Chương X Bộ luật Dân sự 2015: Thời hạn và thời hiệu
Số hiệu: | 91/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật dân sự 2015 vừa được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …
Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Chương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sự
Chương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chung
Chương XII: Chiếm hữu
Chương XIII: Quyền sở hữu
Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng
Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chung
Chương XXII: Thừa kế theo di chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXV: Quy định chung
Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Chuyển đổi giới tính
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Pháp nhân thương mại
Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Thời hiệu thừa kế
+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:
+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:
a) Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;
b) Nửa năm là sáu tháng;
c) Một tháng là ba mươi ngày;
d) Nửa tháng là mười lăm ngày;
đ) Một tuần là bảy ngày;
e) Một ngày là hai mươi tư giờ;
g) Một giờ là sáu mươi phút;
h) Một phút là sáu mươi giây.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:
a) Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;
b) Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;
c) Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.
3. Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:
a) Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một;
b) Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;
c) Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.
1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.
3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.
1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
2. Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
3. Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
4. Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.
2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
TIME LIMITS AND PRESCRIPTIVE PERIODS
1. Time limit means a length of time calculated from one point of time to another point of time.
2. A time limit may be calculated by reference to minutes, hours, days, weeks, months or years, or by reference to the happening of an event.
Article 145. Methods for calculating time limits
1. The method for calculating a time limit shall be apply in accordance with the provisions of this Code, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.
2. A time limit shall be calculated according to the solar calendar, unless otherwise agreed.
Article 146. Detailed provisions on time limits and point of time for calculating time limits
1. Where the parties have agreed on a time limit which is one year, half of one year, one month, half of one month, one week, one day, one hour or one minute, but such length of time is not continuous, the time limit shall be calculated as follows:
a) One year shall be three hundred and sixty five (365) days;
b) Half of one year shall be six months;
c) One month shall be thirty (30) days;
d) Half of one month shall be fifteen (15) days;
dd) One week shall be seven days;
e) One day shall be twenty four (24) hours;
g) One hour shall be sixty (60) minutes;
h) One minute shall be sixty (60) seconds.
2. Where the parties have agreed on a point of time which is at the beginning of a month, the middle of a month or the end of a month, such point of time shall be determined as follows:
a) The beginning of a month shall be the first day of that month;
b) The middle of a month shall be the fifteenth day of that month;
c) The end of a month shall be the last day of that month.
3. Where the parties have agreed on a point of time which is at the beginning of the year, the middle of a year or the end of a year, such point of time shall be determined as follows:
a) The beginning of a year shall be the first day of January;
b) The middle of a year shall be the last day of June;
c) The end of a year shall be the last day of December.
Article 147. Commencement of time limits
1. Where a time limit is stated by reference to minutes or hours, it shall commence from a defined moment of time.
2. Where a time limit is stated by reference to days, weeks, months or years, the first day of the time limit shall not be taken into account and the time limit shall commence from the day following the defined date.
3. Where a time limit is stated by reference to the happening of an event, the date on which the event happens shall not be taken into account and the time limit shall commence from the day following the date on which the event happened.
Article 148. End of time limits
1. Where a time limit is stated by reference to days, the time limit shall end at the last moment of the last day of the time limit.
2. Where a time limit is stated by reference to weeks, the time limit shall end at the last moment of the corresponding day of the last week of the time limit.
3. Where a time limit is stated by reference to months, the time limit shall end at the last moment of the corresponding day of the last month of the time limit. If the month in which the time limit ends does not have a corresponding day, the time limit shall end on the last day of such month.
4. Where a time limit is stated by reference to years, the time limit shall end at the last moment of the corresponding day and month of the last year of the time limit.
5. Where the last day of a time limit falls on a weekend or a public holiday, the time limit shall end at the last moment of the next working day following such day.
6. The last moment of the last day of a time limit shall be precisely twelve o'clock midnight on that day.
Section 2. PRESCRIPTIVE PERIODS
Article 149. Prescriptive periods
1. Prescriptive period means a time limit provided by law where, upon its expiry, a legal consequence arises as prescribed by law.
The prescriptive periods shall apply as prescribed in this Code and relevant laws.
2. A court only applies provisions in terms of prescriptive periods at the request of a party or the parties provided that such request is filed before the first trial court of first instance gives a judgment and/or a decision on settlement.
The person benefiting from the application of the prescriptive period may refuse to apply such prescriptive period, unless such refusal is aimed at evading his/her obligations.
Article 150. Types of prescriptive periods
1. A prescriptive period for enjoying civil rights is the time limit where, upon its expiry, an entity enjoys civil rights.
2. A prescriptive period for a release from civil obligations is the time limit where, upon its expiry, a person with civil obligations is released from the fulfillment of those civil obligations.
3. A prescriptive period for initiating legal action is the time limit within which an entity has the right to initiate legal action to request a court to resolve a civil case to protect the infringed legal rights or interests of the entity. When such time limit expires, the right to initiate such legal action shall be lost.
4. A prescriptive period for requesting resolution of a civil case is the time limit within which an entity has the right to request a court to resolve a civil case in order to protect the legal rights and interests of natural persons, juridical persons, public interest and/or the interest of the State. When such time limit expires, the right to request shall be lost.
Article 151. Method for calculating prescriptive periods
A prescriptive period shall be calculated from the first moment of time of the first day and shall end at the last moment of time of the last day of the period.
Article 152. Effectiveness of prescriptive periods for enjoyment of civil rights and release from civil obligations
Where the law provides for that a subject may enjoy civil rights or be released from civil obligations by reference to a prescriptive period, the enjoyment of civil rights or the release from civil obligations shall take effect only upon expiry of the prescriptive period.
Article 153. Continuity of prescriptive periods for enjoyment of civil rights and release from civil obligations
1. The prescriptive period for enjoyment of civil rights or release from civil obligations shall continue uninterrupted from its beginning to its expiry. If there is an event causing an interruption, the prescriptive period shall recommence from the moment when the event causing the interruption ends.
2. The prescriptive period for enjoyment of civil rights or release from civil obligations shall be suspended upon occurrence of any of the following events:
a) A competent authority makes a resolution with respect to the civil rights and obligations which are the subject of the prescriptive period;
b) Civil rights or obligations which are the subject of a prescriptive period are disputed by a person with related rights or obligations and they are settled by an effective judgment or decision issued by a court.
3. The prescriptive period shall continue uninterrupted where the enjoyment of civil rights or the release from civil obligations or the right to initiate legal action is lawfully transferred to another person.
Article 154. Commencement of prescriptive periods for initiating legal action for civil cases and prescriptive periods for requesting resolution of civil cases
1. The commencement of the prescriptive period for initiating legal action for a civil case shall be calculated from the date on which the eligible person knows or should know that his/her legal rights or interests are infringed, unless otherwise provided by law.
2. The commencement of the prescriptive period for requesting resolution of a civil case shall be calculated from the date when the right to request arises, unless otherwise provided by law.
Article 155. Non-applicability of prescriptive periods
A prescriptive period for initiating legal action for a civil case shall not apply in any of the following cases:
1. Request for the protection of personal rights not associated with property;
2. Request for the protection of ownership rights, unless otherwise provided by this Code or relevant laws.
3. Dispute over land use right as prescribed in the Law on land;
4. Other cases as provided by law.
Article 156. Time periods excluded from prescriptive periods for initiating legal action for civil cases and from prescriptive periods for requesting resolution of civil cases
The time period during which one of the following events occurs shall be excluded from prescriptive periods for initiating legal action for civil cases and from prescriptive periods for requesting resolution of civil cases:
1. An event of force majeure or other objective hindrance which renders the person with the right to initiate legal action for a civil case or make the request not able to do so within the prescriptive period.
An event of force majeure is an event which occurs in an objective manner which is not able to be foreseen and which is not able to be remedied by all possible necessary and admissible measures being taken.
An objective hindrance is a hindrance which in an objective context results in a person with civil rights or obligations not knowing that his or her lawful rights and interests have been infringed or not being able to exercise his or her rights or fulfill his or her civil obligations;
2. The person with the right to initiate legal action for a civil case or to make the request is a minor or a legally incapacitated person, a person with limited cognition and behavior control or a person with limited legal capacity, and does not yet have a representative.
3. The representative of a minor or a legally incapacitated person, a person with limited cognition and behavior control or a person with limited legal capacity has not yet been replaced in any of the following cases:
a) The representative being natural person dies or the representative being juridical person ceases to exist;
b) The representative, for good reasons, cannot continue his/her representation.
Article 157. Re-commencement of prescriptive period for initiating legal action for civil cases
1. The prescriptive period for initiating legal action for a civil case shall re-commence in any of the following cases:
a) The obligor has acknowledged part or all of its obligations to the plaintiff;
b) The obligor has acknowledged or fulfilled part of its obligations to the plaintiff;
c) The parties have become reconciled.
2. The prescriptive period for initiating legal action for a civil case shall re-commence from the date following the date on which the event provided in clause 1 of this Article occurs.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
Tiểu mục 4. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra