Chương XIV Bộ luật Hàng hải 2005: Tổn thất chung
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hoá, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hoá, tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.
2. Chỉ những mất mát, hư hỏng và chi phí là hậu quả trực tiếp của hành động gây ra tổn thất chung mới được tính vào tổn thất chung.
3. Mọi mất mát, hư hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường hoặc là hậu quả của việc rò rỉ hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ tài sản trên tàu trong hành trình chung trên biển không được tính vào tổn thất chung trong bất kỳ trường hợp nào.
4. Tiền phạt do dỡ hàng chậm và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu hoặc các chi phí phải trả do chậm trễ dù trong hay sau hành trình và bất kỳ thiệt hại gián tiếp nào khác không được tính vào tổn thất chung.
5. Chi phí đặc biệt vượt quá mức cần thiết chỉ được tính vào tổn thất chung trong giới hạn hợp lý đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Tổn thất chung được phân bổ theo tỷ lệ trên cơ sở giá trị phần tổn thất trong hành động gây ra tổn thất chung và phần cứu được tại thời điểm và nơi tàu ghé vào ngay sau khi xảy ra tổn thất chung.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hiểm họa phát sinh do lỗi của người cùng có lợi ích trong tổn thất chung hoặc của người thứ ba.
3. Việc phân bổ tổn thất chung không loại trừ quyền của người liên quan đòi người có lỗi phải bồi thường cho mình.
4. Các nguyên tắc dùng để xác định cụ thể giá trị tổn thất và giá trị phân bổ tổn thất chung do các bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp không có thoả thuận trong hợp đồng thì người phân bổ tổn thất chung căn cứ vào các quy định của Chương này và tập quán quốc tế để giải quyết.
Tổn thất của hàng hoá bốc lậu lên tàu hoặc khai sai về chủng loại và giá trị không được tính vào tổn thất chung; nếu hàng hoá đó cũng được cứu thoát khỏi hiểm họa chung thì cũng phải chịu một giá trị phân bổ tương ứng.
Mọi tổn thất về tàu, hàng hoá, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hoá, tiền công vận chuyển hành khách không được tính vào tổn thất chung theo nguyên tắc quy định tại Điều 213 của Bộ luật này được gọi là tổn thất riêng. Người bị thiệt hại không được bồi thường, nếu không chứng minh được tổn thất xảy ra do lỗi của người khác.
1. Việc xác định tổn thất chung, giá trị tổn thất và phân bổ tổn thất chung do người phân bổ tổn thất chung thực hiện theo chỉ định của chủ tàu.
2. Chủ tàu là người duy nhất có quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung của mình chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên bố tổn thất chung.
Thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung là hai năm, kể từ ngày xảy ra tổn thất chung. Thời gian tiến hành phân bổ tổn thất chung không tính vào thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung.
1. General average means extraordinary sacrifices or expenditure intentionally and reasonably made or incurred for the common safety for the purpose of preserving from a common peril the vessel, cargo, luggage, freight or passage money for the carriage of passengers.
2. Only losses, damage and expenses which are the direct consequence of the general average act may be accounted as general average.
3. All losses, damage and expenses which are related to damage to the environmental or the consequence of the leakage or discharge of pollutants from the property on board the vessel during its voyage shall not be accounted as general average in any circumstance.
4. Demurrage money and any loss or damage incurred or expenses paid for delay during or after the voyage and any direct damage shall not be accounted as general average.
5. Extra expenses in excess of the necessary expenses which would have been accounted as general average, but only within a reasonable limit on a case-by-case basis.
Article 214.- Apportion of general average
1. General average shall be apportioned in proportions between the value of the loss resulting from the action causing general average and the value saved at the place where and time when the vessel calls immediately after the general average occurs.
2. The provisions of Clause 1 of this Article shall be also applied to the case where the peril has been due to the fault of any party with interests in the general average or a third party.
3. The apportionment of general average shall not preclude the right of any involved party to claim compensation from the party at fault.
4. The principles applicable to a detailed adjustment of the loss value and contribution value shall be agreed by the parties in the contract. In the absence of such agreement, adjusters shall settle in accordance with the provisions of this Chapter and international custom.
Article 215.- Apportion of general average to cargoes loaded on board without permission
Any loss of the cargo loaded on board without permission or wrongly declared in terms of its kind and value shall not be accounted as general average; however, such cargo, if saved from a common peril, shall be subject to a corresponding contribution value.
Article 216.- Particular average
Any loss of or damage to the vessel, cargo luggage, freight and passage money for the carriage of passengers which is not allowed to be accounted as general average under the provisions of Article 213 of this Code shall be referred to as particular average. Those who suffer from such loss or damage shall not be entitled to compensation unless he/she proves that such loss or damage has been caused by another party’s fault.
Article 217.- Declaration of general average and appointment of general average adjusters
1. The identification of a general average, the assessment of the amount of general average and its apportionment shall be carried out by general average adjusters appointed by the shipowner.
2. The shipowner is the only person entitled to declare a general average and shall appoint his/her general average adjuster within thirty days after the date of declaration of general average occurrence.
Article 218.- Statute of limitations for initiation of lawsuits regarding general average
The statute of limitations for initiation of lawsuits regarding general average is two years as from the date of occurrence of general average. The period for apportion of general average shall not be counted in this statute of limitations.