Chương III Bộ luật Hàng hải 2005: Thuyền bộ
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.
1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam.
2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
b) Có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ, độ tuổi lao động, khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
d) Có sổ thuyền viên;
đ) Có hộ chiếu thuyền viên để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
3. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể chức danh và nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên; định biên an toàn tối thiểu; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên và sổ thuyền viên; điều kiện để thuyền viên là công dân Việt Nam được phép làm việc trên tàu biển nước ngoài và điều kiện để thuyền viên là công dân nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động;
b) Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó;
c) Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;
d) Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hoá, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;
đ) Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và các tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài.
1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng thuê thuyền viên hoặc về đến cảng đã tiếp nhận thuyền viên vào làm việc, nếu trong hợp đồng thuê thuyền viên không có thoả thuận khác; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.
1. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.
2. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.
1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật.
2. Chăm sóc chu đáo để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, chất lượng thuyền bộ và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển đang hành trình.
3. Quan tâm thích đáng để hàng hoá được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.
4. Chăm sóc chu đáo để hàng hoá trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến hàng hoá; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến hàng hoá.
5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản khác trên tàu biển.
6. Đưa tàu biển vào cảng an toàn gần nhất và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu, người, tài sản trên tàu và tài liệu của tàu trong trường hợp cảng trả hàng hoặc cảng trả khách bị phong toả, chiến tranh đe dọa hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác.
7. Tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên trong trường hợp tàu biển có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ.
Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu quan trọng khác của tàu biển.
8. Không được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm, trừ trường hợp việc rời tàu là hết sức cần thiết.
9. Trực tiếp điều khiển tàu biển ra, vào cảng, kênh đào, luồng hàng hải và khi tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển hoặc khi xảy ra các tình huống đặc biệt khó khăn, nguy hiểm.
10. Sử dụng hoa tiêu hàng hải, tàu lai trong các trường hợp do pháp luật quy định hoặc để bảo đảm an toàn cho tàu biển.
Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không loại trừ nghĩa vụ của thuyền trưởng quy định tại khoản 9 Điều này.
11. Thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ thuộc chức trách của mình theo đúng lương tâm nghề nghiệp.
12. Tổ chức tìm kiếm và cứu nạn những người đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển, nếu việc thực hiện nghĩa vụ này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển và những người đang ở trên tàu của mình. Chủ tàu không chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản này.
13. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hoá khi giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hoá được vận chuyển trên tàu biển.
2. Nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hoá thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc quy định tại khoản 1 Điều này, có thể khởi kiện hoặc tham gia tố tụng trước Toà án hoặc Trọng tài khi tàu biển ở ngoài cảng đăng ký, trừ trường hợp chủ tàu hoặc người có lợi ích liên quan đến hàng hoá tuyên bố hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền đại diện đó.
3. Từ chối không cho tàu biển hành trình, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền viên thuộc quyền; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
5. Nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi.
6. Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm vi quy định tại khoản 5 Điều này, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được.
7. Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hoá sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu mà không được. Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại của chủ tàu, người thuê vận chuyển và những người có lợi ích liên quan đến hàng hoá.
8. Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hoá là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu. Việc sử dụng này phải được lập thành biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm đã sử dụng.
9. Trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thì có quyền yêu cầu cứu nạn và sau khi thoả thuận với các tàu đến cứu nạn, có quyền chỉ định tàu thực hiện việc cứu hộ.
1. Ghi nhật ký hàng hải và lập biên bản với sự tham gia của nhân viên y tế của tàu biển, hai người làm chứng về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và các sự kiện có liên quan; bảo quản thi hài, lập bản kê và bảo quản tài sản của người chết để lại trên tàu biển.
2. Thông báo về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và chuyển di chúc, bản kê tài sản của người chết cho cơ quan hộ tịch có thẩm quyền ở cảng biển Việt Nam đầu tiên mà tàu biển ghé vào hoặc cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất, nếu tàu biển đến cảng biển nước ngoài.
3. Sau khi đã cố gắng tìm mọi cách để xin chỉ thị của chủ tàu và hỏi ý kiến của thân nhân người chết, thuyền trưởng nhân danh chủ tàu làm thủ tục và tổ chức mai táng. Mọi chi phí liên quan đến việc mai táng được thanh toán theo quy định của pháp luật.
1. Khi phát hiện hành vi phạm tội trên tàu biển, thuyền trưởng có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;
b) Bảo vệ chứng cứ và tuỳ theo điều kiện cụ thể, chuyển giao người có hành vi phạm tội và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu tiên tàu biển ghé vào hoặc cho tàu công vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gặp ở trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất và làm theo chỉ thị của cơ quan này, nếu tàu biển đến cảng nước ngoài.
2. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự cho tàu biển, người và hàng hoá vận chuyển trên tàu, thuyền trưởng có quyền tạm giữ người đang trên tàu mà có hành vi phạm tội tại một phòng riêng.
1. Khi tàu biển đến cảng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết thuyền trưởng phải thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất.
2. Thuyền trưởng có trách nhiệm xuất trình các giấy chứng nhận, tài liệu của tàu biển, nếu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước đó yêu cầu.
Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển hay phát hiện các tai nạn hàng hải hoặc vụ việc khác liên quan đến an toàn hàng hải tại khu vực tàu biển hoạt động, thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất biết và báo cáo tai nạn hàng hải theo quy định.
1. Kháng nghị hàng hải là văn bản do thuyền trưởng lập, công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó, hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan.
2. Khi tàu biển, người hoặc hàng hoá vận chuyển trên tàu bị tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất do gặp tai nạn, sự cố thì thuyền trưởng phải lập kháng nghị hàng hải và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này để xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải chậm nhất hai mươi bốn giờ sau khi xảy ra tai nạn hoặc kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải, cơ quan công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.
Trình tự, thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu biển hoạt động.
1. Hợp đồng thuê thuyền viên là hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa chủ tàu hoặc người sử dụng thuyền viên với thuyền viên để làm việc trên tàu biển.
2. Hợp đồng thuê thuyền viên có các nội dung chính sau đây:
a) Tên và địa chỉ của người thuê thuyền viên;
b) Tên hoặc danh sách thuyền viên được thuê;
c) Điều kiện làm việc trên tàu biển;
d) Thời hạn thuê thuyền viên;
đ) Tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn và các khoản chi phí khác;
e) Chế độ bảo hiểm;
g) Các chế độ khác của thuyền viên;
h) Trách nhiệm của người thuê thuyền viên và thuyền viên.
1. Bố trí đủ thuyền viên theo định biên của tàu biển và bảo đảm thuyền viên phải có đủ điều kiện làm việc trên tàu biển theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật này.
2. Quy định chức danh, trách nhiệm theo chức danh của thuyền viên, trừ các chức danh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
3. Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
4. Mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
Shipcrew consists of crewmen within the complement of a seagoing vessel, including the master, officers and those who hold other job titles arranged to work on board the vessel.
Article 46.- Crewmen working on board seagoing vessels
1. Crewmen are those who meet all conditions and criteria for holding job titles on board a Vietnamese seagoing vessel.
2. Crewmen working on board a Vietnamese seagoing vessel must fully meet the following conditions:
a. Being Vietnamese citizens or foreign citizens permitted to work on board a Vietnamese seagoing vessel;
b. Meeting all criteria of health, working age, professional competence and having all professional certificates as provided for;
c. Being arranged to hold job titles on board a seagoing vessel;
d. Having crewman’s books;
e. Having crewman’s passports for exit or entry, if such crewmen are arranged to work on board a seagoing vessel operating on an international route.
3. Vietnamese citizens who meet all conditions as required may work on a foreign seagoing vessel.
4. The Transport Minister shall specify job titles of crewmen and tasks of each job titles; the minimum safe complement; professional criteria and professional certificates of crewmen; registration of crewmen; crewman’s passports and books; conditions for crewmen who are Vietnamese citizens to work on board foreign seagoing vessels and conditions for crewmen who are foreign citizens to work on board Vietnamese seagoing vessels.
5. The Health Minister shall coordinate with the Transport Minister in specifying health criteria for crewmen working on board Vietnamese seagoing vessels.
Article 47.-Obligations of crewmen
1. Crewmen working on board a Vietnamese seagoing vessel shall have the following obligations:
a. To strictly abide by Vietnamese laws, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, and the law of the country where the Vietnamese seagoing vessel operates;
b. To perform with due diligence the tasks according to their assigned job titles and take responsibility to the master for these tasks;
c. To promptly, strictly and accurately execute the orders of the master;
d. To prevent accidents and incidents occurring to the seagoing vessel, cargo, persons and luggage on board. When detecting dangerous circumstances, to immediately report them to the master or the officer on watch, and, at the same time, take necessary measures to prevent accidents or incidents that may arise from such dangerous circumstances;
e. To manage and use certificates, documents, equipment, tools and other property of the seagoing vessel which they are assigned to manage;
f. To perform other tasks as provided for by law.
2. Vietnamese crewmen working on board a foreign seagoing vessel shall be obliged to perform labor contracts signed with the foreign shipowner or employer.
Article 48.- Working regime and interest of crewmen
1. The working regime and interests of crewmen working on board a Vietnamese seagoing vessel shall comply with the provisions of Vietnamese law.
2. Where the shipowner or master requests crewmen to leave the seagoing vessel, the shipowner shall be responsible for covering all living and traveling costs necessary for crewmen to come to the place indicated in the crew employment contract or to the port where crewmen are employed, unless otherwise agreed in the crew employment contract; where the master requests crewmen to leave the seagoing vessel, the master must report it to the shipowner.
3. When the loss of or damage to lawful own property of crewmen is caused by an accident occurring to the seagoing vessel, the shipowner must pay compensation for such property at the market price at the time when and at the place where the accident is dealt with. If the accident is caused by the fault of a crewmen, he/she shall not be entitled to claim for such loss or damage.
4. The working regime and interests of Vietnamese crewmen working on board a foreign seagoing vessel and of foreign crewmen working on board a Vietnamese seagoing vessel shall comply with their labor contracts.
Article 49.-Legal status of masters
1. The master shall exercise the highest command on board a seagoing vessel and commands the vessel on the single-leader regime. All persons on board the seagoing vessel must obey the orders of the master.
2. The master shall submit to the direction by the shipowner or charterer or operator of the vessel.
Article 50.- Obligations of masters.
1. To organize management and operation of the seagoing vessel according to the provisions of law.
2. To take due care that the seagoing vessel be seaworthy in every respect, comply with professional standards of seamanship and regulations on equipment, ship hull, adequate provisions, proper manning and other matters relating to marine navigation safety for the vessel and persons on board before the commencement of and during a voyage.
3. To pay due attention that the cargo is loaded arranged and preserved on board and unloaded from the vessel in a reasonable way, despite that these jobs are assigned to responsible persons for performance.
4. To take due care that the cargo on board the seagoing vessel be neither damaged nor lost; take necessary measures to protect the interests of persons with interests in the cargo; make use of all means possible to notify such persons of special events relating to the cargo.
5. To take all necessary measures to protect the seagoing vessel, persons and other property on board.
6. Where the port of delivery of cargo or disembarkment of passengers is blockaded, in danger of war or in another state of emergency, to direct the seagoing vessel to the nearest safe port and take all necessary measures to protect the vessel, persons and property on board and documents of the vessel.
7. Where the seagoing vessel is threatened with sinking or destruction, to make use of all available possibilities to save first passengers and then crewmen.
The master must be the last to leave the seagoing vessel after he/she has made use of all means possible to save the logbooks, charts and other important documents of the vessel.
8. Not to leave the seagoing vessel when it is in peril, except for cases where it is extremely necessary to leave the vessel.
9. To personally operate the seagoing vessel to leave, enter a port, a canal, a marine navigable channel and when it is in seaport waters or upon the occurrence of difficult and dangerous circumstances.
10. To use pilots, tugboats in cases provided for by law or to ensure safety for his/her seagoing vessel.
The employment of a pilot shall not relieve the master of the obligation set out in Clause 9 of this Article.
11. To perform with due diligence the duties of a conscientious master.
12. To organize search and rescue of persons in peril at sea if the performance of this obligation does not cause any serious danger to his/her seagoing vessel and persons on board. The shipowner shall not be held responsible for the master’s failure to perform the obligation set out in this Clause.
13. To perform other obligations as provided for by law.
Article 51.- Rights of masters
1. To represent the shipowner and persons with interests in the cargo in handling matters relating to the navigation of the seagoing vessel and the management of the vessel and cargo on board.
2. To perform in the name of the shipowner and persons with interests in the cargo legal acts within the scope of work set out in Clause 1 of this Article, while away from the port of registration, possibly initiate lawsuits and participate in legal proceedings before court or arbitration, unless the shipowner or persons with interests in the cargo declare limitation of part or the whole of this power.
3. To refuse to let the vessel commence the voyage if he/she deems that the vessel fails to meet all conditions for marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution.
4. To apply various commendatory forms or disciplinary measures to crewmen under his/her command; to refuse to recruit or force to leave his/her ship crewmen who are not qualified in their job titles or commit law-breaking acts.
5. To borrow on behalf of the shipowner in necessary cases credits or money in cash within the limit sufficient for repair of the seagoing vessel, supplementation of crew, provisions for the vessel or for satisfying other needs so that the voyage can be continued.
6. To sell superfluous appurtenances or surplus reserves of the seagoing vessel within the limit set out in Clause 5 of this Article when it is enexpedient or impossible to wait for funds or instructions from the shipowner.
7. During a voyage, if means necessary for its completion cannot be obtained in any other way, after having by all means sought instructions from the charterer and the shipowner but in vain, to pledge or sell part of the cargo. In this case, the master must minimize the damage to the shipowner, the charterer and persons with interests in the cargo.
8. Where on a seagoing vessel, during a voygage, the reserved food and provisions have run out, to requisite part of the cargo being food and provisions carried on board, and the in the case of utmost necessity, to requisite food and provisions of persons on board. This requisition must be recorded in a minute. The shipowner shall have to compensate for the food and provisions requisited.
9. Where the seagoing vessel is in a peril at sea to request rescue, and after consultation with the vessels which come for assistance, to designate which vessel to render salvage.
Article 52.- Responsibilities of master for civil status on board seagoing vessels
1. For each case of birth or death and other related occurrences on board the seagoing vessel, to make entries in the vessel’s logbook and make a minute thereon in the presence of the vessel’s medical person and two witnesses; to keep in good conditions the body of the deceased, make an inventory list of, and preserve his/her property.
2. To report births or deaths occurring on board the seagoing vessel and send testaments and inventory lists of property of the deceased to the competent civil status agency in the first Vietnamese seaport at which the vessel calls or to the Vietnamese diplomatic mission or consulate in the nearest place if the vessel calls at a foreign seaport.
3. After having tried all means possible to ask for instructions of the shipowner and for opinions of the relatives of the deceased, the master shall, in the name of the shipowner, carry out necessary procedures and bury the deceased. All costs incurred from the burial shall be paid in accordance with the provisions of law.
Artice 53.- Responsibilities of master when criminal acts are committed on board seagoing vessels
1. Upon detecting criminal acts committed on board the seagoing vessel, the master shall have the following responsibilities:
a. To take all necessary measures to stop such acts and draw up files as provided for by law;
b. To protect evidence and, depending on the practical conditions, hand over the offenders together with relevant files to a competent state agency in the first Vietnamese port at which the seagoing vessel calls or to a public-duty vessel of the Vietnamese people’s armed forces encountered on the sea, or to inform such acts to the nearest Vietnamese diplomatic mission or consulate and to follow the instructions given by such agency, if the seagoing vessel calls at a foreign port.
2. In case of necessity to protect the safety and order of the seagoing vessel, person and cargo on board, the master may confine to a separate compartment any person who has committed a criminal act.
Article 54.- Responsibilities of master to notify Vietnamese diplomatic missions or consulates
1. Upon arrival of the seagoing vessel at a foreign port, if necessary, the master must notify the nearest Vietnamese diplomatic mission or consulate of the vessel’s arrival.
2. The master shall have to produce the seagoing vessel’s certificates and documents if it is so requested by such Vietnamese diplomatic mission or consulate.
Article 55.- Responsibilities of masters to report on the occurrence of marine accidents
Immediately after the occurrence or detection of a marine accident or another occurrence relating to marine navigation safety in the area where the seagoing vessel is operating, the master shall have to report it to the nearest competent state agency and make a report thereon according to regulations.
1. Sea protest is a document made by the master, describing the circumstance encountered by the seagoing vessel and measures already taken by the master to overcome such circumstance, limit loss and damage and protect the legitimate rights and interests of the shipowner and related persons.
2. When the seagoing vessel, persons or cargo on board are damaged or lost or suspected to be damaged or lost on account of an accident or incident, the master must make a sea protest and within twenty four hours after the accident occurs or after the vessel’s arrival at the first port after the accident occurs submit the sea protest to a competent state agency specified in Clause 3 of this Article for certification of this submission.
3. State agencies competent to certify the submission of sea protests in Vietnam include port authorities, public notaries or People’s Committees of the nearest place.
The order and procedures for certification of sea protests in Vietnam shall be stipulated by the
Transport Minister.
State agencies competent to certify the submission of sea protest in foreign countries include Vietnamese diplomatic missions and consulates in the nearest place or competent authorities of the countries where the seagoing vessels operate.
Article 57.-Crew employment contracts
1. Crew employment contract is a labor contract concluded in writing between the shipowner or crew employer and a crewman for working on board a seagoing vessel.
2. A crew employment contract contains the following principal details:
a. The name and address of the crew employer;
b. The names or list of employed crewmen;
c. Working conditions on board the seagoing vessel;
d. The period of employment of the crew;
e. Salaries, bonuses, meal allowances and other payments;
f. Insurance;
g. Other entitlements of the crewmen;
h. Responsibilities of the crew employer and the crewmen.
Article 58.-Responsibilities of shipowners for shipcrew
To arrange sufficient crewmen according to the seagoing vessel’s complement and ensure adequate working conditions on board the seagoing vessel for crewmen as provided for in Clause 2, Article 46 of this Code.
To define job titles of crewmen and their responsibilities, except for job titles stipulated by the Transport Minister.
To ensure working and living conditions for crewmen on board the seagoing vessel according to the provisions of law.
To purchase accident and other compulsory insurance for crewmen working on board the seagoing vessel according to the provisions of law.