Chương IV Bộ luật Hàng hải 2005: Cảng biển
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật Hàng hải Việt Nam - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hàng hải số 40/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định cho phép các tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội địa. Đối với trường hợp cho phép tàu nước ngoài được vận chuyển hành khách từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại thì Cảng vụ Hàng hải là cấp có thẩm quyền quyết định... Liên quan đến phân loại cảng biển, bộ luật đã căn cứ vào tính chất, quy mô và tầm quan trọng để phân chia thành cảng biển loại I, loại II và loại III, với loại I là "cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn, phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc liên vùng"... Việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển, luật chỉ quy định nguyên tắc, Chính phủ sẽ căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ để quy định cụ thể... Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch... Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
2. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng và kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển.
Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.
Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác.
3. Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn.
Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn.
4. Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này.
Cảng biển được phân thành các loại sau đây:
1. Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
2. Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương;
3. Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
1. Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động.
2. Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá và đón trả hành khách.
3. Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hoá trong cảng.
4. Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
5. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hoá.
1. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục công bố đóng, mở cảng biển, vùng nước cảng biển, quản lý luồng hàng hải và hoạt động hàng hải tại cảng biển.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố đóng, mở cảng biển, vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải sau khi tham khảo ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng biển.
3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tạm thời không cho tàu thuyền ra, vào cảng biển.
1. Quy hoạch phát triển cảng biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành khác, địa phương và xu thế phát triển hàng hải thế giới.
Ngành, địa phương khi lập quy hoạch xây dựng công trình có liên quan đến cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng biển.
1. Đầu tư xây dựng cảng biển, luồng cảng biển phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, luồng cảng biển, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng cảng biển, luồng cảng biển theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, luồng cảng biển quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển.
3. Chính phủ quy định cụ thể về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển.
Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng biển phải chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
1. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.
3. Cấp phép, giám sát tàu biển ra, vào và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu biển vào cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Tạm giữ tàu biển theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này.
6. Tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
7. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
9. Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
10. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.
11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc tạm giữ tàu biển được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Không có đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
b) Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải;
c) Chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải;
d) Chưa trả đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc tạm giữ tàu biển chấm dứt khi lý do tạm giữ quy định tại khoản 1 Điều này không còn.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hoá - thông tin, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng biển theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp hoạt động và chịu sự điều hành trong việc phối hợp hoạt động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng biển được đặt trụ sở làm việc trong cảng. Doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Seaport is an area covering port land and port waters where facilities are built and equipment is installed for seagoing vessel’s navigation and operation for loading and unloading cargoes, embarking and disembarking passengers and providing other services.
Port land is a delimited land area for the construction of wharves, warehouses, storage yards, workshops, office buildings, service facilities, road, information and communication, electricity and water systems and other aids and for the installation of equipment.
Port waters is a delimited water area for the establishment of waters in front of wharves, area for vessels’ maneuvers, area for anchorage, area for lighterage, storm-shelter area, area for embarkment and disembarkment of pilots, quarantine area, area for fairways, and other aids.
A seaport may have one or more habors. A harbor may have one or more wharves. A harbor consists of wharves, warehouses, storage yards, workshops, office buildings, service facilities, road, information and communication, electricity and water systems, entrance channels, and other aids. A wharf is a fixed structure in a harbor, used for seagoing vessel’s anchorage, loading and unloading of cargoes, embarkment and disembarkment of passengers, and provision of other services.
2. Seaport facilities consists of harbor facilities and public seaport facilities.
Harbor facilities consist of wharves, waters in front of wharves, warehouses, storage yards, workshops, office buildings, service facilities, road, information and communication, electricity and water systems, sub-channels of the seaport and other aids constructed or installed on the port land and in the waters in front of wharves.
Public seaport facilities consist of seaport channels, the system of navigation aids and other aids.
3. Seaport channel is a delimited water area from the sea to a port marked by a system of navigation aids and other aids to ensure safe navigation of seagoing vessels and other crafts into and out of the seaport.
Sub-channel is a delimited water area from the seaport channel to a harbor marked by a system of navigation aids and other aids to ensure safe navigation of seagoing vessels and other crafts into and out of the harbor.
4. Military ports, fishing ports and inland waterway ports and landing stages situated in the seaport waters shall be subject to the state management of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution under the provisions of this Code.
Article 60.- Classification of seaports
Seaports are classified into the following classes:
1. Seaports of class I are extremely important, big seaports in service of national or inter-regional socio-economic development;
2. Seaports of class II are important, medium seaports in service of regional or local socio-economic development;
3. Seaports of class III are small seaports in service of enterprises’ operation.
Article 61.- Functions of seaports
1. To ensure safety for seagoing vessels entering, operating in and leaving the seaports
2. To provide facilities and equipment necessary for seagoing vessels to anchor, load and unload cargoes, embark and disembark passengers.
3. To provide cargo transportation, loading and unloading, warehousing and preservation services in the seaports.
4. To provide shelter, repair, maintenance or necessary services to seagoing vessels and other crafts in emergency cases.
5. To provide other services for seagoing vessels, people and cargoes.
Article 62.-Announcement of closure, opening of seaports and seaport waters
1. The Government shall provide for conditions and procedures for closure or opening of seaports and seaport waters, management of marine navigable channels and maritime shipping activities in seaports.
2. The Transport Minister shall announce the closure or opening of seaports, seaport waters and management areas of seaport authorities after consulting the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities where seaports exist.
3. Directors of seaport authorities shall make decisions to temporarily ban vessels and boats from entering or leaving their seaports.
Article 63.- Seaport development plans
1. Seaport development plans must be based on socio-economic strategies; defense and security tasks; plans for development of the transport sector, other sectors and localities, as well as the maritime shipping development trends in the world.
When drawing up plans relating to seaports, sectors and localities must obtain written opinions from the Transport Ministry.
2. The Prime Minister shall approve master plans for development of the system of seaports.
3. The Transport Minister shall approve detailed plans for development of the system of seaports.
Article 64.- Investment in building, management and operation of, seaports and seaport channels
1. Investment in building seaports and seaport fairways must comply with the plans on development of the system of seaports and seaport channels, the provisions of law on investment, on construction, and other relevant provisions of law.
2. Domestic and foreign organizations and individuals may invest in building seaports and seaport channels in accordance with the provisions of law.
Organizations and individuals investing in building seaports and seaport channels shall decide on the forms of management and operation of seaports and seaport channels.
3. The Government shall provide in detail for investment in building, management and operation of, seaports and seaport channels.
Article 65.-Marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution.
Organizations and individuals operating in seaports must observe the provisions of Vietnamese laws and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, concerning marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution.
1. Port authorities are agencies performing the state management of maritime shipping in seaports and seaport waters.
2. Directors of port authorities are the highest commanders of port authorities.
3. The Transport Ministry shall provide for the organization and operation of port authorities.
Article 67.-Tasks and powers of directors of port authorities
1. To participate in formulating plans for development of seaports under their management and organize and supervise the implementation thereof after they are approved by competent state agencies.
2. To organize the implementation of regulations on management of maritime shipping activities in seaports and areas under their management; inspect and supervise seaport channels, the system of navigation aids; supervise maritime shipping activities carried out by organizations and individuals in seaports and areas under their management.
3. To grant permits, supervise seagoing vessels leaving, entering and operating in seaports; prohibit seagoing vessels which fail to meet all necessary conditions on marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution from entering seaports.
4. To execute seagoing vessel arrest decisions issued by competent state agencies.
5. To temporarily detain seagoing vessel under the provisions of Article 68 of this Code.
6. To organize search and rescue of persons in distress in seaport waters; mobilize persons and necessary means for conducting search and rescue or handling environmental pollution incidents.
7. To organize the registration of seagoing vessels, registration of crewmen; collect, manage and use assorted seaport dues according to the provisions of law.
8. To organize maritime inspection, investigate and handle according to their competence maritime accidents occurring in seaports and areas under their management.
9. To assume the prime responsibilities for and administer the coordination of activities of state management agencies in seaports.
10. To sanction administrative violations in the maritime domain according to their competence.
11. To perform other tasks and exercise other powers as provided for by law.
Article 68.-Temporary detention of seagoing vessels
1. The temporary detention of seagoing vessels shall be effected in the following cases:
a. Failure to meet all conditions on marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution;
b. In the process of investigation of maritime accidents;
c. Failure to fully pay maritime charges and fees;
d. Failure to fully pay fines for administrative violations according to the provisions of law;
e. Other cases as provided for by law.
2. The temporary detention of seagoing vessels shall terminate when the reason therefore set out in Clause 1 of this Article no longer exist.
Article 69.- Coordination of state management activities in seaports
1. State management agencies in charge of maritime shipping, security, quarantine, customs, taxation, culture and information, fire and explosion prevention and fight, environmental protection and other state management agencies shall perform their tasks and exercise their posers in seaports according to the provisions of law. Within the scope of their respective tasks and powers, these agencies shall have to coordinate with, and submit to the administration of the coordination of activities by, the directors of port authorities.
2. State management agencies that carry out regular activities in seaports may establish their working office within seaports. Port enterprises shall have to create favorable conditions for these agencies to perform their tasks and exercise their powers.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực