo cho những người liên quan biết là mình không công nhận hành động này của người đại lý tàu biển.
Giá dịch vụ đại lý tàu biển do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là hai năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Các quy định của Mục này được áp dụng đối với tàu công vụ, tàu cá, thuỷ phi cơ và tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
1. Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải.
2. Người môi giới hàng hải là người thực hiện dịch vụ môi giới hàng hải.
1. Có quyền phục vụ các bên tham gia hợp đồng với điều kiện phải thông báo cho tất cả các bên biết việc đó và có nghĩa vụ quan tâm thích đáng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
2. Được hưởng hoa hồng môi giới khi hợp đồng được ký kết do hoạt động trung gian của mình. Người môi giới và người được môi giới thoả thuận về hoa hồng môi giới; nếu không có thoả thuận trước thì hoa hồng môi giới được xác định trên cơ sở tập quán địa phương.
3. Có nghĩa vụ thực hiện công việc môi giới một cách trung thực.
4. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới trong thời gian môi giới.
5. Trách nhiệm của người môi giới hàng hải chấm dứt khi hợp đồng giữa các bên được giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng môi giới hàng hải là hai năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
SHIPPING AGENCY AND SHIP BROKERAGE
Shipping agency is a service whereby the shipping agent provides, in the name of the shipowner or operator of the vessel, services in connection with vessel’s operation at the port, including the arrangement of formalities for the seagoing vessel to enter and depart the port; conclusion of contracts of carriage, marine insurance contracts, contracts for cargo handling, charterparties, and and crew employment contracts; insurance of bills of lading or similar carriage documents, furnishment of supplies, fuel and food for the seagoing vessel, submission of sea protests, communication with the shipowner or operator of the vessel; provision of services related to crew; receipt and payment of all amounts related to the vessel’s operation; and settlement of disputes over contracts of carriage of maritime accidents, and other services related to seagoing vessels.
1. A shipping agent is a person authorized to act as a representative to perform within the scope of authority designated by the authorizer shipping agency services at the seaport.
2. The shipping agent may, after obtaining the consent of the shipowner or operator of the vessel perform shipping agency services for the shipper, the charterer and other persons having contractual relations with the shipowner or the operator of the vessel.
Article 160.- Shipping agency contracts
A shipping agency contract is a contract concluded in writing between the principal and a shipping agent, whereby the principal authorizes the shipping agent to perform shipping agency services for a certain call or for a specified period of time.
Article 161.- Responsibilities of shipping agents
1. The shipping agent shall have to carry out necessary activities for taking due care of and protecting the legitimate rights and interests of the principal; comply with his/her orders and instructions; promptly provide him/her necessary information about development relating to the authorized work; and accurately calculate the amounts received and spent relating to the authorized work.
2. The shipping agent shall be obliged to indemnify the shipowner for losses and or damage resulting from his/her fault.
Article 162.- Responsibilities of principals
1. The principal shall have to instruct his/her shipping agent to perform the authorized service when necessary and to give the latter, on demand, adequate advances for covering expenses for the authorized service.
2. Where the shipping agent has performed an act beyond the scope of his/her authority, the said act is nevertheless binding upon the principal unless the latter has, immediately upon receipt of information on the act, notified the other related parties that he/she does not recognized this act of the shipping agent.
Article 163.- Shipping agency service charges
The shipping agency service charge shall be agreed upon by the involved parties, unless otherwise provided for by law.
Article 164.- Statute of limitations for initiation of lawsuits regarding performance of shipping agency contracts
Statute of limitations for initiation of lawsuit regarding performance of shipping agency contracts is two years as from the date of arising of disputes.
Article 165.- Shipping agency for foreign public duty vessels, fishing vessels, hydroplanes and military vessels visiting Vietnam.
The provisions of this Section shall apply to foreign public-duty vessels, fishing vessels, hydroplanes and military vessels visiting Vietnam.
Article 166.- Ship brokerage and shipbrokers
1. Ship brokerage is a service whereby a shipbroker acts as an intermediary under a ship brokerage contract for the involved parties in the transaction, negotiation and conclusion of contracts of carriage, of marine insurance, of charter, of sale and purchase of seagoing vessels, seagoing vessel towage contracts, crew employment contracts and other contracts pertaining to maritime shipping activities.
2. The shipbroker is the person performing the ship brokerage service.
Article 167.- Rights and obligations of shipbrokers
1. To serve the contracting parties provided that he/she must inform each party thereof, to pay due attention to the legitimate rights and interests of the involved parties.
2. To enjoy brokerage commission when the contract has been concluded as a result of his/her efforts. The shipbroker’s commission shall be mutually agreed between the shipbroker and his principal; in the absence of such agreement, the shipbroker’s commission shall be determined by local custom.
3. To be obliged to perform brokerage in an honest manner.
4. To be responsible for the legal status of the principals during the time of brokerage.
5. The ship broker’s liability shall terminate when the contract between the involved parties has been concluded, unless otherwise agreed.
Article 168.- Statute of limitations for initiation of lawsuits regarding performance of ship brokerage contracts
The statute of limitations for initiation of lawsuits regarding performance of ship brokerage contracts is two years as from the date of arising of disputes.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực