Chương XI Bộ luật Hàng hải 2005: Cứu hộ hàng hải
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật Hàng hải Việt Nam - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hàng hải số 40/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định cho phép các tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội địa. Đối với trường hợp cho phép tàu nước ngoài được vận chuyển hành khách từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại thì Cảng vụ Hàng hải là cấp có thẩm quyền quyết định... Liên quan đến phân loại cảng biển, bộ luật đã căn cứ vào tính chất, quy mô và tầm quan trọng để phân chia thành cảng biển loại I, loại II và loại III, với loại I là "cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn, phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc liên vùng"... Việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển, luật chỉ quy định nguyên tắc, Chính phủ sẽ căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ để quy định cụ thể... Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch... Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cứu hộ hàng hải là hành động cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm hoặc hành động cứu trợ tàu biển đang bị nguy hiểm trên biển, trong vùng nước cảng biển, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải.
2. Hợp đồng cứu hộ hàng hải là hợp đồng được giao kết giữa người cứu hộ và người được cứu hộ về việc thực hiện cứu hộ. Thuyền trưởng của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tàu giao kết hợp đồng cứu hộ. Thuyền trưởng hoặc chủ tàu của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tài sản chở trên tàu giao kết hợp đồng cứu hộ tài sản đó.
3. Hợp đồng cứu hộ hàng hải được giao kết bằng hình thức do các bên thoả thuận.
4. Các bên tham gia hợp đồng cứu hộ hàng hải có quyền yêu cầu huỷ bỏ hoặc thay đổi những thoả thuận không hợp lý trong hợp đồng, nếu các thoả thuận này được giao kết trong tình trạng nguy cấp và bị tác động bởi tình trạng đó hoặc chứng minh được là bị lừa dối, lợi dụng khi giao kết hoặc khi tiền công cứu hộ quá thấp hoặc quá cao so với thực tế được cung cấp.
1. Trong quá trình cứu hộ, người cứu hộ có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành việc cứu hộ một cách mẫn cán;
b) Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho môi trường;
c) Phải yêu cầu sự hỗ trợ của những người cứu hộ khác trong trường hợp cần thiết;
d) Chấp nhận hành động cứu hộ của những người cứu hộ khác khi có yêu cầu hợp lý của chủ tàu, thuyền trưởng của tàu biển hoặc chủ của tài sản đang gặp nguy hiểm. Trong trường hợp này, số tiền công của người cứu hộ đó không bị ảnh hưởng, nếu việc cứu hộ của những người cứu hộ khác là bất hợp lý.
2. Chủ tàu, thuyền trưởng của tàu biển hoặc chủ của tài sản đang gặp nguy hiểm có nghĩa vụ sau đây:
a) Hợp tác với người cứu hộ trong suốt quá trình thực hiện cứu hộ;
b) Phải hành động mẫn cán để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho môi trường khi đang được cứu hộ;
c) Khi tàu biển hoặc các tài sản khác được đưa đến địa điểm an toàn, phải giao lại tàu biển hoặc tài sản cho người cứu hộ, nếu người cứu hộ yêu cầu hợp lý.
1. Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý.
2. Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ.
3. Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến tiền cước, tiền công vận chuyển hành khách; cứu hộ tàu biển thuộc cùng một chủ tàu.
4. Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng tàu biển được cứu thì không được trả tiền công cứu hộ.
1. Tiền công cứu hộ được thoả thuận trong hợp đồng, nhưng phải hợp lý và không được vượt quá giá trị của tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ.
2. Trong trường hợp tiền công cứu hộ không được thoả thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lý thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở sau đây:
a) Giá trị của tàu biển và tài sản cứu được;
b) Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm môi trường;
c) Hiệu quả cứu hộ của người cứu hộ;
d) Tính chất và mức độ nguy hiểm của tai nạn;
đ) Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc cứu hộ tàu biển, người và tài sản trên tàu biển;
e) Thời gian, chi phí và các tổn thất liên quan của người cứu hộ;
g) Rủi ro về trách nhiệm và rủi ro khác đối với người cứu hộ hoặc thiết bị cứu hộ;
h) Tính kịp thời của hoạt động cứu hộ do người cứu hộ thực hiện;
i) Tính sẵn sàng, năng lực của tàu và các thiết bị khác sử dụng trong việc cứu hộ;
k) Tính sẵn sàng, hiệu quả và giá trị của các thiết bị cứu hộ.
3. Tiền công cứu hộ có thể bị giảm hoặc không được công nhận, nếu người cứu hộ đã tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ.
1. Trường hợp người cứu hộ đã thực hiện hoạt động cứu hộ liên quan đến tàu biển hoặc hàng hoá trên tàu biển đe dọa gây thiệt hại cho môi trường mà không được hưởng số tiền công xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này thì người cứu hộ có quyền được hưởng một khoản tiền công đặc biệt từ chủ tàu.
2. Khoản tiền công đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này mà chủ tàu trả cho người cứu hộ không quá 30% chi phí phát sinh của người cứu hộ. Trường hợp có khiếu kiện, nếu thấy hợp lý và căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này thì Toà án hoặc Trọng tài có thể quyết định tăng thêm mức tiền công đặc biệt, nhưng không quá 100% chi phí phát sinh của người cứu hộ.
3. Chi phí phát sinh của người cứu hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là các chi phí hợp lý mà người cứu hộ trực tiếp chi trả và các chi phí hợp lý khác phát sinh từ thực tế sử dụng thiết bị, nhân viên cứu hộ trong hoạt động cứu hộ. Khi xác định chi phí phát sinh của người cứu hộ phải căn cứ quy định tại các điểm h, i và k khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này.
4. Trong mọi trường hợp, toàn bộ khoản tiền công đặc biệt quy định tại Điều này chỉ được trả khi khoản tiền đó lớn hơn khoản tiền công cứu hộ mà người cứu hộ có thể được hưởng theo quy định tại Điều 188 của Bộ luật này và là phần chênh lệch giữa khoản tiền công đặc biệt và tiền công cứu hộ.
5. Trường hợp do cẩu thả của người cứu hộ mà không ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được thiệt hại ô nhiễm môi trường thì người cứu hộ có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ quyền hưởng khoản tiền công đặc biệt đó.
6. Các quy định tại Điều này không ảnh hưởng đến quyền truy đòi của chủ tàu đối với các bên được cứu hộ.
Giá trị của tàu biển hoặc tài sản cứu được là giá trị thực tế tại nơi để tàu biển, tài sản sau khi được cứu hộ hoặc tiền bán, định giá tài sản, sau khi đã trừ chi phí gửi, bảo quản, tổ chức bán đấu giá và các chi phí liên quan khác.
1. Người được cứu tính mạng không có nghĩa vụ trả bất cứ khoản tiền nào cho người đã cứu mình.
2. Người cứu tính mạng được hưởng một khoản tiền thưởng hợp lý trong tiền công cứu hộ hoặc tiền công đặc biệt, nếu hành động đó liên quan đến cùng một tai nạn làm phát sinh hành động cứu hộ tài sản.
Người đang thực hiện nhiệm vụ hoa tiêu hàng hải hoặc lai dắt tàu biển được hưởng tiền thưởng công cứu hộ, nếu có sự giúp đỡ đặc biệt ngoài phạm vi trách nhiệm theo hợp đồng để cứu hộ tàu biển mà mình đang phục vụ.
1. Tiền công cứu hộ được chia đều giữa chủ tàu và thuyền bộ của tàu cứu hộ, sau khi trừ chi phí, tổn thất của tàu và chi phí, tổn thất của chủ tàu hoặc của thuyền bộ liên quan đến hành động cứu hộ.
Nguyên tắc này không áp dụng đối với tàu cứu hộ chuyên dùng.
2. Trong trường hợp có nhiều tàu cùng tham gia cứu hộ thì việc phân chia tiền công cứu hộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cách thức phân chia tiền công cứu hộ của thuyền bộ tàu biển Việt Nam.
1. Tàu biển hoặc tài sản cứu được có thể bị giữ để bảo đảm việc thanh toán tiền công cứu hộ và các chi phí khác liên quan đến việc định giá, tổ chức bán đấu giá.
2. Người cứu hộ không được thực hiện quyền giữ tàu biển hoặc tài sản cứu được, khi đã được chủ tàu hoặc chủ tài sản đó bảo đảm thoả đáng đối với khiếu kiện đòi thanh toán tiền công cứu hộ, bao gồm cả lợi nhuận và các chi phí liên quan.
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải là hai năm, kể từ ngày kết thúc hành động cứu hộ.
Các quy định của Chương này được áp dụng đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ.
Article 185.- Maritime salvage
1. Maritime salvage is an operation for saving a seagoing vessel or properties on board from danger or an action of rendering assistance to a seagoing vessel in peril at sea or in the seaport waters, which is undertaken under a maritime salvage contract.
2. A maritime salvage contract is a contract concluded between a salvor and the owner of the salvaged property on the salvage. The master of the seagoing vessel in distress may conclude on behalf of the shipowner a salvage contract. The master or shipowner of the seagoing vessel in distress may conclude on behalf of the owner of the cargo carried on board the vessela contract for salvage of such cargo.
3. A maritime salvage contract shall be concluded in the form as agreed upon by the involved parties.
4. The parties to a maritime salvage contract may request the cancellation or modification of the unreasonable conditions in the contract if they were agreed upon in an urgent and dangerous circumstance and under the influence of such circumstance or where the parties can prove that they were deceived or misled to have concluded the contract or where the salvage remuneration agreed upon is too lower or too higher than what is actually deserved.
Article 186.- Obligations of salvors, shipowners and masters
1. In the course of salvage, the salvor shall have the following obligations:
a. To conduct salvage with due diligence;
b. To apply appropriate measures to avert or reduce damage to the environment;
c. To request assistance from other salvors when necessary;
d. To accept salvage acts of other salvors at reasonable requests of the shipowner, the master of the seagoing vessel or the owner of the property in danger. In this case, the salvage remuneration of such salvor shall not be affected if the salvage by other salvors is unreasonable.
2. The shipowner, the master of the seagoing vessel or the owner of the property in danger shall have the following obligation:
a. To cooperate with the salvor throughout the process of salvage;
b. To act with due diligence to avert or reduce damage to the environment when being salved;
c. When the seagoing vessel or other property is taken to a safe place, to deliver such seagoing vessel or property to the salvor if the salvor has a reasonable request therefore.
Article 187.- The right to salvage remuneration
1. All operations of maritime salvage that have brought about useful results shall be entitled to reasonable salvage remuneration
2. The salvage remuneration comprises the salvage remuneration, salvage expenses, expenses incurred in the transportation and preservation of the salved vessel or property, and the remuneration reward.
3. The salvage remuneration is also paid in cases where the salvor has conducted direct or indirect salvage operations to assist the owner of the salvaged property in protecting his/her interests related to freight and passage money due for the carriage of passengers; and where the salved and the salving vessels belong to the same shipowner.
4. Salvage operations contrary to an express and reasonable decision of the master of the salved seagoing vessel shall not be entitled to salvage remuneration.
Article 188.- Principles for determination of salvage remuneration
1. The salvage remuneration shall be agreed upon in the salvage contract but must be reasonable and not exceed the value of the seagoing vessel or property salved.
2. Where the salvage remuneration is not agreed upon in the contract or is unreasonable, it shall be determined on the following basis:
a. The value of the salved seagoing vessel and property;
b. Skills and efforts of the salvor in averting or minimizing the environmental pollution damage;
c. The effect of the salvage by the salvor;
d. The nature and degree of danger of the accident;
e. Skills and efforts of the salvor in salving the seagoing vessel, people and property on board;
f. The time spent, expenses incurred and related losses suffered by the salvor;
g. The risk of liability and other risks faced by the salvor or the equipment employed for the salvage;
h. The timeliness of the salvage operations performed by the salvor;
i. The readiness and capability of the vessel(s) and other equipment employed for the salvage.
j. The readiness, effectiveness and value of the equipment employed for the salvage.
