Chương VIII Bộ luật Hàng hải 2005: Hợp đồng thuê tàu
Số hiệu: | 40/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 23/07/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật Hàng hải Việt Nam - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hàng hải số 40/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định cho phép các tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội địa. Đối với trường hợp cho phép tàu nước ngoài được vận chuyển hành khách từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại thì Cảng vụ Hàng hải là cấp có thẩm quyền quyết định... Liên quan đến phân loại cảng biển, bộ luật đã căn cứ vào tính chất, quy mô và tầm quan trọng để phân chia thành cảng biển loại I, loại II và loại III, với loại I là "cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn, phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc liên vùng"... Việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển, luật chỉ quy định nguyên tắc, Chính phủ sẽ căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ để quy định cụ thể... Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch... Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình cho người thuê tàu trong một thời hạn nhất định với mục đích cụ thể được thoả thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.
1. Hợp đồng thuê tàu được giao kết theo hình thức hợp đồng thuê tàu định hạn hoặc hợp đồng thuê tàu trần.
2. Hợp đồng thuê tàu phải được giao kết bằng văn bản.
1. Trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng thì người thuê tàu có thể cho người thứ ba thuê lại tàu, nhưng vẫn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết với chủ tàu.
2. Các quyền và nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Chương này cũng được áp dụng đối với người cho thuê lại tàu.
Các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ tàu và người thuê tàu quy định tại Chương này chỉ áp dụng khi chủ tàu và người thuê tàu không có thoả thuận khác.
Thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng thuê tàu là hai năm, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
1. Hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu.
2. Hợp đồng thuê tàu định hạn có các nội dung sau đây:
a) Tên chủ tàu, tên người thuê tàu;
b) Tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải, công suất máy, dung tích, tốc độ và mức tiêu thụ nhiên liệu của tàu;
c) Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng, thời hạn hợp đồng;
d) Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu;
đ) Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán;
e) Các nội dung liên quan khác.
1. Chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa điểm, thời điểm với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp với mục đích sử dụng đã thoả thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy trong suốt thời gian thuê tàu.
2. Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tàu đã thoả thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.
1. Người thuê tàu có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng ở trên tàu để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý.
2. Người thuê tàu không có quyền sử dụng các khu vực khác ở trên tàu để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý, trừ trường hợp được chủ tàu đồng ý.
1. Người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu.
2. Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý hợp pháp.
3. Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ những hao mòn tự nhiên của tàu.
1. Trong thời gian tàu cho thuê định hạn, thuyền trưởng và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu vẫn thuộc quyền quản lý về lao động của chủ tàu. Chủ tàu hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thuyền bộ.
2. Trong hoạt động khai thác tàu, thuyền trưởng là người đại diện của người thuê tàu và phải thực hiện các chỉ thị của người thuê tàu phù hợp với hợp đồng thuê tàu định hạn.
3. Chủ tàu chịu trách nhiệm liên đới với người thuê tàu về việc thuyền trưởng thực hiện quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp thuyền trưởng đã ghi rõ trong cam kết của mình là thực hiện quyền hạn đó nhân danh người thuê tàu.
Trường hợp tàu cho thuê định hạn tham gia cứu hộ trong thời gian cho thuê thì tiền công cứu hộ được chia đều giữa chủ tàu và người thuê tàu sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến hoạt động cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ cho thuyền bộ.
Trên cơ sở của việc tính toán hợp lý, nếu tàu hoàn thành chuyến đi cuối cùng vượt quá thời gian trả tàu được xác định trong hợp đồng thuê tàu thì người thuê tàu có quyền tiếp tục sử dụng tàu để hoàn thành chuyến đi đó; người thuê tàu phải trả tiền thuê cho thời gian vượt quá đó theo mức giá được xác định trong hợp đồng thuê tàu; nếu giá thuê tàu trên thị trường cao hơn so với giá được xác định trong hợp đồng thuê tàu thì người thuê tàu phải trả tiền thuê theo giá thị trường tại thời điểm đó.
1. Người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê tàu từ ngày nhận tàu đến ngày trả tàu cho chủ tàu.
2. Người thuê tàu không phải trả tiền thuê tàu cho thời gian tàu không đủ khả năng khai thác do hư hỏng, thiếu phụ tùng dự trữ hoặc do thuyền bộ không đủ năng lực cần thiết. Trường hợp này, người thuê tàu được miễn trách nhiệm đối với các chi phí để duy trì tàu.
3. Trường hợp tàu không đủ khả năng khai thác do lỗi của người thuê tàu thì chủ tàu vẫn được hưởng tiền thuê tàu và được bồi thường các thiệt hại liên quan.
4. Trường hợp tàu thuê mất tích thì tiền thuê tàu được tính đến ngày thực tế nhận được tin tức cuối cùng về tàu đó.
5. Trường hợp người thuê tàu không trả tiền thuê tàu theo thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu thì chủ tàu có quyền giữ hàng hoá, tài sản trên tàu, nếu hàng hoá, tài sản đó thuộc sở hữu của người thuê tàu.
1. Người thuê tàu có quyền chấm dứt hợp đồng và được đòi bồi thường thiệt hại liên quan, nếu chủ tàu có lỗi trong khi thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 144 của Bộ luật này.
2. Cả hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu xảy ra chiến tranh, bạo loạn hoặc do thực hiện các biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm cản trở việc thực hiện hợp đồng mà các sự kiện đó không thể chấm dứt sau một thời gian chờ đợi hợp lý.
3. Hợp đồng thuê tàu đương nhiên chấm dứt, nếu tàu mất tích, chìm đắm, phá huỷ, bị coi là hư hỏng không sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không có hiệu quả kinh tế.
1. Hợp đồng thuê tàu trần là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu một tàu cụ thể không bao gồm thuyền bộ.
2. Hợp đồng thuê tàu trần có các nội dung sau đây:
a) Tên chủ tàu, tên người thuê tàu;
b) Tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải và công suất máy của tàu;
c) Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng tàu và thời gian thuê tàu;
d) Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu;
đ) Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tàu;
e) Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán;
g) Bảo hiểm tàu;
h) Thời gian, điều kiện chấm dứt hợp đồng thuê tàu;
i) Các nội dung liên quan khác.
1. Chủ tàu phải mẫn cán trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình để giao tàu đủ khả năng đi biển và các giấy tờ của tàu cho người thuê tàu trần tại địa điểm và thời gian được thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu.
2. Trong thời gian cho thuê tàu trần, chủ tàu không được thế chấp tàu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người thuê tàu; trường hợp chủ tàu làm trái với quy định này thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.
3. Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu hoặc các khoản nợ của chủ tàu, chủ tàu phải bảo đảm lợi ích của người thuê tàu không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.
1. Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu trần.
2. Người thuê tàu có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê tàu và phải thông báo cho chủ tàu biết. Chủ tàu chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của người thuê tàu.
3. Trong thời gian thuê tàu trần, người thuê tàu phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu với giá trị và cách thức đã được thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu.
4. Trong thời gian thuê tàu trần, nếu việc sử dụng, khai thác tàu của người thuê tàu gây ra thiệt hại cho chủ tàu thì người thuê tàu có nghĩa vụ khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại đó.
Người thuê tàu trần phải trả tiền thuê tàu theo thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu. Trường hợp tàu bị tổn thất toàn bộ hoặc mất tích, việc thanh toán tiền thuê tàu chấm dứt từ ngày tàu bị tổn thất toàn bộ hoặc từ ngày nhận được thông tin cuối cùng về tàu. Tiền thuê tàu trả trước phải được trả lại tương ứng với thời gian chưa sử dụng tàu.
Khi hợp đồng thuê tàu trần có điều khoản về thuê mua tàu, quyền sở hữu tàu theo hợp đồng thuê tàu trần được chuyển cho người thuê tàu theo thoả thuận trong hợp đồng.
A charterparty is a contract concluded between a shipowner and a charterer, whereby the shipowner transfers the right to use his/her seagoing vessel to the charterer for a specified period of time and for a specified purpose agreed upon in the contract for remuneration paid by the charterer.
Article 139.- Forms of charterparties
1. A charterparty is concluded in the form of time charterparty or bareboat charterparty
2. A charterparty must be made in writing
Article 140.-Subletting of vessels
1. The charterer may sublet the vessel to a third party if there is such agreement in the contract but shall still be obliged to perform the contract concluded with the shipowner.
2. The rights and obligations of the shipowner provided for in this Chapter shall also apply to the charterer who sublets the vessel to a third party.
Article 141.- Principles for application of laws to charterparties
The provisions pertaining to the rights and obligations of the shipowner and the charter in this Chapter shall apply only when the shipowner and the charterer do not otherwise agree.
Article 142.-Statute of limitations for initiation of lawsuits regarding charterparties
The statute of limitations for initiation of lawsuits regarding the charterparty is two years from the date of termination of the charterparty.
Article 143.-Time charterparties
1. A time charterparty is a charterparty whereby a shipowner supplies a specific vessel together with its crew to a charterer.
2. A time charterparty contains the following details:
a. The name of the shipowner, the name of the charterer;
b. The name, nationality, class, tonnage engine capacity, capacity, speed and fuel consumption level of the vessel;
c. The operation area of the vessel, use purpose and term of the charterparty;
d. The time, place of and conditions on the delivery and return of the vessel;
e. The charter hire, mode of payment;
f. Other related contents.
Article 144.-Obligations of shipowners under time charter
1. The shiponwer shall be obliged to deliver to the charterer at the right agreed place and on the right agreed time the seagoing vessel in technically safe conditions, properly supplied and adapted for the purpose of employment agreed upon in the contract and maintain such throughout the currency of the charterparty.
2. The shiponwer shall be obliged to supply a complement of crew qualified for the purpose of employment of the vessel agreed upon in the contract and to pay the wages and secure the other legitimate interests of crewmen throughout the currency of the charterparty.
Article 145.- Rights of charterers under time charter
1. The charterer shall be entitled to dispose of the entire space in the vessel appropriated for the carriage of cargo, passengers and luggage.
2. The charterer must not dispose of the other space on board the vessel for the carriage of cargo, passengers and luggage, unless it is consented by the shipowner.
Article 146.-Obligations of charteres under time charter
1. The charterer shall be obliged to employ the vessel for the purposes as agreed upon in the contract and to take due care of the shiponwer’s interests.
2. The charterer shall be obliged to ensure that the vessel be employed only for the lawful carriage of cargo, passengers and luggage.
3. When the period for time charter terminates, the charterer shall be obligeid to redeliver the vessel to the shiponwer at the place and time and in technical conditions as agreed upon, except for the vessel’s natural wear.
Article 147.- Relations between shipowners, charterers and crew of vessels in time charter
1. During the term of a time charterparty, the master and other crewmen shall remain under the shipowner’s labor management. The shipowner shall be completely liable for all matters pertaining to crew.
2. In the operation of the vessel, the master shall be the representative of the charter and must comply with the instructions given by the charterer in accordance with the time charterparty.
3. For the acts of the master performed within his/her powers stated in Clause 2 of this Article, the shipowner shall be liable jointly with the charterer, unless the master has clearly stated his/her commitment that he/she exercises such powers in the name of the charterer.
Article 148.-Division of salvage remuneration under time charter
If during the term of a time charterparty the vessel involves in salvage operations, the remuneration shall be deivided equally between the shipowner and the charterer after deducting the sume covering expenses arising from salvage operations and the share of salvage remuneration due to the crew.
Article 149.- Beyond the term of time charter
If, according to reasonable calculations, the vessel shall complete the last voyage beyond the time for redelivery determined in the charterparty, the charterer may continue to employ the vessel till completion of such voyage; the charterer shall have to pay a hire for such excessive time at the rate determined in the charterparty; if the hire rate on the market is higher than that determined in the charterparty, the charterer shall have to pay the hire at the market price at the time of payment.
Article 150.- Payment of hire under time charter
1. The charterer shall have to pay the hire for the period from the date of receipt of the vessel to the date of its redelivery to the shipowner.
2. The charterer shall not have to pay to the shipowner the hire for any period during which the vessel is unfit for operation on account of technical breakdown, lack of supplies, or incompetent crew. In this case, the charterer shall be relieved of the obligation to pay the costs of the vessel’s maintenance.
3. Where the vessel’s unfitness for operation is due to the fault of the charterer, the shipowner shall still be entitled to the hire and to the compensation for the damage arising therefrom.
4. Where the chartered vessel is missing, the hire shall be calculated until the date when the last information on the vessel is received.
5. Where the charterer fails to pay the hire as agreed upon in the charterparty, the shipowner shall have the right to retain the cargo and property on board the vessel, provided that such cargo and property are under the ownership of the charterer.
Article 151.-Termination of time charterparties
1. Where the failure to perform the obligations specified in Article 144 of this Code is due to the fault of the shipowner, the charterer shall be entitled to terminate the contract and claim for compensation for the damage arising therefrom.
2. Either party may terminate the time charterparty without having to pay compensation to the other if the performance of the contract has been hindered by an outbreak of war, a riot or coercive measures taken by a competent state agency and such event is unable to come to an end within a reasonable time.
3. A charterparty shall automatically terminate when the vessel has been lost, sunk, destroyed or has been so damaged that its repair is impossible or uneconomical.
Article 152.- Bareboat charterparties
1. A bareboat charterparty is a charterparty whereby a shipowner supplies a specific vessel together without crew to a charterer.
2. A time charterparty contains the following details:
a. The name of the shipowner, the name of the charterer;
b. The name, nationality, class, tonnage and engine capacity of the vessel;
c. The operation area of the vessel, employment purpose and term of the charterparty;
d. The time, place of and conditions on the delivery and redelivery of the vessel;
e. Inspection, maintenance and repair of the vessel;
f. The charter hire, mode of payment;
g. Insurance of the vessel;
h. Time and conditions for termination of the charterparty;
i. Other related contents.
Article 153.- Obligations of shipowners under bareboat charter
1. The shipowner must perform with due diligence his/her obligations to deliver a seaworthy vessel together with its documents to the bareboat charterer at the place and time agreed upon in the charterparty.
2. During the term of a charterparty, without the charterer’s written consent, the shipowner shall not be allowed to mortgage the vessel; where the shipowner acts against this provision, he/she must compensate for the damage caused to the charterer.
3. Where the vessel is arrested on account of disputes over the ownership of the vessel or the shipowner’s debts, the shipowner must secure that the interests of the charterer not be affected and must compensate for the damage caused to the charterer.
Article 154.- Obligations of charterers under bareboat charter
1. The charterer shall be obliged to carry out the maintenance of the vessel and equipment on board during the currency of the bareboat charter.
2. The charterer shall be obliged to repair breakdowns of the vessel and to keep the shipowner informed thereof. The shipowner shall have to refund the repair costs occurred beyond the scope of the charterer’s liability.
3. During the currency of the bareboat charter, the charterer shall bear the costs of insurance for the vessel with the value and mode as agreed upon in the charterparty.
4. During the currency of the bareboat charter, if the employment and operation of the vessel by the charterer causes damage to the shipowner, he/she shall be obliged to remedy or compensate for such damage.
Article 155.- Obligation to redeliver vessels, employment of vessels beyond the term of the charter, and termination of bareboat charterparties.
The obligation to redeliver vessels, employment of vessels beyond the term of the charter, and termination of bareboat charterparties shall comply with the provisions of Clause 3 of Article 146, Article 149 and Article 151 of this Code.
Article 156.- Payment of hires under bareboat charter
The bareboat charterer shall have to pay the hire as agreed upon in the charterparty. Where the vessel suffers from total loss or is missing, the payment of the hire shall terminate from the time the vessel suffers from total loss or the date of receipt of the last information on the vessel. Part of the hire paid in advance must be refunded corresponding to the time the vessel is not employed.
Article 157.- Hire-purchase of vessels
Where there is a term on the hire-purchase of the vessel in the bareboat charterparty, the ownership of the vessel under the bareboat charterparty shall be transferred to the charterer as agreed upon in the contract.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực