Chương VI Bộ luật Hàng hải 2005: Hợp đồng vận chuyển hành khách và Hành lý bằng đường biển
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, tiền cước hành lý do hành khách trả.
2. Người vận chuyển là người trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý với hành khách.
3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển uỷ thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hành khách và hành lý.
4. Hành khách là người được vận chuyển trên tàu biển theo hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc người được người vận chuyển đồng ý cho đi cùng phương tiện vận tải, động vật sống được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
5. Hành lý là đồ vật hoặc phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển, trừ các trường hợp sau đây:
a) Đồ vật và phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá;
b) Động vật sống.
6. Hành lý xách tay là hành lý mà hành khách giữ trong phòng mình hoặc thuộc sự giám sát, chăm sóc, kiểm soát của mình.
1. Chứng từ vận chuyển hành khách và hành lý bao gồm:
a) Vé đi tàu là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách;
b) Giấy nhận hành lý là bằng chứng về việc hành lý của hành khách đã được gửi.
2. Người vận chuyển có quyền thay thế vé bằng chứng từ tương đương, nếu hành khách được vận chuyển trên tàu biển không phải là tàu chở khách chuyên dụng.
3. Người vận chuyển quy định việc miễn, giảm, ưu tiên mua và hoàn trả vé hành khách và cước hành lý.
1. Hành khách được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền cước vận chuyển đối với hành lý xách tay trong phạm vi trọng lượng và chủng loại do người vận chuyển quy định.
2. Hành khách có quyền chấm dứt hợp đồng vận chuyển trước khi tàu khởi hành hoặc sau khi chuyến đi đã bắt đầu ở bất kỳ cảng nào mà tàu ghé vào để đón hoặc trả khách và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ các chi phí hoặc tiền phạt nếu có.
3. Hành khách có nghĩa vụ phục tùng sự chỉ huy của thuyền trưởng, chấp hành nội quy, chỉ dẫn trên tàu và tuân theo sự hướng dẫn của sĩ quan và thuyền viên có trách nhiệm.
4. Những thoả thuận nhằm hạn chế quyền của hành khách hoặc miễn, giảm trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Chương này đều không có giá trị.
1. Người vận chuyển có nghĩa vụ mẫn cán hợp lý để bảo đảm cho tàu biển đủ khả năng đi biển, bao gồm cả định biên thuyền bộ, trang bị, cung ứng cần thiết kể từ lúc bắt đầu việc vận chuyển, trong suốt quá trình vận chuyển cho đến cảng trả khách.
2. Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ chu đáo hành khách và hành lý của họ từ khi nhận khách lên tàu biển cho đến khi hành khách và hành lý của họ rời tàu ở cảng trả khách an toàn; chịu mọi phí tổn để đưa đón, chu cấp ăn uống và phục vụ sinh hoạt cần thiết trong các trường hợp đặc biệt xảy ra ngoài dự kiến trong thời gian tàu thực hiện chuyến đi.
3. Người vận chuyển có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách.
4. Người vận chuyển có quyền từ chối thực hiện hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu xảy ra các trường hợp sau đây:
a) Chiến tranh hoặc những sự kiện khác làm phát sinh mối đe dọa tàu biển có thể bị bắt giữ;
b) Cảng nhận khách hoặc cảng trả khách được công bố bị phong toả;
c) Tàu biển bị bắt giữ, tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của các bên tham gia hợp đồng;
d) Tàu biển bị Nhà nước trưng dụng;
đ) Có lệnh cấm vận chuyển hành khách ra khỏi cảng nhận khách hoặc vào cảng trả khách.
5. Trường hợp người vận chuyển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển theo quy định tại khoản 4 Điều này trước khi tàu biển khởi hành thì phải hoàn trả cho hành khách tiền vé và tiền cước hành lý.
Trường hợp chuyến đi đã bắt đầu, người vận chuyển phải trả lại cho hành khách một phần tiền vé theo tỷ lệ với quãng đường vận chuyển chưa được thực hiện; đồng thời, có nghĩa vụ đưa hành khách trở lại cảng nhận khách bằng chi phí của mình hoặc đền bù cho hành khách một khoản tiền tương đương.
6. Trường hợp hành khách không có mặt tại tàu đúng thời điểm quy định, kể cả khi tàu ghé vào cảng trong thời gian thực hiện chuyến đi thì người vận chuyển có quyền không trả lại tiền vé đã thu.
7. Người vận chuyển có quyền hoãn thời gian tàu khởi hành, thay đổi tuyến đường vận chuyển, thay đổi nơi đón hoặc trả khách, nếu các điều kiện vệ sinh và dịch tễ bất lợi ở nơi khởi hành, nơi đến hoặc dọc theo tuyến đường vận chuyển cũng như những tình huống khác xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của mình. Tuỳ theo yêu cầu của hành khách, người vận chuyển phải chịu chi phí đưa hành khách về cảng nhận khách hoặc đền bù cho hành khách những tổn thất thực tế hợp lý.
8. Những quy định tại khoản 7 Điều này không làm hạn chế quyền của hành khách từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển.
Người vận chuyển không chịu trách nhiệm về việc hành khách bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cảng mà tàu biển ghé vào trong thời gian thực hiện chuyến đi bắt giữ do những nguyên nhân hành khách tự gây ra.
1. Hành khách lậu vé là người đã trốn lên tàu biển khi tàu ở trong cảng hoặc địa điểm thuộc phạm vi cảng mà không được sự đồng ý của người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm của tàu và vẫn ở trên tàu sau khi tàu đã rời cảng hoặc địa điểm thuộc phạm vi cảng.
2. Hành khách lậu vé có nghĩa vụ trả đủ tiền công vận chuyển cho quãng đường đã đi và một khoản tiền phạt bằng số tiền công vận chuyển phải trả này.
3. Thuyền trưởng có quyền đưa hành khách lậu vé lên bờ hoặc chuyển sang một tàu khác để đưa về cảng nơi hành khách đó đã lên tàu và phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tên, tuổi, quốc tịch của hành khách lậu vé, nơi hành khách lên tàu và trốn trên tàu.
4. Trường hợp hành khách lậu vé được chấp nhận cho đi tiếp quãng đường còn lại thì phải mua vé và có quyền, nghĩa vụ như những hành khách khác.
1. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ và mất mát, hư hỏng hành lý, nếu sự cố gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển gây ra trong phạm vi công việc được giao.
Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ và mất mát, hư hỏng hành lý xách tay xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá huỷ, mắc cạn, nổ, cháy hoặc khuyết tật của tàu biển.
Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng các loại hành lý khác không phụ thuộc nguyên nhân gây ra mất mát, hư hỏng đó.
Trong các trường hợp khác, trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người khiếu nại.
2. Trách nhiệm chứng minh thiệt hại và mức độ tổn thất, thiệt hại xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá huỷ, mắc cạn, nổ, cháy hoặc khuyết tật của tàu biển trong quá trình vận chuyển thuộc về người khiếu nại.
1. Quá trình vận chuyển hành khách bằng đường biển bắt đầu từ khi hành khách lên tàu biển và chấm dứt khi hành khách rời tàu, bao gồm cả việc vận chuyển hành khách từ đất liền ra tàu và ngược lại, nếu những chi phí vận chuyển đó đã được tính trong tiền vé đi tàu.
2. Quá trình vận chuyển hành lý xách tay của hành khách quy định tương tự khoản 1 Điều này. Quá trình vận chuyển hành lý, trừ hành lý xách tay bắt đầu từ khi người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển nhận hành lý tại cảng nhận khách và chấm dứt khi trả hành lý cho hành khách tại cảng trả khách.
1. Trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp một hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ không vượt quá 46.666 đơn vị tính toán cho một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, với tổng mức đền bù không quá 25.000.000 đơn vị tính toán; đối với những trường hợp mà Toà án quyết định việc thanh toán được thực hiện dưới hình thức định kỳ thì tổng số tiền bồi thường đó cũng không quá giới hạn quy định tại khoản này.
2. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng hành lý xách tay không quá 833 đơn vị tính toán cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý.
3. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng phương tiện vận tải bao gồm tất cả hành lý chở trên phương tiện đó không quá 3.333 đơn vị tính toán cho một phương tiện trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý.
4. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng hành lý không phải là hành lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không quá 1.200 đơn vị tính toán cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý.
5. Người vận chuyển và hành khách có thể thoả thuận giảm trách nhiệm của người vận chuyển một khoản khấu trừ không quá 117 đơn vị tính toán trong trường hợp hư hỏng một phương tiện vận tải và không quá 13 đơn vị tính toán cho một hành khách trong trường hợp mất mát, hư hỏng đối với hành lý khác.
1. Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm quy định tại Điều 132 của Bộ luật này, nếu tổn thất xảy ra được chứng minh là hậu quả của việc người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây ra tổn thất đó hoặc cẩu thả và biết rằng tổn thất có thể xảy ra.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng tương tự với người làm công, đại lý của người vận chuyển.
Người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường đồ vật quý, tiền, giấy tờ có giá, tác phẩm nghệ thuật và tài sản có giá trị khác bị mất mát, hư hỏng, nếu hành khách đã khai báo về tính chất và giá trị của các tài sản đó cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan có trách nhiệm về hành lý biết khi gửi để bảo quản.
1. Người vận chuyển có quyền lưu giữ hành lý của hành khách, nếu hành khách chưa thanh toán đủ các khoản nợ để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình cho đến khi hành khách đã trả nợ hoặc đã đưa ra sự bảo đảm thoả đáng.
2. Hành lý không có người nhận, người vận chuyển có quyền đưa lên bờ, gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho hành khách hoặc người đã được hành khách uỷ quyền biết. Mọi chi phí và phí tổn phát sinh do hành khách thanh toán.
1. Hành khách phải thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển hoặc đại lý của người vận chuyển về mất mát, hư hỏng hành lý trong các trường hợp sau đây:
a) Hư hỏng rõ ràng đối với hành lý xách tay phải được báo trước hoặc khi hành khách rời tàu;
b) Hư hỏng rõ ràng đối với các hành lý khác không phải là hành lý xách tay phải được báo trước hoặc vào thời điểm trả hành lý;
c) Mất mát, hư hỏng đối với hành lý mà không thể phát hiện từ bên ngoài phải được báo trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hành khách rời tàu hoặc hành lý lẽ ra được trả.
2. Trường hợp hành khách không thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này thì hành lý được coi là đã giao nhận nguyên vẹn, trừ trường hợp có sự chứng minh ngược lại.
3. Hành khách không phải thông báo bằng văn bản nếu hành lý khi nhận đã có sự kiểm tra hoặc giám định chung của người vận chuyển và hành khách.
1. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ và mất mát, hư hỏng hành lý là hai năm.
2. Thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Trường hợp hành khách bị thương thì tính từ ngày hành khách rời tàu;
b) Trường hợp hành khách chết trong thời gian vận chuyển thì tính từ ngày lẽ ra hành khách rời tàu.
Trường hợp hành khách bị thương trong quá trình vận chuyển dẫn đến hậu quả hành khách đó chết sau khi rời tàu thì tính từ ngày người đó chết, nhưng không được quá ba năm, kể từ ngày rời tàu;
c) Trường hợp mất mát, hư hỏng hành lý thì tính từ ngày hành khách rời tàu hoặc ngày lẽ ra hành khách rời tàu, tuỳ thuộc vào thời điểm nào muộn hơn.
3. Mặc dù có việc tạm đình chỉ hoặc gián đoạn thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hiệu khởi kiện cũng không được quá ba năm, kể từ ngày hành khách rời tàu hoặc ngày lẽ ra hành khách rời tàu, tuỳ thuộc vào thời điểm nào muộn hơn.
CONTRACTS OF CARRIAGE OF PASSENGERS AND LUGGAGE BY SEA
Article 123.-Carriage of passengers and luggage
1. A contract of carriage of passenger and luggage by sea is a contract concluded between a carrier and a passenger, whereby the carrier agrees to carry a passenger and his/her luggage by seagoing vessel, in return for passage money and a luggage freight to be paid by the passenger, from port of embarkment to port of disembarkment.
2. A carrier is the person who personally concludes or authorizes another person to conclude a contract of carriage of passenger and luggage with a passenger.
3. An actual carrier is a person entrusted by a carrier to perform the carriage of passengers and luggage in whole or in part.
4. A passenger is a person carried by seagoing vessel under a contract of carriage of passengers or a person who is permitted by a carrier to accompany a means of transport or live animals carried under a contract of carriage of cargo.
5. Luggage is objects or means of transport carried under a contract of carriage of passengers by sea, excluding the following cases:
a. Objects and means of transport carried under a contract of carriage of cargo;
b. Live animals;
6. Hand luggage is luggage kept by a passenger in his/her compartment or under his/her supervision, care and control.
Article 124.- Documents of carriage of passengers and luggage
1. Documents of carriage of passengers and luggage incude:
a. Tickets constituting evidence of the conclusion of a contract of carriage of passengers;
b. Luggage receipt coupons constituting evidence of the dispatch of passengers’ luggage.
2. The carrier may substitute tickets with equivalent vouchers, if passengers are carried on board a seagoing vessel other than a passenger vessel.
3. The carrier shall stipulate the exemption and reduction of fares, prioritized purchase and refund of passenger fares and luggage freight.
Article 125.-Rights and obligations of passengers
1. The passenger shall be entitled to all interests in compliance with the class of his/her ticket and not have to pay money for the carriage of his hand luggage within the limit of weight and kind designated by the carrier.
2. The passenger shall be entitled to terminate the contract of carriage before the commencement of the voyage at any port at which the vessel calls for passengers to embark or disembark and to refund of his/her fare or an amount of money equivalent to the unused part of his/her fare, less expenses or fine, if any.
3. The passenger shall be obliged to observe the command of the master and follow all rules and guidelines on board, and follow the instructions of responsible officers and crewmen.
4. Any agreement limiting the rights of the passenger of lessening or relieving the liability of the carrier provided for in this Code shall be null and void.
Article 126.-Obligations and rights of carriers
1. The carrier shall be obliged to exercise due diligence that the seagoing vessel is seaworthy, properly manned, furnished and supplied from the commencement of carriage, throughout the process of carriage to the port of disembarkment.
2. The carrier shall be obliged to take due care of and properly protect the passengers together their luggage from the time they have embarked on board the seagoing vessel up to the time they have safely together with their luggage left vessel at the port of disembarkment; where during the voyage an extraordinary and unexpected event has occurred, the carrier shall be liable to pay the fares necessary to cover the transportation of the passengers from and to the vessel as well as costs of meal, and necessary daily-life services for staying on board.
3. The carrier shall be obliged to buy carrier’s civil liability insurance for passengers.
4. The carrier may refuse to perform the contract without having to pay compensation if the following circumstances have occurred:
a. War has broken out or another event has occurred, posing a threat of possible arrest of the seagoing vessel;
b. The port of embarkment or port of disembarkment has been declared bloackded;
c. The seagoing vessel has been arrested or detained by decision of a competent state agency not due to the faults of the contractual parties;
d. The seagoing vessel has been requisitioned by the State;
e. A ban has been imposed on carriage of passengers from the port of embarkment or into the port of disembarkment.
5. Where the carrier refuses to perform the contract of carriage under the provisions of Clause 4 of this Article before the commencement of the voyage, he/she must refund the passengers the passage money and luggage freight.
Where the voyage has commenced, the carrier must refund the passengers part of the passage money corresponding to the remaining distance of the voyage; at the same time, he/she shall be obliged to return the passengers to the port of embarkment on his/her own money or compensate them an equivalent amount of money.
6. The carrier may not refund the collected passage money if the passenger is not present on board at the fixed time including the period of time the vessel calls at an en-route port during the voyage.
7. The carrier may postpone the time of commencement of the voyage, alter the route of transportation or alter the place of embarkment or disembarkment if the sanitary and epidemiological conditions in the place of commencement of the voyage, the place of destination or along the route of transportation are unfavorable or other circumstances have occurred beyond their control. The carrier must, at the request of the passengers, pay the expenses for returning the passengers to the port of embarkment or compensate them for reasonable actual losses.
8. The provisions of Clause 7 of this Article shall not restrict the passenger’s right to refuse to perform the contract of carriage.
Article 127.- Liability of carriers and actual carriers in the carriage of passengers
The liability of the carrier and the actual carrier in the carriage of passengers by sea shall comply with the provisions of Article 77 of this Code.
Article 128.- Exemption of carrier’s liability for arrest of passengers
The carrier shall be exempt from liability for the arrest of the passenger by a competent state agency during the voyage due to the fault of the passenger at the port at which the vessel has called.
Article 129.- Handling of passengers on board without a ticket
1. A passenger on board without a ticket is a person who has embarked the vessel without the carrier’s, master’s or responsible person’s permission when the vessel is in the port or at a place within the port area and remains on board the vessel after it leaves the port or the place within the port area.
2. A passenger on board without a ticket shall be obliged to pay in full the passage money for the covered distance plus a fine equal to such amount.
3. The master may disembark a passenger on board without a ticket or transfer him/her onto another vessel going to the port at which such person embarked the vessel and must inform a competent state agency of the name, age and citizenship of that person, the port at which he/she embarked and hid on the vessel.
4. Where a passenger on board without a ticket is accepted to be carried over the remaining distance, he/she must buy a ticket and shall have the rights and obligations like other passengers.
Article 130.- Carriers’ liability to compensate for damage
1. The carrier shall be liable for loss of life or personal injury and damage to health of the passengers as well as loss of or damage to their luggage if the causal incidents have occurred in the course of carriage due to the fault of the carrier or his/her servant or agent within the scope of his/her assigned jobs.
The fault of the carrier, his/her servant or agent shall be deemed natural unless he/she proves that the occurrence of loss of life or personal injury and damage to health of the passengers as well as loss of or damage to their hand luggage has been caused by collision, shipwreck, destruction, running aground, explosion, fire or any defect of the seagoing vessel.
The fault of the carrier, his/her servant or agent shall be deemed natural unless he/she proves that the occurrence of loss of or damage to other types of luggage does not depend on such causes of loss or damage.
In other cases, the burden of proof of a fault shall be borne by the claimants.
2. The burden of proof of damage and the extent of the loss or damage caused during the voyage by collision, shipwreck, destruction, running aground, explosion, fire or any defect of the seagoing vessel shall be borne by the claimants.
Article 131.- Process of carriage of passengers and luggage
1. The process of carriage of passengers by sea starts from the time the passenger embarks the seagoing vessel and ends when the passenger leaves the vessel, including the transportation of the passenger by water from land to vessel and vice versa, if the fare for such transportation is included in the piece of the ticket.
2. The process of carriage of hand luggage of passengers is similar to that provided in Clause 1 of this Article. The process of carriage of luggage other than hand luggage starts from the time the carrier, his/her servant or agent receives such luggage at the port of embarkment and ends when such luggage is returned to the passenger at the port of disembarkment.
Article 132.-Limitation of liability of carriers of passengers and luggage
1. The liability of the carrier for the death, personal injury or other damage to the health of a passenger shall not exceed 46,666 units of account per contract of carriage of passenger and luggage with the total compensation amount not exceeding 25,000,000 units of account; for cases where, the payment of compensation, by decision of courts, is made in installments, the total amount of such compensation money shall not also exceed the limit specified in this Clause.
2. The liability of the carrier for loss of or damage to hand luggage shall not exceed 833 units of account per passenger per contract of carriage of passenger and luggage.
3. The liability of the carrier for loss or damage to means of transport, including all luggage carried on board such means of transport, shall not exceed 3,333 units of account per means of transport per contract of carriage of passenger and luggage.
4. The liability of the carrier for loss of or damage to luggage other than luggage specified in Clauses 2 and 3 of this Article shall not exceed 1,200 units of account per passenger per contract of carriage of passenger and luggage.
5. The carrier and the passenger may agree to lessen the liability of the carrier by deducting no more than 117 units of account in case of damage to a means of transport and no more than 13 units of account per passenger in case of loss of damage to other kinds of luggage.
Article 133.- Loss of the right to liability of limitation
1. The carrier shall lose the right to limitation of liability provided for in Article 132 of this Code if the occurrence of the loss or damage is proved to be the consequence of the carrier’s intentional acts of causing such loss or damage or neglect and knowledge that such loss or damage may occur.
2. The provisions of Clause 1 of this Article shall be applied similarly to the carrier’s servants and agents.
Article 134.-Loss of and damage to valuables and other valuable property
For valuables, money, valuable documents, works of arts or other valuable property, the carrier shall be liable to compensate when on delivering such property for safe keeping the passenger has declared their characteristics and value to the master or the officer responsible for luggage.
Article 135.- Liens on luggage
1. The carrier, for securing his/her legitimate interests, may have a lien on the luggage of the passenger who has not yet paid in full his/her debts until when the passenger pay such debts or provide a proper security.
2. For the luggage which has not been collected, the carrier may take it ashore and deposit it in a safe and appropriate place and inform the passenger or his/her authorized person thereof. All costs and charges arising therefrom shall be paid by the passenger.
Article 136.- Notification of loss or damage to luggage
1. The passenger must inform in writing the carrier or his/her agent of the loss of or damage to luggage in the following cases:
a. Apparent damage to hand luggage must be informed before or when the passenger disembarks the vessel;
b. Apparent damage to luggage other than hand luggage must be notified before and at the time of delivery of the luggage;
c. Externally imperceptible loss of or damage to luggage must be notified within fifteen days after the date the passenger disembarks the vessel or the luggage should have been delivered.
2. Where the passenger fails to comply with the provisions of Clause 1 of this Article, his/her luggage shall be deemed to be delivered and received without any loss or damage, unless the contrary is proved.
3. The passenger shall not be required to make such notification in writing if upon delivery, the luggage has been jointly inspected or surveyed by the carrier and passenger.
Article 137.- Statute of limitations for initiation of lawsuits regarding the carriage of passengers and luggage.
1. The statute of limitations for initiation of lawsuits for compensation for loss of life, personal injury or damage to the health of passengers and for loss of or damage to luggage is two years.
2. The statute of limitations specified in Clause 1 of this Article shall be determined as follows:
a. In case of personal injury of the passenger, counting from the date the passenger disembarks the vessel;
b. In case of loss of life of the passenger during the voyage, counting from the date the passenger should have disembarked the vessel.
In case of personal injury of the passenger during the voyage resulting in his/her loss of life after disembarking the vessel, the statute of limitations shall start from the date such person was dead but must exceed three years as from the date of his/her disembarkment.
c. In case of loss of or damage to luggage, counting from the date the passenger disembarks the vessel or should have disembarked the vessel, depending on which date is later.
3. Not with standing the suspension or interruption of the statute of limitations for initiation of lawsuits for compensation specified in Clause 1 of this Article, the statute of limitations for initiation of lawsuits shall not exceed three years as from the date the passenger disembarks or should have disembarked the vessel, depending on which date is later.