Chương XIII: Tai nạn đâm va
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tai nạn đâm va là tai nạn xảy ra do đâm va giữa tàu biển với tàu biển, tàu biển với phương tiện thuỷ nội địa, tàu biển với thuỷ phi cơ hoặc giữa các phương tiện khác trên biển, trong vùng nước cảng biển.
1. Khi xảy ra tai nạn đâm va, thuyền trưởng của tàu liên quan đến tai nạn đâm va có nghĩa vụ tiến hành cứu người, tàu và tài sản trên tàu khác, nếu hành động đó không gây ra sự nguy hiểm đặc biệt cho người, tàu và tài sản trên tàu của mình.
2. Ngay sau khi đâm va, thuyền trưởng các tàu liên quan đến tai nạn đâm va có nghĩa vụ trao đổi cho nhau biết tên tàu, hô hiệu, nơi đăng ký, cảng rời cuối cùng và cảng định đến.
3. Chủ tàu không chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va là tàu gây ra sự đâm va do có hành động hoặc sự sơ suất trong việc trang bị, điều khiển, quản lý tàu; trong việc chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển và quy định bảo đảm an toàn hàng hải; do không thực hiện những tập quán nghề nghiệp cần thiết.
2. Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va phải bồi thường tổn thất về tàu, người và tài sản liên quan đến tai nạn đâm va đó. Trường hợp có hai hoặc nhiều tàu cùng có lỗi trong một tai nạn đâm va thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ tuỳ theo mức độ lỗi của mỗi bên; nếu mức độ lỗi bằng nhau hoặc khi không xác định cụ thể mức độ lỗi của mỗi bên thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ đều cho tất cả các bên.
3. Khi chưa xác định được lỗi một cách rõ ràng thì không tàu nào bị coi là đã có lỗi gây ra tai nạn đâm va.
4. Trong trường hợp bồi thường tính mạng, thương tích hoặc tổn hại khác về sức khoẻ con người, các tàu có lỗi phải chịu trách nhiệm liên đới. Tàu đã bồi thường vượt quá trách nhiệm của mình có quyền đòi các tàu liên quan hoàn trả số tiền quá mức đó.
5. Tàu quân sự chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường nếu có lỗi gây ra tai nạn đâm va khi đang làm nhiệm vụ ở vùng diễn tập quân sự và vùng cấm hoạt động hàng hải đã được công bố, nhưng thuyền trưởng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 207 của Bộ luật này nếu điều kiện thực tế cho phép.
6. Trên cơ sở các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, các bên liên quan đến tai nạn đâm va được quyền tự thoả thuận để xác định mức độ lỗi và trách nhiệm bồi thường tổn thất xảy ra đối với tai nạn đâm va đó; nếu không thoả thuận được thì có quyền khởi kiện tại Trọng tài hoặc Toà án có thẩm quyền.
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng, ngẫu nhiên hoặc khi không xác định được tàu có lỗi thì thiệt hại của tàu nào tàu đó chịu, kể cả trường hợp tàu đang được neo, buộc hoặc cập mạn một tàu khác thì xảy ra đâm va.
Các quy định của Chương này được áp dụng khi tàu có lỗi gây ra tổn thất cho tàu, người và tài sản trên tàu khác mà không có sự đâm va trực tiếp.
Các quy định của Chương này được áp dụng đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ.
Collisions means a collision which has occurred between seagoing vessels, between a seagoing vessel and an inland water craft or a hydroplane, or between other floating structures on the sea or in the seaport waters.
Article 207.- Obligations of masters when collisions occur
1. After a collision occurs, the master of each of the vessels in collision shall be obliged to render assistance to the other vessel, persons and property on board so far as he/she can do so without serious danger to his/her vessel as well as the persons and property on board his/her vessel.
2. Immediately after a collision occurs, the master of each of the vessels shall be obliged to inform the master of the other vessel the name of his/her own vessel, its call-sign, the port of registration and the names of the ports from which his/her vessel has come and to which it is bound.
3. The shipowner shall not be responsible for his/her master’s failure to perform the obligations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 208.- Principles for identification of faults and compensation for losses resulting from collisions.
1. A vessel at fault in a collision is a vessel causing a collision as a result of its operation or omission in equipping, navigation and management of the vessel, in observing regulations on the prevention of collisions at sea and regulations on assurance of marine navigation safety or as a result of non-compliance with necessary professional customs.
2. The vessel at fault in a collision shall be liable for damage caused to another vessel or to persons and property involved in such collision. Where both or many vessels are at fault in a collision, each of them shall be liable in proportion to the degree of its fault; where the degree of the fault is equal or its is impossible to establish the specific degree of the fault of each vessel, the liability for compensation shall be equally divided to the involved vessels.
3. Where the fault is not clearly determined, no vessel shall be held liable for the collision.
4. In case of compensation for loss of life, personal injuries or other health damage, the vessels at fault in the collision shall bear joint liability. A vessel which has paid compensation in excess of its liability shall be entitled to recover from the other vessels the sum paid in excess.
5. A military vessel shall be relieve of the compensation liability only if it, due to its fault, has caused a collision when performing its duties in the military exercise areas or no-maritime shipping areas already declared, but its master must, if practical conditions permits, perform his/her obligations specified in Clauses 1 and 2, Article 207 of this Code.
6. Pursuant to the provisions of Clauses 1,2, 3, 4 and 5 of this Article, the parties involved in a collision may reach agreement on their own to determine the degrees of their faults and liabilities for compensation for losses resulting from the collision; if they cannot reach such agreement, they may initiate a lawsuit at an arbitration or a competent court.
Article 209.- Collisions due to force majeure, accidental events or unidentified fault
Where a collision has occurred by force majeure by an accidental event or where it is impossible to determine which vessel is at fault, the damage shall be borne by the vessel that has suffered it, even when the vessel is at anchor, moored to or alongside another vessel at the time of the collision.
Article 210.- Indirect collisions
The provisions of this Chapter shall be also applied when vessel has caused damage to another vessel or persons or property on board such vessel even though no direct collision has occurred.
Article 211.- Statute of limitations for initiation of lawsuits regarding collisions
1. The statute of limitations for initiation of lawsuits regarding collisions is two years as from the date of occurrence of collisions.
2. The statute of limitations for initiation of lawsuits regarding claims for reimbursement of excessive amounts stipulated in Clause 4, Article 208 of this Code is one year as from the date of payment of compensation money.
Article 212.- Collisions of military vessels, public-duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts and hydroplanes
The provisions of this Section shall apply to military vessels, public-duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts and hydroplanes.