Chương IX Bộ luật Hàng hải 2005: Hoa tiêu hàng hải
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.
2. Tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả phí hoa tiêu. Trong các vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc, nếu thấy cần thiết để bảo đảm an toàn thì thuyền trưởng có thể yêu cầu hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu.
Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp được miễn sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
1. Tổ chức hoa tiêu hàng hải là tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn tàu biển ra, vào cảng biển, hoạt động trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
2. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải.
1. Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.
2. Trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu được dẫn.
3. Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải khác.
1. Là công dân Việt Nam.
2. Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ.
3. Có chứng chỉ khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
4. Chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp.
5. Chịu sự quản lý của một tổ chức hoa tiêu hàng hải.
1. Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện các chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình với sự làm chứng của người thứ ba.
2. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về các điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải về tình hình dẫn tàu và những thay đổi có tính chất nguy hiểm về hàng hải mà mình phát hiện được trong khi dẫn tàu.
4. Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thoả thuận an toàn hoặc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải không được phép rời tàu, nếu không có sự đồng ý của thuyền trưởng.
1. Thuyền trưởng có nghĩa vụ thông báo chính xác cho hoa tiêu hàng hải tính năng và đặc điểm riêng của tàu; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu hàng hải khi lên và rời tàu; cung cấp cho hoa tiêu hàng hải các tiện nghi làm việc, phục vụ sinh hoạt trong suốt thời gian hoa tiêu hàng hải ở trên tàu.
2. Trường hợp xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất đó như đối với tổn thất xảy ra do lỗi của thuyền viên.
3. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn, hoa tiêu hàng hải không thể rời tàu sau khi kết thúc nhiệm vụ thì thuyền trưởng phải ghé vào cảng gần nhất để hoa tiêu hàng hải rời tàu. Chủ tàu hoặc người khai thác tàu có trách nhiệm thu xếp đưa hoa tiêu hàng hải trở về nơi đã tiếp nhận và thanh toán các chi phí liên quan.
Hoa tiêu hàng hải chỉ chịu trách nhiệm hành chính, hình sự theo quy định của pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu của hoa tiêu.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc; tiêu chuẩn đào tạo, cấp, thu hồi chứng chỉ khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải.
2. Bộ Tài chính quy định biểu phí hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.
Các quy định của Chương này được áp dụng đối với tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ và tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
Article 169.- Regime of maritime pilotage in Vietnam
1. The employment of pilots in Vietnam aims to ensure marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution, and contribute to protecting the national sovereignty as well as exercising national sovereign rights and jurisdiction.
2. For Vietnamese seagoing vessels and foreign seagoing vessels, when operating in the Vietnamese navigable areas where maritime pilotage is compulsory, pilots must be employed for their navigation and pilotage dues must be paid. In navigable areas where maritime pilotage is not compulsory, the master may, if deeming it necessary to ensure safety, request a Vietnamese pilot to steer the vessel.
The Government shall specify cases of exemption from employment of Vietnamese pilots for steering for vessels operating in Vietnamese navigable areas where maritime pilotage is compulsory.
Article 170.- Maritime pilotage organization
1. The maritime pilotage organization is an organization providing services of navigating seagoing vessels to enter or leave seaports and to operate in Vietnamese navigable areas where maritime pilotage is compulsory.
2. The Government shall provide for the organization and operation of maritime pilotage.
Article 171.- Legal status of maritime pilots
1. The maritime pilot shall advice the master on navigating the vessel in navigational conditions in the areas where the maritime pilot steers the vessel. The employment of maritime pilots shall not relieve the master of the responsibility to command the vessel.
2. The maritime pilot, while steering the vessel, shall be under the command of the master of the steered vessel.
3. The master shall have the right to choose a maritime pilot or to suspend the maritime pilot’s service and request his/her substitution.
Article 172.- Conditions for practicing pilotage
1. Being Vietnamese citizens
2. Being physically fit
3. Having a certificate of maritime pilotage competence.
4. Piloting vessels only in the maritime pilotage area in conformity with the granted maritime pilotage area certificate.
5. Being under the management of a maritime pilotage organization.
Article 173.- Rights and obligations of maritime pilots when steering vessels
1. The maritime pilot shall have the right to refuse to steer the vessel and inform the responsible port authority and maritime pilotage organization when the master deliberately disobeys his/her instructions or reasonable recommendations in the presence of a third party.
2. The maritime pilot shall be obliged to furnish the master with all instructions concerning the navigational conditions in the area of pilotage and to recommend the master on activities incompliant with regulations on marine navigation safety and other relevant provisions of law.
3. The maritime pilot shall be obliged to notify the port authority of the steering of the vessel and dangerous navigational changes which he/she has detected while steering the vessel.
4. The maritime pilot must exercise his/her obligations with due diligence. The maritime pilot’s steering duties shall terminate when securing the vessel at anchor, mooring it or safely taking it to the agreed place or being substituted by another pilot. The maritime pilot shall not be allowed to leave the vessel without the consent of the master.
Article 174.- Obligations of masters and shipowners when employing maritime pilots
1. The shipmaster shall be obliged to furnish the maritime pilot with accurate information on the navigational properties and characteristics of the vessel; to ensure the pilot’s safety when boarding and leaving the vessel; to provide the pilot with working and accommodation facilities throughout his/her stay on board the vessel.
2. The shipowner shall have to compensate for losses resulting from the maritime pilot’s mistakes while steering the vessel as for those resulting from mistakes of the vessel’s crewmen.
3. For the safety reason, if the maritime pilot cannot depart from the vessel after he/she has fulfilled his/her duties, the master must arrange the vessel to call at the nearest port for the maritime pilot’s departure. The shipowner or the operator of the vessel shall have to arrange for the maritime pilot’s return to the place where he/she was received and pay all the expenses arising therefrom.
Article 175.-Liabitlity of maritime pilots upon occurrence of losses resulting from steering mistakes
The maritime pilot shall only bear administrative or criminal liability for losses resulting from his/her steering mistakes in accordance with the provisions of law but not bear civil liability therefore.
Article 176.-Detailed regulations on maritime pilots
1. The Transport Minister shall provide for navigable areas where pilotage is compulsory, criteria for training, grant and withdrawal of maritime pilotage competence certificates and maritime pilotage area certificates.
2. The Finance Ministry shall provide for the maritime pilotage tariff in Vietnam after consulting the Transport Ministry.
Article 177.- Pilotage for foreign public-duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts, hydroplanes and military vessels
The provisions of this Section shall apply to foreign public-duty vessels, fishing vessels, inland waterway crafts, hydroplanes and military vessels visiting Vietnam.