Chương V Bộ luật Hàng hải 2005: Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
2. Hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, công-te-nơ hoặc công cụ tương tự do người gửi hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
3. Cước vận chuyển là tiền công trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bao gồm:
1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hoá để vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thoả thuận;
2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hoá theo chuyến.
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển với người vận chuyển. Trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng.
2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển uỷ thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác uỷ thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng theo quy định tại Điều 89 và Điều 110 của Bộ luật này.
1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác.
2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hoá được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.
4. Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hoá được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.
5. Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thoả thuận về nội dung, giá trị.
1. Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.
2. Việc nhận hàng được tính từ thời điểm người vận chuyển đã nhận hàng hoá từ người giao hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại cảng nhận hàng.
3. Việc trả hàng kết thúc trong các trường hợp sau đây:
a) Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho người nhận hàng; trong trường hợp người nhận hàng không trực tiếp nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách trả hàng theo yêu cầu của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng, pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại cảng trả hàng;
b) Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại cảng trả hàng.
4. Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển chỉ có quyền thoả thuận về việc giảm trách nhiệm của người vận chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Khoảng thời gian từ khi nhận hàng đến trước khi bốc hàng lên tàu biển và khoảng thời gian từ khi kết thúc dỡ hàng đến khi trả xong hàng;
b) Vận chuyển động vật sống;
c) Vận chuyển hàng hoá trên boong.
1. Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hoá có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá phù hợp với tính chất của hàng hoá.
2. Người vận chuyển chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, dỡ hàng cẩn thận và thích hợp, chăm sóc chu đáo hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
3. Người vận chuyển phải thông báo trong thời gian hợp lý cho người giao hàng biết trước về nơi bốc hàng lên tàu biển, thời điểm mà tàu sẵn sàng nhận hàng và thời hạn tập kết hàng hoá. Việc thông báo này không áp dụng đối với tàu chuyên tuyến, trừ trường hợp lịch tàu có sự thay đổi.
Hàng hoá chỉ được chở trên boong nếu có thoả thuận giữa người vận chuyển với người giao hàng hoặc theo tập quán thương mại và phải được ghi rõ trong chứng từ vận chuyển.
1. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình vận chuyển theo quy định của Mục này mặc dù toàn bộ hoặc một phần của việc vận chuyển được giao cho người vận chuyển thực tế thực hiện. Đối với phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các hành vi của người vận chuyển thực tế và của người làm công, đại lý của người vận chuyển thực tế đảm nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
2. Người vận chuyển thực tế, người làm công hoặc đại lý của người vận chuyển thực tế có quyền hưởng các quyền liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Chương này trong thời gian hàng hoá thuộc sự kiểm soát của họ và trong thời gian những người này tham gia thực hiện bất kỳ hoạt động nào được quy định tại hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
3. Các thoả thuận đặc biệt mà theo đó người vận chuyển đảm nhận những nghĩa vụ không được quy định tại Chương này hoặc từ bỏ những quyền được hưởng do Bộ luật này quy định chỉ có hiệu lực đối với người vận chuyển thực tế nếu được người vận chuyển thực tế đồng ý bằng văn bản. Dù người vận chuyển thực tế đồng ý hoặc không đồng ý thì người vận chuyển vẫn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ phát sinh từ các thoả thuận đặc biệt đó.
4. Trong trường hợp cả người vận chuyển và người vận chuyển thực tế cùng liên đới chịu trách nhiệm thì được xác định theo mức độ trách nhiệm của mỗi bên.
5. Tổng số tiền bồi thường của người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và người làm công, đại lý của họ phải trả không vượt quá toàn bộ giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.
1. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hoá do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.
2. Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hoá xảy ra trong các trường hợp sau đây:
a) Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;
b) Hoả hoạn không do người vận chuyển gây ra;
c) Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động;
d) Thiên tai;
đ) Chiến tranh;
e) Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra;
g) Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
h) Hạn chế về phòng dịch;
i) Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ;
k) Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;
l) Bạo động hoặc gây rối;
m) Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;
n) Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hoá xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hoá;
o) Hàng hoá không được đóng gói đúng quy cách;
p) Hàng hoá không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp;
q) Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;
r) Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra.
Trong trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận ghi trong hợp đồng thì người đó phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hoá.
3. Chậm trả hàng là việc hàng hoá không được trả trong khoảng thời gian đã thoả thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thoả thuận. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người gửi hàng;
b) Nguyên nhân bất khả kháng;
c) Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có thể bị đe dọa;
d) Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu.
1. Trong trường hợp chủng loại, giá trị của hàng hoá không được người gửi hàng, người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hoá trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hoá hoặc 2 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hoá bị mất mát, hư hỏng tuỳ theo giá trị hàng hoá.
Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt.
Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.
2. Khi công-te-nơ hoặc công cụ tương tự được dùng để đóng hàng hoá thì mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hoá đã ghi trong chứng từ vận chuyển, đã đóng vào công cụ được coi là một kiện hoặc một đơn vị hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chứng từ vận chuyển không ghi rõ số kiện hoặc đơn vị hàng hoá thì công-te-nơ hoặc công cụ đó chỉ được xem là một kiện hoặc một đơn vị hàng hoá.
3. Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hoá được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với hàng hoá bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo;
b) Đối với hàng hoá bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hoá.
Giá trị còn lại của hàng hoá được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.
4. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc chậm trả hàng được giới hạn số tiền bằng 2,5 lần tiền cước của số hàng trả chậm, nhưng không vượt quá tổng số cước phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
1. Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Điều 79 của Bộ luật này nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hoá là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra.
2. Người làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ định gây ra mất mát, hư hỏng hàng hoá, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra cũng không được giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.
1. Người gửi hàng phải bảo đảm hàng hoá được đóng gói và đánh dấu ký, mã hiệu theo quy định. Người vận chuyển có quyền từ chối bốc lên tàu biển những hàng hoá không bảo đảm các tiêu chuẩn đóng gói cần thiết.
2. Người gửi hàng phải cung cấp trong một thời gian thích hợp cho người vận chuyển các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết đối với hàng hoá dễ nổ, dễ cháy và các loại hàng hoá nguy hiểm khác hoặc loại hàng hoá cần phải có biện pháp đặc biệt khi bốc hàng, vận chuyển, bảo quản và dỡ hàng.
Người gửi hàng phải bồi thường các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không hợp lệ các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết.
3. Người gửi hàng hoặc người giao hàng dù cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm đối với người vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ hàng khác về những tổn thất phát sinh do khai báo hàng hoá không chính xác hoặc không đúng sự thật, nếu người vận chuyển chứng minh được là người gửi hàng hoặc người giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.
1. Người vận chuyển có quyền dỡ hàng hoá khỏi tàu biển, huỷ bỏ hoặc làm mất khả năng gây hại của hàng hoá dễ nổ, dễ cháy hoặc hàng hoá nguy hiểm khác mà không phải bồi thường và vẫn được thu đủ cước, nếu số hàng hoá đó đã được khai báo sai hoặc do người vận chuyển không được thông báo trước và cũng không thể nhận biết về những đặc tính nguy hiểm của hàng hoá khi bốc hàng theo sự hiểu biết nghiệp vụ thông thường.
Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh.
2. Trong trường hợp người vận chuyển đã nhận bốc lên tàu biển những hàng hoá nguy hiểm, mặc dù đã được thông báo trước hoặc đã nhận biết tính chất nguy hiểm của hàng hoá đó theo sự hiểu biết nghiệp vụ thông thường và đã thực hiện các biện pháp bảo quản theo đúng quy định, nhưng khi hàng hoá đó đe dọa sự an toàn của tàu, người và hàng hoá trên tàu thì người vận chuyển có quyền xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp này, người vận chuyển chịu trách nhiệm về tổn thất phát sinh theo các nguyên tắc về tổn thất chung và chỉ được thu cước cự ly.
Cước cự ly là cước vận chuyển được tính trên cơ sở tỷ lệ giữa quãng đường mà hàng hoá được vận chuyển trong thực tế so với toàn bộ quãng đường vận chuyển đã thoả thuận trong hợp đồng, cũng như trên cơ sở tỷ lệ giữa sự đầu tư chi phí, thời gian, sự rủi ro hoặc khó khăn thông thường liên quan đến quãng đường vận chuyển đã thực hiện so với quãng đường vận chuyển còn lại.
Người gửi hàng được miễn trách nhiệm bồi thường về các mất mát, hư hỏng xảy ra đối với người vận chuyển hoặc tàu biển, nếu chứng minh được rằng mình hoặc người làm công, đại lý của mình không có lỗi gây ra tổn thất đó.
1. Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển cước vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.
2. Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người gửi hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc chưa nhận được sự bảo đảm thoả đáng.
Các khoản nợ này bao gồm cước vận chuyển, các chi phí khác theo quy định tại khoản 1 Điều này và chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hoá.
Các khoản nợ không trả đúng hạn được tính lãi theo lãi suất áp dụng tại ngân hàng giao dịch liên quan.
1. Trong trường hợp hàng hoá bị thiệt hại do có tai nạn trong khi tàu biển đang hành trình thì dù với bất cứ nguyên nhân nào cũng được miễn cước vận chuyển; nếu đã thu thì được hoàn trả lại. Trong trường hợp hàng hoá được cứu hoặc được hoàn trả lại thì người vận chuyển chỉ được thu cước cự ly, nếu người có quyền lợi liên quan đến hàng hoá đó không thu được lợi ích từ quãng đường mà hàng hoá đó đã được tàu biển vận chuyển.
2. Trường hợp hàng hoá hư hỏng hoặc hao hụt do đặc tính riêng hoặc hàng hoá là động vật sống mà bị chết trong khi vận chuyển thì người vận chuyển vẫn có quyền thu đủ cước vận chuyển.
1. Theo yêu cầu của người giao hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng một bộ vận đơn.
2. Vận đơn có thể được ký phát dưới các dạng sau đây:
a) Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh;
b) Ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh;
c) Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh.
3. Trường hợp trong vận đơn theo lệnh không ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng mặc nhiên được coi là người có quyền đó.
1. Vận đơn bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên và trụ sở chính của người vận chuyển;
b) Tên người gửi hàng;
c) Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;
d) Tên tàu biển;
đ) Mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hoá, nếu xét thấy cần thiết;
e) Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hoá;
g) Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hoá mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hoá hoặc bao bì;
h) Cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; phương thức thanh toán;
i) Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng;
k) Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng;
l) Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;
m) Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;
n) Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.
Trong vận đơn, nếu thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại khoản này nhưng phù hợp với quy định tại Điều 73 của Bộ luật này thì không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vận đơn.
2. Trường hợp tên người vận chuyển không được xác định cụ thể trong vận đơn thì chủ tàu được coi là người vận chuyển. Trường hợp vận đơn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều này ghi không chính xác hoặc không đúng sự thật về người vận chuyển thì chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh và sau đó được quyền yêu cầu người vận chuyển bồi hoàn.
1. Người vận chuyển có quyền ghi chú trong vận đơn các nhận xét của mình nếu có nghi vấn về tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hoá.
2. Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn sự mô tả về hàng hoá, nếu có đủ căn cứ nghi ngờ tính chính xác về lời khai báo của người gửi hàng, người giao hàng ở thời điểm bốc hàng hoặc khi không có điều kiện xác minh.
3. Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn ký, mã hiệu hàng hoá, nếu chúng chưa được đánh dấu rõ ràng trên từng kiện hàng hoặc bao bì, bảo đảm dễ nhận thấy khi chuyến đi kết thúc.
4. Trường hợp hàng hoá được đóng gói trước khi giao cho người vận chuyển thì người vận chuyển có quyền ghi vào vận đơn là không biết rõ nội dung bên trong.
5. Người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc tổn thất liên quan đến hàng hoá trong mọi trường hợp, nếu người gửi hàng, người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hoá khi bốc hàng và khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn.
1. Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp.
2. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.
3. Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.
Người giao hàng có thể thoả thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thoả thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế.
Các quy định của Bộ luật này về vận đơn được áp dụng đối với vận đơn suốt đường biển do người vận chuyển ký phát, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hoá cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan. Người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu của người gửi hàng sau khi đã thu lại toàn bộ số vận đơn gốc đã ký phát.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.
Khi tàu biển đến cảng trả hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ trả hàng cho người nhận hàng hợp pháp nếu có vận đơn gốc, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng quy định tại Điều 89 của Bộ luật này. Sau khi hàng hoá đã được trả, các chứng từ vận chuyển còn lại không còn giá trị để nhận hàng.
1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người gửi hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả.
2. Người vận chuyển có quyền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng.
3. Việc bồi thường tổn thất do lưu tàu để dỡ hàng và gửi hàng quy định tại khoản 1 Điều này được giải quyết tương tự trường hợp lưu tàu để bốc hàng.
4. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hoá mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hoá thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời hạn đó.
Người vận chuyển có nghĩa vụ thông báo cho người gửi hàng biết về những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này và dự định bán hàng để trừ nợ theo quy định tại khoản này.
5. Việc xử lý hàng hoá do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam quy định tại Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Sau khi khấu trừ các khoản nợ của người nhận hàng, các chi phí liên quan đến việc gửi và bán đấu giá hàng hoá quy định tại Điều 94 của Bộ luật này, số tiền còn thừa phải được gửi vào ngân hàng để trả lại cho người có quyền nhận số tiền đó.
2. Trường hợp tiền bán hàng không đủ để thanh toán các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người có liên quan phải trả đủ.
3. Trong thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hoá mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa thì số tiền này được sung công quỹ nhà nước.
1. Người nhận hàng trước khi nhận hàng tại cảng trả hàng hoặc người vận chuyển trước khi giao hàng tại cảng trả hàng có thể yêu cầu cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hoá. Bên yêu cầu giám định có nghĩa vụ thanh toán chi phí giám định nhưng có quyền truy đòi chi phí đó từ bên gây ra thiệt hại.
2. Hàng hoá được coi là đã trả đủ và đúng như ghi trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển về mất mát, hư hỏng hàng hoá chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận hàng, nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài; đối với hàng hoá đã giám định quy định tại khoản 1 Điều này thì không cần thông báo bằng văn bản.
Mọi thoả thuận trái với quy định tại khoản này đều không có giá trị.
3. Người nhận hàng có quyền thông báo mất hàng, nếu không nhận được hàng trong vòng sáu mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải được giao theo thoả thuận trong hợp đồng.
4. Người vận chuyển không phải bồi thường đối với tổn thất phát sinh do việc chậm trả hàng, trừ trường hợp thông báo về việc chậm trả hàng bằng văn bản được gửi tới người vận chuyển trong vòng sáu mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá lẽ ra được giao theo thoả thuận trong hợp đồng.
Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hoá vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là một năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng.
Người vận chuyển có nghĩa vụ dùng tàu biển đã được chỉ định trong hợp đồng để vận chuyển hàng hoá, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đồng ý cho người vận chuyển thay thế tàu biển đã được chỉ định bằng tàu khác.
Người thuê vận chuyển có thể chuyển giao quyền theo hợp đồng cho người thứ ba mà không cần người vận chuyển đồng ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết.
Trường hợp vận đơn được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến và người giữ vận đơn không phải là người thuê vận chuyển thì các quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người giữ vận đơn sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn; nếu các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã được đưa vào vận đơn thì các điều khoản này được áp dụng.
1. Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu biển đến cảng nhận hàng trong trạng thái sẵn sàng để nhận hàng đúng thời điểm và địa điểm; lưu tàu biển tại nơi bốc hàng theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
2. Người vận chuyển đưa tàu biển đến nơi bốc hàng do người thuê vận chuyển chỉ định. Nơi bốc hàng phải an toàn, không gây trở ngại cho việc tàu biển vào, ra, chờ đợi cùng với hàng hoá. Trong trường hợp có nhiều người thuê vận chuyển mà họ không thoả thuận được về nơi bốc hàng hoặc khi người thuê vận chuyển không chỉ định rõ nơi bốc hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
3. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận cụ thể về nơi bốc hàng tại cảng nhận hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
4. Người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng, mặc dù nơi bốc hàng đã được ghi rõ trong hợp đồng. Người thuê vận chuyển phải thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan đến việc thực hiện yêu cầu này.
1. Thời hạn bốc hàng do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu không có thoả thuận thì áp dụng tập quán địa phương.
2. Thời gian gián đoạn do người thuê vận chuyển gây ra, thời gian thay đổi nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc hàng.
3. Thời gian gián đoạn do người vận chuyển gây ra, do các nguyên nhân bất khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng không được tính vào thời hạn bốc hàng.
4. Người thuê vận chuyển có thể thoả thuận với người vận chuyển về chế độ thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá thời hạn bốc hàng đã thoả thuận.
1. Các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận trong hợp đồng về thời gian cho phép kéo dài ngoài thời hạn bốc hàng quy định tại Điều 102 của Bộ luật này (sau đây gọi là thời hạn dôi nhật). Trường hợp trong hợp đồng không quy định cụ thể số ngày, giờ thì thời hạn dôi nhật được các bên liên quan xác định theo tập quán địa phương.
2. Tiền thanh toán về thời hạn dôi nhật do các bên thoả thuận trong hợp đồng; trường hợp không có thoả thuận thì xác định theo tập quán địa phương. Trường hợp tập quán địa phương không có thì khoản tiền này được xác định trên cơ sở tổng chi phí thực tế để duy trì tàu biển và thuyền bộ trong thời hạn dôi nhật.
3. Thời gian tàu biển phải lưu lại cảng nhận hàng sau thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật do người thuê vận chuyển gây ra gọi là thời gian lưu tàu. Người vận chuyển có quyền đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do lưu tàu.
1. Người vận chuyển có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển về việc tàu biển đã đến cảng nhận hàng và sẵn sàng để nhận hàng (sau đây gọi là Thông báo sẵn sàng).
2. Ngày, giờ có hiệu lực của Thông báo sẵn sàng do các bên thoả thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thoả thuận thì được xác định theo tập quán địa phương.
3. Người vận chuyển phải bồi thường thiệt hại phát sinh do nội dung của Thông báo sẵn sàng không đúng với sự thật ở thời điểm người thuê vận chuyển nhận được văn bản này.
1. Người thuê vận chuyển có quyền thay thế hàng hoá đã được ghi trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng loại hàng hoá khác có tính chất tương đương, nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người vận chuyển và những người thuê vận chuyển khác.
2. Giá cước vận chuyển đối với loại hàng hoá thay thế không được thấp hơn giá cước đã thoả thuận đối với loại hàng hoá bị thay thế.
1. Hàng hoá phải được sắp xếp trên tàu biển theo Sơ đồ hàng hoá do thuyền trưởng quyết định. Việc xếp hàng hoá trên boong phải được người thuê vận chuyển đồng ý bằng văn bản.
2. Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hoá ở trên tàu biển. Các chi phí liên quan do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
1. Người vận chuyển có quyền cho tàu biển rời cảng nhận hàng sau khi thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã kết thúc, mặc dù toàn bộ hàng hoá hoặc một phần hàng hoá được thuê vận chuyển chưa được bốc lên tàu biển do những nguyên nhân thuộc về người thuê vận chuyển. Trong trường hợp này, người vận chuyển vẫn được thu đủ tiền cước vận chuyển, kể cả tiền cước của số hàng hoá chưa được bốc lên tàu biển; cước thu đối với số hàng hoá đó gọi là cước khống.
2. Trường hợp cho thuê nguyên tàu biển, người vận chuyển có quyền thu đủ tiền cước, nhưng phải thực hiện các yêu cầu sau đây của người thuê vận chuyển:
a) Cho tàu biển khởi hành trước thời hạn;
b) Bốc lên tàu biển số hàng hoá đã tập kết ở nơi bốc hàng, mặc dù thời hạn dôi nhật đã kết thúc, nếu việc bốc số hàng hoá đó chỉ làm lưu tàu trong thời hạn không quá mười bốn ngày và vẫn được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 3 Điều 103 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp cho thuê một phần tàu biển, người vận chuyển có quyền thu đủ cước và từ chối bốc lên tàu số hàng hoá được đưa đến sau thời hạn bốc hàng hoặc sau thời hạn dôi nhật đã thoả thuận do nguyên nhân thuộc về người thuê vận chuyển.
1. Người vận chuyển phải thực hiện việc vận chuyển hàng hoá trong thời gian hợp lý, theo đúng tuyến đường quy định trong hợp đồng hoặc theo tuyến đường thường lệ, nếu trong hợp đồng không có thoả thuận khác.
2. Người vận chuyển không bị coi là vi phạm hợp đồng, nếu tàu biển phải đi chệch tuyến đường để cứu người gặp nạn trên biển hoặc vì lý do chính đáng khác. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất hàng hoá phát sinh do tàu biển phải đi chệch tuyến đường trong các trường hợp này.
1. Khi tàu biển không vào được cảng trả hàng do những nguyên nhân không thể vượt qua được và không có khả năng chờ đợi để vào cảng trả hàng sau một thời gian hợp lý thì người vận chuyển được phép đưa tàu biển vào một cảng thay thế an toàn gần nhất và phải thông báo cho người thuê vận chuyển biết để xin chỉ thị.
2. Trường hợp cho thuê nguyên tàu biển thì tuỳ theo điều kiện cụ thể, thuyền trưởng phải xin chỉ thị về cảng thay thế và hành động theo chỉ thị của người thuê vận chuyển; nếu không có khả năng thực hiện chỉ thị của người thuê vận chuyển hoặc sau một thời gian chờ đợi hợp lý mà vẫn không nhận được chỉ thị của người thuê vận chuyển thì thuyền trưởng có thể dỡ hàng khỏi tàu biển hoặc vận chuyển hàng quay lại cảng nhận hàng, tuỳ theo sự suy xét của mình, sao cho quyền lợi của người thuê vận chuyển được bảo vệ chính đáng. Người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển cước cự ly và chi phí liên quan.
3. Trường hợp cho thuê một phần tàu biển thì thuyền trưởng cũng có quyền hành động quy định tại khoản 1 Điều này, nếu sau năm ngày kể từ ngày xin chỉ thị mà vẫn không nhận được chỉ thị của người thuê vận chuyển hoặc không có khả năng thực hiện chỉ thị. Người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển đủ cước và chi phí liên quan.
1. Việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc dỡ hàng.
2. Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hoá cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.
3. Các quyền quy định tại khoản 2 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.
1. Trường hợp hàng hoá được bốc lên tàu biển vượt quá khối lượng đã thoả thuận trong hợp đồng thì người vận chuyển chỉ có quyền thu tiền cước vận chuyển theo giá cước đã thoả thuận đối với số hàng hoá đó.
2. Trường hợp hàng hoá được bốc lậu lên tàu biển thì người vận chuyển có quyền thu gấp đôi tiền cước vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và được bồi thường các tổn thất phát sinh do việc xếp số hàng hoá bốc lậu đó trên tàu. Người vận chuyển có quyền dỡ số hàng hoá bốc lậu đó tại bất cứ cảng nào, nếu xét thấy cần thiết.
3. Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu hoặc các chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.
1. Người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
a) Người vận chuyển không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thoả thuận, chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh;
b) Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ tiền cước vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển.
2. Người vận chuyển có quyền từ chối, không thực hiện yêu cầu dỡ hàng của người thuê vận chuyển quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nếu xét thấy việc đó làm chậm trễ chuyến đi hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của những người liên quan do phải thay đổi lịch trình đã định.
3. Trường hợp thuê nguyên tàu biển, người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, nhưng phải bồi thường các chi phí liên quan, tuỳ theo thời điểm chấm dứt hợp đồng, người thuê vận chuyển còn phải trả tiền cước theo các nguyên tắc sau đây:
a) Trả một nửa tiền cước vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng trước khi tính thời hạn bốc hàng;
b) Trả đủ tiền cước vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng sau khi tính thời hạn bốc hàng hoặc chấm dứt hợp đồng sau khi tính thời hạn dôi nhật, nếu hợp đồng chỉ giao kết cho một chuyến;
c) Trả đủ tiền cước vận chuyển của cả chuyến đi mà người thuê vận chuyển chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi cộng thêm một nửa tiền cước vận chuyển của tất cả các chuyến đi tiếp theo, nếu hợp đồng được giao kết cho nhiều chuyến.
4. Trường hợp người thuê vận chuyển chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này thì người vận chuyển có nghĩa vụ lưu tàu tại nơi bốc hàng cho đến khi hàng hoá được dỡ xong, mặc dù việc đó vượt quá thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật.
5. Trường hợp thuê một phần tàu biển thì người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường các chi phí liên quan, tuỳ theo thời điểm chấm dứt hợp đồng, người thuê vận chuyển còn phải trả tiền cước vận chuyển theo các nguyên tắc sau đây:
a) Trả một nửa tiền cước vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng sau thời hạn tập kết hàng hoá đã thoả thuận;
b) Trả đủ tiền cước vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng trong khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi.
Người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi, nếu số hàng hoá đã bốc lên tàu biển chưa đủ theo hợp đồng và tổng giá trị của số hàng hoá đó không đủ để bảo đảm cho tiền cước vận chuyển và các chi phí liên quan mà người vận chuyển phải chi cho hàng hoá, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đã trả đủ tiền cước vận chuyển hoặc có sự bảo đảm cần thiết. Người thuê vận chuyển phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng và một nửa tiền cước vận chuyển đã thoả thuận.
1. Các bên tham gia hợp đồng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu trước khi tàu biển bắt đầu rời khỏi nơi bốc hàng đã xảy ra các sự kiện sau đây:
a) Chiến tranh đe dọa sự an toàn của tàu biển hoặc hàng hoá; cảng nhận hàng hoặc cảng trả hàng được công bố bị phong toả;
b) Tàu biển bị bắt giữ hoặc tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của các bên tham gia hợp đồng;
c) Tàu biển bị Nhà nước trưng dụng;
d) Có lệnh cấm vận chuyển hàng hoá ra khỏi cảng nhận hàng hoặc vào cảng trả hàng.
2. Bên chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu chi phí dỡ hàng.
3. Các bên có quyền chấm dứt hợp đồng, nếu các sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra trong khi tàu biển đang hành trình; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả tiền cước cự ly và chi phí dỡ hàng.
1. Hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt, không bên nào phải bồi thường thiệt hại, nếu sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt;
b) Hàng hoá ghi trong hợp đồng bị mất;
c) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng được coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không kinh tế.
2. Trong trường hợp tàu biển đang hành trình mà xảy ra các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển chỉ có quyền thu cước cự ly; nếu chỉ có tàu biển bị tổn thất mà hàng hoá được cứu thoát hoặc được hoàn trả thì người vận chuyển có quyền thu cước cự ly đối với số hàng hoá đó.
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hai năm, kể từ ngày người khiếu nại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm.
1. Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhiệm vận chuyển hàng hoá để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó phải có phương thức vận tải bằng đường biển.
2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người gửi hàng.
3. Người gửi hàng là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
4. Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận việc người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng để vận chuyển và cam kết trả hàng theo đúng thoả thuận của hợp đồng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá theo hợp đồng vận tải đa phương thức từ thời điểm nhận hàng cho đến khi trả hàng.
2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể ký các hợp đồng riêng với những người vận chuyển của từng phương thức vận tải, trong đó xác định trách nhiệm của từng bên tham gia đối với mỗi phương thức vận tải. Các hợp đồng riêng này không ảnh hưởng đến trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với toàn bộ quá trình vận chuyển.
1. Trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở một phương thức vận tải nhất định của quá trình vận chuyển, các quy định của pháp luật tương ứng điều chỉnh phương thức vận tải đó của vận tải đa phương thức được áp dụng đối với trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức.
2. Trường hợp không thể xác định được hàng hoá bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở phương thức vận tải nào thì người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển tại Điều 78 và Điều 79 của Bộ luật này.
Chính phủ quy định chi tiết về vận tải đa phương thức.
CONTRACTS OF CARRIAGE OF CARGO BY SEA
Article 70.-Contracts of carriage of cargo by sea
1. A contract of carriage of cargo by sea is a contract concluded between a carrier and a charterer, whereby the carrier agrees to carry a definite cargo by seagoing vessel from port of loading to port of delivery, in return for a definite freight paid by the charterer.
2. Cargo includes machinery, equipment, materials and raw materials, fuels, consumer goods and other moveable assets, including live animals, containers or similar tools supplied by the consignor for cargo packing, which are carried under contracts of carriage of cargo by sea.
3. Freight means remuneration paid to a carrier under a contract of carriage of cargo by sea.
Article 71.- Types of contracts of carriage of cargo by sea
Contracts of carriage of cargo by sea include:
1. Contracts of carriage according to carriage documents, which are contracts of carriage of cargo by sea concluded on the condition that instead of allowing for the cargo the whole cargo space of a vessel or a definite part thereof, the carrier will perform the carriage on the basis of the cargo’s kind, quantity, measure or weight.
Contracts of carriage according to carriage documents are concluded in a form agreed upon by the involved parties.
2. Contracts of carriage according to voyage, which are contracts of carriage of cargo by sea concluded on the condition that the carrier will allow for the cargo the whole cargo space of the vessel or a definite part thereof, for a voyage.
Contracts of carriage according to voyage must be concluded in writing.
Article 72.- Involved parties to contracts of carriage of cargo by sea
1. Charterer is the party that directly concludes or authorizes another party to conclude a contract of carriage of cargo by sea with a carrier. In case of contracts of carriage according to carriage documents, the charterer is called consignor.
2. Carrier is the party that directly concludes or authorizes another party to conclude a contract of carriage of cargo by sea with a charterer.
3. Actual carrier is the party that is entrusted by a carrier to perform the carriage of cargo by sea in whole or in part.
4. Shipper is the party that directly consigns or is entrusted by another party to consign cargo to a carrier under a contract of carriage of cargo by sea.
5. Consignee is the party that is entitled to receive cargo under the provisions of Article 89 and Article 110 of this Code.
Article 73.- Carriage documents
1. Carriage documents include bills of lading, ocean through bills of lading, sea waybills and other carriage documents.
2. Bill of lading is a carriage document serving as evidence of the receipt by the carrier of the cargo in the quantity, kind and conditions as indicated in the bill of lading for carriage to the place of discharge; as evidence of the ownership of the cargo for the disposal or receipt of the cargo and as evidence of the contract of carriage of cargo by sea.
3. Ocean through bill of lading is a bill of lading expressly indicating that the carriage of the cargo is performed by at least two ocean carriers.
4. Sea waybill is an evidence of the receipt of the cargo as indicated in the sea waybill; an evidence of the contract of carriage of cargo by sea. Sea waybills are non-negotiable.
5. Other carriage documents are documents with their contents and validity agreed upon by the carrier and the charterer.
Section 2. CONTRACTS OF CARRIAGE OF CARGO ACCORDING TO CARRIAGE DOCUMENTS.
Article 74.-Time of arising and termination of liability of carriers
1. The liability of a carrier shall arise from the time the carrier receives the cargo at the port of receipt, continue throughout the process of carriage and terminate upon the completion of delivery of the cargo at the port of delivery.
2. The receipt of the cargo shall be the time the carrier has received the cargo from the shipper, a competent state agency or a third party according to the provisions of law or regulations of the port of receipt.
3. The delivery of the cargo shall terminate in the following cases:
a. The carrier completes the delivery of the cargo to the consignee; where the consignee does not receive the cargo directly from the carrier, the delivery of the cargo shall be effected by the mode requested by the consignee in accordance with the contract, the law of the place of or the custom applied at the port of delivery;
b. The carrier completes the delivery of the cargo to a competent state agency or a third party according to the provisions of law or regulations of the port of delivery.
4. The parties to a contract of carriage may agree to lessen the liability of the carrier in the following cases:
a. In the period of time from the receipt of cargo to before the loading of cargo on board a seagoing vessel and in the period of time from the completion of the unloading of cargo the completion of delivery of cargo;
b. Carriage of live animals;
c. Carriage of cargo on deck.
Article 75.-Obligations of carriers
1. The carrier must exercise due diligence that before and at the commencement of a voyage the seagoing vessel be seaworthy; properly manned, equipped and supplied and that its holds, cool and refrigerating chambers and all other compartments in which the cargo is loaded, be prepared and brought to a proper condition for the receipt, carriage and preservation of the cargo suitable to its nature.
2. The carrier shall be responsible for careful and proper loading and unloading of cargo, and take due care of the cargo in the process of carriage.
3. The carrier must notify, within a reasonable time in advance, the shipper of the place of loading and the time the vessel is in readiness to load and the deadline for supplying the cargo. This notification shall not apply to liners unless the schedule is altered.
Article 76.-Cargo carried on deck
Cargo may be carried on deck only if it is so agreed upon between the carrier and the shipper or it is a custom and such carriage must be stated in the carriage documents.
Article 77.-Liabilities of carriers, actual carriers, their servants and agents
1. The carrier must be responsible for the whole process of carriage as provided for in this Section even though the carriage has been assigned in whole or in part to the actual carrier for performance. For the part of carriage performed by the actual carrier, the carrier shall be responsible for acts taken by the actual carrier as well as its servants and agents within the scope of their assigned work.
2. The actual carrier, its servants and agents shall enjoy the rights relating to the responsibilities of the carrier provided for in this Chapter when the cargo is under their control and when they take part in carrying out any activity stipulated in the contract of carriage of cargo.
3. Special agreements whereby the carrier undertakes obligations not provided for in this Chapter or denounces the rights they are entitled to under the provisions of this Code shall be effective for the actual carrier if the actual carrier so consents in writing. Regardless of whether or not the actual carrier so consents, the carrier shall still be bound to the obligations arising from these special agreements.
4. Where the carrier and the actual carrier bear joint liability, the extent of liability of each party shall be taken into account.
5. The total sum of indemnities payable by the carrier, the actual carrier and their servants and agents shall not exceed the whole limit of liability provided for in this Section.
Article 78.- Exemption of liability of carriers
1. The carrier shall not be liable for the loss of or damage to the cargo resulting from the unseaworthiness of the vessel if he/she has fully performed the obligations specified in Clause 1, Article 75 of this Code. In the case, the carrier shall be obliged to prove that he/she has performed his/her tasks with due diligence.
2. The carrier shall be completely exempt from liability for loss of or damage to the cargo in the following cases:
a. Fault of the master, crewmen, pilot or servants of the carrier in the operation or management of the vessel;
b. Fire not caused by the carrier;
c. Perils or maritime accidents at sea or in the port waters where the seagoing vessel is permitted to operate;
d. Natural calamities;
e. War;
f. Acts of infringing upon public order and safety not caused by the carrier;
g. Acts of seizure by the people or forced seizure by courts or other competent state agencies;
h. Quarantine restriction;
i. Acts or omissions of the shipper or owner of the cargo, his/her agent or representative;
j. Strike or other similar actions of laborers due to whatever cause which hold up work in general or in part;
k. Riots or civil commotion;
l. Acts of saving life or property at sea;
m. Wastage in bulk or weight or any other loss of or damage to the cargo resulting from its quality, latent defects or other defects;
n. Insufficiency of packing;
o. Insufficiency or inadequacy of marking of the cargo;
p. Latent defects of the vessel which are not discoverable by responsible persons even though they have exercised due diligence;
q. Any other cause arising without the fault or the intention of the carrier or without the fault of his/her servants or agents.
Where it is provided for by law or agreed upon in the contract that a person is fully exempt from the liability of a carrier, such person must prove that the carrier has no fault or intention to cause the loss of or damage to the cargo nor his/her agents or servants.
3. Late delivery of cargo means failure to deliver cargo within the time limit agreed upon in the contract or, in the absence of such agreement, within a reasonable time limit necessary for a diligent carrier to deliver the cargo. The carrier shall not be liable for delayed delivery of cargo in the following cases:
a. Deviation from the designated route, which has been consented by the consignor;
b. Force majeure events;
c. Saving human life or aiding a vessel in distress where human life may be threatened;
d. Time is needed for rendering emergency aid to crewmen or persons on board.
Article 79.-Limitation of liability of carriers
1. Unless the kind and value of the cargo have been declared by the consignor or shipper before its loading or clearly stated in the bill of lading, the sea waybill or other carriage documents, the carrier shall not be obliged to compensate for the loss of or damage to or in connection with the cargo in an amount not exceeding the equivalent of 666.67 units of account per package or unit of cargo or to 2 units of accounts per kilo of gross weight of the cargo lost or damaged, depending on the value of the cargo.
The unit of account provided for in this Code is the currency determined by the International Monetary Fund and established as the Special Drawing Rights.
The compensation amount shall be converted into Vietnamese currency at the exchange rate at the time of payment of compensation.
2. When the cargo is packed into a container or similar tool, each package or unit of cargo indicated in the carriage document and packed in such tool shall be regarded as a package or unit of cargo set out in Clause 1 of this Article. Where the number of packages or units of cargo is not indicated in the carriage document, such container or tool shall be only regarded as a package or unit of cargo.
3. Where the kind and value of the cargo have been declared by the shipper before its loading and have been stated in the carriage document, the carrier shall be liable for any loss of or damage to the cargo on the basis of the so declared value and on the following principles:
a. For cargo lost, by the value declared;
b. For cargo damaged, by the difference between the value declared and the residual value of the cargo.
The residual value of the cargo shall be determined at the market price at the time when and place where the cargo is discharged or should have been discharged; where such value cannot be ascertained, it shall be based on the market price at the time when and place where the cargo has been loaded plus the costs of carriage of the cargo up to the port of delivery.
4. The liability of the carrier for the late delivery of cargo shall be limited to a sum 2.5 times the freight of the quantity of cargo that is lately delivered but shall not exceed the total freight payable under the contract of carriage of cargo by sea.
Article 80.-Loss of the right to limitation of liability of carriers
1. The carrier shall lose the right to limitation of liability of carriers provided for in Article 79 of this Code if the claimant can prove that the loss of or damage to the cargo is the consequence of the carrier’s intentional acts of causing such loss or damage, late delivery of the cargo or neglect and knowledge that such loss of, damage or late delivery of the cargo may occur.
2. Servants or agents of the carrier who perform their work with the intention to cause the loss of or damage to the cargo, delay the delivery of the cargo or with neglect and knowledge that such loss of, damage to or late delivery of the cargo may occur shall also not enjoy limitation of liability provided for in this Section.
Article 81.-Obligations of consignors and shippers
1. The consignor must ensure that the cargo be packed and marked according to regulations. The carrier may refuse to load on board the seagoing vessel cargo which fails to ensure necessary packing standards.
2. For explosive, inflammable or otherwise dangerous cargo or cargo which must be handled by special measures during loading, carriage, preservation and unloading, the consignor must furnish within a reasonable time limit to the carrier necessary documents and guidelines pertaining to the cargo.
The consignor must compensate for the loss or damage arising from the late supply of such necessary documents and guidelines or from irregularities or inaccuracies thereof.
3. The consignor or shipper shall be responsible to the carrier as well as passengers, crewmen and owners of other cargoes for the loss or damage arising from the inaccurate or untruthful declaration of the cargo, regardless of such declaration is intentional or unintentional, if the carrier proves that such loss or damage is caused by the fault of the consignor or shipper.
Article 82.-Carriage of dangerous cargo
1. The carrier, while retaining his/her right to the full freight, at his/her discretion, may discharge the cargo from the seagoing vessel, destroy or render it harmless without having to make compensation where the cargo being inflammable, explosive or otherwise dangerous has been falsely declared or where during the loading the carrier has not been warned about and could not ascertain the cargo’s dangerous nature on the basis of a common operational knowledge.
The consignor must be liable for losses resulting therefrom.
2. Although the dangerous nature of the cargo has been warned or known to the carrier on the basis of a common operational knowledge and the proper preservation measures have been applied according to regulations and the cargo has been loaded onto the seagoing vessel, but subsequently such cargo has imperiled the safety of the vessel, persons and cargo on board, the carrier may, at his discretion, handle it as provided for in Clause 1 of this Article. In this case, the carrier shall be liable for arisen losses on the general average principles while retaining his/her right to the distance freight.
Distance freight is the freight computed in the proportion of the whole agreed voyage distance to the part of the voyage actually covered by the cargo, as well as in the proportion of the costs and time, perils or troubles on the average related to the part of the voyage covered to what falls to the remaining part of the voyage to be completed.
Article 83.-Exemption of liability of consignors
The consignor shall be exempt from liability to compensate for any loss and damage caused to the carrier or the seagoing vessel if he/she proves that such loss or damage is not caused by the fault of his/her servants or agents.
Article 84.-Payment of freight
1. Upon taking delivery of the cargo, the consignee shall have to pay to the carrier the freight and all other charges stated in the carriage document is such amounts of money have not yet been paid to the carrier.
2. The carrier may refuse to deliver the cargo and retain it if the consignor and the consignee have not yet fully paid or properly secured the amounts being owed to the carrier.
These debts include the freight, other charges as provided for in Clause 1 of this Article and contribution of the cargo in general average and salvage remuneration falling on the cargo.
Interests, calculated according to the interest rate applied by the relevant transaction bank, shall be charged in addition to the debts which are not paid when falling due.
Article 85.-Freight in case of loss of cargoes
1. Freight shall be exempted for cargo lost during the carriage through any accident whatsoever, and the freight paid in advance shall be refunded. Where the cargo lost has subsequently been saved or recovered, the carrier shall have the right only to the distance freight if the party with interests in the cargo has gained no benefit from the cargo having been carried by the seagoing vessel over such distance.
2. Where, in the course of carriage the cargo has been damaged or wasted on account of its special nature or the carried live animals have died, the carrier shall have the right to the full freight.
Article 86.-Issuance of bills of lading
1. The carrier shall be obliged to issue the shipper, at the latter’s request, a set of bills of lading.
2. A bill of lading may be issued in the following forms:
a. To a named consignee, referred to as a straight bill of lading;
b. To the order of the shipper or of the person designated by the shipper, referred to as an order bill of lading;
c. To an unnamed consignee or unnamed person issuing the order, referred to as a bearer bill of lading.
3. Where in an order bill of lading the person, to whose order the bill of lading is made out, is not specified, such bill of lading shall be automatically deemed to be made out to the shipper.
Article 87.- Contents of a bill of lading
1. A bill of lading shall contain the following detals:
a. The name of the carrier and his/her head office;
b. The name of the consignor;
c. The name of the consignee, or a statement to the effect that the bill of lading has been made out to order or bearer;
d. The name of the seagoing vessel;
e. A description of the cargo, specifying its kind, measure, volume, quantity, number of pieces, weight or value where necessary;
f. A description of the apparent conditions of the cargo or its packing;
g. Marks, signs and particulars to identify the cargo, as furnished in writing by the shipper before commencement of loading and having been marked on individual pieces of the cargo or its packing;
h. Freight and other charges due to the carrier; method of the payment;
i. Place of loading and port of loading;
j. Port of delivery or a statement as to when and where the port of delivery will be indicated;
k. The number of copies of the original bill of lading issued to the shipper;
l. The date and the place of issue of the bill of lading;
m. The signature of the carrier or of the master or of the other competent representative of the carrier.
A bill of lading, though lacking one or more details specified in this Clause, shall still be legally valid if it complies with the provisions of Article 73 of this Code.
2. Where the carrier has not been specified in the bill of lading, the shipowner shall be assumed to be the carrier. Where in the bill of lading made out in accordance with Clause 1 of this Article, the carrier has been designated inaccurately or falsely, the shipowner shall be liable to losses resulting therefrom and then have the right to claim indemnity from the carrier.
Article 88.- Remarks in bills of lading
1. The carrier shall be entitled to insert in the bill of lading his/her remarks on the apparent conditions or the packing of the cargo where he/she has suspicion.
2. The carrier may refuse to enter in the bill of lading the cargo description when he/she has sufficient grounds to suspect the accuracy of the declaration made by the consignor or shipper at the moment of loading or he/she has no conditions to verify it.
3. The carrier may refuse to inset in the bill of lading the cargo signs and marks when they have not been clearly marked on individual pieces of cargo or of its packing in such a manner that they should remain legible until the end of the voyage.
4. Where the cargo has been packed before being supplied to the carrier, the carrier may insert in the bill of lading a remark to the effect that the contents are unknown to him/her.
5. In any case, the carrier shall not be liable for any loss of or damage to the cargo or losses in relation to the cargo where the kind and value of the cargo have been deliberately misstated by the shipper during loading and such misstated declaration has been inserted in the bill of lading.
Article 89.- Transfer of bills of lading
1. An order bill of lading may be transferred by endorsement. The last endorser who is entitled to issue a delivery order shall be the legitimate consignee.
2. A bearer bill of lading may be transferred by delivery of the bill of lading by the carrier to the transferee. The person who produces the bearer bill of lading shall be the legitimate consignee.
3. A straight bill of lading is non-transferable. The person whose name is specified in the straight bill of lading shall be the legitimate consignee.
Article 90.- Substitution of bills of lading by other carriage documents.
The shipper may reach agreement with the carrier on the substitution of the bill of lading by a sea waybill or another carriage document and on the contents and validity of these documents according to international maritime shipping custom.
Article 91.- Application to ocean through bills of lading
The provisions of this Code concerning bills of lading shall apply to ocean through bills of lading issued by the carrier, unless otherwise provided for by law.
Article 92.- Consignors’ right to dispose of cargoes
1. The consignor shall have the right to dispose of the cargo until its delivery to the legitimate consignee if this right has not been vested to another person; and before the commencement of the voyage he/she may request unloading of the cargo, and after the commencement of the voyage after his/her original indications as to the consignee and the port of delivery, provided that he/she shall compensate for all losses and related expenses. The carrier shall be obliged to follow the consignor’s instructions only after withdrawing all copies of the issued original bill of lading.
2. The rights specified in Clause 1 of this Article shall not be applied if the exercise thereof would cause a considerable delay in commencing the voyage, unless it has been so consented by the carrier.
Article 93.- The obligation to deliver cargoes
The carrier shall be obliged to deliver the cargo at the port of delivery to the legitimate consignee holding the bill of lading or the sea waybill or another carriage document valid for receipt of the cargo as provided for in Article 89 of this Code. After the delivery of the cargo, all the other copies of the carriage document shall no longer valid for receipt of cargo.
Article 94.- Handling of retained cargoes
1. Where the consignee does not claim delivery, or refuses to take delivery of the cargo, or delays the delivery, the carrier may discharge the cargo and place it in custody at a safe and suitable place and notify the consignee thereof. All costs and charges related thereto and losses resulting threfrom shall be paid by the consignee.
2. Where at the same time several holders of the bill of lading or ocean through bill of lading, sea waybill or another carriage document that is valid for receipt of cargo claim delivery of the cargo, the carrier may act as provided for in Clause 1 of this Article.
3. The indemnification for losses resulting from the detention of the vessel for discharging and placing the cargo in custody, as provided for Clause 1 of this Article, shall be settled as in the case of detention of the vessel during loading.
4. Where, within sixty days after the day of the vessel’s arrival at the port of delivery, the cargo placed in custody has not been collected or the consignee has failed to pay in full or provide a proper security for the outstanding debts, the carrier may sell the cargo by auction for clearing the debts. Such cargo may be sold even before the expiration of this time limit if the cargo incurs a risk of deterioration or its putting in custody costs more than the actual value of the cargo.
The carrier shall be obliged to notify the consignor of the cases specified in Clauses 1, 2 and 4 of this Article and also of his/her intention to sell the cargo for clearing debts.
5. The handling of cargoes retained by carriers at Vietnamese seaports provided for in this Article shall comply with regulations of the Government.
Article 95.- Proceeds from auctions of cargoes
1. After the debts of the consignee, costs of placing the cargo in custody and holding a auction as provided for in Article 94 of this Code are deducted, the remaining amount of the proceeds from the auction of the cargo must be deposited in a bank to be paid to the person(s) entitled thereto.
2. Where the proceeds from the auction of the cargo are not sufficient to cover in full the amounts specified in Clause 1 of this Article, the carrier shall be entitled to claim full payment thereof from the involved parties.
3. Where within the time limit of one hundred and eighty days counting from the date of auction of the cargo, nobody claims for the remaining amount, this amount shall be remitted into the state coffers.
Article 96.-Survey of cargoes and notification of losses of or damage to cargoes or late delivery of cargoes
1. The consignee, before taking delivery of the cargo, or the carrier, before delivering the cargo at the port of delivery, may request a surveying agency to conduct a survey thereof. The party that has ordered the survey shall be obliged to pay survey costs and also have the right to recourse against the damage-causing party for such costs.
2. The cargo shall be deemed to have been fully and completely delivered as indicated in the bill of lading, the sea waybill or another carriage document, unless the consignee has notified in writing the carrier of any loss of or damage to such cargo within three days at most after the time of taking delivery, in case of damage externally imperceptible; for cargoes already surveyed under the provisions of Clause 1 of this Article, written notification is unnecessary.
Any agreement contrary to this provision shall be invalid.
3. The consignee may issue notices on loss of cargo if he/she receives no cargo within sixty days after the date on which the cargo should have been delivered as agreed upon in the contract.
4. The carrier shall not have to compensate for losses resulting from the late delivery of the cargo, except for the case where a written notice on the late delivery of cargo is sent to the carrier within sixty days as from the date on which the cargo should have been delivered as agreed upon in the contract.
Article 97.- Statute of limitation for initiation of lawsuits about damage to or loss of cargoes
The statute of limitations for initiation of lawsuits about damage to or loss of cargo carried under carriage documents is one year from the date on which the cargo is delivered or should have been delivered to the consignee.
Section 3. VOYAGE CHARTERPARTY
Article 98.- Use of seagoing vessels under voyage charterparties
The carrier shall be obliged to use the seagoing vessel designated in the contract to carry the cargo, unless the charter has given his/her consent for the carrier to substitute the designated vessel by another.
Article 99.- Transfer of rights under voyage charterparties
The charterer may, without the carrier’s consent, transfer to a third party his/her rights under the contract of carriage but remains responsible for the performance of the contract already concluded.
Article 100.- Issuance bills of lading under voyage charterparties
Where the bill of lading is issued under a voyage charterparty and the holder of such bill of lading is other than the charterer, the rights and obligations of the carrier and the holder of the bill of lading shall be governed under the terms of the bill of lading; the terms of the voyage charterparty which have been inserted into the bill of lading shall be applied.
Article 101.- Ports of loading and places of loading
1. The carrier shall be obliged to direct his/her seagoing vessel to the port of loading, at the designated time and place; to place the seagoing vessel at the loading place under the terms agreed in the contract of carriage of cargo.
2. The carrier shall direct the seagoing vessel to the place designated by the charterer, which is safe and accessible without difficulty for the vessel to reach, to lie there and to leave unhindered with the cargo. Where there are several charterers who fail to reach agreement among them on the place of loading, or where the place of loading is not clearly designated by the charterer, the carrier will direct the vessel to a local customary place of loading.
3. Where the contract has no specific agreement on the loading place at the port of loading, the carrier shall direct the seagoing vessel to a local customary place of loading.
4. The charterer may request the carrier to change the place of loading even though this place has been clearly indicated in the contract. The charterer must pay in full all costs related to the satisfaction of this request.
1. The loading time shall be agreed between the involved parties in the contract, and, in the absence of such agreement, it shall comply with local custom.
2. The time of interruption caused by the charterer and the time for changing the loading place at his/her request shall be counted in the loading time.
3. The time of interruption caused by the carrier, interruption caused by force majeure or by weather conditions which affect the technical correctness of the loading or endanger the loading shall not be counted in the loading time.
4. The charterer may reach agreement with the carrier on the dispatch for loading to be completed before the loading time expires or the demurrage for delaying the loading beyond the agreed period of time.
1. The parties may reach agreement in the voyage charterparty on an additional period of loading beyond the loading time provided for in Article 102 of this Code (which hereinafter is referred to as demurrage time). Where the number of days or hours of the demurrage time is not specified in the voyage charterparty, the demurrage time shall be determined by the parties by local custom.
2. The demurrage money shall be agreed upon by the involved parties in the voyage charter party; in the absence of such agreement in the voyage charter party, it shall be determined by local custom. In the absence of such local custom, the amount of demurrage money shall be determined on the basis of the actual total sum of expenses for the maintenance of the seagoing vessel and its crew throughout the demurrage time.
3. After expiration of the loading time and demurrage time, the period of time during which the seagoing vessel is detained at the port of loading due to the charterer’s act is referred to as the detention time. The carrier shall be entitled to claim for compensation for losses caused by the detention of the vessel.
Article 104.- Notice of readiness
1. The carrier shall be obliged to notify in writing the charterer of the vessel’s arrival at the port of loading and readiness for the loading (hereinafter referred to as notice of readiness).
2. The day and hour in which a notice of readiness becomes effective shall be agreed upon by the parties in the voyage charter party; in the absence of such agreement, such day and hour shall be determined by local custom.
3. The carrier shall have to compensate for the loss resulting from the notice of readiness which at the time of its receipt by the charterer is not true to the facts.
Article 105.- Replacement of cargoes
1. The charterer shall have the right to supply, instead of the cargo specified in the contract of carriage of cargo, another cargo with similar characteristics, provided that the carriage of which will not affect the interests of the carrier and of other charterers.
2. The freight for the carriage of such cargo must not be lower than the agreed freight for the replaced cargo.
Article 106.- Loading and stowage of cargoes on board seagoing vessels
1. The cargo must be stowed on board the seagoing vessel in accordance with the cargo plan decided by the master. Stowage of cargo on deck shall be subject to written consent of the charterer.
2. The carrier shall be obliged to take due care of the loading, stowage, lashing and separation of the cargo on board the seagoing vessel. The related expenses shall be agreed upon by the two parties in the contract.
Article 107.- Vessels leaving ports of loading
1. After the expiration of the loading time and demurrage time as provided for in the voyage charterparty, or after the expiration of the date for supplying the cargo, the carrier may let his/her seagoing vessel leave the port of loading even though the whole agreed cargo or port thereof has not been loaded onto the vessel for reasons on the part of the charterer. In this case, the carrier shall still be entitled to the full freight including the freight falling on the cargo not loaded, which hereinafter is referred to as dead freight.
2. In case of lease of the whole space of the seagoing vessel, the carrier, while maintaining his/her right to the full freight, must comply with the following requests of the charterer:
a. To commence the voyage before the agreed date;
b. To load onto the seagoing vessel the cargo already supplied at the place of loading even though the demurrage time has expired, if the loading of such a cargo might cause detention of the vessel for no longer than fourteen days, while the carrier still enjoys the benefits specified in Clause 3, Article 103 of this Code.
3. In case of lease of part of the space of the seagoing vessel, the carrier shall be entitled to the full freight and to refuse the loading of the cargo which is supplied after the expiration of the agreed loading time or demurrage time due to the delay caused by the charterer.
Article 108.- Routes and time of carriage
1. The carrier must perform the carriage within a reasonable period of time by the route provided for in the contract or by the usual route, unless otherwise agreed in the contract.
2. A deviation from the route for the purpose of saving life or property at sea or for other plausible reasons does not constitute an infringement of the contract of carriage. The carrier shall not be liable for any damage to cargo resulting therefrom.
Article 109.- Substitute ports
1. Where the seagoing vessel cannot enter the port of delivery on account of insurmountable hindrances, the cessation of which cannot be anticipated within a reasonable time, the carrier may direct the seagoing vessel to the nearest safe substitute port and must notify the charterer thereof for further instructions.
2. In case of lease of the whole space of the seagoing vessel, the master must, depending on the specific circumstance, ask for and follow the instructions of the charterer; where its is imposible to follow the charterer’s instructions or where the charterer’s instructions have not been received within a reasonable time, the master may discharge the cargo or carry it back to the port of loading, which may, in his judgment, properly protect the interests of the charterer. The charterer must pay the carrier the distance freight and related costs.
3. In case of lease of part of the space of the seagoing vessel, the master may also act as stipulated in Clause 1 of this Article if the charterer’s instructions have not been received within five days from the time the notification for instructions is sent or if it is impossible to follow the charterer’s instructions. The charterer must pay the carrier the full freight and related costs.
Article 110.- Discharge and delivery of cargoes
1. The discharge of cargo shall be decided by the master. The carrier shall be obliged to take due care of the discharge of cargo.
2. The charterer shall be entitled to dispose of the cargo until its delivery to the legitimate consignee if this right has not been vested to another person; and before the commencement of the voyage he/she may request discharge of the cargo, and, after the commencement of the voyage, alter his/her original indications as to the consignee and the port of delivery, provided that he/she shall compensate for all losses resulting therefrom and related costs.
3. The rights stated in Clause 2 of this Article shall not be applied if the exercise thereof would cause a considerable delay in commencing the voyage, unless it has been so consented by the carrier.
1. Where a larger quantity of cargo has been loaded on board the vessel than agreed upon in the contract, the carrier shall be entitled to the freight also on the surplus as the freight rate agreed upon in the contract.
2. For cargo placed on board without permission of the carrier, the carrier shall be entitled to the double amount of freight due for the carriage from the port of loading to the port of delivery, as well as to compensate for losses resulting from the loading of such cargo on board without his/her permission. The carrier may discharge such cargo at any port, if deeming it necessary.
3. Upon receiving the cargo, the consignee must pay the carrier the freight, the compensation for retention of the vessel or other costs related to the carriage of the cargo, if such amount have not yet been paid.
Article 112.- Payment of freights, storage costs and handling of the proceeds from auction of cargoes
The provisions on the payment of freight, handling of detained cargoes and proceeds from auctions of cargoes under Articles 84, 85, 94 and 95 of this Code shall apply in the same manner to the carriage of cargoes under voyage charterparties.
Article 113.- Charterer’s right to terminate contracts
1. The charterer may terminate the contract in the following cases:
a. The carrier has failed to direct the vessel to the place of loading at the agreed date, or has delayed the loading of the cargo onto the vessel or the commencement of the voyage; in this case, the charterer shall be entitled to the compensation for losses resulting therefrom.
b. After the completion of the loading but still before the commencement of the voyage or during the voyage, the charterer may request discharge of the cargo but must pay the full freight and related costs to the carrier.
2. The carrier may refuse the charterer’s request to discharge the cargo as mentioned at Point b, Clause 1 of this Article where he/she deems that such would cause a delay of the voyage or affect the interests of the concerned parties on account of the alteration of the fixed schedule.
3. In case of lease of the whole space of the seagoing vessel, the charterer may terminate the contract before the commencement of the voyage but must compensate for costs arising therefrom and, depending on the moment of the termination of the contract, also pay the freight on the following principles:
a. Half of the freight, where he/she terminates the contract before the agreed loading time is counted;
b. The full freight, where he/she terminates the contract after the agreed loading time is counted or after the agreed demurrage time is counted if the contract has been concluded for a single voyage.
c. The full freight for the voyage, before the commencement of which he terminates the contract, and plus half of the freight for all subsequent voyages if the contract has been concluded for a number of voyages.
4. Where the charterer terminates the contract under the provisions of Clause 3 of this Article, the carrier shall be obliged to detain the vessel at the place of loading until the cargo discharge is completed even though this may detain the vessel beyond the loading and demurrage time.
5. In case of lease of part of the space of the vessel, the charterer may terminate the contract and must compensate for the costs arising therefrom, and, depending on the moment of the termination of the contract, also pay the freight on the following principles:
a. Half of the freight where he/she terminates the contract after the agreed time for supply of the cargo;
b. Full freight where he/she terminates the contract during the voyage.
Article 114.- Carriers’ right to terminate contracts
Where the quantity of cargo loaded on board the seagoing vessel is smaller than the contracted quantity and the total value of the quantity of such loaded cargo does not secure the freight and other amounts expended by the carrier on the cargo, the carrier may terminate the contract before the commencement of the voyage, unless the charterer has paid the full freight or provided an adequate security. The charterer must pay the expenses for the cargo discharge and half of the agreed freight.
Article 115.- Termination of contracts without compensation
1. Either party to the contract may terminate the contract without having to pay compensation if, before the departure of the vessel from the place of loading, the following events have occurred:
a. War has broken out, threatening the safety of the seagoing vessel or cargo; the port of loading or port of delivery has been declared blockaded;
b. The seagoing vessel has been detained by order of a competent state agency not due to the faults of the contractual parties;
c. The seagoing vessel has been requisitioned by the State;
d. A ban has been imposed on carriage of the cargo from the port of loading or into the port of delivery.
2. The party that terminates the contract in the cases specified in Clause 1 of this Article must bear the costs of discharge.
3. Upon the occurrence of the events specified in Clause 1 of this Article, either party may terminate the contract also during the voyage; in this case, the charterer shall be obliged to pay the distance freight and costs of discharge.
Article 116.- Automatic termination of contracts
1. The contract shall automatically terminate and neither party shall have to pay compensation after the conclusion of the contract and before the departure of the seagoing vessel from the place of loading for the following reasons for which neither party is at fault:
a. The seagoing vessel designated in the contract has been sunk, missing or captured;
b. The cargo designated in the contract has been lost;
c. The seagoing vessel designated in the contract is deemed to be so damaged that its repair is impossible or uneconomical.
2. Where the events specified in Clause 1 of this Article have occurred during the voyage, the carrier shall only be entitled to the distance freight; where only the vessel has been damaged while the cargo has been saved or returned, the carrier shall be entitled to the distance freight for the saved or returned cargo.
Article 117.- Preservation of cargoes upon termination of contracts
Where the contract is terminated under the provisions of this Section, the carrier shall still be obliged to take care of the cargo until it is delivered to the entitled consignee, except for the cases specified at Points a and b, Clause 1, Article 116 of this Code.
Article 118. – Statute of limitations for initiation of lawsuits regarding the performance of voyage charterparties
The statute of limitations for initiation of lawsuits regarding the performance of voyage charterparties is two years from the date the claimants know or must have known that their interests have been infringed upon.
Section 4. MULTIMODAL TRANSPORT CONTRACTS
Article 119.- Multimodal transport contracts
1. A multimodal transport contract is a contract concluded between a consignor and a multimodal transport dealer, whereby the multimodal transport dealer shall perform the carriage of cargo in return for a freight for the whole carriage process from the place of loading to the place of delivery of the cargo to a consignee by at least two modes of transport, one of which must be by sea.
2. A multimodal transport dealer is a person who personally concludes or authorizes another person to conclude a multimodal transport contract with a consignor.
3. A consignor is a person who personally concludes or authorizes another person to conclude a multimodal transport contract with a multimodal transport dealer.
4. A multimodal transport bill of lading constitutes evidence of a multimodal transport contract, certifying the multimodal transport dealer’s receipt of the cargo for carriage and commitment to deliver the cargo as agreed upon in the contract.
Article 120.- Liability of multimodal transport dealers
1. The multimodal transport dealer must be liable for the cargo carried under the multimodal transport contract from the time of its receipt to the time of its delivery.
2. The multimodal transport dealer may sign separate contracts with carriers of each mode of transport, clearly defining the responsibility of each involved party for each mode of transport. These separate contracts shall not affect the liability of the multimodal transport dealer for the whole carriage process.
Article 121.-Limitation of liability of multimodal transport dealers
1. Where the cargo is lost or damaged when it is carried by a certain mode of transport employed in the carriage process, the provisions of law relevant to such mode of multimodal transport shall be applied to the liability as well as limitation of liability of the multimodal transport dealer concerned.
2. Where the cargo is lost or damaged but it is impossible to determine by which mode of transport such loss or damage occurs, the multimodal transport dealer concerned shall have to pay compensation under the provisions of Articles 78 and 79 of this Code on exemption and limitation of liability of carriers.
Article 122.- Detailed provisions on multimodal transport
The Government shall provide in detail for multimodal transport.