Chương XII Bộ luật Hàng hải 2005: Trục vớt tài sản chìm đắm
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tài sản chìm đắm là tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ, hàng hoá hoặc các vật thể khác chìm đắm ở nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam hoặc trôi nổi trên biển hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.
2. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là tài sản làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, tài nguyên biển; đe dọa tính mạng và sức khoẻ con người; gây ô nhiễm môi trường.
1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp chủ tài sản chìm đắm không thực hiện việc trục vớt hoặc trục vớt không đúng thời hạn yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 205 của Bộ luật này quyết định việc trục vớt tài sản đó.
2. Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu biển, hàng hoá hoặc các vật thể khác từ tàu biển thì chủ tàu có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu chi phí liên quan. Người quản lý tàu, người khai thác tàu chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
3. Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại xảy ra và bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Trừ trường hợp quy định tại Điều 200 của Bộ luật này, thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 205 của Bộ luật này về việc trục vớt và dự kiến thời hạn kết thúc trục vớt;
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nói trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 205 của Bộ luật này quyết định thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt hoặc quy định cụ thể thời hạn chủ sở hữu tài sản phải kết thúc hoạt động trục vớt, nhưng thời hạn này không được quá một năm.
1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm gây nguy hiểm có nghĩa vụ thông báo ngay cho Giám đốc Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất biết sự cố xảy ra và phải tiến hành trục vớt hoặc phá huỷ tài sản đó trong thời hạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định. Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không trục vớt hoặc người trục vớt do chủ sở hữu tài sản chỉ định không có khả năng bảo đảm trục vớt tài sản đúng thời hạn thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức trục vớt và quyết định thời hạn chủ sở hữu tài sản phải thanh toán các chi phí liên quan.
Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường các tổn thất liên quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật, ngay cả khi bị mất quyền sở hữu đối với tài sản bị chìm đắm quy định tại khoản 1 Điều 202 của Bộ luật này.
2. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày nhận thông báo về việc tài sản đã được trục vớt, nếu chủ sở hữu tài sản không yêu cầu nhận lại tài sản hoặc không thanh toán các chi phí liên quan trong thời hạn quy định thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bán đấu giá tài sản. Trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm thuộc loại tài sản mau hỏng hoặc chi phí cho việc bảo quản lớn hơn so với giá trị của tài sản đó thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc bán đấu giá tài sản ngay sau khi trục vớt. Việc tổ chức bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi thanh toán các chi phí trục vớt, bảo quản, bán đấu giá và các chi phí hợp lý khác có liên quan đến tài sản quy định tại khoản 2 Điều này, nếu còn tiền bán đấu giá thì phải được gửi vào ngân hàng và thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết; sau một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ sở hữu tài sản không nhận số tiền còn lại thì số tiền này cùng với tiền lãi được sung vào công quỹ nhà nước.
4. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản chìm đắm theo quy định tại khoản 3 Điều này không đủ để bù đắp chi phí thì chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải hoàn trả đủ số tiền còn thiếu trong thời hạn do cơ quan quyết định trục vớt tài sản chìm đắm đó xác định; nếu chủ sở hữu tài sản chìm đắm không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được lấy từ ngân sách nhà nước.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam được quyền ưu tiên trong việc giao kết hợp đồng trục vớt tài sản chìm đắm tại nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam.
1. Chủ sở hữu tài sản mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm trong trường hợp không thông báo hoặc không trục vớt tài sản trong thời hạn quy định tại Điều 199 và Điều 200 của Bộ luật này và tài sản chìm đắm đó đương nhiên trở thành tài sản của Nhà nước Việt Nam.
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 205 của Bộ luật này quyết định việc xử lý tài sản chìm đắm.
3. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm gây nguy hiểm bị mất quyền sở hữu quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp ngẫu nhiên trục vớt được tài sản trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam hoặc khi đưa tài sản ngẫu nhiên trục vớt được vào nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam, người trục vớt phải thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 205 của Bộ luật này về thời điểm, địa điểm và các sự kiện liên quan khác; bảo vệ tài sản đó đến khi giao lại cho chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết, nếu có điều kiện.
2. Trường hợp tài sản trục vớt quy định tại khoản 1 Điều này thuộc loại mau hỏng hoặc khi chi phí cho việc bảo quản tài sản là quá lớn thì người trục vớt có quyền xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 200 của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo mà chủ sở hữu tài sản không yêu cầu nhận lại tài sản hoặc không thanh toán các khoản nợ thì người trục vớt có nghĩa vụ giao nộp tài sản đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 205 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày thông báo mà chủ tài sản quy định tại khoản 3 Điều này không có hành động gì để bảo vệ quyền lợi của mình thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 205 của Bộ luật này có quyền xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 200 của Bộ luật này.
5. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người trục vớt được hưởng tiền công trục vớt và nhận lại chi phí liên quan khác theo các nguyên tắc tương tự về tiền công cứu hộ hàng hải.
6. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử lý tài sản trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 203 của Bộ luật này.
2. Người tìm thấy, cứu hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển được hưởng tiền công theo nguyên tắc tương tự về tiền công cứu hộ hàng hải, nếu đã thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết chậm nhất là khi giao tài sản về yêu cầu của mình.
3. Người tìm thấy, bảo quản tài sản dạt vào bờ biển được hưởng một khoản tiền thưởng và bồi hoàn chi phí bảo quản không quá 30% giá thị trường của tài sản đó, nếu đã thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết chậm nhất là khi giao tài sản về yêu cầu của mình.
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm là di sản văn hoá.
3. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng, an ninh và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm không thuộc tài sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Sunken property means seagoing vessels, military vessels, public-duty vessels, fishing vessels, inland water crafts, hydroplanes, cargo or other objects sunken in the internal waters or territorial sea of Vietnam or floating on the sea or washed ashore the Vietnamese coast.
2. Dangerous sunken property means property that obstructs or imperils maritime shipping activities or marine resources; threatens people’s life and health; pollutes the environment.
Article 198.- Obligations of owners of sunken property
1. The owner of sunken property shall be obliged to recover his/her sunken property and bear all expenses arising therefrom, except for the case specified in Clause 2 of this Article. Where the owner of sunken property fails to recover the sunken property or cannot recover it within the time limit as requested, competent state agencies defined in Article 205 of this Code shall decide on the recovery of such property.
2. Where the sunken property is a segoing vessel, cargo or other objects from a seagoing vessel, the shipowner shall be obliged to recover the sunken property and bear all expenses arising therefrom. The manager, the operator of the seagoing vessel shall bear joint responsibility for such recovery and payment of expenses arising therefrom.
3. Where the sunken property causes environmental pollution, its owner shall have to take all measures to avert and limit the damage resulting therefrom and compensate for the environmental pollution damage according to the provisions of law.
Article 199.- Time limit for notification and recovery of sunken property
Except for the case specified in Article 200 of this Code, the time limit for notification and recovery of sunken property is specified as follows:
1. Within thirty days as from the date the property is sunk, its owner must notify the competent state agency specified in Article 2005 of this Code of the recovery and the expected date for completion of the recovery.
2. Within thirty days as from the date of receipt of the above-said notification, the competent sate agency specified in Article 2005 of this Code shall decide on the expected time for completion of recovery operations or fix the time limit within which the owner of the sunken property must complete recovery operations, provided that this time limit shall not exceed one year.
Article 200.- Recovery of dangerous sunken property
1. Immediately after an incident occurs, the owner of dangerous sunken property shall be obliged to notify it to the director of the port authority in the nearest place and must recover or destroy suc property within the time limit as decided by the Transport Minister. Where the owner fails to perform the recovery or the person designated by the owner is unable to recover the property within the specified time limit, the Transport Minister shall organize the recovery and fix for the owner a time limit for reimbursement of the costs incurred therefrom.
The owner must compensate for related losses and shall be penalized according to the provisions of law even when he/she has lost the ownership over his/her sunken property under the provisions of Clause 1, Article 202 of this Code.
2. After thirty days of receipt pf the notification of the recovery of his/her property, if the owner fails to claim delivery of the property or to pay the related costs within the fixed time limit, the Transport Minister shall decide to sell the property by auction. Where the dangerous sunken property is of an easy-to-deteriorate kind, the Transport Minister shall decide to sell it by auction immediately after its recovery. Such auction shall be conducted in accordance with the provisions of law.
3. Out of the proceeds from the auction, the balance must be deposited at a bank after deducting the costs of the recovery, expenses for the preservation and auction of the property as well as other reasonable expenses specified in Clause 2 of this Article, and notified to the owner of the property; after one hundred eighty days counting from the date of such notification, if the owner of the property fails to receive the balance, it and its interest shall be remitted into state coffers.
4. Where the proceeds obtained from the auction of the sunken property as provided for in Clause 3 of this Article is not enough to cover the costs and expenses incurred, the owner of the sunken property must fully pay the deficit within the time limit fixed by the agency that has decided on the recovery of such sunken property; if the owner of the sunken property is unable to pay or his unknown, the deficit shall be covered with the state budget.
Article 201.- Pre-emptive right to recovery of sunken property
Vietnamese organizations and individuals shall be prioritized to conclude contracts for recovery of property sunk in the Vietnamese internal waters or territorial sea.
Article 202.- Loss of ownership over sunken property
1. The owner of the sunken property shall lose his/her ownership over such property if he/she fails to notify or recover the property within the time limit specified in Articles 199 and 200 of this Code and, in the case, such sunken property shall automatically belong the Vietnamese state.
2. In the case stated in Clause 1 of this Article, competent state agencies specified in Article 205 of this Code shall decide on the disposal of the sunken property.
3. The owner of the dangerous sunken property who has lost his/her ownership under the provisions of Clause 1 of this Article shall still have to compensate for any damage and be penalized under the provision of law.
Article 203.- Disposal of sunken property which is incidentally recovered
1. Immediately after incidentally recovering property sunken in the Vietnamese internal waters or territorial sea or transporting incidentally recovered property into the Vietnamese internal waters or territorial sea, the recoverer must notify competent state agencies specified in Article 205 of this Code the time, place and relevant circumstances of the recovery of the property; protect such property till the delivery thereof to its owner or competent state agencies and, if conditions permit, notify the owner of the property thereof.
2. Where the recovered property mentioned in Clause 1 of this Article if of an easy-to-deteriorate kind, or where its preservation requires excessive costs, the recoverer may dispose of the property according to the provisions of Clauses 2 and 3, Article 200 of this Code.
3. Within fifteen days from the date of notification of the recovery, if the owner of the property fails to claim delivery of the property or to pay the amounts due, the recoverer shall be obliged to deliver the recovered property to competent state agencies specified in Article 205 of this Cose.
4. Within sixty days from the date of notification of the recovery, if the owner of the property mentioned in Clause 3 of this Article fails to have any actions to protect his/her interests, competent state agencies specified in Article 205 of this Code may dispose of the property according to the provisions of Clauses 2 and 3, Article 200 of this Code.
5. In the case specified in Clause 1 of this Article, the recoverer shall be entitled to a recovery remuneration and the reimbursement of related costs and expenses, the amount of which shall be determined on the principles applied to maritime salvage remuneration.
6. Where the owner of the sunken property is unknown, the recovered property shall be disposed of according to the provisions of law
Article 204.- Disposal of property floating on the sea or washed ashore
1. The disposal of property floating on the sea or washed ashore shall comply with the provisions of Clauses 1,2, 3, 4 and 6, Article 203 of this Code.
2. Those who have found, salved or participated in salving another person’s property floating on the sea shall be entitled to a remuneration on the principles applied to maritime salvage remuneration, provide that he/she has notified the owner of the property of his/her claim not later than the time of delivery of the property.
3. Those who have found and preserved property washed ashore shall be entitled to a reward and the reimbursement of preservation expenses not exceeding 30% of the market value of such property, provided that he/she has notified the owner of the property of his/her claim not later than the time of delivery of the property.
Article 205.- Competence to dispose of sunken property
1. The Transport Ministry shall assume the prime responsibility for organizing the disposal of dangerous sunken property.
2. The Cultural and Information Ministry shall assume the prime responsibility for organizing the disposal of sunken property being cultural heritage.
3. The Defense Ministry shall assume the prime responsibility for organizing the disposal of sunken property related to defense and security and of property sunken in military zones.
4. The People’s Committees of provinces or centrally-run cities shall assume the prime responsibility for organizing the disposal of sunken property other than those mentioned in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
5. The Government shall provide in detail for the disposal of sunken property.