3. The salvage remuneration may be reduced or disallowed if the salvor has by his/her fault caused the necessity of the salvage or has committed theft, deceitful or fraudulent act when performing the salvage contract.
Article 189.- Special remuneration in maritime salvage
1. Where the salvor who has performed salvage operations related to the seagoing vessel or cargo on board threatening to cause damage to the environment is not entitled to the remuneration determined under Clauses 1 and 2, Article 188 of this Code, he/she shall have the right to a special remuneration paid by the shipowner.
2. The special remuneration stated in Clause 1 of this Article to be paid by the shipowner to the salvor shall not exceed 30% of the expenses incurred by the salvor. In cases where a lawsuits is initiated, if deeming it reasonable and on the basis of the provisions of Clause 2, Article 188 of this Code, the court or arbitration may decide to increase the special remuneration, which, however, must not exceed 100% of the expenses incurred by the salvor.
3. Expenses incurred by the salvor stated in Clause 1 and Clause 2 of this Article include reasonable expenses directly incurred by the salvor and other reasonable expenses arising from the actual employment of equipment and employees for the salvage operations. The determination of expenses incurred by the salvor shall comply with the provisions of Points h, i and j, Clause 2, Article 188 of this Code.
4. In all cases, the whole special remuneration provided for in this Article shall be paid only when it is bigger than the salvage remuneration the salvor may enjoy under the provisions of Article 188 of this Code and constitute the difference between the special remuneration and the salvage remuneration.
5. The salvor may not be entitled to part or the whole of such special remuneration if, due to his/her neglect, the environmental pollution damage cannot be averted or minimized.
6. The provisions of this Article shall not effect the shipowner’s right to recourse against the parties that have their seagoing vessels and/or property salved.
Article 190.- Principles for determining the value of seagoing vessels or property salved
The value of salved vessel or property is the actual value of the vessel or property at the place where it is kept after being salved or is the proceeds from the sale, the assessment of the property after deducting the costs of deposit, preservation and organization of the auction and other related expenses.
Article 191.- Life-saving reward in salvage remuneration
1. Persons whose lives have been saved shall not be obliged to pay any money to their rescuers.
2. A rescuer of human life shall be entitled to a fair reward in the remuneration or special remuneration due for the salvage of a property, if his/her life-saving acts have been related to the accident giving rise to the salvage of such property.
Article 192.- Salvage reward in other cases
Those who are performing the duties of maritime pilotage or towage of a seagoing vessel shall be entitled to a salvage reward if they have rendered exceptional assistance beyond the scope of their contract for salvage of such seagoing vessel.
Article 193.- Division of maritime salvage remuneration
1. The salvage remuneration shall be divided equally between the shipowner and the crew of the salving vessel after deducting expenses incurred and damage suffered by the vessel as well as expenses and losses on the part of the shipowner or the crew related to the salvage operations.
This principle shall not be applicable to vessels exclusively employed for professional salvage.
2. Where more than one vessel take part in the salvage, the division of the salvage remuneration shall comply with the provisions of Clause 2, Article 188 of this Code.
3. The Transport Minister shall provide for the division of the salvage remuneration among the crew of Vietnamese seagoing vessels.
Article 194.- The right to detain salved seagoing vessels or property
1. The salved seagoing vessel or property may be detained to secure the payment of the salvage remuneration and other costs related to the valuation and organization of an auction.
2. The salvor shall not permitted to exercise the right to detain the salved seagoing vessel or property if the shipowner or the owner of such property has provided an adequate security for his/her claim for payment of the salvage remuneration, including profits and related expenses.
Article 195.- Statute of limitations for initiation of lawsuits regarding performance of contracts for maritime salvage
The statute of limitations for inititation of lawsuits regarding performance of contracts for maritime salvage is two years as from the date of completion of salvage operations.
Article 196.- Maritime salvage of military vessels, public-duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts and hydroplanes
The provisions of this Section shall apply to military vessels, public-duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts and hydroplanes.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực